03/12/2012
-(DT 7/12) Vụ tàu Bình Minh 02: Trung Quốc ngang nhiên vu cáo Việt Nam: Ngày 6/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên vu cáo Việt Nam đuổi các tàu cá Trung Quốc ở vùng biển gần tỉnh Hải Nam, trong khi chính tàu của Trung Quốc gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 trên vùng biển Việt Nam; Trung Quốc và chiến lược “mềm nắn, rắn buông” ở Biển Đông -(Ld 7/12) Không chỉ là miếng ăn của ngư dân: Ngô Sĩ Tồn - Chủ nhiệm Văn phòng Đối ngoại tỉnh Hải Nam kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải Nam Trung Quốc - cho biết sẽ áp dụng quy định kiểm soát biển Đông từ ngày 1.1.2013, trong phạm vi 12 hải lý tính từ các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền; Vụ tàu Bình Minh 02: Trung Quốc vu cáo Việt Nam; Thu giữ nhiều tài liệu vi phạm chủ quyền Việt Nam
-(VNN 7/12) Trung Quốc trả đũa Luật Biển Việt Nam?: Tuần Việt Nam trò chuyện với Giáo sư Carl Thayer về mối liên quan giữa những động thái mới đây của Trung Quốc tại Biển Đông; (TP 7/12) Học giả Trung Quốc phản đối 'Hộ chiếu Lưỡi bò
-(TT 7/12) Trung Quốc ngày càng hiếu chiến: Giới chuyên gia chính trị quốc tế nhận định chính quyền Trung Quốc sẽ tiếp tục các chính sách cứng rắn và hiếu chiến cố hữu của mình để áp đặt chủ quyền bất hợp pháp trên biển Đông; (Ddk 7/12) Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý biển và hải đảo Vũ Thanh Ca: Ngư dân Việt Nam không đơn độc
-(VOV 7/12) Hơn 4.500 lượt tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền: Tháng 11/2012 đã phát hiện, xử lý 411 trường hợp sử dụng hộ chiếu có in hình đường lưỡi bò; (Pltp 7/12) EU và Đức lo ngại về tự do hàng hải ở biển Đông
-(TN 7/12) Liên minh để đảm bảo an ninh hàng hải: Những bất ổn tiềm ẩn trong khu vực khiến một số nước hình thành liên minh an ninh hàng hải, trong đó bao trùm cả khu vực biển Đông; (TP 7/12) Kế hoạch kiểm tra tàu nước ngoài của Trung quốc: Mập mờ, nắn gân
-(Vnplus 7/12) Hộ chiếu Trung Quốc: Lưỡi bò hay không cũng bác: Cục Di Trú Philippines (BI) ngày 6/12 công bố chỉ thị từ chối đóng dấu tất cả hộ chiếu Trung Quốc, kể cả cũ lẫn mới; (Ld 7/12) Philippines thúc giục Trung Quốc lắng nghe “tiếng nói từ quốc tế”
-(Bdv 6/12) TQ chặn bắt tàu thuyền ở Biển Đông: Sáng kiến cấp tỉnh?: Sau khi tung ra quả bóng thăm dò "chặn bắt tàu thuyền ở Biển Đông" và bị phản ứng dữ dội, một chuyên gia Trung Quốc nói đó chỉ là sáng kiến cấp tỉnh và chủ yếu nhằm vào ngư dân Việt Nam; (Vnexpress 6/12) Học giả Trung Quốc: 'Đừng lôi đường 9 đoạn ra nữa'
-(Vnexpress 6/12) Trung Quốc đáp trả Ấn Độ về Biển Đông: Bắc Kinh vừa có phản ứng với New Delhi, sau khi tư lệnh hải quân Ấn Độ tuyên bố nước này sẵn sàng đưa tàu tới bảo vệ những lợi ích tại Biển Đông; Ngư dân quyết bám biển bất chấp Trung Quốc kiểm soát tàu cá
-(TT 6/12) Philippines ngưng đóng dấu lên hộ chiếu mới của Trung Quốc: Cục Nhập cảnh Philippines (BI) ngày 5-12 thông báo bắt đầu ngưng đóng dấu lên các hộ chiếu Trung Quốc có bản đồ hình lưỡi bò, Philippine Star dẫn lời ủy viên phụ trách BI Ricardo David Jr; (Antd 6/12) “Trung Quốc đi ngược lại luật pháp quốc tế”
-(NLd 6/12) Bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp cứng rắn: Theo ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam: Việt Nam cần có hành động bắt giữ các tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền và đưa ra xét xử như Nhật Bản, Philippines đã áp dụng; (Infonet 6/12) Làm đứt cáp tàu Bình Minh 2: Trung Quốc đang muốn gì?
