+ Trang điện tử Tin tức tài chính TQ ngày 27/2 đưa tin sắp ban hành qui hoạch tổng thể Thành phố “Tam Sa”, 5 cổ phiếu có nhiều cơ hội: Qui hoạch tổng thể Tp “Tam Sa” đã được đệ trình lên Quốc Vụ Viện TQ, hiện đang trong giai đoạn chờ các Bộ, ngành và UB liên quan thẩm định. Nội dung chính của qui hoạch là những chính sách ưu đãi cụ thể nhằm hỗ trợ chính quyền “Tam Sa” xây dựng kiện toàn cơ sở hạ tầng, bao gồm qui hoạch thành phố, xây dựng chính quyền, công trình dân sinh và đẩy mạnh sản xuất ngành nghề như nghề cá, khai thác dầu khí, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường biển. Nếu chính sách trên được thông qua, ngoài việc được hưởng đãi ngộ đặc biệt về mặt chính sách, “Tam Sa” sẽ được TW cấp một nguồn kinh phí tương ứng để triển khai toàn diện các công việc liên quan.

Giới học giả kinh tế phân tích, là thành phố có tuổi đời ngắn nhất, diện tích lục địa nhỏ nhất TQ, hiện tại trình độ phát triển kinh tế của “Tam Sa” còn chưa theo kịp các thành phố khác, đặc biệt là không gian phát triển về ngư nghiệp và du lịch còn rất lớn. Cùng với việc ban hành Qui hoạch tổng thể sắp tới, sẽ có 5 cổ phiếu của các tập đoàn lớn có triển vọng tăng giá mạnh trên thị trường chứng khoán, cụ thể là Nam Hải Thụy Trạch (hoạt động trong lĩnh vực phát triển chính sách), Á Thái thực nghiệp (kinh doanh khai thác phát triển du lịch), Hải Đức cổ phần (có thế mạnh trong qui hoạch đảo du lịch), Á Tinh miêu liên (chủ yếu kinh doanh các sản phẩm sử dụng cho tàu biển), Đông Nam hải dương (nuôi trồng và kinh doanh hải sâm).

Tờ Thiên Tân Nhật báo ngày 27/2 đăng tin gần đây Đại học Nam Khai và Thành phố “Tam Sa” triển khai hợp tác toàn diện. Hai bên đã ký một thỏa thuận hợp tác toàn diện, với nguyên tắc “theo hướng lâu dài, liên hệ thực tế, cùng bổ trợ ưu thế cho nhau, cùng có lợi và cùng thắng”, hai bên sẽ triển khai hợp tác toàn diện lâu dài trong các lĩnh vực chuyển hóa thành quả kỹ thuật, bồi dưỡng nhân tài và nghiên cứu khoa học. Nam Khai là trường đại học đầu tiên của TQ ký thỏa thuận hợp tác với “Tam Sa”.

Theo thỏa thuận nói trên, Đại học Nam Khai sẽ phát huy các thế mạnh của mình về kinh tế vùng, kinh tế ngành, quản lý hành chính, quản lý du lịch, khoa học công nghệ, thông tin và viễn thông, khoa học môi trường…, giúp chính quyền “Tam Sa” xây dựng kho dữ liệu điện tử, cơ sở khai thác, nghiên cứu kỹ thuật và mô hình trụ sở đào tạo nguồn nhân lực. “Tam Sa” sẽ ủng hộ và đáp ứng tối đa những nhu cầu và cơ sở vật chất khi Đại học Nam Khai triển khai công việc.

+ VOA - 27/2:

Philippines đưa Trung Quốc ra tòa, bài học nào cho Việt Nam? Mới đây, Luật sư người Mỹ đại diện cho chính phủ PLP, Paul Reichler, trả lời phỏng vấn VOA đã đưa ra một số nhận định đáng chú ý về động thái PLP kiện TQ ra tòa quốc tế, kỳ vọng của PLP cũng như bài học rút ra cho VN như sau:

Về phía PLP, có hai điểm chính PLP nêu ra với trọng tài quốc tế. Thứ nhất, PLP yêu cầu Tòa trọng tài quốc tế ra tuyên bố rằng các tuyên bố chủ quyền trên biển của bất kỳ quốc gia nào ký tham gia Công ước LHQ về Luật biển, phải tuân thủ Công ước và không quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền ngoài những gì họ được phép theo Công ước. Tức là các quốc gia có quyền tuyên bố nhận chủ quyền tại các vùng biển lên tới 12 hải lý tính từ bờ biển nước họ cũng như các vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa cách bờ biển của nước họ 200 hải lý, và không được xa hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc tuyên bố về đường 9 đoạn của TQ không có giá trị, bất hợp pháp và không có hiệu lực.

