07/01/2013
-(Sgtt 11/1) Hàng không mẫu hạm không chìm: Tokyo vừa ra một số quyết định: tăng ngân sách quốc phòng, củng cố lục quân, triệu đại sứ Trung Quốc đến cảnh báo Bắc Kinh “phải chấm dứt hành động xâm lấn chủ quyền bằng máy bay và tàu thuyền”; (Bdv 11/1) Bản lĩnh Việt Nam trước thử thách an ninh chủ quyền -(Petrotimes 11/1) Nhật Bản-Philippines nhất trí tăng hợp tác hàng hải: Ngày 10/1, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp Philippines Albert del Rosario nhất trí tăng cường quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác hàng hải; (Pltp 11/1) Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida: “Philippines là đối tác chiến lược quan trọng”
-(Vnmedia 11/1) Châu Á cần một Nhật Bản mạnh về quân sự?: Nhà ngoại giao hàng đầu của Philippines hôm nay (10/1) đã lên tiếng cảnh báo, những hành động “mang tính đe dọa cao” của Trung Quốc trong việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đang gây một nguy cơ lớn đối với sự ổn định ở Châu Á; (VOA 10/1) Trung Quốc kiên quyết tiếp tục tuần tra Biển Đông
-(GD 11/1) La Viện: Trung Quốc phải đề phòng bị "nước khác" đánh úp năm 2013: Mặc dù tình hình đã có sự thay đổi và "cục diện có lợi cho Trung Quốc", nhưng theo La Viện, Bắc Kinh không được lơ là, bởi có quốc gia láng giềng "cá biệt" sẵn sàng đánh úp Trung Quốc; (BBC 10/1) Shinzo Abe thăm Việt Nam đầu tiên
-(TT 10/1) Nhật - Trung đối đầu trên không?: Tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang dấy lên nỗi lo ngại mới về một cuộc đối đầu trên không giữa Nhật và Trung Quốc, qua cuộc chạy đua nhằm tăng cường và chứng tỏ tiềm lực quốc phòng của hai nước; (Toquoc 10/1) Ba động thái xác định uy thế của Nhật Bản
-(Vnplus 10/1) Nhật có thể chấp nhận chia đảo tranh chấp với Nga: Theo Đài Tiếng nói nước Nga, quan điểm của lãnh đạo Nhật Bản về vấn đề quần đảo Nam Kuril (Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc) là không thay đổi; Nhật lên án kế hoạch của TQ tuần tra đảo tranh chấp
-(TP 10/1) Siêu hạm Mỹ sắp tới Đông Nam Á: Mỹ đang có kế hoạch triển khai tàu chiến tuần duyên đầu tiên (LCS-1) mang tên USS Freedom tới Singapore vào đầu tháng 3-2013; (Petrotimes 10/1) Trung Quốc đưa Giao Long ra Biển Đông
-(GD 10/1) Trung Quốc sẽ sử dụng tàu sân bay để tấn công phía đông Đài Loan?: Bài viết nhận định như vậy khi bàn về chương trình chế tạo tàu sân bay của các nước lớn, trong đó có Trung Quốc, Nga, Mỹ...; (ANTD 10/1) Cảnh giác với “Tham vọng biển xa 2013” của Trung Quốc
-(Vnplus 10/1) "Việc Việt Nam thông qua Luật Biển là bình thường": Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định việc Việt Nam thông qua Luật Biển là việc làm bình thường và cần thiết của một quốc gia ven biển có chủ quyền, thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982; Yêu cầu Đài Loan hủy bỏ kế hoạch thăm dò dầu khí
-(GD 10/1) Tàu sân bay 22DDH Nhật Bản tạo ra mối đe dọa chí tử cho tàu ngầm TQ: Tàu sân bay trực thăng 22DDH có khả năng săn ngầm rất mạnh, có thể áp chế lực lượng tàu ngầm TQ, đồng thời sẽ là tàu chỉ huy của hạm đội tàu chiến NB; (ANTD 10/1) Nhật siết chặt “vòng kim cô” xung quanh Trung Quốc
