16/12/2013
Tin tức Biển Đông, Hoa Đông trên các phương tiện thông tin trong và ngoài nước từ ngày 9 đến 12/12.
+ Tin từ Trung Quốc - 11/12: Trung Quốc: Biển Đông. Mạng tin tức Trung Quốc ngày 10/12 đưa tin, ngày 7/12, tàu điều tra ngư nghiệp Nam Phong của Viện nghiên cứu Thủy sản “Nam Hải’ thuộc Viện nghiên cứu Khoa học Thủy sản TQ đã hoàn thành nhiệm vụ điều tra trong chuyến đi lần thứ 4 năm 2013 ở vùng biển “Nam Sa” (Trường Sa), trở về Quảng Châu thuận lợi, đánh dấu việc nhiệm vụ điều tra ngư nghiệp năm 2013 ở vùng biển “Nam Sa” đã hoàn thành toàn bộ.
Dự án “Điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên nghề cá Nam Hải” do viện Nam Hải đảm nhiệm đã bố trí tổng cộng 4 chuyến đi điều tra ngư nghiệp ở vùng biển “Nam Sa” trong đó chuyến đi lần thứ 4 bắt đầu từ ngày 8/11 đến 7/12, trải qua 30 ngày, hành trình 4746 hải lý, đã hoàn thành các nội dung điều tra như: nguồn tài nguyên ngư nghiệp, yếu tố môi trường ngư trường, yếu tố sinh vật ngư trường ở 46 vị trí. Trong năm nay, 4 chuyến đi ra biển điều tra kéo dài tổng cộng là 138 ngày, hành trình 2,1 vạn hải lý, xa nhất đi tới bãi cạn “Tăng Mẫu”. Phạm vi điều tra bao trùm quần đào “Nam Sa” và vùng biển phụ cận 60 vạn km2, là một lần điều tra quy mô lớn có phạm vi rộng nhất, thời gian dài nhất, phương pháp tiên tiến nhất trong các cuộc điều tra ngư nghiệp trước nay ở vùng biển “Nam Sa”…
Trong khi đó, Mạng TQ ngày 10/12 đưa tin Hải quân TQ bắt đầu tiến hành hoạt động quân sự trong thời gian một tháng ở “Nam Hải” (Biển Đông), báo chí tiếng Hoa nước ngoài phân tích chỉ ra, về mặt logic có sự tham gia của tàu sân bay trong cuộc diễn tập, việc này sẽ bù đắp lỗ hổng của tàu Liêu Ninh về huấn luyện trong điều kiện vùng biển rộng lớn, điều kiện khí tượng thủy văn tương đối phức tạp.
Báo Văn Hối của Hồng Kông ngày 10/12 cho biết, Giải phóng quân gần đây tổ chức diễn tập ở các vùng biển như: Hoàng Hải, Bột Hải, Nam Hải…trong cùng thời gian. Có chuyên gia phân tích cho rằng, diễn tập quân sự với mật độ cao như vậy, là huấn luyện bình thường, nhằm nâng cao năng lực tác chiến trong môi trường phức tạp của Giải phóng quân. Có nhà phân tích cho rằng, Giải phóng quân lựa chọn tổ chức diễn tập quy mô lớn vào lúc này rõ ràng là để phối hợp với việc TQ công bố khu vực nhận dạng phòng không.
Tạp chí “Nhật báo thế giới” của Mỹ chỉ ra, Giải phóng quân TQ cùng lúc tiến hành diễn tập quân sự trên biển ở cả Hoàng Hải và “Nam Hải”, đây là hoạt động quân sự trên biển quy mô lớn tiếp sau cuộc diễn tập quân sự trên bộ ở bán đảo Sơn Đông. Cuộc diễn tập quân sự ở “Nam Hải” sẽ có liên quan đến việc huấn luyện hệ thống vũ khí chính của tàu sân bay Liêu Ninh, làm cho tàu Liêu Ninh có đầy đủ năng lực tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết.
Liên hợp tảo báo của Singapore viện dẫn quan điểm của cố vấn cao cấp của hiệp hội Khống chế và giải trừ quân bị TQ, thiếu tướng Từ Quang Dụ cho rằng, biên đội tàu sân bay đầu tiên với tàu Liêu Ninh là trung tâm của TQ tháng trước đã từ Hoàng Hài đi “Nam Sa” tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và huấn luyện quân sự, bởi vậy xét theo logic, lần này tham gia vào hoạt động quân sự trong vòng một tháng của Giải phóng quân ở “Nam Hải” phải bao gồm biên đội tàu sân bay Liêu Ninh.
Từ Quan Dụ phân tích, Hải quân TQ tuy thiết lập 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và “Nam Hải” nhưng tàu Liêu Ninh không thuộc về bất cứ hạm đội nào mà do Trung ương trực tiếp quản lý, chỉ huy, bởi vậy nó phải thông thuộc tình hình khác nhau ờ 3 vùng biển mới có thể bảo vệ lợi ích biển gần của quốc gia trong tương lai.
