07/08/2011
-(Voanews 13/8) Hàng không mẫu hạm TQ gây lo ngại cho các nước Đông Á - qua việc hạ thủy tàu Varyag, Bắc Kinh cũng gởi đi một thông điệp cho các nước ASEAN rằng nước này có năng lực quân sự để khẳng định đòi hỏi chủ quyền trong vùng biển bên trong đường 9 chín đoạn đứt khúc - (Tuổi trẻ 12/8) Mỹ, Nhật lo ngại tàu sân bay Trung Quốc: Mạng phóng viên quân sự Trung Quốc (jz.chinamil.com.cn), sản phẩm của nhật báo Giải Phóng Quân Trung Quốc (PLA), ngày 11-8 đăng tin Trung Quốc có thể sử dụng tàu sân bay Thi Lang để giải quyết các tranh chấp trên biển. - (Dân trí 12/8) Trung Quốc muốn nói điều gì qua tàu sân bay đầu tiên? “Việc Trung Quốc theo đuổi tàu sân bay sẽ không thay đổi bản chất phòng vệ trong chính sách quốc phòng hay ngoại giao hoà bình của mình”; “Nhật Bản sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ quần đảo Senkaku”: người phát ngôn hàng đầu của Nhật Bản tuyên bố ngay sau khi trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng bài đe dọa có thể sử dụng tàu sân bay vừa cho chạy thử để giải quyết tranh chấp biển. - (Đất Việt 11/8) Việt Nam mua thêm hệ thống tên lửa bờ biển: Tập đoàn NPO Mashinostroenia bắt đầu chuẩn bị hợp đồng bán hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P cho Việt Nam; Tổng Bí thư: Chúng ta đã nhiều lần khẳng định chủ quyền lãnh thổ: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong cuộc gặp gỡ cử tri Hà Nội. - (GDVN 11/8) Đài Loan: Tuyệt đối không để Trung Quốc đặt chân lên đảo Ba Bình: Thứ trưởng Quốc phòng đảo Đài Loan phát biểu. - (RFI 11/8) Trung Quốc định dùng tàu sân bay xử lý tranh chấp lãnh thổ, gián tiếp đe dọa là có thể sử dụng chiếc tàu sân bay này trong các tranh chấp vùng biển; Thượng Nghị Sĩ Mỹ Jim Webb sẽ đến Việt Nam và bàn về Biển Đông, đồng thời với các vấn đề an ninh khu vực khác.
- (Hà Nội mới 11/8) Bảo vệ ngư dân là mệnh lệnh của trái tim: phỏng vấn Thiếu tướng Bùi Sỹ Trinh, Chính ủy Cục Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam.
- (VOA 10/8) TNS Jim Webb sẽ thăm VN trong chuyến công du các nước Á Châu: tại Việt Nam, ông sẽ thảo luận về nỗ lực thăng tiến các quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và nước này, cũng như các cuộc tranh chấp lãnh hải trong Biển Đông, và các vấn đề an ninh khu vực khác.
- (Dân trí 11/8) Mỹ yêu cầu Trung Quốc minh bạch về tàu sân bay, vốn đã thực hiện chuyến hành trình ra biển đầu tiên hôm qua, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
- (Thanh Niên 11/8) Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam: Các nhà truyền đạo Pháp trên tàu Amphitrite trên đường sang TQ đã ghi trong một bài tiếng Pháp năm 1701: “Paracel là một quần đảo thuộc Vương quốc An Nam. Đó là một bãi đá ngầm khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, rất nhiều lần đã xảy ra các tai nạn đắm tàu ở đó”
- (RFI 10/8) Trung Quốc cho hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên: mang tên Varyag, dài 300 mét, được chế tạo từ thời Liên Xô, được Trung Quốc mua lại của Ukraina từ năm 1998, rồi sau đó được tu sửa và trang bị toàn bộ ở Trung Quốc.
- (VnExpress 10/8) Trung Quốc và giấc mơ tàu sân bay: Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hôm nay rời cảng để chạy thử lần đầu. Đây là một phần trong giấc mơ tàu sân bay được thể hiện bằng nhiều cách của nước này.
