RFA, VOA - 30/7: Thượng viện Mỹ lên án việc sử dụng vũ lực ở Biển Đông. Ngày 29/7, Thượng viện Mỹ đã thông qua nghị quyết lên án việc sử dụng sức ép, đe dọa hay vũ lực của các tàu hải quân, an ninh hàng hải hoặc tàu cá và máy bay quân sự lẫn dân sự trên Biển Hoa Đông và Biển Đông nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền biển hoặc lãnh thổ tranh chấp hay thay đổi hiện trạng.

Tín hiệu 3G phủ sóng toàn bộ Trường Sa ( Mạng Phượng Hoàng - 30/7): Năm 2012, Hải quân và đơn vị thông tin của hạm đội Nam Hải cùng với chi nhánh Hải Nam của China Telecom đã khởi động xây dựng công trình trạm cơ sở tín hiệu 3G của China Telecom cho Trường Sa. Mạng lưới này đã được khai thông và đi và hoạt động.

Về việc Philippiness di dời căn cứ không quân và hải quân về Vịnh Subic. Phản ứng trước kế hoạch của PLP di dời những doanh trại không quân và hải quân quan trọng về một căn cứ hải quân Tây Bắc thủ đô Manila, để tiếp cận nhanh chóng hơn với vùng biển tranh chấp trên Biển Đông, giới chuyên gia TQ nói rằng hành động này rõ ràng là nhắm mục tiêu vào TQ.

Li Guoqiang, phó Giám đốc Trung tâm Lịch sử và Biên giới trên bộ thuộc Viện Khoa học Xã hội TQ nhận định: Mặc dù chi phí cao, kế hoạch trên có thể sẽ diễn ra với sự hỗ trợ từ Mỹ. Nếu tất cả các bên liên quan sử dụng biện pháp quân sự như PLP để có giải pháp thì khu vực chắc chắn trở thành thùng thuốc súng.

Trong khi đó, Giáo sư Su Hao chuyên Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương tại ĐH Ngoại giao TQ cho rằng: Các lực lượng bên ngoài đều có chung mục tiêu với PLP là kiềm chế TQ và điều này đang làm phức tạp vấn đề Biển Đông. Trang mạng thời báo Quân sự của Mỹ cho biết với trọng tâm chiến lược của Mỹ chuyển sang TBD, các căn cứ của PLP là điểm dừng chân lý tưởng vì chỉ cách đảo Guam khoảng 1600km nơi có 4 tàu chiến của Mỹ đang neo đậu. Tuy nhiên, vai trò có thể trong tương lai của Washington vẫn chưa rõ ràng. Mỹ sẽ chỉ đứng xem Manila tạo đe dọa đối với TQ hay ủng hộ đằng sau Manila? Nhưng Mỹ sẽ do dự khi tạo xung đột với TQ.

+ Đài Australia - 29/7: Mỹ sẽ trợ giúp Philippines tăng cường trinh sát Trung Quốc tại Trường Sa. Tờ Japan’s Kyodo News ngày 29/7 dẫn nguồn tin của chính phủ PLP cho biết, Mỹ đã lấy PLP làm cứ điểm để điều máy bay chống ngầm US.P3C trinh sát chặt chẽ hoạt động của quân đội TQ, tại vùng biển tranh chấp giữa PLP và TQ. Theo đó, máy bay này sẽ sử dụng căn cứ không quân Clark làm cứ điểm, triển khai trinh sát chủ yếu ở vùng biển phụ cận bãi đá “Nhân Ái” (bãi Cỏ Mây), đảo Hoàng Nham…

Năm 2012, TTh/PLP Benigno Aquino từng tiết lộ Manila đã yêu cầu Mỹ triển khai các máy bay trinh sát P3C Orion trên vùng biển tranh chấp do PLP không đủ năng lực để giám sát các lãnh thổ và vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Đại sứ của Mỹ tại PLP, ông Jose Cuisia, tại một hội thảo ở Manila gần đây cho biết Mỹ đang xem xét xây dựng “bố trí quân đội tối thiểu để ngăn chặn bất cứ hành động công kích nào nhằm vào PLP”. Trong khi theo nguồn tin chính phủ PLP thì Manila hiện đang rất muốn nhanh chóng mở rộng những dàn xếp cho Mỹ đóng quân tại nước này.

Các chuyên gia quân sự cho biết P3C Orion là máy bay tuần tra hàng hải, chống tàu ngầm có thể chặn các liên lạc và là một trong những máy bay tinh tế nhất trên hạm đội của Mỹ.

Theo mạng Đài Truyền hình Trung ương TQ ngày 29/7, tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới - tàu Mai Châu của TQ đã gia nhập hạm đội “Nam Hải”. Tàu dài 89 m, lượng giãn nước 1.500 tấn, là tàu hộ vệ lớp 056 do TQ tự thiết kế, chế tạo. Con tàu được đánh giá tuy có lượng giãn nước không lớn nhưng thiết kế tiên tiến, và tính năng tàng hình tốt…

Mạng Đài Hải đưa tin, ngày 29/7 tại Đại học Phùng Giáp, thành phố Đài Trung, đã diễn ra Diễn đàn Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững lâu dài nguồn năng lượng của hai bờ lần thứ 9 với sự tham dự của hàng trăm học giả hai bờ.

Đáng chú ý là trong số 24 người phát biểu, có ý kiến của Châu Thủ Vị, viện sỹ Viện Công trình TQ, Tổng công ty Dầu khí Hải dương TQ cho rằng hai bờ nên cùng hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông. Châu Thủ Vị cho biết, hai bờ đã bắt đầu tiến hành đàm phán hợp tác về khai thác dầu khí vào năm 1994, năm 2002 đã ký “Thỏa thuận thăm dò sơ bộ khu vực thỏa thuận bồn địa Đài Nam và một phần vùng biển của vùng trũng Triều Sán”, năm 2003 đã cùng khai thác ở lô Triều Đài nhưng thất bại, đến năm 2010 kết thúc, trước mắt mục tiêu chuyển dịch đến lô Đài Dương, hai bờ mỗi bên giữ một nửa cổ phần….Châu Thủ Vị kiến nghị, đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa có nước ngọt, cũng có đường băng, vô cùng phù hợp làm căn cứ khai thác, nên đưa vào thành vấn đề hiệp thương tại hội nghị của Quỹ giao lưu eo biển, Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển.

Tổng hợp