Trước đây, tàu Liêu Ninh đều tiến hành huấn luyện ở vùng Biển Đông Hải và Bắc Hải gần căn cứ Thanh Đảo, chưa từng đến vùng biển “Nam Hải” rộng lớn, điều kiện khí tượng thủy văn tương đối phức tạp. Việc tàu Liên Ninh đến “Nam Hải” huấn luyện “vô cùng bình thường”, hoàn toàn phù hợp logic, cũng phù hợp với phương châm phòng ngự của TQ, bên ngoài “không cần thiết phải giải mã quá nhiều”. Binh lính và trang thiết bị của tàu Liêu Ninh sẽ không ngừng đổi mới, bởi vậy dạng huấn luyện như thế này hàng năm đều sẽ tiến hành lại.
+ VOA - 11/12: Chuyên gia quân sự Trung Quốc đề nghị đưa tàu sân bay Liêu Ninh tới Biển Đông. Nhật báo thân TQ Wen Wei Po xuất bản ở Hong Kong ngày 11/12, dẫn lời chuyên gia quân sự TQ - học giả Song Zhongping cho rằng, nên điều động tàu sân bay đầu tiên của TQ tới Biển Đông để củng cố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại đây vì Bắc Kinh đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng trong khu vực. Ông nói: vì một số đảo ở Biển Đông nằm cách xa Trung Hoa lục địa nên Bắc Kinh cần phải đưa tổ chiến đấu tàu sân bay tới khu vực để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền của mình tại đây, nếu làm được như vậy, TQ có thể mở rộng sự hiện diện quân sự trong vùng. Khi TQ lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông trong tương lai, toàn bộ không phận này cần phải thông thoáng, dễ kiểm soát và điều động tàu sân bay đến Biển Đông là bước quan trọng để TQ đạt được mục tiêu đó.
Tàu sân bay Liêu Ninh của TQ đang được 4 tàu chiến hộ tống trong nhiệm vụ huấn luyện và thử nghiệm đầu tiên ở Biển Đông.
+ Tin từ Trung Quốc - 12/12: Mạng Trung Quốc ngày 10/12 đưa tin, Hải quân Trung Quốc bắt đầu tiến hành hoạt động quân sự trong thời gian 1 tháng ở “Nam Hải” (Biển Đông), báo chí tiếng Hoa nước ngoài phân tích chỉ ra, về mặt logic có sự tham gia của tàu sân bay trong cuộc diễn tập, việc này sẽ bù đắp lỗ hổng của tàu Liêu Ninh về huấn luyện trong điều kiện vùng biển rộng lớn, điều kiện khí tượng thủy văn tương đối phức tạp.
Báo Văn Hối của Hồng Kông ngày 10/12 cho biết, Giải Phóng quân gần đây tổ chức diễn tập ở các vùng biển như: Hoàng Hải, Bột Hải, Nam Hải.vv.. trong cùng thời gian. Có chuyên gia phân tích cho rằng, diễn tập quân sự với mật độ cao như vậy, là huấn luyện bình thường, nhằm nâng cao năng lực tác chiến trong môi trường phức tạp của Giải Phóng quân. Giải Phóng quân lựa chọn tổ chức diễn tập quy mô lớn vào lúc này rõ ràng là để phối hợp với việc TQ công bố khu vực nhận dạng phòng không.
Tạp chí “Nhật báo thế giới” của Mỹ chỉ ra, Giải phóng quân TQ cùng lúc tiến hành diễn tập quân sự trên biển ở cả Hoàng Hải và “Nam Hải”, đây là hoạt động quân sự trên biển quy mô lớn tiếp sau cuộc diễn tập quân sự trên bộ ở bán đảo Sơn Đông. Cuộc diễn tập quân sự ở Nam Hải sẽ có liên quan đến việc huấn luyện hệ thống vũ khí chính của tàu sân bay Liêu Ninh, làm cho tàu Liêu Ninh có đầy đủ năng lực tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết.
Liên hợp tảo báo của Singgapore viện dẫn quan điểm của cố vấn cao cấp của hiệp hội Khống chế và giải trừ quân bị TQ, thiếu tướng Từ Quang Dụ cho rằng, biên đội tàu sân bay đầu tiên với tàu Liêu Ninh là trung tâm của TQ tháng trước đã từ Hoàng Hải đi “Nam Hải” tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và huấn luyện quân sự, bởi vậy xét theo logic, lần này tham gia vào hoạt động quân sự trong vòng 1 tháng của Giải Phóng quân ở “Nam Hải” phải bao gồm biên đội tàu sân bay Liêu Ninh.