- (Đất Việt 10/8) Ấn Độ giúp VN xây dựng hạm đội tàu ngầm: Trong khuôn khổ chương trình xây dựng đối tác chiến lược, Một quan chức của Hải quân Ấn Độ cho biết: “Chúng tôi đang giúp đỡ Việt Nam trong việc xây dựng hạm đội tàu ngầm của họ. Kinh nghiệm của chúng tôi trong vận hành tàu ngầm Kilo sẽ được chia sẻ với họ”.
- (Dân trí 10/8) Tàu sân bay Trung Quốc bắt đầu rẽ sóng: Tàu sân bay của Trung Quốc đã rời cảng Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh, đông bắc nước này, vào sáng nay 10/8 để bắt đầu chuyến chạy thử ra biển đầu tiên - hãng tin Xinhua cho biết trong khi nhấn mạnh đây là tàu “được tân trang lại”.
- (Thanh Niên 10/8) Mỹ, Trung có thể bàn vấn đề biển Đông: nhận định của giáo sư Tôn Triết, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quan hệ Trung - Mỹ tại Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc về chuyến thăm sắp tới của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, theo tờ China Daily ngày 9.8.
- (Tuổi trẻ 10/8) Biển Đông xuất hiện trong đối thoại chiến lược Việt - Ấn: Việt Nam và Ấn Độ đã đề cập vấn đề biển Đông trong cuộc họp Đối thoại chiến lược lần 2 và Tham khảo chính trị lần 5 giữa Việt Nam và Ấn Độ trong hai ngày 8 và 9-8 tại Hà Nội; Cử tri quan tâm tình hình biển Đông: cử tri 81 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ông muốn tất cả con dân VN bao giờ cũng phải ý thức chủ quyền của đất nước là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, luôn phải gìn giữ và bảo vệ.
- (Đất Việt 9/8) Quân đội TQ tập trận ở phía Nam: Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa thông báo về cuộc tập trận ở phía Nam Trung Quốc. Cụ thể thì trên website của Bộ có thông báo rằng, Quân khu Quảng Châu tập trận thường niên trong khu vực.
- (CAND 9/8) Biển Đông có yên tĩnh sau Hội nghị Bali? Bài viết đi vào tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi: vì sao Bắc Kinh chấp nhận ký vào bản thảo thuận trên và liệu sau đây tình hình biển Đông có yên tĩnh?
- (RFI 9/8) Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt vi phạm chủ quyền trên Biển Đông: Việt Nam lại một lần nữa lên án việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chất đến vùng biển quanh hai đảo Trường Sa và Hoàng Sa, khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.
- (VOA 9/8) Việt Nam cáo buộc TQ thăm dò dầu khí ở vùng biển có tranh chấp: Báo chí trong nước trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga nói rằng Việt Nam coi các hoạt động của phía Trung Quốc là vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Bà Nga nói thêm rằng Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động tương tự”.
- (Chinhphu.vn 9/8) Malaysia muốn giải quyết tranh chấp Biển Đông qua kênh ngoại giao: Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết.
- (NLĐ 10/8) Sẽ thông tin tình hình biển Đông đến người dân: ý kiến của đại biểu quốc hội sau khi tiếp xúc cử tri ở thành phố Hồ Chí Minh.
- (Thanh Niên 9/8) Chuyên gia Indonesia lo ngại Trung Quốc: Các hoạt động đánh cá xa bờ của ngư dân Trung Quốc đang khiến dư luận Indonesia lo ngại; Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: Tư liệu phía Việt Nam.
- (VOA 8/8) Phỏng vấn TS Nguyễn Nhã về bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa:
- (Dân trí 9/8) Trung Quốc “không thầu khai thác dầu của Philippines” ở Biển Đông: Ba tập đoàn dầu khí của Trung Quốc đã bác bỏ thông báo của chính phủ Philippines mới đây đưa rằng các doanh nghiệp này đã tham gia đấu thầu các hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông.
