05/08/2013
-(TP 8/8) Báo Nga: Trung Quốc tung 'đòn Tôn Tử' ở biển Đông: Chuyên gia Nga nhận định trong 4 -5 năm tới, Trung Quốc không có khả năng tiến hành chiến tranh mà chỉ sử dụng đội quân tàu cá, du lịch, ngư chính, hải giám làm chủ công để lấn chiếm, tranh đoạt; (TN 8/8) Philippines bác bỏ đề nghị cùng khai thác -(GD 8/8) Chuyên gia TQ coi "Mối đe dọa" từ Nhật Bản lớn hơn Ấn Độ, Philippines: Tàu Izumo hạ thủy giúp Nhật Bản có năng lực tấn công trên biển, nếu Nhật bỏ Hiến pháp hòa bình sẽ tạo ra mối đe dọa rất lớn cho Trung Quốc; Ts Trần Công Trục: 3 đề xuất của ông Vương Nghị chỉ câu giờ, chơi chữ
-(VOV 7/8) Cảnh sát biển Trung Quốc vào vùng tranh chấp với Nhật Bản: Cuối tháng 7, tàu của lực lượng này cũng đã xâm nhập lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư nhiều giờ đồng hồ; (GD 7/8) Hải quân Trung Quốc đang phong tỏa phi pháp Biển Đông?
-(NLD 7/8) 8 nhân viên tuần duyên Philippines đối mặt tội giết người: Cục điều tra quốc gia Philippines (NBI) ngày 7-8 đề nghị kết tội giết người đối với 8 nhân viên thuộc lực lượng tuần duyên nước này gây ra cái chết của một ngư dân Đài Loan hồi tháng 5; (Infonet 7/8) Chưa ra đến biển, Hải quân Trung Quốc đã “mắc kẹt”
-(Vnplus 7/8) Cận cảnh tàu chiến lớn nhất Nhật Bản vừa hạ thủy: Nhật Bản vừa hạ thủy tàu chiến lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai hôm 6/8 trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc về các vấn đề trên biển gia tăng; (Infonet 7/8) Biển Đông: Vì sao Trung Quốc không muốn thực thi đầy đủ luật pháp quốc tế?
-(VOV 7/8) Philippines và Nhật Bản cùng giới thiệu tàu chiến mới: Mỹ đã bàn giao chiếc tàu chiến thứ 2 cho Philippines để tăng cường hoạt động tuần tra biển; (VNN 7/8) "Học thuật hóa" tranh chấp biển Đông
-(TP 7/8) Học giả Nhật hiến kế nhường Nga, đấu Trung: Nhật Bản cần nhường nhịn Nga, Hàn Quốc, Đài Loan và xác định Trung Quốc vẫn là nguy cơ tiềm ẩn chiến tranh số 1, đồng thời cũng là chiếc chìa khóa để Nhật Bản phục sinh đế chế Mặt Trời; (SM 7/8) Trung Quốc bị tố hoãn binh để tránh nước ngoài can thiệp vào Biển Đông
-(TN 6/8) Trung Quốc lập tuyến tuần tra bao trùm gần hết biển Đông: Hãng Kyodo News dẫn báo cáo mật của Philippines cho biết Trung Quốc đã thiết lập một tuyến tuần tra bao trùm tất cả các đảo, bãi đá và bãi cạn tại biển Đông; (ANTD 6/8) Nga "mơ hồ và khó hiểu" trong chiến lược ở biển Đông
-(DT 6/8) Philippines quyết tăng cường tuần tra trên biển: Philippines hôm nay đã cam kết tăng cường các cuộc tuần tra trên biển khi nước này tiếp nhận tàu chiến thứ 2 từ Mỹ nhằm thúc đẩy khả năng phòng thủ trong lúc có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc; (Infonet 6/8) Tàu tuần duyên lớp Hamilton đã cập cảng Philippines
-(KT 6/8) “Trò chơi hai mặt” của Trung Quốc ở Biển Đông: Về tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”; (GD 6/8) Ts Trần Công Trục: Bằng chứng pháp lý chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
-(DT 6/8) Trung Quốc triển khai tuyến tuần tra mới trên Biển Đông: Hải quân Trung Quốc đã thiết lập và triển khai tuyến tuần tra mới ở Biển Đông đi qua tất cả các bãi đá ngầm, bãi cạn và các đảo tranh chấp. Trong khi đó, Ngoại trưởng nước này tuyên bố Trung Quốc chưa cần vội vàng ký COC; (Vnmedia 6/8) Trung Quốc đưa ra cảnh báo mới về Biển Đông