Từ Quang Dụ phân tích, Hải quân TQ tuy thiết lập 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải nhưng tàu Liêu Ninh không thuộc về bất cứ hạm đội nào mà do Trung ương trực tiếp quản lý, chỉ huy, bởi vậy nó phải thông thuộc tình hình khác nhau ở 3 vùng biển mới có thể bảo vệ lợi ích biển gần của quốc gia trong tương lai.
Trước đây tàu Liêu Ninh đều tiến hành huấn luyện ở vùng Biển Đông Hải và Bắc Hải gần căn cứ Thanh Đảo, chưa từng đến vùng biển Nam Hải rộng lớn, điều kiện khí tượng thủy văn tương đối phức tạp. Việc tàu Liêu Ninh đến “Nam Hải” huấn luyện “vô cùng bình thường”, hoàn toàn phù hợp logic, cũng phù hợp với phương châm phòng ngự của TQ, bên ngoài “không cần thiết phải giải mã quá nhiều”. Binh lính và trang thiết bị của tàu Liêu Ninh sẽ không ngừng đổi mới bởi vậy dạng huấn luyện như thế này hàng năm đều sẽ tiến hành lại.
+ RFI - 12/12: Nhật - Hàn cùng tập trận trong vùng phòng không Trung Quốc. Ngày 12/12, Hải quân NB và HQ xác nhận đã cùng nhau tiến hành một cuộc tập trận giải cứu trên biển. Theo một phát ngôn viên hải quân NB, phía NB đã cử 2 tàu chiến và một chiếc trực thăng tham gia cuộc tập trận, trong lúc theo hãng tin Yonhap, HQ cũng đóng góp 2 khu trục hạm và 2 trực thăng dùng trên biển. Theo một số quan chức quân sự HQ, nội dung cuộc tập trận bao gồm các bài tập tìm kiếm và cứu hộ trên biển để tăng cường năng lực phối hợp giữa hai bên trong việc đối phó với các tai nạn trên biển.
Điểm đáng chú ý là cuộc tập trận diễn ra tại vùng biển quốc tế, nhưng lại nằm trong khu vực nhận dạng phòng không mới của TQ. Hải quân hai nước đều phớt lờ các quy định của Bắc Kinh liên quan đến vùng này. TheoYonhap, địa điểm tập trận nằm trên biển Hoa Đông, gần khu vực bãi ngầm Ieodo hiện do HQ kiểm soát, nhưng lại nằm trong vùng phòng không của cả ba nước HQ, NB và TQ. Yếu tố này còn được NFN Hải quân NB nhấn mạnh: « Hoạt động này (cuộc diễn tập Nhật-Hàn) đã được thực hiện bên trong cái mà TQ gọi là vùng ADIZ (vùng nhận dạng phòng không) của họ ». NFN của hải quân NB nói rõ là quân đội NB không hề thông báo cho TQ về việc sử dụng máy bay trực thăng.
Tuy nhiên, cả hai nước đều xác định rằng cuộc tập trận hỗn hợp hai năm một lần, đã được lên kế hoạch từ lâu, chứ không phải là phản ứng chống lại việc TQ đơn phương áp đặt vùng phòng không vào cuối tháng 11 vừa qua.
Trong khi đó, ngày 12/12, các hãng hàng không HQ cho biết họ sẽ tuân thủ các quy định của Bắc Kinh đối với khu vực phòng không mới được loan báo trên biển Hoa Đông. Động thái này là hệ quả của một bản hướng dẫn của chính quyền Seoul, cho các hãng hàng không quyền tuân thủ hay không các yêu sách của Bắc Kinh. HQ không phải là trường hợp duy nhất, kêu gọi ngành hàng không dân sự tuân theo yêu cầu của Bắc Kinh, nhưng vẫn cho phi cơ quân sự ngang nhiên đi vào vùng phòng không TQ mà không báo trước để khẳng định lập trường bác bỏ quyết định đơn phương của Bắc Kinh. Trước HQ, Mỹ cũng đã có động thái tương tự.
+ VOA - 12/12: Nội các Nhật chấp thuận kế hoạch kích thích kinh tế 53 tỉ USD. Ngày 12/12, Nội các NB đã phê chuẩn kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 53 tỉ USD để giảm bớt tác động của biện pháp tăng thuế tiêu thụ sắp sửa được áp dụng. Kế hoạch có mục đích kiến tạo 250,000 công ăn việc làm, và bao gồm những bước để đẩy mạnh các chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng, và giúp các gia đình có thu nhập thấp. Kế hoạch vẫn cần được quốc hội thông qua.
Được biết, tháng 4/2013, NB sẽ tăng thuế tiêu thụ từ 5% lên 8% để giúp chi trả những khoản trợ cấp xã hội, và đối phó với mức nợ quốc gia được xếp vào loại cao nhất trong thế giới công nghiệp hóa. Trong khi đạo luật tăng thuế đã gây nhiều tranh cãi theo dự kiến sẽ giúp nhà nước thu được 81 tỉ USD/năm, một số người lo sợ kế hoạch này có thể phương hại tới nhu cầu của giới tiêu thụ, và gây thiệt hại cho đà tăng trưởng kinh tế còn rất mong manh của NB.
