19/07/2013
Tin tức Biển Đông ngày 15, 16, 17 và 18 tháng 7 trên báo chí trong và ngoài nước
+ Tin từ Trung Quốc - 14/7: Biển Đông. TQ tiếp tục khẳng định chủ quyền ở Biển Đông với một loạt động thái mới như thành lập chi nhánh thành phố “Tam Sa” của Thư viện quốc gia TQ, xây dựng một phòng đọc sách điện tử cộng đồng đầu tiên ở thư viện thành phố “Tam Sa”,
+ Tin từ Bắc Kinh, Hong Kong, RFA - 14/7: Biển Đông. Quốc hội VN đã thông qua pháp lệnh trang bị vũ khí cho kiểm ngư, để lực lượng này có thể hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển trong bối cảnh thường xuyên bị vi phạm pháp luật. Đây là pháp lệnh sửa đổi và bổ sung, không nói rõ hành vi vi phạm pháp luật trên biển đến từ đâu và do ai gây ra, chỉ cho biết quân trang quân dụng cho lực lượng kiểm ngư được chính phủ qui định. Một mặt đồng ý trang bị vũ khí cho lực lượng kiểm ngư, mặt khác Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định không trang bị vũ khí cho cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao với lý do cơ quan này chỉ điều tra những tội có tính cách xâm phạm hoạt động tư pháp, con số những vụ điều tra không nhiều, mức độ nguy hiểm và manh động không cao.
Trong khi đó, báo chí VN như báo Thanh niên, Đất Việt…những ngày qua đã có nhiều bài chỉ trích tàu của TQ xua đuổi, bắt giữ, phá hoại và cướp đoạt tàu cá VN tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Đáng chú ý Báo Đất Việtngày 12/7 có bài viết mang tựa đề “Tác chiến điện tử VN trong bảo vệ Trường Sa”. Bài báo bên cạnh lời lẽ khẳng định chủ quyền của VN với quần đảo Trường Sa và cảnh báo TQ không nên tính chuyện gây hấn vì sẽ phải chịu nhiều tổn thất, còn nêu ra các phương án tấn công đánh chiếm mà TQ có thể áp dụng đối với VN tại khu vực quần đảo Trường Sa. Bài báo đưa ra hai phương án tấn công đánh chiếm Trường Sa. Phương án đầu tiên được áp dụng giống như trường hợp Anh đã dùng với quần đảo Malvinas của Argentina hay còn gọi là cuộc chiến Falkland hồi năm 1982, phương án thứ hai là tấn công vào đất liền và tạo ra một cuộc chiến không thể kiểm soát. Trong khi phương án thứ hai được coi là có tính khả thi cao về quân sự do tương quan lực lượng nhưng lại có thể gây phản ứng phụ bất lợi cho TQ vì sẽ phải đương đầu với cả thế giới, phương án thứ nhất được coi là có thể tạo ra một sự đã rồi với quốc tế nếu kẻ "địch" thắng lợi vì phạm vi tác chiến chỉ gói gọn trong một khu vực nhỏ. Cuối cùng bài báo có một câu kết luận hết sức đanh thép “con người VN, khả năng VN nếu kẻ thù đụng đến Trường Sa thì nhất định chúng sẽ phải trả giá đắt”.
+ Tin từ Philippines, CRI, VOA - 12, 13,14/7: Trung Quốc - Mỹ - Philippines - Biển Đông. Ngày 13/7, PLP đã hoan nghênh việc TTh Mỹ Obama “cảnh báo” TQ không sử dụng vũ lực để dọa nạt các bên tranh chấp khác ở Biển Tây PLP. Phó FNV/TTh/PLP, bà Abigail Valte, cho biết tuyên bố của ông Obama là “phù hợp” với lập trường của CP/PLP liên quan đến tranh chấp biển, mà Manila đã nhấn mạnh phải được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Về phía TQ, ngày 12/7, BNG/TQ đã yêu cầu Mỹ giữ đúng lời hứa không đứng về một bên nào có liên quan trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. NFN/BNG/TQ Hoa Xuân Oánh nói Bắc Kinh quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải cũng như giữ vững cam kết giải quyết tranh chấp với các nước liên quan thông qua thương lượng. Vẫn theo lời NFN, TQ cũng hy vọng các nước giữ cam kết và giải quyết thích hợp các tranh chấp thông qua thương lượng song phương với Bắc Kinh.