-(TP 10/1) Hé lộ kho vũ khí tuyệt mật của Trung Quốc: Máy bay không người lái (UAV), tiêm kích tàng hình, tàu vũ trụ…là những vũ khí hiện đại và tinh vi mà Trung Quốc đang phát triển; (Bdv 10/1) Chuyên gia Nga phân tích thẳng sức mạnh quân sự Trung Quốc
-(Infonet 10/1) Tăng tàu hải giám, Trung Quốc tiếp tục tìm cách “độc chiếm” Biển Đông: Đó là nhận định của TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, khi nói về việc tăng tàu hải giám trên Biển Đông của Trung Quốc; (VNN 10/1) TQ chi tỉ đô củng cố các đảo ở Biển Đông
-(GD 10/1) Philippines sẽ hoàn tất kế hoạch mua 10 tàu tuần duyên của Nhật Bản: Ngoại trưởng Philippines và Nhật Bản dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận về việc mua 10 tàu tuần duyên của Nhật Bản cho lực lượng cảnh sát biển nước này làm nhiệm vụ trên Biển Đông nhân chuyến thăm Manila của ông Fumio Kishida; (VNN 10/1) ASEAN và 'yếu tố Trung Quốc': Giữa ngã ba chiến lược
-(GD 10/1) "Trung Quốc phải giải thích vụ tàu đổ bộ vào sát Thị Tứ, Trường Sa": Ngoại trưởng Albert del Rosario nhắc lại, Philippines kịch liệt phản đối những hành động "khó chịu" của Trung Quốc; "2013 Hải giám TQ sẽ chặn tàu Nhật Bản, Philippines, Việt Nam"
-(Vnplus 10/1) Trung Quốc phản đối Nhật tính tới “biện pháp mạnh”: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 9/1 đã lên tiếng phản đối việc Chính phủ Nhật Bản cân nhắc có biện pháp mạnh đối với việc máy bay Trung Quốc liên tục tiếp cận khu vực quanh quần đảo Senkaku; (Ddk 10/1) Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Đưa Hoàng Sa và Trường Sa vào Hiến pháp
-(Ld 10/1) Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị Tổng Thư ký ASEAN: Ngày 9.1, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh đã chính thức đảm nhận cương vị Tổng Thư ký ASEAN trong buổi lễ bàn giao trọng thể tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, Indonesia; (VNN 10/1) TQ âm thầm ‘thâu tóm’ mỏ của Philippines
-(RFI 9/1) Tokyo nhanh chóng triển khai chính sách Đông Nam Á: Ngoại trưởng Nhật Bản đã đến Manila hôm nay, 09/01/2013 trong khuôn khổ chuyến công du sẽ tiếp tục đưa ông qua Singapore, Brunei và Úc; Bộ Quốc phòng Nhật đòi thêm 2 tỷ đô la để cải thiện không quân
-(Vnplus 9/1) Việt Nam và Pháp họp bàn về hợp tác quốc phòng: Ngày 9/1/2013, tại Hà Nội, kỳ họp thứ 3 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng Việt-Pháp đã được tổ chức. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Gratien Maire, Phó Tham mưu trưởng Liên quân Pháp đồng chủ trì; Thúc đẩy hợp tác Việt Nam và Ấn Độ trên nhiều mặt
-(VNN 9/1) Philippines yêu cầu TQ xác định rõ ranh giới: Philippines ngày 9/1 đã yêu cầu Trung Quốc giải thích việc Bắc Kinh triển khai một tàu tuần tra để bảo vệ quần đảo và vùng biển giàu tiềm năng dầu mỏ mà nước này tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông; (Vnplus 9/1) Đoàn tàu hải quân Trung Quốc thăm TP Hồ Chí Minh
-(Nld 9/1) Đông Nam Á chuyển động vì biển Đông: Sự phức tạp của vấn đề biển Đông sẽ tiếp tục là thách thức cho quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN; (RFI 9/1) Biển Đông : Manila chất vấn Bắc Kinh về chỉ thị khám soát tàu thuyền
-(VNN 9/1) Căng thẳng Trung-Nhật mấp mé ‘quân sự hóa’: Trong hai ngày liên tiếp, Nhật Bản đã đưa ra hai quyết định cụ thể chi mạnh cho quốc phòng; (VOV 9/1) Quan hệ Trung - Nhật khởi đầu năm mới không thuận lợi
