03/03/2014
-(GD 6/3) Trung Quốc triển khai cả 3 tàu ngầm 094 và 1 tàu ngầm 093 ở Tam Á?: Tại căn cứ Tam Á không chỉ có các hạng động tàu ngầm dưới nước, mà còn có các công trình bí mật dự trữ tên lửa, tạo mối đe dọa ít bị phát hiện; (Petrotimes 6/3) Trung Quốc tìm hòa bình bằng "sức mạnh quân sự"? -(DT 6/3) Việt Nam-Hoa Kỳ tiếp tục duy trì hòa bình ở Biển Đông: Ngày 4/3, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách chính trị Hoa Kỳ Wendy Sherman đã thăm Việt Nam; (VOV 6/3) 61 thuyền viên Việt Nam bị bắt giữ ở Indonesia chưa được thả
-(TN 5/3) Đài Loan nói đe dọa quân sự từ Trung Quốc không giảm: Mặc dù quan hệ giữa hai bên bờ eo biển Đài Loan có dấu hiệu ấm lên trong thời gian qua nhưng Cơ quan Phòng vệ Đài Loan khẳng định mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc đối với vùng lãnh thổ này vẫn không giảm; (BBC 5/3)TQ tăng ngân sách quốc phòng
-(Infonet 5/3) Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ dự Hội nghị Tư lệnh Quốc phòng ASEAN: Hội nghị không chính thức Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 11 (ACDFIM-11), diễn ra tại thủ đô Nay-pi-đô, Mi-an-ma ngày 5-3; (Petrotimes 5/3) Xuống thang để thôn tính
-(Infonet 5/3) Nhật Bản đào tạo 3.000 lính giữ đảo tranh chấp với Trung Quốc: Nhật Bản đang lên kế hoạch thành lập một lực lượng đổ bộ đặc nhiệm với 3.000 binh sĩ theo mô hình của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh ngày càng nóng; TS Trần Công Trục giải đáp về Luật Biển: Đảo, đá và các bãi cạn là gì?
-(GD 5/3) Philippines trông chờ cùng TQ khai thác dầu khí trái phép bãi Cỏ Rong: "Chúng tôi phải lựa chọn hợp tác với một bên nào đó có tiềm lực, và ai biết được sẽ có những rủi ro địa chính trị nào", Pangilinan nói, ám chỉ đến tranh chấp; (DT 5/3) Thủ tướng đánh giá cao sáng kiến của Indonesia về Biển Đông
-(GD 4/3) Ngoại trưởng Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc ngồi vào bàn đối thoại: Kishida vẫn bảo vệ chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Shinzo Abe với khẳng định, chính sách ngoại giao và công nhận lịch sử của Nhật không có gì thay đổi; (Infonet 4/3) Sẽ có triển lãm chủ quyền đặt tại Trường Sa
-(BĐV 4/3) Hé lộ thông tin về tàu sân bay nội địa của TQ: Báo Nga vừa tiết lộ thông tin về các dòng hàng không mẫu hạm do Trung Quốc đang bí mật chế tạo tại Đại Liên và Thượng Hải; (TN 4/3) Trung Quốc bí mật đóng 2 tàu sân bay
-(NLD 4/3) Tàu Hải quân Singapore thăm hữu nghị Việt Nam: Ngày 4-3, tàu Hải quân RSS Resolution của Singapore cùng 250 sĩ quan, thủy thủ đã cập cảng Tiên Sa (TP Đà Nẵng) bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam; (VOA 4/3) Quân đội Trung Quốc ‘sẽ đáp trả các khiêu khích về lãnh thổ’
-(GD 3/3) Dân Philippines biểu tình: Kiên quyết không lấy "củ cà rốt" Trung Quốc: "Củ cà rốt" Trung Quốc đã khiến người dân Philippines giận dữ. Hôm Thứ Hai 3/3, một nhóm người Philippines mang theo băng rôn khẩu hiệu phản đối Trung Quốc; Không quân Mỹ-Nhật-Australia tập trận ở Guam ngăn chặn Trung Quốc
-(CAĐN 3/3) Thêm một tàu cá bị tấn công, lấy tài sản ở Hoàng Sa: Khoảng 12 giờ ngày 3-3, sau nhiều ngày bị tàu lạ tấn công, thu hết ngư cụ trên vùng biển Hoàng Sa, tàu cá mang số hiệu QNg 90479ts của ông Võ Văn Lựu, trú xã Bình Châu, H. Bình Sơn về đến Cảng Sa Kỳ; (PetroTimes 3/3) Trì hoãn sinh căng thẳng
-(Infonet 3/3) Báo Nga hé lộ chi tiết 2 tàu sân bay mới của Trung Quốc: Tờ Military Parade của Nga đã tiết lộ thêm chi tiết về 2 tàu sân bay nội địa đang được đóng mới tại thành phố Đại Liên và Thượng Hải của Trung Quốc; (Vnmedia 3/3) Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm tàu sân bay Liêu Ninh
-(GD 3/3) Bình luận đáng chú ý về "chủ nghĩa Monroe phiên bản Trung Quốc": TQ là quốc gia kiểu truyền thống, coi trọng quân sự, sẽ tập trung vào lãnh thổ, áp chủ nghĩa Monroe với khu vực, nhưng báo Mỹ cho sức mạnh quân sự là lỗi thời; Không khởi kiện, Trung Quốc sẽ còn được đà lấn tới
-(BĐV 3/3) Indonesia hành động trước mối đe dọa Trung Quốc ở Biển Đông: Ngày 1/3, Tư lệnh Lực lượng vũ trang Indonesia (TNI) Moeldoko vừa tuyên bố TNI sẽ triển khai thêm các hoạt động trên BĐ; Singapore phát triển 'sát thủ' diệt tàu ngầm Biển Đông
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...