-(Petrotimes 6/12) Mỹ yêu cầu Trung Quốc giải thích về kế hoạch khám xét tàu nước ngoài ở Biển Đông: Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke tuyên bố Mỹ yêu cầu Bắc Kinh giải thích rõ ràng về quyết định từ ngày 1/1/2013 sẽ kiểm tra các tàu thuyền nước ngoài ở vùng Biển Đông đang có tranh chấp; Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ không nên 'dây' vào Biển Đông
-(Infonet 6/12) Trung Quốc: Ấn Độ không được thăm dò dầu khí ở Biển Đông: Ngày 5/12, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo Ấn Độ không nên “đơn phương” theo đuổi các dự án thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông đồng thời tuyên bố phản đối bất kỳ sự can dự nào của một quốc gia “ngoài khu vực” vào vùng biển này; (TN 6/12) Thượng viện Mỹ ủng hộ Nhật trong tranh chấp
-(VNN 6/12) Bước leo thang mới của Trung Quốc: Từ lưu hành hộ chiếu lưỡi bò đến việc lặp lại hành động phá hoại đối với tàu Bình Minh 2, chính quyền Trung Quốc đang dấy lên làn sóng phản đối và gây bất bình trong công luận Việt Nam và rất nhiều nước; Trung Quốc sẵn sàng đối đầu với thách thức?
-(Vnplus 6/12) Giới quan sát: Trung Quốc sẽ lấn tới tại Biển Đông: Các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc dường như đã khởi động trở lại đường lối cứng rắn về vấn đề Biển Đông; (Sggp 6/12) Tuyên bố khám xét tàu ra vào biển Đông của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế
-(DV 6/12) Cả dân tộc phải đứng bên ngư dân: “Chúng ta phải coi ngư dân nước ta là chiến sĩ tiên phong trên biển. Cả dân tộc phải luôn đứng bên cạnh họ, cùng nhau bảo vệ, không để mất chủ quyền trên biển…”; Thêm nhiều vụ tàu cá Trung Quốc cướp tài sản ngư dân
-(TN 6/12) Trung Quốc tạo tiền lệ nguy hiểm: Việc Bắc Kinh tự ban hành quyền kiểm tra tàu bè trên biển Đông là một tiền lệ nguy hiểm làm gia tăng bất ổn trên biển Đông; (TT 6/12) Mưu đồ phi pháp nhắm vào ngư dân Việt Nam
-(Pltp 6/12) Biển Đông thành hiểm lộ!: Biển Đông vốn là nơi con đường thông thương kinh tế. Con đường này không thể tách rời lợi ích của rất nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới; Trung Quốc muốn tạo nguyên trạng mới ở biển Đông
-(RFI 5/12) Trung Quốc lùi bước tại Biển Đông trước sức ép của quốc tế?: Ngô Sĩ Tồn, lãnh đạo sở Ngoại Vụ tỉnh Hải Nam, kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải, đã công nhận rằng : Các quy định mới về chận xét và xua đuổi tàu ngoại quốc - được tỉnh này thông qua vào hạ tuần tháng 11/2012 - chỉ là một sáng kiến cấp tỉnh; (VOA 5/12) Tăng cường hợp tác an ninh tại Châu Á Thái Bình Dương
-(DT 5/12) Philippines bổ nhiệm nhà ngoại giao cứng rắn làm đại sứ tại Trung Quốc: Tổng thống Philippines hôm nay 5/12 đã bổ nhiệm một nhà ngoại giao cấp cao, được xem là có quan điểm cứng rắn làm tân đại sứ tại Bắc Kinh; (VNN 5/12) Mỹ muốn TQ làm rõ quy định kiểm tra tàu lạ
-(Gd 5/12) Ấn Độ chậm trễ chế tàu sân bay, lo ngại TQ xâm nhập vùng ảnh hưởng: Cùng chạy đua gây ảnh hưởng trong khu vực, Ấn Độ và Trung Quốc đang cạnh tranh quyết liệt về tăng cường sức mạnh trên biển, trong đó có tàu sân bay; (Pltp 5/12) Ấn Độ thủ thế đối phó Trung Quốc