- (Đất Việt 8/8) Năm 2012, Trung Quốc khảo sát băng cháy trên biển Đông: Viện sỹ viện khoa học Trung Quốc Vương Phẩm cho biết, với ngân sách 150 triệu Nhân dân tệ, sang năm Giao Long sẽ tiến hành khảo sát thăm dò nguồn nguyên liệu băng cháy ở khu vực biển Đông.
- (Vietnam Plus 8/8) VN phản đối Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền: Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối các hoạt động của phía Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam với với việc Cục thăm dò địa chất Trung Quốc hợp tác với phía Pháp đã sử dụng tàu thăm dò “Tan Bao Hao” tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa đến phía Bắc quần đảo Trường Sa.
- (Đất Việt 8/8) Dân mạng Trung Quốc đánh giá hạm đội tàu ngầm Việt Nam: "Thiếu kinh nghiệm vận hành, khả năng làm chủ trang bị thấp, thiếu các phương tiện hỗ trợ liên quan"... là những gì mà báo Trung Quốc nhận xét về hạm đội tàu ngầm tương lai của Việt Nam;
Chỉ huy tàu sân bay TQ 'thuộc lòng' biển Đông? Thiếu tướng Li Xiaoyan đang công tác tại hạm đội Nam hải của quân đội Trung Quốc rất có thể sẽ trở thành chỉ huy tàu sân bay đầu tiên của Bắc Kinh, tờ South China Morning Post đưa tin;
- (RFI 8/8) Dầu khí : Trung Quốc đầu tư hàng loạt ra nước ngoài:
- (Hanoimoi 8/8) Mắt xích trọng yếu: bài viết nhân kỳ niệm 44 năm ngày thành lập ASEAN:
- (Vietnamnet 8/8) Tàu chiến Philippines đọ tàu sân bay TQ: Trong bối cảnh ở Biển Đông đang có nhiều bất ổn, cả hai con tàu chiến lớn của Philippines và Trung Quốc sẽ được đi vào sử dụng;
- Biển Đông: Nói với dân, dân sẽ tin hơn: Nói với dân chúng về Biển Đông, dân sẽ tin hơn vào những gì Chính phủ đã làm - ĐBQH Dương Trung Quốc nói.
- (NLĐ 7/8) “Tôi không nhầm vai ở Quốc hội”: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định như vậy tại cuộc họp báo khi bế mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII vào chiều 6-8.
- (Dantri 7/8) "Một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết, vững mạnh": toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nêu bật quá trình hình thành và lớn mạnh của ASEAN hơn 4 thập kỷ qua và những định hướng ưu tiên chính của ASEAN trong thời gian tới.
- (Đất Việt 7/8) Tổng lực nghiên cứu chủ quyền Biển Đông: Tranh chấp về biển Đông sẽ kéo dài, vì thế rất cần phải nghiên cứu nhiều và sâu sắc về nó để đảm bảo cho chúng ta biết được vị trí của mình trong tranh chấp.
- (SGTT 7/8) Tân bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Phải xây dựng cho được bộ quy tắc ứng xử COC: Việt Nam đang quyết tâm để các bên xây dựng được bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) vào năm 2012, nhân kỷ niệm 10 năm ra Tuyên bố ứng xử DOC.
- (Vietnam Plus 7/8) "Vì một Cộng đồng ASEAN đoàn kết và thịnh vượng": bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài viết nhan đề "Chủ động, tích cực, có trách nhiệm vì một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh và thịnh vượng."
- (Tuổi trẻ 6/8) Ngoại trưởng Philippines: Phải đưa vấn đề biển Đông ra Liên Hiệp Quốc: Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario vừa tuyên bố một cơ chế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ để giải quyết các tranh chấp “là con đường duy nhất để cuối cùng làm dịu các tranh chấp ở biển tây Philippines (biển Đông)”.
- (RFI 7/8) Biển Đông căng thẳng, tiềm lực hải quân Việt Nam được tăng cường: Ngày 25/07/2011 vừa qua, chiếc chiến hạm thứ hai loại Gepard mà Việt Nam đặt mua của Nga đã chính thức cập cảng Cam Ranh. Dù không được loan báo rầm rộ, nhưng sự kiện này cho thấy là Hà Nội tiếp tục củng cố lực lượng hải quân của mình.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...