Được biết, ngày 11/7, trong cuộc gặp giới chức cấp cao TQ tại Washington nhân 2 ngày đối thoại các vấn đề chiến lược - kinh tế, TTh Obama khuyến cáo TQ chớ nên dùng vũ lực uy hiếp trong các tranh chấp Biển Đông với các nước láng giềng. Ông kêu gọi TQ dùng giải pháp ôn hòa đối với các tranh chấp.
+ Tin từ Trung Quốc - 14/7: Biển Đông. TQ tiếp tục khẳng định chủ quyền ở Biển Đông với một loạt động thái mới như thành lập chi nhánh thành phố “Tam Sa” của Thư viện quốc gia TQ, xây dựng một phòng đọc sách điện tử cộng đồng đầu tiên ở thư viện thành phố “Tam Sa”, khởi công xây dựng Trạm giám sát tổng hợp bầu khí quyển quốc gia “Tây Sa” để đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường Biển Đông.
+ VOA - 15/7: Myanmar đối mặt với vấn đề Biển Đông khi làm Chủ tịch ASEAN 2014. Ngày 12 - 13/7, BNG Myanmar và Tổ chức Hanns Seidel của Đức đồng tổ chức một cuộc thảo luận tại Liên đoàn các phòng thương mại và công nghiệp Myanmar với trọng tâm là Myanmar buộc phải có bước đi khôn ngoan giữa việc đương đầu với tranh chấp Biển Đông và giữ vị trí đồng minh thân cận của TQ khi nắm ghế Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm sau.
Phát biểu tại buổi hội thảo, Đại sứ hồi hưu Nyunt Maung Shein của Myanmar cho rằng Myanmar không dễ xử lý vấn đề Biển Đông giữa một bên là bang giao hữu hảo với láng giềng TQ và một bên là cuộc tranh chấp dính líu tới các nước trong đại gia đình ASEAN liên quan đến hải lộ mậu dịch quốc tế mà cộng đồng quốc tế theo dõi sát. Theo ông Nyunt, TQ không chịu đối mặt với cuộc tranh chấp tại tòa án quốc tế vì không có một bằng chứng vững vàng trong việc đòi chủ quyền khoảng 85% diện tích Biển Đông. Đại sứ Nyunt cho rằng giữa lúc TQ đang đối mặt với các căng thẳng quân sự có thể có với PLP và VN, Bắc Kinh sẽ xoay sang giải quyết một cách ôn hòa. Vì nếu để tranh chấp về Biển Đông với 4 nước ASEAN (VN, PLP, Malaysia và Brunei) căng thẳng, Bắc Kinh e rằng Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc khủng hoảng. Ông đề nghị để xử lý các khó khăn này, Myanmar không nên dùng áp lực một chiều với chỉ riêng một quốc gia, mà cần phải mở đường cho việc xây dựng lòng tin lẫn nhau giữa các nước.
Trong khi đó, nghiên cứu gia về ASEAN, Moe Thuzar, cho rằng Myanmar chỉ nên ủng hộ các quốc gia ASEAN trong cuộc tranh chấp.
VOA cho rằng TQ, đồng minh chính của
+ Tin từ Trung Quốc - 14/7: Biển Đông. TQ tiếp tục khẳng định chủ quyền ở Biển Đông với một loạt động thái mới như thành lập chi nhánh thành phố “Tam Sa” của Thư viện quốc gia TQ, xây dựng một phòng đọc sách điện tử cộng đồng đầu tiên ở thư viện thành phố “Tam Sa”, khởi công xây dựng Trạm giám sát tổng hợp bầu khí quyển quốc gia “Tây Sa” để đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường Biển Đông.
+ VOA - 15/7: Myanmar đối mặt với vấn đề Biển Đông khi làm Chủ tịch ASEAN 2014. Ngày 12 - 13/7, BNG Myanmar và Tổ chức Hanns Seidel của Đức đồng tổ chức một cuộc thảo luận tại Liên đoàn các phòng thương mại và công nghiệp Myanmar với trọng tâm là Myanmar buộc phải có bước đi khôn ngoan giữa việc đương đầu với tranh chấp Biển Đông và giữ vị trí đồng minh thân cận của TQ khi nắm ghế Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm sau.