+ RFI - 12/12: Seoul muốn dùng vũ khí YouTube trong cuộc chiến biển đảo. Ngày 12/12, HQ đã cực lực phản đối việc NB cho tung lên mạng Youtube những đoạn video bằng 10 ngôn ngữ, trong đó khẳng định chủ quyền của NB trên quần đảo Dokdo/Takeshima đang tranh chấp chủ quyền giữa hai bên. Seoul đã yêu cầu Tokyo gỡ bỏ các đoạn phim này, đồng thời cho biết sẽ công bố video Youtube của chính mình trong tháng 12 này.
Được biết, ngày 11/12, NB đã bổ sung thêm một đoạn video 90 giây trên trang web Bộ Ngoại giao và trên YouTube, để khẳng định chủ quyền Tokyo trên quần đảo Dokdo/Takeshima trên Biển NB.
Vũ khí Youtube đã được NB sử dụng trong thời gian gần đây để quảng bá chủ quyền của Tokyo trên 2 quần đảo Dokdo/Takeshima - đang do HQ kiểm soát, nhưng bị NB đòi chủ quyền - và Senkaku/Điếu Ngư - do NB quản lý, nhưng bị TQ tranh giành.
+ VOA - 9/12: Nhà cầm quyền Ðài Loan kêu gọi Trung Quốc không lập vùng phòng không ở Biển Ðông. Trong một cuộc phỏng vấn với báo Mainichi Shimbun của NB, Người đứng đầu Ðài Loan Mã Anh Cửu đã trả lời tường tận về vấn đề TQ lập vùng phòng không ở Biển Hoa Đông, kế hoạch của Bắc Kinh lập vùng phòng không trên Biển Đông, quan hệ ĐL - NB và ĐL - Mỹ. Ông Mã cho biết ông sẽ yêu cầu TQ không thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Ðông và mô tả quyết định lập vùng phòng không của Bắc Kinh ở Biển Hoa Ðông là không có lợi cho sự phát triển tích cực của quan hệ giữa ĐL và TQ.
Ông nói động thái gần đây của TQ đã khơi lên lo ngại ở nhiều nước giềng trong đó có ĐL. Ông Mã nói vùng phòng không của TQ chồng lấn sang vùng phòng không của ĐL và bao gồm nhóm đảo mà cả TQ, NB và ĐL đều tuyên bố chủ quyền.
Sau khi TQ thông báo thiết lập vùng phòng không mới hôm 23/11, ông Mã nói chính phủ ĐL đã khẳng định lập trường của mình đối với Bắc Kinh và thông báo cho TQ biết rằng ĐL không tán đồng kế hoạch lập vùng phòng không ở Biển Ðông. Truyền thông ĐL cho biết chính phủ đảo quốc này đã giao tiếp với TQ thông qua một kênh đối thoại được mã hóa về kế hoạch lập vùng phòng không của Bắc Kinh ở Biển Đông.
+ Tin từ Trung Quốc - 10/12: Mạng Nhân dân ngày 9/12 dẫn nguồn mạng Cục Hải sự TQ cho biết, từ 0h đến 24h ngày 10/12/, Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự trong phạm vi vùng nước có toạ độ dưới đây: 18-48.76N/110-32.61E, 18-50.30N/110-32.61E, 18-50.30N/110-34.19E,18-49.03N/110-34.19E, 18-49.03N/110-33.77E, 18-48.76N/110-33.77E.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 6/12 đăng bài viết của tác giả Lý Kiệt, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu hải dương, viện Nghiên cứu Tam Lược với tựa đề “Đông Hải, Nam Hải sử dụng xuất sắc biện pháp tổng hợp”, cụ thể: nếu nhìn riêng rẽ hai sự kiện tiêu biểu là lập khu vực nhận dạng phòng không Đông Hải và hạm đội tàu Liêu Ninh tiến xuống “Nam Hải” (Biển Đông) thì một cái trên bầu trời, một cái trên biển, một cái ở Đông Hải, một cái ở “Nam Hải”, dường như cách nhau rất xa, không liên quan nhiều đến nhau; nhưng nếu liên kết hữu cơ hai sự kiện này, đi sâu phân tích sâu hơn một chút thì có thể phát hiện: việc đưa ra đúng lúc và sử dụng liên tiếp hai tuyệt chiêu này không chỉ phát huy hiệu quả đặc biệt ngày càng tăng lên về mặt chiến lược của từng sự kiện mà còn phát sinh ra hiệu ứng tăng thêm cấp số nhân “một cộng một lớn hơn 2” trong thời gian ngắn từ nay về sau.
