Tin từ Bắc Kinh, Thượng Hải - 18/9: Mạng Phượng Hoàng, Sina ngày 17/9 đưa tin, gần đây, bộ đội Vũ cảnh Trung Quốc đã chính thức vào đồn trú tại thành phố “Tam Sa”, bộ đội Vũ cảnh vào đồn trú sẽ gánh vác sứ mệnh thiêng liêng bảo vệ chủ quyền, ổn định; bảo vệ khai thác phát triển, tích cực tham gia vào việc xây dựng “Tam Sa”.

Nhật báo Hải Nam ngày 17/9 đưa tin, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Hải Nam gần đây cung cấp khoản vay 25 triệu NDT ủng hộ một công ty phát triển dự án nuôi trồng lồng lưới ở quần đảo “Vĩnh Lạc” (nhóm Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa). Là bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược biển tỉnh Hải Nam, việc nuôi trồng lồng lưới nước sâu ở “Tam Sa” đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ 12, thành phố “Tam Sa” có kế hoạch phát triển 3000 lồng lưới nước sâu, phát triển ngư nghiệp hiện đại, thành lập “ngân hàng mặt nước”. Được biết, các công ty Trạch Nghiệp Lâm Cao, Tư Viễn lâm Cao.vv.. đã được phê chuẩn tiến hành việc nuôi trồng lồng lưới nước sâu ở quần đảo “Vĩnh Lạc, Tây Sa”, bãi đá “Mỹ Tế, Nam Sa” (bãi đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa), bãi đá “Chử Bích, Nam Sa” (bãi đá XuBi, quần đảo Trường Sa).vv..

Báo Chính hiệp Nhân dân Trung Quốc ngày 18/9 đưa tin, hội nghị tọa đàm “Chiến lược phát triển biển Trung Quốc” do Ủy ban Kinh tế Xã hội TQ chủ trì ngày 17/9 đã diễn ra tại Bắc Kinh, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Xã hội, Vương Cương đã tham dự đồng thời phát biểu ý kiến. Vương Cương chỉ ra, biển đóng vai trò quan trọng hơn trong cục diện phát triển kinh tế và mở cửa ra bên ngoài của TQ, vị trí của biển trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh, lợi ích phát triển của quốc gia càng thêm nổi bật hơn.v.v…Vương Cương nhấn mạnh, Ủy ban Kinh tế Xã hội TQ với vai trò là tổ chức đoàn thể xã hội toàn quốc nghiên cứu tổng hợp vấn đề kinh tế xã hội có trách nhiệm không thể thoái thác trên phương diện tích cực thúc đẩy chiến lược nghiên cứu phát triển biển TQ. Các chuyên gia đến từ các đơn vị như: Cục Hải dương quốc gia, Chính hiệp tỉnh Hải Nam, Học viện Khoa học quân sự TQ, Viện Nghiên cứu Nam Hải TQ.v.v…đã tham gia phát biểu và thảo luận.

+Trung Quốc - 18/9: Thời báo Hoàn Cầu ngày 18/9 đăng bài viết của tác giả Đinh Cương với tựa đề“Trung Quốc cao giọng thúc đẩy đàm phán COC” cho biết, để khởi động đàm phán COC có tính ràng buộc về pháp lý, gần đây TQ và ASEAN tiến hành tham vấn tại Tô Châu, mặc dù TQ luôn nhấn mạnh đàm phán COC phải tuần tự tiệm tiến, nhưng tham vấn lần này đã được cho là tín hiệu tích cực mà TQ phát ra cho đàm phán. Những năm gần đây, do sự thúc đẩy của cả trong và ngoài, ASEAN ngày càng nhất trí, ngày càng chủ động trong vấn đề đối xử với đàm phán COC, các quốc gia ngoài khu vực như: Mỹ, Nhật nhân việc này tranh giành quyền phát ngôn trong vấn đề “Nam Hải” (Biển Đông), tạo ra bầu không khí dư luận TQ không muốn đàm phán COC.

Bàn luận sôi nổi của bên ngoài đối với vấn đề đàm phán COC cũng làm hạn chế nhận thức của chúng ta về ý nghĩa của đàm phán “COC”. Một số người coi COC là cái bẫy trùm vào TQ, còn về việc khởi động đàm phán như thế nào, sau khi khởi động TQ sẽ kiểm soát như thế nào thì rất ít được đề cập tới.