Phát biểu tại buổi hội thảo, Đại sứ hồi hưu Nyunt Maung Shein của Myanmar cho rằng Myanmar không dễ xử lý vấn đề Biển Đông giữa một bên là bang giao hữu hảo với láng giềng TQ và một bên là cuộc tranh chấp dính líu tới các nước trong đại gia đình ASEAN liên quan đến hải lộ mậu dịch quốc tế mà cộng đồng quốc tế theo dõi sát. Theo ông Nyunt, TQ không chịu đối mặt với cuộc tranh chấp tại tòa án quốc tế vì không có một bằng chứng vững vàng trong việc đòi chủ quyền khoảng 85% diện tích Biển Đông. Đại sứ Nyunt cho rằng giữa lúc TQ đang đối mặt với các căng thẳng quân sự có thể có với PLP và VN, Bắc Kinh sẽ xoay sang giải quyết một cách ôn hòa. Vì nếu để tranh chấp về Biển Đông với 4 nước ASEAN (VN, PLP, Malaysia và Brunei) căng thẳng, Bắc Kinh e rằng Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc khủng hoảng. Ông đề nghị để xử lý các khó khăn này, Myanmar không nên dùng áp lực một chiều với chỉ riêng một quốc gia, mà cần phải mở đường cho việc xây dựng lòng tin lẫn nhau giữa các nước.
Trong khi đó, nghiên cứu gia về ASEAN, Moe Thuzar, cho rằng Myanmar chỉ nên ủng hộ các quốc gia ASEAN trong cuộc tranh chấp.
VOA cho rằng TQ, đồng minh chính của Myanmar, có thể dùng ảnh hưởng của mình áp lực Myanmar không tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận về tranh chấp Biển Đông.
+ Tin từ Ấn Độ - 16/7: Việt Nam ủng hộ Ấn Độ giữ một vai trò lớn hơn tại khu vực châu Á - Thái Bình dương (bài viết của tác giả Manish Chand đăng trên mạng India Writes Network - IWN - 16/7). Trong khuôn khổ chuyến thăm New Delhi vừa qua, BTNG/VN Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu tại Hội đồng ẤĐ về các vấn đề thế giới (ICWA). ICWA cũng chính là nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng diễn thuyết về mối quan hệ Ấn - Việt năm 1958. Kể từ đó, mối quan hệ hai bên đã phát triển ngày càng đa dạng và phong phú. Tại ICWA lần này, BT Phạm Bình Minh công khai bày tỏ tầm nhìn về một vai trò then chốt của ẤĐ tại khu vực CÁ - TBD đang nổi lên trong bối cảnh quyền lực dịch chuyển từ Tây sang Đông. Ông cũng bày tỏ “cam kết cá nhân” về việc tăng cường mối quan hệ với ẤĐ.
Ông Rajiv Bhatia, Tổng Giám đốc ICWA, đã tóm gọn một cách thích đáng tầm quan trọng của chuyến đi này, diễn ra trong bối cảnh “mối quan hệ đối tác chiến lược giữa ẤĐ và VN trong chiều hướng đi lên, đang phát triển tốt đẹp và hai quốc gia quyết tâm sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ này trên nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy những lợi ích chung”.
BT Phạm Bình Minh nhấn mạnh CÁ giờ đang trở thành trung tâm, được sự chú ý của tất cả các cường quốc, là động lực khôi phục kinh tế và tăng trưởng của thế giới. Trong những năm vừa qua, bất chấp sự suy sụp của kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế CÁ vẫn tăng trưởng mạnh, đạt tốc độ 7,6% năm 2012. Ông cũng nhấn mạnh sự nổi lên của khu vực CÁ - TBD như một sân khấu mới cho việc tái cơ cấu địa chính trị toàn cầu và sự cần thiết của việc đàm phán một cơ cấu cân bằng trước những thay đổi hiện nay; cho rằng thế giới đã chú ý nhiều tới sự nổi lên của TQ, chiến lược tái cân bằng của Mỹ, chính sách Hướng Đông của ẤĐ và một vai trò ngày càng tích cực hơn của NB. Nhiều tổ chức nghiên cứu hàng đầu đều nhất trí rằng đến năm 2030, CÁ - TBD sẽ vượt các châu lục và khu vực khác về sức mạnh, dân số, tổng GDP và chi tiêu quân sự.
