31/03/2014
-(TT 4/4) Quà bản đồ “nhạy cảm” của Thủ tướng Merkel: Trong hai ngày 1 và 2-4, nhiều tờ báo uy tín trên thế giới như: Time, Foreign Policy (FP), The Sydney Morning Herald (SMH)... đã đăng tin bài phản ánh sự kiện ngày 28-3, Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một tấm bản đồ cổ sau tiệc chiêu đãi; (Vnexpress 4/4) Việt Nam theo sát vụ kiện Trung Quốc của Philippines -(VNN 4/4) Vì sao Đức tặng TQ bản đồ không có Hoàng Sa?: Một tấm bản đồ cổ về Trung Quốc mà Thủ tướng Đức tặng ông Tập Cận Bình nhân dịp ông thăm châu Âu đang trở thành chủ đề tranh luận khi nó mâu thuẫn với cách người Trung Quốc nhìn nhận về những ranh giới lịch sử; (TN 4/4) Hiểu sao cũng được
-(BĐV 4/4) Mỹ ngủ gật trên biển Đông, Trung Quốc “goodbye” Nga?: Chính biến ở Kiev đã qua, tương lai của Crimea cũng đã định nhưng sóng ngầm vẫn dữ dội khi Washington đang “ngã giá” với Bắc Kinh để cô lập Moscow; (Infonet 4/4) Chủ quyền Biển Đông: Đừng tuyên truyền bằng sự cẩu thả
-(VNN 3/4) Đưa kiều bào ra thăm Trường Sa: UB Nhà nước về người VN ở nước ngoài tổ chức đưa đoàn kiều bào, báo chí kiều bào ra thăm, tặng quà nhân dân, chiến sĩ Trường Sa vào tháng 4 này; (Vnplus 3/4) TP HCM vận động 30 tỷ đồng cho quỹ Vì Trường Sa
-(TN 3/4) Tướng 'diều hâu' Trung Quốc: Gia tăng khả năng xảy ra chiến tranh Trung - Nhật: La Viện, viên tướng về hưu khét tiếng “diều hâu” của Trung Quốc, khẳng định khả năng xảy ra chiến tranh giành quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang ngày càng tăng và Trung Quốc thừa sức tự bảo vệ mình; (Petrotimes 3/4) Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Philippines hoàn toàn có quyền đưa Trung Quốc ra tòa
-(VOA 3/4) Việt-Mỹ tổ chức hoạt động trao đổi hải quân: Hai nước Việt-Mỹ sắp khởi sự các hoạt động trao đổi hải quân tại Việt Nam vào tuần sau; Trung Quốc tố cáo Philippines 'dối trá' trong tranh chấp Biển Đông
-(TN 3/4) Indonesia đưa chiến đấu cơ ra biển Đông: Bốn trong số 8 máy bay trực thăng AH-64E Apache mà Indonesia đặt mua của Mỹ sẽ được đưa ra trấn giữ vùng biển Natuna ở cực nam biển Đông; (PetroTimes 3/4) Đã là sư tử thì phải ăn thịt!
-(VTC 3/4) Hôm nay, 2 tàu ngầm Kilo chính thức gia nhập Hải quân VN: Hai tàu ngầm diesel-điện Dự án 636 Varshavyanka (NATO gọi là Kilo) đóng tại xưởng Admiralty Verfi ở St. Petersburg (Nga), ngày hôm nay sẽ chính thức gia nhập Hải quân Việt Nam; (VOA 2/4) Các nước sử dụng chiến thuật gì ở biển Đông?
-(RFI 2/4) Manila coi thường các đe dọa của Bắc Kinh trong vụ kiện Trung Quốc: Mặt khác, Philippines cũng tỏ thái độ coi thường các lời hù dọa của Trung Quốc về nguy cơ sứt mẻ quan hệ; Hội nghị Quốc phòng Mỹ-ASEAN : Mỹ nhấn mạnh lại ưu tiên Châu Á
-(VOA 2/4) Mỹ-Trung kết thúc đối thoại về Luật Biển, các vấn đề địa cực: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay cuộc Đối thoại Mỹ-Trung về Luật Biển và các vấn đề Địa cực được tổ chức tại thành phố Thanh Đảo ở Trung Quốc trong hai ngày 27/3 và 28/3 vừa qua; Chiến hạm Nhật cập cảng Manila tham gia cuộc tập trận chung
-(TN 2/4) Indonesia sẽ cho chiến đấu cơ án ngữ tại biển Đông: Không lực Indonesia đang lên kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân tại đảo Riau, phía nam biển Đông, để có đủ khả năng cho chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 và Su-30 hoạt động, tạp chí quân sự IHS Jane’s (Anh) đưa tin; (KT 2/4) 6 cuộc chiến mà Trung Quốc tham gia trong 50 năm tới
-(Nld 2/4) Trung Quốc: Philippines đang hủy hoại quan hệ 2 nước: Trung Quốc ngày 1-4 cảnh báo việc Philippines kiện Bắc Kinh đã “hủy hoại nghiêm trọng” quan hệ song phương khi yêu cầu Liên Hiệp Quốc ra phán quyết về chủ quyền trên biển Đông; (ANTĐ 2/4) Philippines chi 6,5 tỷ peso mua tên lửa phòng không MIM-23 HAWK