Đàm phán COC cần thận trọng, nhưng vì vấn đề này không thể né tránh, chúng ta phải chủ động hơn đối với nó. Biến bị động thành chủ động luôn là vấn đề mà ngoại giao TQ gặp phải. Điều này rất bình thường. Trong quá trình TQ đi tới trung tâm vũ đài thế giới, bản thân nó chính là một quá trình từ bị động sang chủ động.

Trong vấn đề “Nam Hải”, TQ không thể toàn bị người khác dắt đi. Không thể bởi do PLP hoặc Mỹ mượn việc cổ vũ đàm phán COC để kìm kẹp TQ mà áp dụng thái độ ngăn chặn hoặc né tránh. Đàm phán COC thực ra tạo cho TQ cơ hội cực tốt để thiết lập khuôn khổ hòa bình khu vực. Chúng ta có thể dùng tầm nhìn xa hơn, rộng hơn để cư xử với đàm phán COC, đưa việc xây dựng COC vào trong lộ trình trỗi dậy hòa bình của TQ, chủ động thiết kế, quy hoạch khuôn khổ an ninh “Nam Hải”.

COC không phải là đường biên giới lãnh hải “Nam Hải” cần được xác định, mà là một kiểu quy tắc hành vi của TQ, ASEAN và một số nước yêu sách trong ASEAN cùng xây dựng. TQ muốn phát huy tầm ảnh hưởng trong khuôn khổ hòa bình tương lai của khu vực này thì cần phải thông qua xây dựng quy tắc nhất định để tạo dựng vị trí của mình. COC có thể có mặt chế tài TQ, nhưng một nước lớn mong muốn hơn nữa có thể trỗi dậy trong khuôn khổ quốc tế, mới có thể trở thành lực lượng hạt nhân của việc lập lại cục diện tương lai.

Giải quyết tranh chấp lãnh hải “Nam Hải”, TQ vẫn cần kiên trì đàm phán song phương, phản đối đa phương hóa, quốc tế hóa. Nhưng về mặt thiết lập khuôn khổ hòa bình khu vực, phải đối xử với ASEAN như là một chỉnh thể. Trước mắt, phát triển quan hệ thương mại TQ và ASEAN thuận lợi, đưa quan hệ này vươn tới việc xây dựng cơ chế chính trị và hòa bình khu vực đã trở thành tất yếu. Quá trình xây dựng và đàm phán COC tạo ra cơ hội cho việc này.

Nếu TQ và ASEAN có thể nhân đàm phán COC xây dựng cơ chế khả thi thiết thực trong lĩnh vực an ninh, quân đội nước ngoài cũng sẽ không có quá nhiều lí do để tiếp tục lưu lại khu vực này. Việc tăng cường sự tin cậy lẫn nhau giữa TQ và ASEAN sẽ thu hẹp cơ hội của một số quốc gia nào đó định mượn vấn đề “Nam Hải” khống chế cục diện an ninh tương lai của châu Á.

Đàm phán COC đúng là có mặt gai góc, giải quyết những vấn đề gai góc này, bản thân nó chính là một quá trình tạo dựng cảm giác tín nhiệm của các nước láng giềng đối với TQ. TQ có thể cao giọng thúc đẩy tham vấn, chiếm lấy điểm cao dư luận. Báo chí và các học giả TQ phải tích cực tham gia vào việc thảo luận xây dựng cơ chế hòa bình khu vực “Nam Hải”, tiến hành giao lưu nhiều hơn với các bên liên quan của ASEAN và các nước yêu sách trong ASEAN, phá vỡ cục diện thiếu sự trao đổi trong vấn đề này.

Nếu ví bố cục an ninh châu Á tương lai là một cái khung nhà, vậy thì cái khung nhà này liệu có vững chắc sẽ thử thách TQ, nước hạt nhân của khu vực này liệu có niềm tin và năng lực dựng khung.

+  Thượng Hải - 18/9: Thời báo Hoàn Cầu ngày 18/9 đăng bài bình luận về “Những động thái thực tế hướng tới COC biển Đông”, của Wu Shicun, Chủ tịch Viện nghiên cứu Biển Đông Quốc gia TQ. Nội dung chính như sau:

Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ 6 và Cuộc họp nhóm Công tác chung lần thứ 9 về thực hiện DOC Biển Đông đã kết thúc ở Tô Châu vào ngày 16/9. TQ và các nước ASEAN đã thảo luận cách thức hai bên có thể tăng cường hợp tác biển thực tế và trao đổi quan điểm thực về COC Biển Đông trong khuôn khổ DOC.