Thứ hai là về các tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo và các đảo nhỏ ở Biển Đông, cụ thể là Trường Sa và bãi cạn Scarborough. PLP muốn tòa trọng tài ra phán quyết rằng, theo khoản 121 của Công ước, bất kỳ nước nào cũng có thể tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo hình thành nên quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough nhưng không vượt quá vùng biển quanh các hòn đảo đó 12 hải lý. Điều đó sẽ khiến TQ hay bất kỳ nước nào khó có thể tuyên bố chủ quyền ở vùng biển nằm ngoài các hòn đảo 12 hải lý.

Hành động của PLP c hắc chắn sẽ đạt được một điều gì đó vì quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên sẽ được xác định, dù TQ có quyết định ra trước tòa trọng tài hay không. Tòa trọng tài sẽ ra phán quyết về các vấn đề mà PLP nêu ra và các quyết định của tòa sẽ có tính ràng buộc đối với cả TQ và PLP theo Công ước LHQ về luật biển. Khi đó, TQ khó có thể tiếp tục duy trì các tuyên bố chủ quyền trái luật và không có cơ sở.

Về phía TQ, nước này có thể quyết định tham gia hoặc không tham gia quá trình xét xử của tòa, nhưng không có quyền bác bỏ, ngăn chặn hay cản trở tòa trọng tài.

TQ là nước ký tham gia Công ước LHQ về luật biển. Ít ra TQ đã công khai lên tiếng phản đối chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa đơn phương và ủng hộ luật pháp quốc tế, các hiến chương của LHQ, các hiệp ước quốc tế cũng như ủng hộ quyền chủ quyền của các nước nhỏ hơn. Bất kỳ nước nào phớt lờ các cam kết và nghĩa vụ theo luật pháp và hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết, thì họ sẽ đánh mất uy tín và sự tôn trọng của quốc tế.

Trong trường hợp của VN, quyền lợi của VN hoàn toàn giống với hai điểm chính mà PLP mang ra tòa trọng tài quốc tế. Bản thân VN phải tự ra quyết định sẽ phải làm gì để ứng phó với âm mưu của TQ nhằm thâu tóm toàn bộ Biển Đông. Giải pháp nhờ tòa trọng tài phân xử của PLP dĩ nhiên là một giải pháp mà VN có thể cân nhắc.

+ Philippine lên án gay gắt tầu tuần tra kiểm soát ngư trường của Trung quốc (Bài viết của tác giả Tarra Quismundo trên Inquirer - 27/2). Ngày 26/2, PLP kịch liệt phản đối TQ Thông báo về tăng cường tuần tra kiểm soát ngư trường, đánh bắt ở quần đảo Trường Sa như là quyết đoán xác nhận chủ quyền về đường biên giới biển tại vùng tranh chấp trên Biển Tây PLP (Biển Đông). BNG/PLP kêu gọi TQ “hành động có trách nhiệm” để kìm chế căng thẳng trong khu vực về vùng nước đang tranh chấp mà PLP đang đưa lên Tòa án Trọng tài LHQ về Luật Biển.

NFN/BNG/PLP Raul Hernandez nói:”Chúng tôi kêu gọi TQ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi. PLP phản đối mạnh mẽ tàu tuần tra của TQ trong vùng nước chủ quyền lãnh thổ của PLP tại Biển Tây PLP”.

Tuần trước, báo chí TQ đưa tin, Cục trưởng Cục ngư chính, Bộ Nông nghiệp TQ Wu Zhuang cam kết cho tàu ngư chính thường xuyên tuần tra, kiểm soát việc đánh bắt trên biển nhằm bảo vệ an toàn và lợi ích chính đáng của ngư dân TQ tại Trường Sa, đồng thời tăng nhanh tốc độ tuần tra thường xuyên hơn cùng với sự tăng cường năng lực bảo đảm hiệu lực thực thi luật pháp của TQ.

NFN Raul Hernandez nói, TQ đã vi phạm cam kết quốc tế, bao gồm cả sự tham gia Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Thực sự hành động tuần tra kiểm soát ngư chính của TQ cũng không xác thực tính hợp pháp của yêu sách chủ quyền đường 9 đoạn và trái ngược với nghĩa vụ TQ phải tuân thủ Luật quốc tế, trong đó có cả Luật Biển”.