Việc thiết lập khu vực nhận dạng phòng không Đông Hải chắc chắn không chỉ là việc “khoanh một vòng tròn” ở Đông Hải, tăng cường đáng kể không gian giám sát báo động sớm, giành được trọn vẹn sự chủ động về không gian thay cho thời gian. Quan trọng hơn là ở chỗ, hành động này đã tuyên bố với bên ngoài rằng, khu vực nhận dạng phòng không đơn phương theo tư duy chiến tranh lạnh, quan niệm chính trị cường quyền xưa nay của các quốc gia như Mỹ, Nhật.vv.. đã bị phá vỡ triệt để. Các quốc gia như Mỹ, Nhật.vv.. đặc biệt là cục diện NB thiết lập phạm vi ranh giới phía Tây khu vực nhận diện phòng không nước này cách ven biển tỉnh Triết Giang của TQ chỉ khoảng 130 km sẽ không còn tồn tại nữa; TQ cuối cùng đã giành được sự chủ động ở hướng chiến lược Đông Hải, thay đổi nhanh chóng trạng thái vốn căng thẳng trong thời gian dài trong vấn đề đảo Điếu Ngư, cũng thể hiện TQ không còn chỉ giới hạn ở hành động độc lập của tầu chiến mà bắt đầu tăng thêm sự phối hợp lẫn nhau của các loại máy bay trên vùng trời ở Đông Hải. Đợi thời cơ chín muồi, Mỹ sẽ đành phải đối mặt với thực tế, hiệp thương đàm phán với TQ, từ đó làm cho TQ giành được thời cơ lớn hơn về chủ động chiến lược.
Cùng lúc đó, hạm đội tàu sân bay Liêu Ninh ung dung tiến xuống phía Nam, dẫn đến sự căng thẳng thần kinh cao độ của Mỹ, Nhật và các đồng minh, ngày 26/12, hạm đội tàu sân bay mới thành lập đã từ quân cảng X ở Thanh Đảo đi xuống phía Nam, qua Đông Hải, đi qua eo biển ĐL, cuối cùng đi vào “Nam Hải”, một trong những mục đích chủ yếu của nó chính là tiến hành huấn luyện biển xa ở nhiều khu vực, tìm hiểu và nắm bắt được các đặc điểm và tình hình về thủy văn, khí tượng, hải dương.vv.. của vùng biển nhiệt đới,v.v. Chắc chắn, việc Mỹ, Nhật áp dụng một cách có chủ đích các hành động trên không và trên biển cũng cung cấp một cơ hội vô cùng tốt về đối tượng diễn tập và các bài diễn tập miễn phí cho TQ.
Được coi là một phần của biện pháp tổng hợp, hành động tiến xuống phía Nam của biên đội tàu Liêu Ninh chính là sự thể hiện mạnh mẽ trên hướng chiến lược “Nam Hải”. Hành động này rất giống với việc đại quân Lưu, Đặng tiến thẳng vào Đại Biệt Sơn: năm đó đại quân Lưu, Đặng đã sử dụng hình thức tấn công vượt qua nghìn lý, chọc thẳng vào sào huyệt chiến lược của quân Quốc Dân đảng, không những tạo ra vùng đất căn cứ cách mạng rộng lớn mà còn uy hiếp hai thành phố lớn Nam Kinh và Vũ Hán, đồng thời tạo cơ sở vững chắc cho việc chuyển sang tiến công chiến lược trên toàn quốc. Lần này việc hạm đội tàu Liêu Ninh đi xuống phía Nam và hành động “thiết lập khu vực nhận dạng phòng không Đông Hải” có thể coi là “một Nam một Đông, một biển một không trung, phối hợp chặt chẽ với nhau, tăng thêm sức mạnh”.
Ngoại giao Trung Quốc cần chuyển trọng tâm quá khứ tập trung vào các tranh chấp khu vực (Thời báo Hoàn Cầu - 10/12). Phó TTh Mỹ Joe Biden mới đây đã có chuyến công du Đông Á trong bối cảnh thảo luận đang nóng về việc TQ mới thiết lập Khu vực xác định phòng không (ADIZ). Liệu chính sách Đông Á của Washington có rơi vào tình thế khó khăn và ADIZ TQ sẽ có ảnh hưởng thế nào đối với chính sách ngoại giao láng giềng của TQ?