-(TP 9/1) Trung Quốc 'đe', Philippines đáp trả: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines ngày 8-1 lên tiếng khẳng định chủ quyền với đảo Thị Tứ, một động thái cứng rắn trước việc Trung Quốc “đe” Philippines không làm phức tạp Biển Đông; Philippines yêu cầu Trung Quốc xác định rõ ranh giới
-(GD 9/1) Philstar: Chiến hạm đổ bộ Trung Quốc kéo sát đảo Thị Tứ, Trường Sa: Chiến hạm đổ bộ Trung Quốc không chỉ xuất hiện gần đảo Thị Tứ mà còn đem theo cả xe lội nước đổ bộ và binh lính Thủy quân lục chiến đi cùng; Trung Quốc "biên chế" 4 tàu Hải giám mới xuống Biển Đông
-(VNN 9/1) Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh: 'Tôi bị sét đánh...': Trong bài phát biểu nhậm chức sáng nay (9/1) tại Jakarta, tân Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh đề cập việc ASEAN cần tăng tốc đàm phán với Trung Quốc để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông; (Nld 9/1) Tân TTK ASEAN Lê Lương Minh phát biểu về biển Đông
-(Infonet 9/1) Vì sao Nhật - Trung không thể chấm dứt 'hục hặc'?: Trong thời gian vừa qua, mối quan hệ Nhật – Trung luôn căng thẳng phần lớn là do lối hành xử đầy “khiêu khích” của Trung Quốc; Trung Quốc bố trí 55 máy bay J-6 cho Senkaku/Điếu Ngư
-(Nld 9/1) Bộ Quốc phòng Nhật được lệnh “đáp trả kiên quyết” ở Senkaku: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 8-1 đã ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera tăng cường giám sát xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư) sau khi các tàu hải giám Trung Quốc quẩn quanh khu vực trên hơn 13 tiếng; Nhật Bản hướng về Đông Nam Á
-(Sgtt 9/1) Các chuỗi đảo trong thế tranh hùng: Mỹ phát triển công nghệ máy tính và máy bay tàng hình là để đối phó với Trung Quốc, trong việc nước này muốn phong toả khả năng triển khai sức mạnh của Mỹ trên Biển Đông; (Pltp 9/1) Nhật thay đổi chính sách quốc phòng
-(Vnexpress 9/1) Thủ tướng Nhật ra lệnh tăng giám sát Senkaku/Điếu Ngư: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng tăng cường giám sát xung quanh quần đảo tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông; Cuộc đua máy bay không người lái của Trung, Nhật
-(Vnplus 9/1) “Thủ tướng Nhật Abe sẽ thăm Việt Nam trước Mỹ”: Theo đó, người lần thứ hai đảm nhiệm chức Thủ tướng Nhật dự kiến sẽ thăm Indonesia, Thái Lan và Việt Nam trong tháng này; (Ld 9/1) Philippines thận trọng với “lời mời” của Trung Quốc
-(TN 9/1) Cảnh giác với “gác tranh chấp, cùng khai thác”: Philippines tỏ ra thận trọng trước tuyên bố của Trung Quốc muốn hợp tác thăm dò dầu khí ở biển Đông; (Petrotimes 9/1) Cận cảnh 150 bản đồ chủ quyền biển đảo vừa về đến Việt Nam
-(ANTD 8/1) Mỹ chính thức đứng về phía Nhật trong tranh chấp ở Senkaku với Trung Quốc: Ngày 05/01 vừa qua, trang mạng Chinanews của Trung Quốc có bài viết với tiêu đề: “Obama phê chuẩn dự luật liên quan đến Senkaku, thừa nhận chủ quyền của Nhật Bản”; (RFI 8/1) Nhật Bản không để Trung Quốc uy hiếp
-(TN 8/1) Nhật lần đầu triệu tập đại sứ Trung Quốc dưới thời ông Abe: Nhật đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Tokyo vào hôm 8.1, để “cực lực phản đối” việc tàu công vụ Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư; Nhật sẽ sửa đổi chính sách quốc phòng trong năm 2013