Ca ngợi vị thế toàn cầu ngày càng gia tăng của ẤĐ, BTNG/VN nhắc lại sự cần thiết của việc ẤĐ giữ một vai trò tích cực hơn trong khu vực và những lợi thế nhiều mặt của mối can dự sâu sắc giữa ẤĐ với ASEAN. Ông kêu gọi tự do hàng hải và những nỗ lực tập thể trong việc đảm bảo an ninh cho các tuyến đường biển quốc tế; bảo vệ các thỏa thuận dầu khí giữa VN với ẤĐ và nhấn mạnh hai bên đều nhất trí tôn trọng UNCLOS trong việc giải quyết các vấn đề tại Biển Đông. Ông cũng cho rằng cơ cấu địa chính trị mới đang hình thành tại khu vực CÁ - TBD sẽ đưa ẤĐ và VN xích lại gần nhau hơn trong công cuộc tìm kiếm một trật tự khu vực hòa bình và cân bằng, với những cơ hội về thương mại và đầu tư cho cả hai bên.
+ Tin từ Trung Quốc - 9/7: Ý nghĩa của bãi đá Mỹ Tế (Vành Khăn): nguy hiểm nhất nhưng giá trị lớn nhất (Mạng Nhân dân). Bãi đá “Mỹ Tế” (tiếng Anh: Mischief Reef) là một bãi ngầm trong quần đảo “Nam Sa” (Trường Sa), từ Đông sang Tây rộng 9 km, từ Nam xuống Bắc rộng 5,2 km. Năm 1935, Trung Hoa Dân Quốc công bố tên gọi là bãi đá Nam Ô. Năm 1947, Trung Hoa Dân Quốc công bố tên gọi là bãi đá “Mỹ Tế”. Năm 1983, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa công bố tên gọi là bãi đá “Mỹ Tế”...
Những năm giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, chính phủ PLP nhiều lần gây rắc rối ở bãi đá “Mỹ Tế”, tranh đoạt bãi đá này với chính phủ TQ, gây ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng quốc tế. Ngày 13/5/1995, chính phủ PLP rắp tâm làm nóng lên tranh chấp, sử dụng tàu và máy bay trực thăng tổ chức cho 38 nhà báo trong và ngoài nước đến bãi đá “Mỹ Tế”, chủ yếu muốn quốc tế hoá vấn đề, PLP làm việc phi pháp còn muốn hợp pháp hoá nó, muốn lợi dụng dư luận để đạt được mục đích chiếm hữu lâu dài.
Khi bàn về vị trí địa lý đặc biệt của bãi đá “Mỹ Tế” tại “Nam Hải” (Biển Đông), Trương Triệu Trung cho biết, bãi đá “Mỹ Tế” phải tính là đảo, bãi gần PLP nhất, nhưng lại cách TQ xa nhất trong quần đảo “Nam Sa”. Chúng ta thường gọi là căn cứ phía trước. Bãi đá “Mỹ Tế” nguy hiểm nhất, nhưng chính bởi vì sự nguy hiểm của nó mà giá trị lớn nhất. Sự kiện bãi đá “Mỹ Tế” là một kiểu thăm dò chính sách của PLP ở mức độ rất lớn, cũng là một sự khảo nghiệm đối với lòng dũng cảm của chúng ta. Khoảng cách từ bãi đá “Mỹ Tế” đến thành phố “Tam Sa” khoảng 1000 km, cùng với đảo Hoàng Nham và thành phố “Tam Sa” tạo thành hình tam giác. Về vật lý, tam giác là kết cấu ổn định nhất, từ chiến lược mà nói, việc bố trí chiến lược cũng vô cùng tốt. Từ đảo Hoàng Nham đi về phía Nam, đi qua bãi đá “Nhân Ái” (bãi Cỏ Mây) đến bãi đá “Mỹ Tế”, đây lại cấu thành một phòng tuyến chiến lược, chia cắt toàn bộ việc liên lạc của cái gọi là quần đảo Kalayan với tỉnh Palawan của PLP.