Phóng viên Thời báo Hoàn Cầu Chen Chenchen đã có bài phỏng vấn Douglas H. Paal (Paal), Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Carnegie:
Hỏi: Một số nhận định cho rằng Mỹ dù luôn tuyên bố trung lập đang ngả về phía Nhật trong khi một số khác cho rằng chuyến thăm TQ của Phó TTh Mỹ Biden là dấu hiệu cho thấy Washington trong chừng mực nào đó đang ứng xử với Bắc Kinh theo cách kiềm chế. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Trả lời: Tôi cho rằng điều này sẽ khiến chính sách đối ngoại tổng thể của Mỹ có nhiều điều phải làm hơn là chuyến thăm của Biden. Washington có rất nhiều lợi ích để cân bằng. Mỹ phải tái bảo đảm với Nhật, một đồng minh truyền thống và cần ứng phó với TQ hiệu quả. Trong chừng mực nhất định, chính sách của Washington đang ở thế khó bởi là đồng minh của NB, Mỹ phải chọn đứng về NB trong các tranh chấp với TQ nhưng mặt khác Mỹ muốn thể hiện sự bình tĩnh vào thời điểm này trong vấn đề ADIZ. Washington đã cử máy bay quân sự B-52 tiến vào vùng ADIZ mà không thông báo với TQ tuy nhiên Cục Hàng không Liên bang lại khuyến cáo các hãng hàng không thương mại nên thông báo với các nhà chức trách TQ về các kế hoạch bay của mình qua vùng biển Hoa Đông. Điều này hoàn toàn khác quan điểm của NB. Mỹ đang cố gắng cân bằng lợi ích trong tranh chấp này.
Hỏi: Ông có thể mô tả thế nào về vai trò của Mỹ trong chính sách ngoại giao khu vực của TQ? Liệu có quá đơn giản để kết luận rằng chính sách của Mỹ đang kiềm chế TQ?
Trả lời: Không có sự thật nào trong tuyên bố Mỹ đang cố kiềm chế TQ. Nếu vậy, Mỹ sẽ chẳng bao giờ phớt lờ thực tế thâm hụt thương mại theo tháng cao đến mức 40 tỷ USD với TQ và thực tế hiện có hơn 235.000 sinh viên TQ đang theo học tại các trường của Mỹ. TQ đang nói về làm thế nào để xây dựng quan hệ kiểu mới giữa các cường quốc lớn. Mỹ cũng đang tìm cách giảm hiểu lầm lẫn nhau và tạo thêm thương mại, đầu tư, thông tin cho cả hai bên.
Hỏi: Có chỉ trích cho rằng ADIZ là dấu hiệu thể hiện sự cứng rắn của TQ và có thể làm leo thang căng thẳng với các nước láng giềng. Ông thông dịch thế nào về ADIZ mới của TQ?
Trả lời: ADIZ là một động thái chủ yếu làm tăng sự cân bằng với NB trong tranh chấp tại Hoa Đông và khiến NB phải thừa nhận đang có tranh chấp, đồng thời cũng là nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của TQ ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất mà không gặp phải rủi ro phản đối quân sự trực tiếp. Nó cũng tương tự như trò chơi nơi TQ khẳng định bản thân trước các điểm yếu hoặc sự phản đối ít của các nước láng giềng. Khái niệm này cũng tương tự như việc củng cố hạm đội hải giám của TQ nhằm thiết lập sự hiện diện phi quân sự trong các vùng nước xung quanh TQ.
Khi CT/TQ Tập Cận Bình phát biểu trong tháng 10 về TQ đang thực hiện sáng kiến trong ngoại giao đối với các nước láng giềng, tôi nhận thấy rằng ở mặt nào đó đây cũng là tín hiệu tích cực. Điều này có nghĩa TQ đang nỗ lực hơn trong cải thiện quan hệ với các nước láng giềng và TQ nhận thấy rằng trong vài năm qua, đặc biệt kể từ 2008, có những hệ quả tiêu cực nghiêm trọng do cách ứng xử cứng rắn của TQ với một số nước láng giềng và thập kỷ tới cần có chính sách đối ngoại hiệu quả hơn. Đây là một loại cạnh tranh hòa bình mà chúng ta có thể chào đón.
Mặt khác, TQ đang điều chỉnh chính sách “dấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. TQ sẽ ngày càng cứng rắn hơn theo các cách mà chúng ta nhận thấy vừa có mặt tích cực và tiêu cực. Tôi cũng có nghe một số lập luận rằng TQ cần điều chỉnh chính sách không đồng minh. Nhưng TQ liên minh được với nước nào? Bắc Triều Tiên hay Pakistan. Cả hai nước này có thể không có giá trị đồng minh. TQ có 14 nước láng giềng trên đất liền và 6 trên biển. TQ cần nhìn bức tranh tổng thể lớn và có tính tới các cân nhắc toàn diện.
Cùng với việc thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia, hy vọng TQ sẽ ứng phó với các tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề ngoại giao gai góc khác theo cách hệ thống hơn và hy vọng Ủy ban An ninh trên sẽ thu hẹp khoảng cách lớn trong thông tin dân sự - quân sự của TQ.
+ Tin từ Trung Quốc - 9/12: Mạng Tin tức Trung Quốc ngày 9/12 đưa tin, từ 18h ngày 3/12/2013 đến 18h ngày 3/1/2014, Trung Quốc tiến hành hoạt động quân sự tại các vùng nước ở “Nam Hải” (Biển Đông), theo tọa độ như sau: i) 18-25N/110-15E, 18-25N/110-56.67E, 17-45N/110-56.67E, 17-45N/110-15E; ii) 18-03.50N/109-23E, 18-03.50N/109-55E, 17-38.50N/109-55E, 17-38.50N/109-23E; iii) 18-50N/111-30E, 18-50N/111-56E, 18-25N/111-56E, 18-25N/111-30E.