-(Infonet 1/4) Trung Quốc "xào xáo" để vô hiệu hoá Công ước Luật Biển 1982 thế nào?: "Trung Quốc là 1 quốc gia thành viên công ước, đã đặt bút ký phê chuẩn UNCLOS thì phải có nghĩa vụ tuân thủ Công ước này, đó là nguyên tắc"- TS Trần Công Trục nhấn mạnh; Tập trận KOMODO 2014 ngày 31/3: Diễn tập cứu hộ trên Biển Đông
-(VNN 1/4) Nhật Bản và quá trình 'cắt đứt' đau đớn với TQ: Đối với Nhật Bản, cách ly khỏi Trung Quốc là một quyết định đau đớn, bởi hầu như tất cả những giá trị văn hóa của họ đều xuất nguồn từ Trung Quốc; (TN 1/4) Cuộc chạm trán trên biển Đông
-(Infonet 1/4) Tàu cá Khánh Hòa bị cảnh sát biển Philippines bắt giữ: Chiều 1-4, ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 4 xác nhận, tàu cá của Khánh Hòa mang số hiệu KH-96365 đã bị cảnh sát biển Philippines bắt giữ vào ngày 30-3; (Infonet 1/4) Philippines khẳng định không thách thức Trung Quốc
-(Vnplus 1/4) Hai tàu huấn luyện của Nhật Bản đến thăm Philippines: Đại sứ quán Nhật Bản tại Manila cho biết hai tàu huấn luyện của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ có chuyến thăm thiện chí ba ngày tại Philippines; (DT 1/4) Mỹ tố Trung Quốc khiêu khích Philippines
-(Vnexpress 1/4) Hải quân 6 nước diễn tập ở Biển Đông: Tàu hải quân của 6 quốc gia gồm Việt Nam, Nga, Australia, Nhật Bản, Indonesia và Philippines hôm qua bắt đầu giai đoạn đầu tiên của cuộc diễn tập đa phương Komodo 2014 trên Biển Đông; (BĐV 1/4) Philippnes muốn mua hệ thống MIM-23 HAWK để làm gì?
-(GD 1/4) Châu Á-Thái Bình Dương trở thành thị trường vũ khí lớn nhất thế giới: 5 nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất là Mỹ, Nga, Đức, Trung Quốc và Pháp; 5 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, UAE và Saudi Arabia; (DT 1/4) Hàn Quốc chi 1,3 tỷ USD mua máy bay tiếp dầu
-(TT 31/3) Tổng thống Philippines khẳng định quyết tâm kiện Trung Quốc: Ngày 31-3, Tổng thống Philippines Benigno Aquino khẳng định quyết tâm kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế để giải quyết tranh chấp trên biển Đông; (BBC 31/3) TQ chỉ trích Manila vì vụ kiện Biển Đông
-(SM 31/3) Philippines bổ sung bằng chứng tố cáo bị Trung Quốc ‘bắt nạt’ tại Trường Sa: Trong khi cả thế giới vẫn tập trung vào hoạt động của các nước lớn tại La Hay, Hà Lan, ngày 30/3 vừa qua, Philippines đã nhanh chóng cung cấp lên Toàn án quốc tế tại đây một “Biên bản ghi nhớ” 4.000 trang về vụ tranh chấp lãnh hải tại Bãi Cỏ Mây; (ĐĐK 31/3) Hợp lực để nghiên cứu biển Đông
-(TT 31/3) Bộ trưởng quốc phòng Mỹ gặp các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN: Bộ trưởng quốc phòng Mỹ có một tuần kín lịch liên quan tới châu Á: lần đầu tiên ông tổ chức cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòng ASEAN ở Hawaii trước khi lên đường tới Nhật và Trung Quốc; (TN 31/3) Mỹ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc
-(Infonet 31/3) Không chấp nhận "gác tranh chấp cùng khai thác" từ "đường lưỡi bò": "Rõ ràng là Việt Nam không từ chối các giải pháp tạm thời trên cơ sở UNCLOS. Tuy nhiên, Việt Nam không thể chấp nhận quan điểm "gác tranh chấp cùng khai thác" từ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc"- TS Trần Công Trục; (BĐV 31/3) Indonesia chặn trước “lưỡi bò háu đói ” Trung Quốc trên biển Natuna
-(GD 30/3) "Mỹ cần tập trận đối phó "tam chiến" của Trung Quốc ở Biển Đông": Tâm lý chiến, dư luận chiến và pháp lý chiến là vũ khí lựa chọn đầu tiên của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ sử dụng thủ đoạn tác chiến phi thông thường; Biển Đông: Khi Philippines "mở cổng xả lũ", một mình đối chọi với TQ
-(BBC 30/3) Manila nộp tiếp bằng chứng chống TQ: Philippines hôm Chủ nhật 30/3 đệ trình bằng chứng lên tòa án quốc tế, kiện Trung Quốc vì đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông; (RFI 30/3) Trường Sa : Tàu Philippines phá vòng vây Trung Quốc, đổ bộ lên Bãi Cỏ Mây
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...