-(GD 6/8) Học giả TQ: Bắc Kinh đang "tách" Việt Nam và Philippines ở Biển Đông?!: Khâu Chấn Hải nhận định rằng về mặt chiến lược, Bắc Kinh đang có ý đồ "lôi kéo" Việt Nam hòng cô lập Philippines ở Biển Đông; (Infonet 6/8) Nhật Bản xây cảng ngăn Trung Quốc chiếm đảo
-(GD 6/8) "Quyền tự vệ tập thể" sắp được đưa vào Đại cương phòng vệ Nhật Bản: Đây là cam kết của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, trong bối cảnh Nhật Bản đang đối mặt với mối đe dọa an ninh ngày càng nghiêm trọng hiện nay; Tác chiến trên không-biển và phương án đánh phủ đầu TQ của Mỹ
-(Toquoc 5/8) Trung Quốc đẩy các nước liên minh với Mỹ: Thái độ hung hăng của Trung Quốc đang có nguy cơ là tính toán sai lầm khi vô tình đẩy các nước trong khu vực củng cố quan hệ với Mỹ. Nhật Bản cũng ra sức gia cố lực lượng chống Trung Quốc; (RFI 5/8) Philippines tăng cường lực lượng Hải quân để đối phó với Trung Quốc
-(DV 5/8) Hỏa lực miệng TQ trên Biển Đông ngày càng đa nòng: Phát biểu trong một buổi Bắc Kinh tổ chức tuyên truyền về "giấc mơ Trung Quốc đưa về cơ sở" ngày 2/8, tướng Khương Hán Bân cho tuyên bố, TQ phải chiếm bằng được Biển Đông; (TT 5/8) Ba điểm tựa, một chỗ dựa của ông Aquino
-(PetroTimes 5/8) Trung Quốc không muốn hòa đàm với Nhật Bản và Philippines: Những tuyên bố được lãnh đạo và giới truyền thông Trung Quốc, Nhật Bản và Philippines đưa ra mấy ngày qua cho thấy, 3 quốc gia kể trên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung đối với những tranh chấp biển đảo tại Biển Đông và biển Hoa Đông; Ngoại trưởng Trung Quốc nói gì về tiến trình xây dựng COC?
-(Infonet 5/8) Trung Quốc thả 100 quốc kỳ gần Senkaku/Điếu Ngư: Hiện nay, 3 tàu tuần duyên của Trung Quốc vẫn đang neo đậu gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông sau khi hộ tống một thủy thủ thả 100 quốc kỳ xuống vùng lãnh thổ đang xảy ra tranh chấp với Nhật Bản; (SM 5/8) Giải quyết bất đồng trên Biển Đông: Ba giải pháp nhưng ít lựa chọn
-(GD 5/8) Trung Quốc nói "không vội vàng" ký Quy tắc ứng xử trên Biển Đông?!: Dư luận cho rằng Trung Quốc có ý định củng cố các yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) ở Biển Đông thông qua sự phát triển sức mạnh hải quân và sự hiện diện (bất hợp pháp) của nó nên nó ít quan tâm đến việc nhanh chóng ký kết COC; "Nga là đối tác chiến lược ưu tiên của Việt Nam"
-(TN 5/8) Giải quyết vấn đề biển Đông bằng luật pháp quốc tế: Ngày 4.8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 3 - 6.8; (Antd 5/8)ASEAN-Trung Quốc: Cùng hành động vì hòa bình ở biển Đông
-(Sgtt 5/8) Đã đến lúc tăng tốc độ đàm phán COC: Theo ngoại trưởng del Rosario, cả Philippines lẫn Việt Nam đã yêu cầu ASEAN tăng tốc độ đàm phán COC với Trung Quốc; (VNN 5/8) Động thái của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương
-(TN 5/8) Nhật xúc tiến nới lỏng quy định quốc phòng: Chính quyền Tokyo tiến thêm một bước nhằm nới lỏng quy định xuất khẩu vũ khí, còn Ban Cố vấn thủ tướng đề xuất tăng quyền phòng vệ tập thể; (Pltp 5/8) Nhật sửa hiến pháp để động binh
-(Vnexpress 4/8) Việt - Trung sớm ký hiệp định cùng khai thác thác Bản Giốc: Việt Nam và Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhằm sớm ký kết Hiệp định về hợp tác khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc và Hiệp định về quy chế tàu thuyền qua lại tự do ở cửa sông Bắc Luân; (TN 4/8) Hải quân Trung Quốc thua kém Nhật Bản
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...