-(Petrotimes 5/12) Bắc Kinh vẫn nói một đằng làm một nẻo: Thực tế Bắc Kinh đang thực thi những hành động mang tính “cả vú lấp miệng em”, “tạo sự đã rồi”… nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông cũng như gặm nhấm dần biển Hoa Đông; (TP 5/12) Kế hoạch của Trung Quốc trên Biển Đông: Trong và ngoài nước phản đối mạnh mẽ
-(TT 5/12) Philippines đề cử đại sứ mới ở Trung Quốc: Ngày 5-12, tổng thống Philippines đã đề cử thứ trưởng ngoại giao Erlinda Basilio làm đại sứ Philippines tại Bắc Kinh. Bà sẽ thay thế người tiền nhiệm bị đột quỵ tại Bắc Kinh hồi tháng 8; (VNN 5/12) 'Nước Đại Nam đối diện với Mỹ và Trung Hoa'
-(TN 5/12) Ý đồ bình thường hóa những điều phi lý: Các chuyên gia đánh giá những hành động ngang ngược liên tiếp của Trung Quốc ở biển Đông vừa qua là nhằm ý đồ biến không thành có; Mỹ muốn Trung Quốc làm rõ quy định khám tàu ở biển Đông
-(BDV 5/12) TQ quấy rối thềm lục địa VN: 'Không vì thế mà ta nhụt chí': Đây không phải sự ngẫu nhiên, mà có tính toán kỹ lưỡng. Một lần nữa Trung Quốc chính thức hóa yêu sách đường lưỡi bò phi lí; (DT 5/12) Trung Quốc ra sách về quần đảo tranh chấp với Nhật Bản
-(Sgtt 5/12) Việt Nam cần phải bắt giữ tàu cá cắt cáp: Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị về vụ việc tàu Bình Minh 2 của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) một lần nữa bị tàu cá Trung Quốc “làm đứt cáp” hôm 30.11, ông Trần Công Trục nhấn mạnh, Việt Nam cần phải bắt giữ tàu cá xâm phạm trái phép đó; Vì sao – Trung Quốc? Thế nào – Việt Nam?
-(Ld 5/12) Hòa bình không đến từ một phía: Những hoạt động gây hấn liên tiếp của Trung Quốc trên biển Đông thực sự là mối quan ngại của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế; (Infonet 5/12) Báo Mỹ: “Hành động của Trung Quốc là không thể chấp nhận được”
-(VNN 5/12) Khi TQ áp 'luật nhà' ở Biển Đông: Những quy định mới mà một tỉnh Trung Quốc đưa ra hồi cuối tuần cho phép cảnh sát biển can thiệp và ngăn chặn các tàu ở Biển Đông đã làm gia tăng những quan ngại trong khu vực này và cả ở Mỹ; Thấy gì từ những động thái mới của Trung Quốc?
-(Bdv 5/12) Gây đứt cáp Bình Minh 02: Trung Quốc có ý đồ gì?: Sau khi cho lưu hành “hộ chiếu lưỡi bò”, một nhóm tàu đánh cá Trung Quốc đã vây quanh và gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang làm nhiệm vụ trong vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam; (Sgtt 5/12) Bàn chính sách đối phó với Trung Quốc
-(RFI 4/12) Tàu Trung Quốc lại xâm nhập vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư: Một tàu hải giám của Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng biển 12 hải lý thuộc đảo Minamikojima, thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong khoảng 10 phút; (BBC 4/12) Trung Quốc cắt cáp 'do tình cờ'?
-(Vnplus 4/12) Ấn Độ có thể điều quân bảo vệ lợi ích ở biển Đông: Đô đốc D.K. Joshi cho rằng sự hiện đại hóa nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc là điều “quan ngại lớn,” đồng thời nói rõ “Ấn Độ sẽ bảo vệ các lợi ích của mình tại Biển Đông, kể cả khi phải điều quân đến đó”; Phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông
-(Ld 4/12) Trung Quốc phản đối dự luật Mỹ liên quan đến đảo tranh chấp: Trung Quốc hôm 3.12 bày tỏ quan ngại sâu sắc và kịch liệt phản đối một dự luật của Mỹ có liên quan đến đảo tranh chấp thuộc Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật; (Ddk 4/12) Làm gì để bảo vệ ngư dân?