Mạng Tân Hoa xã ngày 9/12 dẫn nguồn Thời báo Châu Á của Hồng Kông cho biết “Khu vực nhận dạng phòng không của Trung Quốc là nhằm khống chế vùng biển gần”, cụ thể: Bộ Quốc phòng TQ tuyên bố, họ sẽ thiết lập khu vực nhận dạng phòng không ở các khu vực khác vào thời điểm thích hợp sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị. Đối với Manila và Hà Nội mà nói, tuyên bố này thể hiện rõ TQ muốn thiết lập khu vực nhận dạng phòng không trên hai quần đảo Paracel và Spratly.
Do thực lực giữa TQ và các quốc gia ĐNÁ khác không cân xứng, nếu TQ muốn thiết lập khu vực nhận dạng phòng không ở “Nam Hải”, bất luận là PLP hay là VN đều không có biện pháp đe dọa đáng tin cậy nào để phản đối TQ. PLP và VN đều quan sát chặt chẽ phản ứng của Washington và các nước ĐNÁ khác tại vùng biển Đông Hải. Họ hy vọng TQ sẽ nhìn nhận lại hành động liên quan ở Biển Đông.
Một số nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh sẽ nhanh chóng thiết lập khu vực nhận dạng phòng không ở Biển Đông, từ đó củng cố cơ sở pháp lý cho yêu sách chủ quyền ở đây của nước này. Một số nhà bình luận cho rằng, khu vực nhận dạng phòng không của TQ là một dạng mở rộng của chiến lược “bắp cải”, mục đích là tiến hành khống chế vùng biển gần. Khu vực nhận dạng phòng không của TQ kết hợp một số quy định mới với các hoạt động quân sự nhiều hơn, từ đó củng cố yêu sách chủ quyền của TQ đối với khu vực tranh chấp Tây Thái Bình Dương.
+ Tin từ Hàn Quốc, Đài Tiếng nói nước Nga, RFI - 9/12: Về việc Hàn Quốc chính thức công bố mở rộng khu vực nhân dạng phòng không (Yonhap News). Ngày 9/12, TTh/HQ Park Keun Hye cho biết quyết định mở rộng Vùng nhận dạng phòng không là nhằm bảo vệ những lợi ích quốc gia của HQ, nhấn mạnh rằng quyết định này đã được thông qua trong bối cảnh những thay đổi lớn trên bán đảo TT, đề cập đến việc người chú của ông Kim Jong-un vừa bị tước tất cả chức danh ở TT. Cùng ngày, BQP/HQ công bố tăng cường tuần tra khu vực mới, vốn sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/12.
Sau khi Seoul loan báo mở rộng vùng phòng không của mình trên biển Hoa Đông, Tokyo xác định rằng quyết định của HQ không phải là một vấn đề ở NB. Lý do là vì vùng này không chồng lấn lên khu vực của Nhật, ngược lại với vùng của TQ. NB cho rằng biện pháp của HQ lần này khác với việc TQ tuyên bố thiết lập ADIZ hôm 23/11 nên đã quyết định đưa ra lập trường cần phải phản ứng thận trọng trước hành động của HQ để không được làm ảnh hưởng đến các máy bay dân sự đi vào khu vực này. Quyết định này được đưa ra sau khi TTg Abe đã nhận được báo cáo của BT/BQP, Chủ tịch hội đồng liên quân về vấn đề này và đã thảo luận pháp đối phó ngày 6/12. Ngoài ra, theo hãng tin Nhật Bản Jiji Press, TTg Nhật Shinzo Abe cũng đã chỉ đạo cho BT/QP là phải thiết lập "một hệ thống thông tin liên lạc hiệu quả " giữa Tokyo và Seoul, sau vụ HQ mở rộng vùng phòng không.
Theo AFP, trước khi chính thức loan báo việc mở rộng vùng phòng không của mình trên biển Hoa Đông, HQ đã thông tri trước cho các nước láng giềng. Hành động của Seoul hoàn toàn khác với quyết định đơn phương của Bắc Kinh trước đó, đột ngột đặt hai khu vực đang tranh chấp với NB (quần đảo Senkaku/Điếu Ngư) và HQ (bãi Ieodo/Tô Nham) vào trong vùng kiểm soát của mình mà không báo trước.