Hội nghị công tác ngư chính diễn ra tại Bắc Kinh. (Trang thông tin của Cục ngư chính TQ cnfm.gov.cn - 27/2): Ngày 26/2, Bộ Nông nghiệp TQ tổ chức Hội nghị công tác ngư chính toàn TQ tại Bắc Kinh, tổng kết tình hình công tác năm 2012 và xây dựng kế hoạch công tác cho năm 2013. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Ngưu Thuẫn chủ trì, Cục trưởng Cục Ngư nghiệp Triệu Hưng Vũ đọc báo cáo công tác, có sự tham dự của các Cục trưởng, Phó Cục trưởng và Giám đốc Trung tâm chỉ huy ngư chính thuộc các địa phương trên toàn TQ. Hội nghị diễn ra trên tinh thần quán triệt Báo cáo Đại hội 18 nhằm “phát triển kinh tế biển, xây dựng cường quốc biển” và xây dựng tổng thể “5 trong 1 gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, văn minh sinh thái hướng tới xã hội khá giả, thực hiện hiện đại hóa CNXH và đại phục hưng dân tộc Trung Hoa”.

Hội nghị vạch ra 7 nội dung trọng điểm cho công tác năm 2013, bao gồm:

1) Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đội ngũ ngư chính, tiếp tục thúc đẩy xây dựng lực lượng ngư chính chính qui hóa, tiêu chuẩn hóa và qui phạm hóa;

2) Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng cơ chế ngư chính, tập trung đẩy mạnh xây dựng qui chuẩn hóa trong quản lý ứng phó với các sự việc khẩn cấp, kiểm tra chấp pháp và bảo đảm thông tin liên lạc;

3) Đẩy nhanh công tác chuẩn bị giai đoạn đầu và hiệu đính qui hoạch về xây dựng lắp đặt trang thiết bị ngư chính, tiếp tục làm tốt các công việc mang tính cơ bản và bảo đảm hậu cần;

4) Tranh thủ xin cấp vốn đầu tư và các chính sách ưu đãi cho những dự án trọng điểm, thiết thực hỗ trợ giải quyết khúc mắc cho các đơn vị cơ sở;

5) Triển khai toàn diện công tác chấp pháp nhằm bảo đảm trật tự phát triển ngư nghiệp, gia tăng cường độ chấp pháp và quản lý trong an toàn chất lượng nuôi trồng thủy sản, ngư chính trên biển và phân vùng trong nội địa, bảo vệ động vật hoang dã dưới nước…

6) Tăng cường làm tốt công tác xử lý, ứng phó với các trường hợp khẩn cấp trong ngư nghiệp;

7) Làm tốt công tác thực thi hiệp định song phương về nghề cá và hợp tác chấp pháp đối ngoại.

Trung Quốc - Biển Đông (Báo Hải dương TQ - 27/2): Cục trưởng Cục Hải dương TQ Lưu Tứ Quí khảo sát thực địa tại khu du lịch nghỉ dưỡng Thâm Quyến và chủ trì tọa đàm về chuyên đề triển khai thúc đẩy xây dựng cường quốc biển, Phó tỉnh trưởng Quảng Đông Đặng Hải Quang tháp tùng và cùng dự tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, với tư cách là Lãnh đạo tỉnh Quảng Đông, ông Đặng Hải Quang cho biết Tỉnh ủy, chính quyền Quảng Đông sẽ đi đầu trong việc đưa ra ý tưởng chiến lược nhằm xây dựng một tỉnh mạnh về biển, sắp tới sẽ ban hành một loạt các qui định, yêu cầu, chỉ tiêu quan trọng cho phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Đông, đồng thời sẽ đi tiên phong, thí điểm trước trong các lĩnh vực như xây dựng hệ thống ngành nghề hiện đại về biển, ưu việt hóa qui hoạch không gian kinh tế biển, nâng cao năng lực sáng tạo KH-KT biển, tăng cường bảo vệ môi trường biển, dự thảo mới cơ chế thể chế quản lý biển, tăng cường khai thác nghiên cứu bảo vệ môi trường biển, phấn đấu là tỉnh chủ lực của TQ về xây dựng cường quốc biển.

+  Cải cách cơ cấu Quốc Vụ viện sẽ mở rộng quyền lực Cục Hải dương nhà nước - Điều chỉnh chức năng Hải giám và Ngư chính” (Mạng “Tinh đảo Hoàn cầu” - 27/2): Từ ngày 26 - 28/2, Hội nghị Trung ương 2 ĐCS/TQ khóa 18 diễn ra tại Bắc Kinh, một trong những nghị trình trọng tâm của Hội nghị là thảo luận vấn đề cải cách và chuyển đổi chức năng một số cơ quan thuộc Quốc Vụ viện, trong đó có Cục Hải dương nhà nước.