+ BBC - 17/7: Cảnh sát biển Việt Nam nhận thêm máy bay tuần tra. Ngày 16/7, Cảnh sát biển VN vừa nhận thêm máy bay tuần thám Casa C212-400 số hiệu 8983 do Airbus chế tạo, dùng để tuần tra, trinh sát các khu vực biển và thềm lục địa. Đây là chiếc cuối cùng trong loạt ba chiếc mà VN đặt mua từ hãng Airbus Military, thuộc tập đoàn Airbus và được phi công Tây Ban Nha lái về VN. Các máy bay C212-400 đều do Trung đoàn 918 bảo đảm hậu cần và bảo quản máy bay tuần tra cho cảnh sát biển. Phi đội trưởng Phi đội C212 là Thượng tá phi công Nguyễn Hoài Thủy.
Quá trình chuẩn bị để tiếp nhận loại máy bay đời mới này được thực hiện từ 2010, với tổ bay được đào tạo tại Tây Ban Nha.
Đây là loại máy bay vận tải quân sự đa nhiệm thế hệ thứ 4, được trang bị tổ hợp thiết bị tuần thám MSS-6000 với hai radar đặt hai bên thân máy bay. Thân máy bay được sơn màu đặc trưng và mang logo của Cảnh sát biển VN. C212-400 là biến thể mới nhất của dòng máy bay C212. Đây là loại máy bay nhỏ, sải cánh chỉ 20,2m; chiều dài 16,1m; chiều cao 6,5m, có khả năng hoạt động từ các sân bay dã chiến. Ngoài tổ hợp thiết bị MSS-6000, máy bay này còn có thiết bị quan sát quang điện hỗn hợp FLIR cho phép tìm kiếm, theo dõi mục tiêu đa chế độ bất kể ngày đêm, nhận dạng tàu bè hoạt động trên biển.
Airbus đã bán loại máy bay này cho 35 nước, sử dụng trong các phi vụ như theo dõi, chống đánh bắt trộm cá và hải sản, chống buôn bán ma túy và buôn lậu nói chung.
+ RFA - 17/7: Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam. Ngày 17/7, NFN/BNG/VN Lương Thanh Nghị nói với báo chí rằng đại diện BNG VN đã gặp đại diện phía ĐSQ/TQ để trao công hàm nội dung phản đối hành động uy hiếp và đánh đập ngư dân tàu cá VN, đồng thời đòi phía TQ bồi thường cho các ngư dân trong vụ tàu TQ mang số 306 đã rượt đuổi theo hai tàu cá VN QNg 96787 và QNg 90153 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN ngày 7/7. Khi đó, phía TQ đã cho người tràn qua hai tàu để khống chế, lục soát, đánh đập ngư dân VN cũng như đập phá một số đồ đạc, lấy một số tài sản trên tàu trước khi bỏ đi.
Ông Nghị cũng nói đây là hành động vi phạm chủ quyền của VN trên quần đảo Hoàng Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN tại Biển Đông, đi ngược lại tinh thần nhân đạo và những qui định của luật pháp quốc tế, trái với thỏa thuận về những nguyên tắc chỉ đạo cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề trên biển giữa VN với TQ.
Được biết, trong công hàm trao qua cho đại diện ĐSQ/TQ ở Hà Nội, VN còn yêu cầu TQ điều tra một cách nghiêm túc đồng thời xử lý nghiêm khắc những hành động trấn áp uy hiếp đối với ngư dân VN để vụ việc tương tự không còn tái diễn.
+ RFI - 17/7: Tòa án Luật Biển đã họp bàn về vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc. Ngày 16/7, trong một cuộc họp báo tại Manila, NFN/BNG/PLP Raul Hernandez đã xác nhận rằng Tòa án trọng tài LHQ, được thành lập thể theo Phụ Lục VII của Công ước LHQ về Luật biển, có nhiệm vụ xem xét vụ PLP kiện TQ về các yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, đã họp phiên đầu tiên vào ngày 11/7 tại Hà Lan, bắt đầu tiến trình xem xét đơn kiện của nước này. Trong phiên họp, hội đồng trọng tài theo Công ước LHQ về Luật biển gồm 5 thành viên đã họp thông qua một số quy định trước khi xem xét khiếu nại của Manila. Tòa án cũng đã nhất trí chọn La Haye (Hà Lan) làm nơi đặt trụ sở của tòa án xem xét vụ này và Tòa án Trọng tài thường trực làm cơ quan đăng ký các thủ tục tố tụng.
