-(Infonet 2/1) Việt Nam làm gì để thực thi Luật Biển?: Trong bối cảnh tình hình Biển Đông phức tạp, việc Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam là bước đi quan trọng trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo; (Vnplus 2/1) Vận động được 8,7 tỷ đồng xây trường học ở Trường Sa

-(VNN 2/1) Truyền thông TQ quan tâm việc VN nhận tàu ngầm: Ngay khi tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội được đưa về tới cảng Cam Ranh an toàn, Tân Hoa Xã đưa tin cho biết, việc nhận chiếc tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội đầu tiên đã thu hút sự chú ý lớn tại Việt Nam; (RFI 2/1) Châu Á -TBD trước thách thức an ninh trong năm 2014

-(NLD 2/1) Cận cảnh tàu ngầm Kilo Hà Nội: Ngay sau khi tàu Rolldock về đến vịnh Cam Ranh, tàu được neo ở phía Nam vịnh đối diện với cảng tàu ngầm của Quân cảng Cam Ranh. Tàu ngầm Kilo Hà Nội được bao bọc nằm trong Rolldock và được sự hỗ trợ của nhiều tàu khác; Tàu hộ tống “tí hon” loay hoay bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh

-(GD 2/1) Thủ tướng Nhật: Không hề có ý xúc phạm tình cảm người dân Trung, Hàn: Nhật Bản khẳng định sẽ kiên trì giải thích với 2 nước láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc về chuyến viếng đền Yasukuni của Thủ tướng Shinzo Abe; (Petrotimes 2/1)Quốc phòng Trung Quốc đã thay đổi ra sao trong năm 2013?

-(GD 2/1) Mỹ sẽ theo đuổi đến cùng trục chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương: Chính phủ Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thể hiện sự sẵn sàng theo đuổi đến cùng cam kết chuyển hướng trọng tâm chiến lược tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương; "TQ đã mặc cả với Nhật về vùng nhận diện phòng không Hoa Đông từ 2010"

-(GD 2/1) Shinzo Abe thăm đền Yasukuni đẩy Mỹ vào thế bí, tiến thoái lưỡng nan: Với Mỹ khó khăn nhất là 2 đồng minh lớn không thể nói chuyện được với nhau, nó làm tổn hại đến kế hoạch cũng như ảnh hưởng của Mỹ; (PetroTimes 2/1) Sự kiện Hoàng Sa qua báo chí năm 1974 (Kỳ 1)

-(BDV 2/1) Cú sốc đầu năm Nhật Bản dành cho Trung Quốc: Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch vào đầu năm 2015 sẽ triển khai các máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk để tăng cường giám sát khu vực Senkaku nói riêng và toàn bộ các cụm đảo tây nam; Hải quân Đài Loan - Sức mạnh đáng kể trên Biển Đông

-(Petrotimes 2/12) Tàu sân bay Liêu Ninh đã về căn cứ: Truyền thông Trung Quốc cho hay, tàu sân bay Liêu Ninh của nước này đã trở về cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông đúng vào ngày đầu tiên của năm mới 2014 sau khi hoàn thành nhiệm vụ thử nghiệm và huấn luyện tại Biển Đông trong thời gian 37 ngày; (SGTT 2/12) COC tiếp tục là ưu tiên trong 2014 

-(ANTD 1/1) Nhật đưa máy bay chiến đấu ra đảo, triển khai UAV đối phó Trung Quốc: Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch vào đầu năm 2015 sẽ triển khai các máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk để tăng cường giám sát khu vực Senkaku nói riêng và toàn bộ các cụm đảo tây nam; (TN 1/1) Trung Quốc cải tổ quân đội để 'đối phó liên minh Nhật - Mỹ'?

-(BDV 1/1) Câu chuyện bó đũa về thế trận tàu ngầm Đông Nam Á: Một số quốc gia Đông Nam Á đã và đang xây dựng cho mình hạm đội tàu ngầm chiến đấu, tuy nhiên, sức mạnh ngầm mà họ đang sở hữu vẫn chưa bằng một phần của Trung Quốc; (TN 1/1)Việt Nam đã có tàu ngầm từ lâu?