-(Petrotimes 8/1) Trung Quốc kêu gọi Philippines tránh làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông: Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 7/1 thúc giục Philippines tránh làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông trước tin cho hay Manila có thể sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng trên quần đảo Trường Sa; (DT 8/1) Công bố 150 bản đồ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa
-(Petrotimes 8/1) Gần 300 lượt tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Đà Nẵng: Các tàu cá Trung Quốc vi phạm thường đi thành từng tốp có số lượng đông, cho tàu có công suất cao đi trước để hỗ trợ cho hoạt động của tốp sau; đưa tàu sắt đi giữa bảo vệ cụm tàu 4 đến 10 chiếc chiếm ngư trường; Những kỷ lục về môi trường - biển đảo Việt Nam
-(GD 8/1) Nhật triệu Đại sứ Trung Quốc phản đối tàu Hải giám "lởn vởn" ở Senkaku: Thứ trưởng Ngoại giao Nhật bản Akitaka Saiki đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, ông Trình Vĩnh Hoa tới Bộ Ngoại giao Nhật trong sáng nay; Học giả Bắc Kinh tưởng tượng "vòng vây Trung Quốc" trên Biển Đông
-(VOA 7/1) TQ kêu gọi Philippines chớ làm phức tạp thêm tranh chấp Biển Đông: Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 7/1 thúc giục Philippines chớ làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông trước tin cho hay Manila có thể sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng trên quần đảo Trường Sa; (RFI 7/1) Biển Đông 2013 : Nguy cơ đối đầu Việt-Trung
-(TP 7/1) Trung Quốc có thể quân sự hóa vấn đề Biển Đông: Những dự đoán về một cuộc chiến trên Biển Đông chưa bao giờ mạnh mẽ như vậy khi Trung Quốc liên tục có những hành động “khiêu khích” các nước láng giềng; (Vnmedia 7/1) Hải quân, Không quân Trung-Nhật lại đối đầu
-(GD 7/1) Nhật Bản tổ chức diễn tập nhảy dù đoạt đảo, răn đe đối phương: Để bảo vệ quần đảo Senkaku, Nhật Bản tỏ ra sẵn sàng hơn cho các hành động quân sự, tổ chức diễn tập đoạt đảo răn đe kẻ thù; Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng trái phép cơ sở hạ tầng ở Hoàng Sa
-(Antd 7/1) Trung Quốc phải chấm dứt những hành động khiêu khích: Sau khi hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận tại khu vực mà họ gọi là “Thành phố Tam Sa”, chính phủ Philippines đã có những phản ứng quyết liệt; Ra mắt cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa
-(TN 7/1) Đài Loan trang bị radar tối tân: Ngày 6.1, CNA dẫn nguồn tin từ lực lượng phòng vệ không trung Đài Loan cho hay một hệ thống radar cảnh báo sớm do Mỹ chế tạo vừa được lắp đặt tại huyện Tân Trúc, phía tây bắc đảo này; Nhật đẩy mạnh hợp tác an ninh biển
-(Petrotimes 7/1) Tăng cường quảng bá du lịch biển đảo: Một trong những ưu tiên trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong năm 2013 là chủ đề về du lịch biển đảo theo Chiến lược phát triển biển đảo Việt Nam; Nhật Bản 'hòa' với Hàn và 'rắn' với Trung!
-(Vnplus 6/1) Nhật sẵn sàng cho việc thực hiện quyền tự vệ tập thể: Chính phủ nước này sẵn sàng thành lập một ủy ban tư vấn để dọn đường cho Tokyo thực hiện quyền tự vệ tập thể, một mục tiêu chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe; (Vnmedia 6/1)Trung Quốc châm ngòi chạy đua vũ trang mới?
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...