Về nội dung công việc trước mắt của tòa án này, BNG/PLP tiết lộ rằng năm thành viên trong Tòa án trọng tài phải xác định trước tiên là họ có thẩm quyền thụ lý đơn kiện của PLP hay không. Vụ kiện sẽ chỉ được tiếp tục sau khi tòa án này quyết định rằng đơn khiếu nại của Manil có cơ sở pháp lý thực thụ và nằm trong thẩm quyền tài phán của Tòa án. Tuy nhiên, theo BBC, chưa ai có thể nói chắc kết quả tiến trình này sẽ là thế nào.
Chính quyền PLP lẽ dĩ nhiên đã hết sức hoan nghênh việc tòa án trọng tài LHQ bắt đầu làm việc. Theo NFN/BNG/PLP, “chính phủ PLP rất vui mừng khi Tòa án trọng tài đã được chính thức thành lập và tiến trình trọng tài đã khởi sự”.
+ Tin từ Bắc Kinh, Thượng Hải - 17/7: Trung Quốc - Biển Đông (Mạng Tân Hoa xã - 16/7). Ngày 16/7, CNOOC đã ký hợp đồng dầu khí với công ty BP đối với 1 lô nước sâu (lô 54/11) ở bồn địa cửa Châu Giang, “Nam Hải” (Biển Đông), đây cũng là hợp đồng dầu khí thứ 200 mà CNOOC ký với nước ngoài kể từ khi thành lập đến nay.
Lô 54/11 nằm ở bồn địa cửa Châu Giang, vùng biển phía Đông “Nam Hải”, diện tích lô 4586 km2, mực nước sâu từ 370 - 2300 m. Tổng giám đốc CNOOC, Dương Hoa cho biết từ khi thành lập vào năm 1982 đến nay, CNOOC đã cùng 78 công ty của hơn 20 nước và khu vực ký 200 hợp đồng và thỏa thuận dầu khí. Trữ lượng dầu khí thăm dò tại 4 vùng biển: Bột Hải, Đông “Nam Hải”, Tây “Nam Hải” và Đông Hải hơn 4 tỷ tấn, sản xuất hơn 600 triệu tấn dầu khí, sản lượng dầu khí/năm từ 9 vạn tấn lên tới 50 triệu tấn.
Trung Quốc - Philippines - Biển Đông. Ngày 15/7, BNG/PLP ra tuyên bố bằng văn bản, tuyên bố PLP đã không thể tiếp tục tiến hành tham vấn song phương về vấn đề “Nam Hải” với TQ. THX bình luận cách làm đơn phương đóng cánh cửa đàm phán của PLP là sai lầm, không có bất cứ giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề.
Trước thông cáo chỉ trích của PLP, ngày 16/7, NFN/BNG/TQ Hoa Xuân Oánh bày tỏ TQ cảm thấy đáng tiếc cho phát biểu của PLP và không hài lòng với việc PLP đóng cửa đối thoại, từ chối đàm phán ngoại giao; TQ kiên quyết phản đối PLP ngoan cố xúc tiến trọng tài quốc tế, không quan tâm đến quyền lợi hợp pháp và quan ngại chính đáng của TQ. TQ không thể chấp nhận việc PLP tiếp tục thổi phồng vấn đề Biển Đông, xuyên tạc sự thật, bôi nhọ TQ.
Về quan hệ TQ - PLP, ngày 15/7, Đại sứ TQ tại PLP Mã Khắc Khanh bày tỏ chính sách của TQ đối với PLP không hề thay đổi, TQ sẵn sàng cùng PLP xử lý thỏa đáng tranh chấp Biển Đông thông qua đàm phán hiệp thương hữu nghị song phương.