Sau khi HQ tuyên bố mở rộng vùng phòng không của mình trên biển Hoa Đông, ngoài NB, dĩ nhiên là TQ cũng phải phản ứng. Dù không đồng ý với quyết định của Seoul, nhưng ông Hồng Lỗi, NFN/BNG/TQ chỉ phản đối một cách ngoại giao, tuyên bố : “ TQ lấy làm tiếc về quyết định mở rộng vùng phòng không của HQ. TQ sẽ duy trì liên lạc với HQ, dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Hy vọng rằng HQ cũng sẽ có hành động tương tự ”. Về tranh chấp Trung - Hàn liên quan đến bãi ngầm Ieodo/Tô Nham trên biển Hoa Đông, gần bờ biển miền nam HQ, hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Seoul, phát ngôn viên BNG/TQ khẳng định : “ Tô Nham là một rạn san hô ngầm. Đây không phải là một lãnh thổ. TQ và HQ đều đồng ý với nhau trên điểm này. Vấn đề chỉ có thể được giải quyết bằng đàm phán về biên giới trên biển ”.
Quan điểm “ nhẹ nhàng ” đối với Seoul hoàn toàn trái ngược với phản ứng gay gắt của Bắc Kinh trước các động thái của Tokyo chống lại vùng phòng không mà TQ đơn phương loan báo ngày 23/11 vừa qua, bao trùm vùng quần đảo Senkaku đang do NB quản lý. Vào cuối tuần trước, một NFN/BNG/TQ còn đổ lỗi cho NB về cơn bão ngoại giao do chính Bắc Kinh tạo ra với quyết định đơn phương áp đặt vùng phòng không trên biển Hoa Đông: “ Không phải là TQ đã thay đổi hiện trạng và là tình hình trong khu vực thêm căng thẳng. Trái lại, thủ phạm chính là Nhật Bản ”.
Le Figaro ngày 9/12 nêu lên câu hỏi về "nguy cơ thật sự của một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản". Tác giả bài báo, thông tín viên Le Figaro tại Bắc Kinh, phân tích bối cảnh Bắc kinh đưa ra thông báo thiết lập vùng nhận dạng phòng không bao trùm bầu trời Senkaku/Điếu Ngư gây căng thẳng và lo ngại trong khu vực.
Bài báo mở đầu với ghi nhận: Có một hương vị chiến tranh lạnh trên biển Hoa Đông, các bên đều đẩy các con chốt của mình với nào là tuần tra trên biển, lập vùng nhận dạng phòng không, tăng sự khẳng định chủ quyền trên một vài bãi đá mà vùng nước chung quanh giàu về hải sản, cá, và tiềm năng dầu hỏa.
Với chính sách xoay trục của TTh Mỹ Obama, Bắc Kinh cảm thấy bị cạnh tranh công khai ở vùng ảnh hưởng tự nhiên của mình. Việc tuyên bố vùng phòng không ở biển Hoa Đông chỉ là giai đoạn mới trong cuộc đọ sức ngấm ngầm này. Các đồng minh của Mỹ, Nhật, HQ, PLP nằm trên tuyến đầu trước các tham vọng của Bắc Kinh. Theo tác giả bài báo, yếu tố dẫn đến thái độ "tiến công" của TQ hiện nay ở biển Hoa Đông, thách thức trật tự quốc tế, gây nên sự bất an trong vùng, là do mối hiềm khích nghiêm trọng lâu đời đối với NB, qua những sự cố lịch sử, mà TQ muốn giờ đây giải quyết. Và Bắc Kinh - thấy là những đòi hỏi chủ quyền bị xem thường - đang tìm cách lật ngược thế cờ. Bên kia thì NB, với chính quyền Abe đang tìm cách sửa lại Hiến pháp chủ hòa, cũng là một động cơ thôi thúc Bắc Kinh.
Seoul vào cuộc “chiến tranh thần kinh” giữa Bắc Kinh và Tokyo. Chuyên viên Valery Kistanov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu NB thuộc Viện Viễn Đông, đã tuyên bố đã đến thời gian để cùng nhau tìm cách giải quyết tình hình xung quanh khu vực xác định vùng quốc phòng của TQ ở biển Hoa Đông. Valery Kistanov bình luận tình hình này như sau:“Hiện có nhu cầu triệu tập cuộc họp tham vấn với sự tham gia của TQ, NB, HQ và Mỹ, và bằng cách này xoa dịu tình hình. Cần phải thành lập cơ chế nào đó để ngăn chặn cuộc khủng hoảng. Ví dụ, có thể thiết lập đường dây nóng giữa hai nước. Tình hình hiện nay là rất căng thẳng và đáng lo ngại. Đang gia tăng nguy cơ xẩy ra sự cố vô cớ có thể dẫn đến cuộc xung đột nghiêm trọng. Tiếp theo là hành động chiến sự với những hậu quả không thể đoán được. Ta chỉ có thể hy vọng rằng, các chính trị gia và quân đội của Bắc Kinh, Seoul và Tokyo sẽ duy trì thái độ tỉnh táo và sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn khả năng hành động quân sự. Vấn đề này là rất nghiêm trọng”.
Tổng hợp
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...