26/06/2013
Tin tức Biển Đông báo chí trong và ngoài nước ngày 21, 22 và 23 tháng 6.
“Trung - Việt đoàn kết, hợp tác có lợi cho hoà bình, ổn định ở “Nam Hải” (Biển Đông) (Mạng TQ - 23/6): Lãnh đạo hai nước Trung - Việt đã hạ quyết tâm chỉ đạo và thúc đẩy việc giải quyết chính trị vấn đề “Nam Hải”. “Thông Tấn xã Đài Loan” ngày 20/6 dẫn nguồn báo chí VN cho biết, CTN/VN, Trương Tấn Sang và CT/TQ, Tập Cận Bình khi trao đổi ý kiến về vấn đề “Nam Hải” đã nhất trí cho rằng, hai bên nên duy trì cơ chế đối thoại, tuân thủ nghiêm túc Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN - TQ, v.v.
Do tranh chấp lãnh thổ ở “Nam Hải”, TQ và VN, PLP đã xảy ra đối đầu trực tiếp. Ngoài ra, một số quốc gia như: Bru-nây, Ma-lai-xi-a,v.v. cũng tham dự vào vấn đề này, làm cho khu vực này trở thành “điểm xung đột quân sự lớn nhất” tiềm tàng ở châu Á. Có điều, khi chuyến đi Bắc Kinh của CTN/VN Trương Tấn Sang sắp kết thúc, dưới sự nỗ lực của TQ, hai nước Trung, Việt đã cam kết áp dụng lập trường hoà dịu hơn.
Như vậy, trên thực tế TQ đã phân hoá thành công cái vốn bị cho là “liên minh Phi, Việt đối đầu TQ tại “Nam Hải”, làm cho PLP từ nay một tay chẳng vỗ thành tiếng. Từ cục diện “Nam Hải” mà nói, PLP manh động nhất, đi đầu trong việc đối đầu với TQ ở mọi chỗ, quốc gia có thể nói là có lực lượng vũ trang yếu nhất tại “Nam Hải” này không chỉ vô cùng cứng rắn hơn nữa còn có thể nói không với TQ. Nhưng, ai cũng biết, lực lượng vũ trang PLP cơ bản không chịu được một đòn.
Là quốc gia xâm chiếm nhiều đảo, bãi của TQ ở “Nam Hải” nhất, VN có lúc tương đối to tiếng nhưng lại không muốn xông lên phía trước, đa phần cố ý lui lại phía sau PLP để trợ uy, đây cũng là chỗ thông minh của VN so với PLP. VN không xông lên phía trước đối đầu với TQ ở “Nam Hải”, không ngừng mời quân đội Mỹ đến thăm VN, liên tục mua vũ khi tiên tiến của Nga và có ý định cho Nga thuê căn cứ Cam Ranh, trên thực tế VN muốn lôi kéo hai thế lực lớn là Mỹ và Nga vào “Nam Hải” để cân bằng với TQ. Từ đó có thể thấy sự lọc lõi trong việc chơi chiến thuật cân bằng của người VN, vừa xâm chiến một số lượng lớn đảo, bãi, vừa làm cho TQ không dám vọng động. Có điều, vị trí địa lý của VN không giống như PLP, bởi vậy VN cũng không thể làm thái quá.
Do VN và PLP có lợi ích tương đồng trong vấn đề “Nam Hải”, bởi vậy hai nước Việt, Phi tình đầu ý hợp, nhiều lần âm mưu cùng đối phó TQ tại diễn đàn quốc tế, càng muốn nỗ lực làm vấn đề “Nam Hải” quốc tế hoá. Đặc biệt là tại các hội nghị ASEAN những năm gần đây, PLP dẫn đầu, VN theo sau đã nhiều lần làm cho những hội nghị này cận kề đổ vỡ, nếu không phải là ngoại giao TQ ra tay mạnh, rất có khả năng âm mưu của Phi, Việt thành công.
Nhưng nếu để cho hai nước Phi, Việt đối đầu với TQ ở mọi lúc mọi nơi, lúc đó TQ sẽ rất bị động, mệt nhọc vì ứng phó. Bởi vậy, đối với TQ mà nói, biện pháp thông minh nhất là chia để trị. Đặc biệt, hai nước Trung - Việt là láng giềng, đối tác của nhau, quan hệ hai nước từ góc độ lịch sử, địa lý và hiện tại đều quan trọng đối với cả hai. Hơn nữa, trong tình hình trước mắt, tính bổ trợ lẫn nhau của kinh tế hai nước mạnh, không gian hợp tác thiết thực rộng. Nếu hai nước dựa trên tinh thần đồng chí anh em tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, thông qua hiệp thương hữu nghị để khống chế và giải quyết vấn đề trên biển, tuần tự tiệm tiến thúc đẩy việc hợp tác trên biển, thu hẹp bất đồng, việc này vô cùng có lợi cho việc giải quyết dứt điểm vấn đề “Nam Hải”.