DOC là văn bản chính trị đầu tiên được ký giữa TQ và các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông. Kể từ 2002, DOC đã đóng góp lớn đối với hòa bình và ổn định tại Biển Đông và thể hiện vai trò quan trọng trong củng cố tin tưởng lẫn nhau, duy trì hòa bình và thúc đẩy hợp tác giữa các bên có liên quan. DOC cũng thể hiện thiện chí của TQ trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác giữa TQ với các nước ASEAN.

DOC đã tỏ rõ các bên liên quan cần hướng tới COC trên cơ sở đồng thuận chung. TQ đã cam kết với lời hứa này và duy trì đối thoại với các nước ASEAN về COC như một phần tiến trình thực hiện DOC. Điều này đã cho thấy rõ quyết tâm của TQ trong bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển tại Biển Đông.

Vậy làm thế nào hai bên có thể xử lý vấn đề Biển Đông trong tình hình mới? Đây là vấn đề thực tế đối với cả TQ và ASEAN và cũng là vấn đề mà tất cả các bên liên quan cần đối mặt để giải quyết tranh chấp theo cách thức phù hợp thông qua thực hiện các biện pháp thực tế hướng tới COC.

Đàm phán COC nhằm giảm xung đột tiềm ẩn tại Biển Đông. COC không phải là cơ chế giải quyết tranh chấp và không ảnh hưởng tới chủ quyền quốc gia cũng như tuyên bố đối với quyền trên biển. Thay vì đó, COC nhằm củng cố tin tưởng lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan và tạo điều kiện cho giải pháp hòa bình đối với tranh chấp dựa trên cơ sở tham vấn song phương.

Về vấn đề này, cả TQ và các nước ASEAN phải đạt đồng thuận cao. Định hướng tương lai và mục tiêu cuối cùng của COC là bảo đảm hòa bình, thúc đẩy hợp tác và tăng cường tình hữu nghị, phù hợp với DOC và nằm trong lợi ích chung của tất cả các nước cũng như nhân dân tại khu vực.

Đàm phán COC là một phần trong những nỗ lực chủ động của TQ nhằm thúc đẩy việc hình thành các quy định trên biển. Đường hướng xây dựng các quy định tại Biển Đông cần phải do các nước trong khu vực quyết định. Đàm phán COC với các nước ASEAN là hành động rất quan trọng của TQ nhằm tạo thuận lợi cho việc thiết lập các tiêu chuẩn ngoại giao về Biển Đông, thể hiện thiện chí của TQ trong tham gia hình thành và tối đa hóa các quy định này.

COC sẽ mang lại lợi ích cho các nước ven biển và hòa bình lâu dài tại khu vực. Là một nước có đường biên giới trên biển liên quan, TQ có quyền và nghĩa vụ tham gia và định hướng tiến trình hoạch định chính sách nhằm tạo ra các quy định mang lại lợi ích tốt nhất cho các nước trong khu vực.

TQ không thể bỏ qua các nghĩa vụ trong định hướng đường hướng và tốc độ COC. TQ có quan điểm riêng và quyết tâm về COC và sẽ không bị tác động bởi sự can thiệp từ bên ngoài. TQ sẽ không khuất phục trước bất kỳ các áp lực bên ngoài nào. TQ sẽ chú ý tới các lợi ích khu vực của các nước thay vì chỉ giữ quan điểm của chính mình. Đầu tháng 8/2013, TQ đã nêu 4 quan điểm về việc xây dựng COC trong đó gồm dự kiến tiến trình phát triển, đồng thuận, giảm thiểu sự can thiệp của bên ngoài.

TQ đã thể hiện rõ và quyết tâm mạnh mẽ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền trên biển. TQ sẽ không bao giờ từ bỏ chủ quyền lãnh thổ và quyền trên biển tại Biển Đông. COC là một phần nỗ lực thực hiện DOC. Ưu tiên hàng đầu hiện nay là các bên liên quan cần tiếp tục hợp tác biển thực tế, tăng cường niềm tin lẫn nhau và thúc đẩy đồng thuận trong khuôn khổ DOC trong khi vẫn đang đàm phán COC, điều mà sẽ tạo nền tảng cơ sở để xây dựng COC.