-(KT 1/1) Tàu sân bay Liêu Ninh đã rời khỏi Biển Đông: Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh đã hoàn toàn rời Biển Đông với việc cập bến quân cảng tại Thanh Đảo vào ngày hôm; (RFI 1/1) Thủ tướng Nhật : Hiến pháp sẽ được sửa đổi từ nay đến năm 2020

-(Vnplus 1/1) Tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam được bốc dỡ thế nào?: Việc bốc dỡ các thiết bị rời kèm theo của tàu ngầm Hà Nội trên tàu Rolldock Sea sẽ được tiến hành sau khi chiếc tàu vận tải này về tới Vịnh Cam Ranh vào đêm 31/1; Bộ trưởng Nội vụ Nhật Bản đến viếng đền Yasukuni

-(GD 1/1) Tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là bia mục tiêu đơn giản của tàu chiến Mỹ: TQ đang thực hiện "chủ nghĩa mạo hiểm" quân sự, bỏ "trỗi dậy hòa bình", thấy Mỹ "yếu" là ra sức đòi hỏi lãnh thổ, bị liên minh đối phó thì chẳng thông minh gì; (Vnexpress 1/1) Tàu ngầm Kilo đã về đến quân cảng Cam Ranh

-(Infonet 1/1) Nhìn lại 1 năm Luật Biển Việt Nam có hiệu lực: Ngày 01/01/2014, là ngày tròn 1 năm Luật Biển Việt Nam có hiệu lực. Đây là sự kiện pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng; (KT 1/1) Giả định Nhật - Trung đánh nhau, điều gì xảy ra?

-(GD 1/1) Học giả TQ: Việt Nam thận trọng với kêu gọi của Vương Nghị chống Nhật: Giáo sư Giả Tú Đông nói với Bưu điện Hoa Nam, các quốc gia như Việt Nam sẽ thận trọng với (kêu gọi của Bắc Kinh) hành động chống lại Nhật Bản; (TT 31/12) Hoan nghênh đưa kiến thức biển Đông vào sách giáo khoa

-(VOV 31/12) Các nước tiếp tục phản đối Thủ tướng Nhật thăm đền Yasukuni: Cả Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc đều kịch liệt lên án hành động này của Thủ tướng Shinzo Abe; (TT 31/12)Trung Quốc: Sẽ không có đối thoại nào với thủ tướng Nhật

-(VOV 31/12) Nhìn lại bốn năm đối thoại quốc phòng Việt-Trung: Bốn phiên đối thoại quốc phòng đã giúp tạo dựng lòng tin cũng như vạch ra nhiều giải pháp thúc đẩy quan hệ giữa 2 nước; (VOA 31/12) Căng thẳng Mỹ-Trung làm lu mờ nỗ lực xây dựng quan hệ theo 'mô thức mới'

-(GD 31/12) Myanmar: Không thể chống lại TQ ở Biển Đông, nhưng không như Campuchia: Myanmar cho biết nước này sẽ tìm cách cạnh tranh với các phương pháp tiếp cận của Brunei về Biển Đông và nỗ lực hướng tới một giải pháp ngoại giao; "ASEAN im lặng trước ADIZ Hoa Đông là phục tùng Trung Quốc"

-(Infonet 31/12) Nhật – Trung tránh chiến tranh bằng cách nào?: Theo nhà nghiên cứu Kishore Mahbubani, Nhật Bản có thể “hạ nhiệt” bằng một hành động đơn giản: bán lại các hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư; (LD 31/12) Nhật Bản không nên đánh giá thấp khả năng quân sự của Trung Quốc

-(Petrotimes 31/12) Nhìn lại kết cục của cuộc Hải chiến Hoàng Sa (Kỳ 2): Sai lầm về ước tính tình báo và nhầm lẫn về chiến thuật điều quân đã khiến Việt Nam Cộng hòa thất bại trong trận hải chiến Hoàng Sa?; (TP 31/12) Ngoại giao nhân dân góp phần bảo vệ chủ quyền

-(GD 31/12) Tần Cương: Thủ tướng Nhật "đạo đức giả" sẽ không có cơ hội thăm TQ: Trung Quốc không chào đón một nhà lãnh đạo Nhật Bản như vậy và các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không gặp ông ấy. Abe đã tự đóng cửa các cuộc đàm phán; Mỹ tiếp tục bày tỏ "thất vọng" về chuyến thăm Yasukuni của ông Abe

-(Infonet 31/12) Đức khuyên Nhật đối mặt “trung thực” với quá khứ: Hôm qua (30/12), Đức cho rằng nước này đã đối diện một cách “trung thực” quá khứ Chiến tranh thế giới II và cho rằng Nhật Bản nên hành động tương tự; (PetroTimes 31/12) Myanmar sẽ giải quyết vấn đề Biển Đông như thế nào?

-(VTC 31/12) Cảng Cam Ranh trước giờ đón tàu ngầm Kilo Hà Nội: Quân cảng Cam Ranh đã sẵn sàng các thủ tục nhận và treo cờ quân chủng trên tàu ngầm Kilo Hà Nội; Tàu ngầm Kilo Hà Nội phải đương đầu với điều gì?