Truyền thông TQ cho biết việc thành lập Bộ Hải dương dự kiến sẽ không thực hiện, nhưng có thể sẽ thành lập Văn phòng Trung ương về quyền lợi biển, với thành phần bao gồm hơn 20 Bộ và Ủy ban (Cục Hải dương, Bộ Ngoại giao, Công an, Quân đội…). Cục Hải dương nhà nước sẽ có sự thay đổi trong lần điều chỉnh cơ cấu này, dự kiến sẽ điều chỉnh và hợp nhất một số chức năng của Ngư chính trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Hải giám trực thuộc Cục Hải dương nhà nước; ngoài ra 3 cơ quan chấp pháp khác liên quan đến biển là Hải sự, Hải quan và Biên phòng sẽ tạm thời không có sự điều chỉnh.

Giới phân tích cho rằng, việc điều chỉnh đối với Cục Hải dương lần này được tiến hành theo trình tự, chưa phải là một cuộc cải cách triệt để, tuy nhiên về lâu dài, việc tiếp tục mở rộng quyền lực cho Cục Hải dương nhà nước sẽ là xu thế không thể thay đổi. Hiện nay TQ có 5 lực lượng chấp pháp liên quan đến biển, vì vậy được dư luận gọi là “ngũ long trị hải”, bao gồm Tổng đội Hải giám (trực thuộc Cục Hải dương), Cục Ngư chính (trực thuộc Bộ Nông nghiệp), Cục Hải sự (trực thuộc Bộ Giao thông), Cục Biên phòng (trực thuộc Bộ Công an) và Cục Chống buôn lậu (trực thuộc Tổng cục Hải quan).

Nhà nghiên cứu Giả Nghĩa Mạnh, Học viện Quản lý Chính phủ - Đại học Nam Khai bình luận cho biết, việc mở rộng quyền lực cho Cục Hải dương nhà nước và tăng cường chức năng quản lý biển cho lực lượng Hải giám cũng xuất phát từ cân nhắc chiến lược trong vấn đề quốc tế. Tăng cường sức mạnh cho Hải giám là nội dung quan trọng của việc điều chỉnh mở rộng chức năng Cục Hải dương, xuất phát từ yêu cầu quản lý công tác biển và bảo vệ quyền lợi biển.

Việc không thành lập Bộ Hải dương cũng có lý do nhất định. Trên thế giới rất ít quốc gia thành lập cơ quan cấp Bộ trực thuộc Chính phủ để quản lý công tác biển, bởi không thể tập hợp tất cả các chức năng liên quan vào một Bộ Hải dương, ví dụ như công tác quản lý biển cũng liên quan đến lĩnh vực khí hậu thủy văn, trên thực tế không thể ghép cả cơ quan này vào Bộ Hải dương. Hơn nữa cho dù có được thành lập thì Bộ Hải dương cũng không thể điều phối các Bộ ngành khác, như Bộ Ngoại giao, Bộ Công an… Thành lập Ủy ban Hải dương hoặc Văn phòng Trung ương về công tác biển (trực thuộc BCH Trung ương và Quốc Vụ viện) sẽ là biện pháp hiệu quả và thực tế hơn, bởi đây là cơ quan mang tính chất điều phối và nghị sự ở tầm cao hơn, thống lĩnh công tác biển của nhà nước.

Trước đây Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Cục Hải dương Lã Tân từng kiến nghị để giải quyết thực trạng “ngũ long trị hải”, phân tán trong các cơ quan chấp pháp trên biển, có thể thành lập Ban Chỉ đạo công tác biển trung ương, Trưởng ban do lãnh đạo Trung ương đảm nhiệm, thành viên Ban Chỉ đạo bao gồm lãnh đạo các Ban ngành thuộc Trung ương, Quân đội và Quốc Vụ viện. Ban Chỉ đạo có chức năng tham mưu đề xuất với Trung ương các chính sách và phương hướng lớn về phát triển sự nghiệp hải dương quốc gia, xử lý các vấn đề bột phát trên biển. Về mặt quản lý, thành lập cơ quan trực thuộc Quốc Vụ viện chủ quản công tác hải dương, các chức năng liên quan đến biển sẽ do cơ quan này điều tiết tổng hợp. Về mặt chấp pháp, thành lập Tổng đội Giám sát Chấp pháp biển quốc gia, hợp nhất các lực lượng chấp pháp biển hiện nay để tạo ra một lực lượng thống nhất.

Tổng hợp