-(Infonet 4/12) Nhật – Trung bên bờ vực xung đột quân sự vì Senkaku: Tình hình tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư vẫn diễn ra căng thẳng và theo tờ The Globe and Mail, những động thái nguy hiểm trên biển Hoa Đông có thể đưa Nhật Bản và Trung Quốc vào một cuộc xung đột có vũ trang; (VOV 4/12) Trung Quốc phản đối Mỹ bảo vệ Nhật về Senkaku/Điếu Ngư
-(Petrotimes 4/12) Trung Quốc 'giãy nảy' vì Mỹ coi Senkaku thuộc Nhật Bản: Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự luật sửa đổi quốc phòng cho năm tài chính 2013 với một mục bổ sung về quần đảo Senkaku; Trung Quốc tham vọng nâng sản lượng khai thác khí ở Biển Đông lên 15 tỉ m3/năm
-(Nld 4/12) Tàu hải giám Trung Quốc quay lại Senkaku: Tàu hải giám Trung Quốc ngày 4-12 đã tiến vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khoảng thời gian ngắn; (TT 4/12) Hạ thủy tàu phục vụ giàn khoan
-(Vnexpress 4/12) Nguy cơ căng thẳng gia tăng trên Biển Đông: Quy định của Trung Quốc công bố tuần trước về việc lục soát và trục xuất các tàu trên Biển Đông khiến nhiều nước lo ngại rằng căng thẳng tại vùng biển này sẽ leo thang; Phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam
-(GD 4/12) Kiểm ngư sẽ tham gia bảo vệ chủ quyền biển: Lực lượng kiểm ngư được thành lập nhằm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam; (Bdv 4/12) GS Carl Thayer: 'VN nên có dấu riêng đặc trị 'hộ chiếu lưỡi bò’
-(Toquoc 4/12) Bắc Kinh với sự ngang ngược mới tại Biển Đông: Hy vọng của cộng đồng quốc tế về việc ban lãnh đạo mới Trung Quốc có thể giảm các hành động gây hấn so với trước là “một giả thiết có cơ sở” chăng?; (VNN 4/12)Ấn Độ tính khả năng điều quân tới Biển Đông
-(Vnmedia 4/12) Biển Đông: Ấn Độ sẵn sàng can thiệp vũ trang:Tư lệnh Hải quân Ấn Độ - Đô đốc D.K. Joshi hôm nay (3/12) đã tuyên bố một cách đầy quả quyết rằng, nước này sẽ bảo vệ sự tự do hàng hải đồng thời sẵn sàng can thiệp vào Biển Đông để bảo vệ các quyền lợi kinh tế của họ ở vùng biển; (VNN 4/12) Điều ngạc nhiên của tướng Pháp về 'hộ chiếu lưỡi bò'
-(TN 4/12) Tàu cá Trung Quốc phá cáp tàu Bình Minh 02: Tối 3.12, trao đổi với Thanh Niên, ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), cho biết thông tin tàu Bình Minh 02 bị tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp đã được xác nhận trên website của tập đoàn này; (Vnplus 4/12) PVN phản đối tàu Trung Quốc cắt cáp Bình Minh 02
-(TN 4/12) Trung Quốc đơn phương kiểm soát biển Đông: Bắc Kinh vừa đơn phương cho phép cảnh sát biển chặn và lục soát tàu tại nhiều khu vực trên biển Đông; Vi phạm Công ước LHQ
-(TP 4/12) Người Trung Quốc, Nhật Bản phản đối hộ chiếu có 'đường lưỡi bò': Nhiều học giả, thường dân Trung Quốc nói về cái hại của hộ chiếu in bản đồ có “đường lưỡi bò”, coi đó là thiếu lý trí, phi đạo đức; (TT 4/12) Trung Quốc ngang ngược đòi kiểm soát biển Đông
-(Vnplus 4/12) Singapore e ngại Trung Quốc chặn tàu ở Biển Đông: Singapore ngày 3/12 đã bày tỏ quan ngại về kế hoạch của Trung Quốc chặn và kiểm tra các tàu hoạt động tại vùng biển mà Bắc Kinh coi là lãnh hải của Trung Quốc trên Biển Đông; (RFI 3/12) Hải quân Ấn Độ sẵn sàng bảo vệ tập đoàn ONGC tham gia thăm dò dầu khí ở Biển Đông