Trung Quốc - 18/9: Bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật. Thời báo Hoàn Cầu ngày 18/9 đưa tin, ngày 17/9, BTQP/NB Itsunori Onodera thăm căn cứ hải quân Vịnh Cam Ranh đã thu hút sự quan tâm của báo giới.

Mạng “Nhật báo Thế giới” NB bày tỏ, đây là lần đầu tiên quan chức cấp cao NB thăm Vịnh Cam Ranh, căn cứ quân sự quan trọng của VN, có phân tích cho rằng, NB nhúng tay vào Vịnh Cam Ranh, nhằm “giúp Việt Nam” trên vấn đề “Nam Hải” (Biển Đông) và cũng muốn VN “góp sức với NB” trên vấn đề đảo Điếu Ngư. Trao đổi với phóng viên, ông Itsunori Onodera bày tỏ, hoan nghênh TQ và ASEAN ký kết một Bộ Quy tắc có tính ràng buộc, để làm dịu tình hình căng thẳng “Nam Hải”.

Đài Truyền hình NHK/NB nói, nhằm đối phó với lực lượng trên biển của TQ ngày càng mạnh, NB và VN cần tăng cường hợp tác, tăng cường chia sẻ thông tin tình báo giữa hai nước và đào tạo nhân viên quân sự. Để thực hiện hiện đại hóa hải quân, VN sẽ mua tàu ngầm từ Nga và NB đã bắt đầu tào tạo nhân tài cho VN.

GlobePost (Mỹ) cho rằng, đứng trước sự tự tin trên biển ngày càng tăng của TQ, NB luôn mong muốn tăng cường quan hệ với các nước tồn tại tranh chấp trên biển với TQ như VN.

Có báo chí phân tích, VN liên tiếp lấy cho thuê Cảnh Cam Ranh là cái cớ để lôi kéo các nước lớn ngoài khu vực can dự vào “Nam Hải”, không ngừng làm phức tạp hóa tình hình “Nam Hải”. Tháng 3 và tháng 6 vừa qua, BTQP Nga và BTQP Mỹ lần lượt thăm Cảnh Cam Ranh; đối với VN, dùng con bài Cảnh Cam Ranh để lôi kéo Mỹ, Nga và Nhật là một khâu quan trọng nhằm gây sức ép lên TQ trong tranh chấp “Nam Hải”.

+ Tin từ Trung Quốc - 18/9: Việt - Trung (Mạng Tân Hoa - 18/9). Ngày 15/9, Thứ trưởng BNG/VN Hồ Xuân Sơn đến Bằng Tường khảo sát thực địa tình hình mở cửa phát triển khu vực biên giới giáp VN của phía TQ và trao đổi về các vấn đề hợp tác phát triển biên giới với Bằng Tường. Phó Bí thư Thành ủy, Quyền Thị trưởng Bằng Tường Tôn Duệ Quân bồi đồng Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn khảo sát thực địa Trung tâm biên mậu Pò Chài và Khu bảo thuế tổng hợp Bằng Tường; giới thiệu quy hoạch tổng thể thành phố Bằng Tường, tình hình xây dựng Khu kiểu mẫu Khu mậu dịch tự do biên giới Bằng Tường, Dự án Thành phố không có đêm nghỉ dưỡng du lịch văn hóa Pò Chài.

Tôn Duệ Quân nói, Bằng Tường là cửa ngõ hợp tác mở cửa với ASEAN của TQ, trong thời gian qua, Bằng Tường tích cực thúc đẩy hợp tác và giao lưu với VN trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế thương mại, văn hóa. Cửa khẩu Bằng Tường có vị trí quan trọng trong thương mại Trung - Việt, mang lại lợi ích to lớn cho nhân dân hai nước, thúc đẩy phát triển phồn vinh kinh tế xã hội của Bằng Tường và khu vực biên giới của VN; bày tỏ mong muốn Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn chuyển tới lãnh đạo cấp cao VN thông tin về mở cửa phát triển biên giới của Bằng Tường và ủng hộ cùng thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới Trung - Việt, mang lại hạnh phúc cho nhân dân biên giới hai nước.

Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đánh giá cao những nỗ lực của Bằng Tường trong thúc đẩy cùng phát triển hai nước; bày tỏ, trong thời gian tới sẽ tăng cường giao lưu và hợp tác trên các tầng nấc, các lĩnh vực với TQ.

Tổng hợp