Có thể nói, trong vấn đề tranh chấp “Nam Hải”, nếu VN không trợ giúp PLP hoặc không hưởng ứng với việc làm ồn của PLP thì PLP có làm như thế nào cũng không thể gây ra sóng lớn. Nếu hai nước TQ và VN áp dụng thái độ hợp tác tích cực, thì cho dù là Mỹ quay trở lại CÁ - TBD hay là Mỹ và PLP hợp tác quân sự, TQ đều có thể ung dung ứng phó.
BBC, RFI, VOA - 22/6: Trung Quốc - Philippines: Biển Đông. Phản ứng về việc ngày 19/6, BTQP/PLP Voltaire Gazmin cho hay Manila đã điều một toán thủy quân lục chiến mới và đồ tiếp liệu tới Bãi Cỏ Mây, trong cuộc họp báo ngày 21/6, tại Bắc Kinh, NFN/BNG/TQ Hoa Xuân Oánh nói “Quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền quốc gia của TQ là kiên định bất di bất dịch” và sẽ không bao giờ chấp nhận việc PLP chiếm đóng bất hợp pháp Bãi Cỏ Mây. Bà Hoa nói TQ yêu cầu phía PLP dừng ngay các thông cáo và hoạt động “khiêu khích”, “cùng TQ hướng tới một mục tiêu và có nỗ lực giữ gìn hòa bình ổn định tại Nam Hải (Biển Đông), cũng như tăng cường hợp tác”.
Theo nhận định của Reuters, đây có thể là điểm nóng tại Biển Đông buộc Mỹ phải can thiệp để bảo vệ các đồng minh của mình tại ĐNÁ.
RFA - 21/6: Hội thảo “Đoàn kết ASEAN và những thách thức tại Biển Đông”. Ngày 20/6, tại Bangkok, TL, đã diễn ra hội thảo quốc tế về Biển Đông, do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Á châu của Ấn Độ - CASS - India phối hợp với Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc tế, TL tổ chức, đã diễn ra với chủ đề “Đoàn kết ASEAN và những thách thức biển tại khu vực Biển Đông và CÁ - TBD”. Hội thảo quy tụ khoảng 100 người tham dự gồm đại diện một số ĐSQ các nước ở TL, những người quan tâm, báo chí và sinh viên… Số diễn giả gồm 16 vị là các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia chính trị và quân sự từ các nước Ấn Độ, TL, Singapore, Malaysia, Lào, CPC, Myanmar, NB, VN, ĐL và TQ.
Có thể phân chia các vấn đề được những diễn giả trình bày ra các nhóm là quan điểm, chính sách của các quốc gia trong khu vực đối với vấn đề Biển Đông; thứ hai là thực trạng diễn tiến tại Biển Đông lâu nay trở thành thách thức cho khu vực thế nào; thứ ba giải pháp giải quyết mà trọng tâm là sự đoàn kết của các nước trong khối ASEAN.
Trong hầu hết những trình bày của các diễn giả tham gia hội thảo đều nói đến những hành động của TQ đang ngày càng quyết liệt ở khu vực Biển Đông. Phân tích cho sự quyết liệt ngày càng gia tăng như thế, Phó giáo sư tiến sĩ Chulacheeb Chinwano của TL nêu lên những thành tựu về mặt kinh tế của nước này và từ đó họ hiện đại hóa quân đội và tiến hành những hoạt động tại những vùng biển khác nhau như ở Biển Đông và Hoa Đông. Theo ông này thì trước đây, TQ là một quốc gia tuân theo luật lệ của thế giới, nhưng trong tương lại họ muốn trở thành người làm luật.
Tiến sĩ Võ Xuân Vinh, trưởng ban Nghiên cứu Chính trị và Quan hệ Quốc tế, Viện Nghiên cứu ĐNÁ, thuộc Viện Khoa học Xã hội VN cũng trình bày lại những hoạt động bị cho là quyết liệt của TQ. Ông cho rằng chính sách nhất quán của TQ là dần dần độc chiếm Biển Đông.
Diễn giả TQ, bà Tô Hiểu Huy, phó giám đốc Ban Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Viện Nghiên cứu Quốc tế của TQ, phản bác lại cho rằng TQ không hề hành động quyết liệt mà tất cả những việc làm của TQ chỉ là phản ứng đối với những hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh hải nằm trong đường chín đoạn của TQ. Bà này nêu ra một loạt những cáo buộc mà chính quyền Bắc Kinh lặp đi lặp lại lâu nay. Bà nói rằng hình ảnh của TQ bị bóp méo, và gây chia rẽ trong khối ASEAN.
Có cử tọa nêu vấn đề đường chín đoạn của TQ, bà Tô Hiểu Huy cho rằng ngay tại TQ cũng đang có bàn cãi về đường này và TQ muốn có thời gian để nói chuyện song phương với từng bên liên quan về vấn đề đường chín đoạn. Diễn giả của VN, tiền sĩ Võ Xuân Vinh yêu cầu nêu ra những cơ sở pháp lý thì bà cho biết từ năm 1947, TQ có bản đồ với đường này và cả mấy chục năm không thấy nước nào nói gì sao gần đây mới phản bác.
Tổng hợp
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...