09/01/2012
(Truyền hình TTXVN) Thế giới 360 độ ngày 07/01/2012: Chuyên đề đặc biệt bình luận về tình hình Biển Đông năm 2011. - (Thanh Niên 12/1) CNAS ra báo cáo về biển Đông: Một tổ chức nghiên cứu rất có vị thế của Mỹ vừa kêu gọi nước này nhanh chóng tăng cường hiện diện tại biển Đông. - (Lao động 11/1) Philippines mua tàu chiến và máy bay của Mỹ: Chính phủ Philippines tuyên bố sẽ tăng cường khả năng quốc phòng bằng cách ký thỏa thuận mua máy bay phản lực và tàu tuần tra của Mỹ. - (VietNamNet 11/1) Khởi động xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc đã chính thức khởi động. Tại hội nghị ở Campuchia, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh nỗ lực hướng tới xây dựng và hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC); Hải quân Mỹ tuyên bố đảm bảo tự do Biển Đông: Quan chức hàng đầu Hải quân Mỹ đã công bố chiến lược nhằm đảm bảo Biển Đông và khu vực Tây Thái Bình Dương vẫn luôn "khai thông" cho vận chuyển quốc tế. - (VOV 11/1) ASEAN kêu gọi xây dựng ổn định lâu dài trên Biển Đông: thông qua biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế…
- (Thanh Niên 11/1) Mỹ không muốn ai độc chiếm biển Đông: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen khẳng định Washington sẽ góp phần bảo đảm biển Đông không bị thống trị bởi thế lực nào.
- (NLĐ 11/1) Trung Quốc chỉ trích Mỹ: Bắc Kinh cho biết sẽ ứng phó với chiến lược quốc phòng mới của Washington “bằng sự cảnh giác cao độ và đường lối ngoại giao thông minh.”
- (VnExpress 10/1) Đại sứ EU mong Việt Nam nổi trội ở Đông Á: Trung Quốc và Việt Nam nên tìm ra giải pháp phù hợp luật pháp quốc tế, thông qua hòa bình và hợp tác cao. Tất nhiên, với EU, việc tự do đi lại và hàng hải trong khu vực là quan trọng và cần được tôn trọng. Đây là vấn đề chúng tôi theo dõi chặt, nhưng cũng là vấn đề mà chúng tôi tin tưởng Việt Nam và Trung Quốc sẽ tìm ra giải pháp.
- (VietNamPlus 10/1) Mỹ mong muốn có vai trò trong vấn đề Biển Đông: như là "một nhân tố hỗ trợ thuận lợi" cho việc giải quyết tranh chấp, xung đột, chứ không phải vì mục đích quân sự; Việt Nam tham dự Diễn đàn Nghị viện châu Á-TBD: “Châu Á-Thái Bình Dương cần tăng cường đối thoại, hợp tác tích cực vào việc xử lý và giải quyết hòa bình các tranh chấp của khu vực như vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và các cơ chế, công cụ hợp tác sẵn có, đặc biệt là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Quy tắc Hướng dẫn thực hiện DOC” - Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.
- (BBC 9/1) TQ 'sẽ đưa giàn khoan lớn' ra Biển Đông: Một quan chức Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ sớm đưa một tàu thăm dò nước sâu lớn, có tên là Ocean Oil 708, và một giàn khoan dầu khổng lồ, gọi là Ocean Oil 981 để thăm dò dầu khí ở biển Nam Hải tức Biển Đông.
- (VnMedia 10/1) Trung Quốc cảnh báo Mỹ cẩn thận lời nói, hành động: sau khi Washington thông báo một chiến lược quân sự mới theo hướng tập trung đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc bằng cách củng cố liên minh và thiết lập các căn cứ khắp châu Á.
- (CAND 9/1) Tổ quốc giữa trùng khơi: Xứng danh “113 trên biển”: Họ là những người lính Hải quân được ngư dân tham gia đánh bắt cá trên quần đảo Trường Sa ví như “kình ngư đại dương”, là “113 trên biển”…
- (Thanh Niên 9/1) Philippines phản đối tàu Trung Quốc: “Từ báo cáo của Bộ Quốc phòng và các lực lượng vũ trang Philippines, DFA phản đối vụ 3 tàu Trung Quốc, trong đó có một tàu hải quân lần lượt xuất hiện gần đảo san hô Escoda ở biển Tây Philippines ngày 11 và 12.12;” (Tuổi trẻ 9/1) Philippines phản đối tàu Trung Quốc xâm nhập biển Đông; (Dân trí 8/1) Philippines lại tố cáo hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh hải: “chỉ cách đảo Palawan khoảng hơn 100 km về phía Tây, và hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines được quốc tế công nhận”; (BBC 8/1) Philippines nói TQ 'xâm phạm chủ quyền'
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...