+ Tin từ Trung Quốc - 17/7: Sách trắng ngoại giao Trung Quốc. Mạng Nhân dân ngày 17/7 trích tin báo Văn Hối Hồng Kông đưa tin Sách trắng ngoại giao TQ bản mới sắp ra mắt chính thức tại Bắc Kinh, giới thiệu toàn diện tình hình quan hệ đối ngoại TQ năm 2012, phân tích một cách hệ thống chính sách ngoại giao TQ và những quan điểm mới đối với tình hình quốc tế, nhấn mạnh TQ kiên định bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia. chính phủ TQ và người dân có quyết tâm, có khả năng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Cuốn sách trắng này cũng đặc biệt đề cập tới việc dư luận quốc tế cần phát huy đầy đủ vai trò chủ đạo của LHQ, định ra những quy tắc quốc tế về an ninh mạng, quy phạm hành vi, ứng xử của các bên.
Về vấn đề chủ quyền, đối với sự kiện đảo Hoàng Nham (Scabbrough) do PLP tạo ra, “Luật Biển” của VN thông qua các điều khoản bao gồm xâm phạm chủ quyền Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa), Chính phủ NB “mua” phi pháp đảo Điếu Ngư/Senkaku, TQ đã nhanh chóng áp dụng một loạt biện pháp, kiên định duy trì chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển, thể hiện ý chí, quyết tâm kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của chính phủ và nhân dân TQ, tranh thủ sự cảm thông và ủng hộ của dư luận quốc tế.
TQ kiên định bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân TQ tại hải ngoại. Chủ trương đối thoại giải quyết những tranh chấp ở đảo Điếu Ngư/Senkaku. Mỹ tuy nhiền lần nhắc đi nhắc lại lập trường trung lập trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Nam Hải và quyền quy thuộc đảo Điếu Ngư/Senkaku, nhưng lại chỉ ra rằng Mỹ có lợi ích trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và các hoạt động thương mại hợp pháp không bị hạn chế trong vấn đề Nam Hải; tại các diễn đàn đa phương, song phương, Mỹ yêu cầu TQ và các nước ASEAN nhanh chóng khởi động đàm phán “COC” và thừa nhận quyền quản lý của NB đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku, bày tỏ, “Hiệp ước an ninh Mỹ Nhật” áp dụng phù hợp cho đảo Điếu Ngư. Sách trắng cho rằng, Mỹ đóng vai trò quan trọng trong các tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp lợi ích biển giữa TQ với láng giềng, nhưng TQ đã đưa ra các giao thiệp nghiêm túc về các phát biểu liên quan của Mỹ.
Cuốn sách trắng này còn đặc biệt đưa ra hai chuyên đề đánh giá về “tranh chấp liên quan tới việc mua đảo Điếu Ngư” và “Chính phủ TQ phát biểu “Điếu Ngư là lãnh thổ cố hữu của TQ”, trong đó đề xuất một loạt những biện pháp của TQ trong lĩnh vực ngoại giao, luật pháp, tàu, máy bay công vụ của TQ tiến hành tuần tra chấp pháp tại Điếu Ngư. Cuốn sách cũng cho rằng, các biện pháp của chính phủ TQ giúp duy trì bảo vệ hiệu quả chủ quyền lãnh thổ quốc gia, là tuyên bố lập trường, chủ trương của TQ với dư luận quốc tế.
Về vấn đề an ninh mạng, sách trắng phản đối lợi dụng vấn đề mạng để can thiệp vào công việc nội bộ nước khác: Từ năm ngoái, Mỹ đã chỉ trích TQ tiến hành cái gọi là các cuộc tấn công của “Hacker”, đến gần đây vụ Snowden làm lộ ra kế hoạch “Prism”, vấn đề an ninh mạng lại nổi lên.
Sách trắng cũng dự báo, cùng với cuộc cách mạng kỹ thuật thông tin và kỹ thuật mạng tiếp tục diễn ra, mang lại cuộc cách mạng làm thay đổi rõ rệt sâu sắc xã hội quốc tế, thì các vấn đề liên quan tới mạng ngày càng quan trọng hơn trong các vấn đề toàn cầu. Gia tăng đối thoại và hợp tác giữa các nước liên quan tới không gian mạng sẽ tạo ra những ảnh hưởng quan trọng tới phát triển tương lai của mạng.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...