-(TN 30/12) Trung Quốc có thể đánh bại Mỹ ở Tây Thái Bình Dương?: Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có khả năng đánh bại Mỹ và đồng minh nếu xảy ra xung đột ở Tây Thái Bình Dương, theo nhận định của một nhà nghiên cứu người Nga; Trung Quốc tuyên bố không đối thoại với Thủ tướng Nhật Bản

-(PetroTimes 30/12) Kilo Hà Nội và Su 30 "phá" chiến thuật Không - Hải chiến Biển Đông bằng cách nào?: Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ đã xoay trục chiến lược về Thái Bình Dương và cụ thể là Biển Đông để đối phó; Vì sao ASEAN chậm phản ứng với “vùng phòng không” của Trung Quốc?

-(Vnexpress 30/12) Căn cứ bí mật của tàu ngầm Hà Nội: Tàu ngầm Hà Nội - tàu ngầm tấn công đầu tiên của Việt Nam sẽ đậu ở Cam Ranh, nơi được xem là một trong những quân cảng tốt nhất thế giới; (TP 30/12)Kỷ nguyên Thái Bình Dương chuyển động
-(GD 30/12) TQ phát triển vũ khí kiểu “trăm hoa đua nở”, có thể đe dọa nước khác: Gần đây, các loại vũ khí trang bị của Trung Quốc liên tục xuất hiện, được cho là phát triển kiểu "giếng phun" và vì lợi ích, vị thế "nước lớn" của họ; Tân Hoa xã: “Quân sự học Shinzo Abe” ra đời

-(TN 30/12) Hàn Quốc tăng cường sức mạnh tác chiến không - biển: Tình hình Đông Bắc Á ngày càng căng thẳng buộc Hàn Quốc phải không ngừng nâng cao năng lực chiến đấu trên biển lẫn trên không; (SM 30/12) Nhật Bản sẽ mở ‘tour chủ quyền’ tới Senkaku cho phóng viên quốc tế

-(VNN 30/12) Việt - Trung: có thể hóa giải 'thông tin trái ngược': "Hai nước láng giềng dù có nhiều lúc thăng trầm, nhưng nếu nhìn toàn cục hai nước đã làm được nhiều việc" - Ông Vũ Xuân Hồng nói; (PLTP 30/12) Một bước lùi của Thủ tướng Shinzo Abe

-(Infonet 30/12) Vì sao Trung Quốc quyết cướp Biển Đông?: Nếu mất Biển Đông, Trung Quốc sẽ mất toàn bộ quyền kiểm soát đối với một tuyến đường sinh mệnh rất dài trên biển, tuyến quốc phòng bị thu hẹp, con đường ra biển của miền Nam Trung Quốc bị bóp nghẹt; (PetroTimes 30/12)Bí mật về căn cứ của "sát thủ Biển Đông" Kilo Hà Nội

-(GD 30/12) "Kiện Trung Quốc là canh bạc táo bạo và nước cờ quyết định": "Khi Philippines không mạnh về kinh tế và quân sự như các nước khác thì các quy định của luật pháp quốc tế sẽ giữ vai trò đối trọng cân bằng tuyệt vời"; (BDV 30/12) Philippines thay máu quân đội để đối phó ai?

-(VNN 30/12) Tàu ngầm rẻ TQ đe dọa tàu sân bay đắt tiền Mỹ?: Với động cơ êm ả, các loại tàu ngầm thông thường tốt nhất của Trung Quốc được trang bị ngư lôi và tên lửa hiện đại có thể là mối đe dọa lớn nhất với bất kỳ đối phương nào, kể cả Hải quân Mỹ; Tàu ngầm Kilo đang về cảng Cam Ranh

-(Vnmedia 30/12) Trung, Nhật sầm sập lao đến chiến tranh?:  Trung Quốc và Nhật Bản – hai cường quốc hùng mạnh nhất khu vực Châu Á, đang “quần thảo” nhau trên bầu trời, “vật lộn” nhau trên biển và khẩu chiến gay gắt với nhau trên chính trường; (ĐV 30/12) Thủ tướng Thái cứng rắn, Nhật khiến Mỹ khó xử

-(Vnexpress 29/12) Tàu Trung Quốc đến đảo tranh chấp sau khi Abe thăm đền: Trung Quốc hôm nay điều tàu vào gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, vài ngày sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thăm đền Yasukuni khiến Bắc Kinh giận dữ; (QDND 29/12) Giữ vững chủ quyền, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để đất nước tiếp tục phát triển