-(RFI 3/12) Trung Quốc phản đối Thượng viện Mỹ thừa nhận Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản: Bắc Kinh đã lên tiếng « kiên quyết phản đối » một điều bổ sung vào dự luật quốc phòng Mỹ vừa được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua, thừa nhận quyền quản lý quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản; Trung Quốc có kế hoạch nâng sản lượng khai thác khí lên 15 tỷ mét khối ở Biển Đông
-(Gd 3/12) Tranh chấp Senkaku: Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản thông qua dự luật mới: Đây là động thái mới của Mỹ về mặt pháp lý gia tăng ủng hộ Nhật Bản và cảnh báo Trung Quốc không sử dụng vũ lực đối với nhóm đảo Senkaku; (Sgtt 3/12) Sự đoàn kết trong Asean có vai trò quyết định
-(Toquoc 3/12) Hành động khai chiến của Bắc Kinh tại Biển Đông: Dư luận quốc tế tiếp tục phê phán vụ in bản đồ vùng tranh chấp vào hộ chiếu và sẽ cho phép cảnh sát lên tàu lục soát các tàu nước ngoài trên Biển Đông, coi đó là hành động khai chiến; (DT 3/12) Kiểm ngư hỗ trợ bảo vệ chủ quyền biển Việt Nam
-(RFI 3/12) Biển Đông vẫn sẽ là trọng tâm của chính quyền "Obama 2": Trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên sau khi được người Mỹ tín nhiệm ở chức vụ Tổng thống cho một nhiệm kỳ 4 năm thứ hai, ông Barack Obama đã lần lượt ghé ba nước Thái Lan, Miến Điện, rồi Cam Bốt từ ngày 17 đến 20/11/2012; Hải quân Ấn Độ sẵn sàng bảo vệ tập đoàn ONGC tham gia thăm dò dầu khí ở Biển Đông
-(TT 3/12) Tàu cá Trung Quốc làm đứt cáp tàu Bình Minh 02: Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) vừa công bố thông tin chính thức về việc tàu Tàu Bình Minh 02 lại bị cắt cáp ngày 30-11-2012. Bản tin đăng trên trang web chính thức của PVN chiều 3-12; (Vnexpress 3/12) Philippines đong đưa giữa Mỹ và Trung Quốc
-(DT 2/12) Hộ chiếu "lưỡi bò": Thêm một lần tự chứng minh sự tráo trở: Tuần qua, không chỉ dư luận trong nước mà cả dư luận thế giới đã lên tiếng kịch liệt phản đối hành động vô lý của Trung Quốc: in bản đồ đường lưỡi bò lên hộ chiếu; (RFI 2/12) Biển Đông : Cam Bốt bị tố cáo về hùa với Trung Quốc
-(DV 3/12) Việt Nam chính thức có lực lượng kiểm ngư: Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102/2012/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của kiểm ngư, có hiệu lực thi hành từ ngày 25.1.2013; (DT 3/12) “Ngư dân Việt Nam là mục tiêu chính trong kế hoạch chặn bắt tàu thuyền của Trung Quốc”
-(TN 3/12) Trung Quốc lại gây hấn với quy định bắt tàu: Còn chưa hết bất bình về hộ chiếu in “đường lưỡi bò”, dư luận quốc tế lại nổi sóng trước tin về quy định bắt bớ tàu của chính quyền Hải Nam; Tàu Cảnh sát biển Ấn Độ thăm TP.HCM
-(Bdv 3/12) Cán cân hải quân trên thế giới đang thay đổi:Trung Quốc đã hạ cất cánh thành công chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay đầu tiên, Mỹ chỉ có một chiếc duy nhất ở vùng Vịnh; (Petrotimes 3/12) Thế giới phản đối kế hoạch của Trung Quốc chặn xét tàu trên Biển Đông
-(Antd 3/12) Trung Quốc "vác" tàu chiến ra Thái Bình Dương diễn tập: Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết, ngày 30/11, biên đội tàu chiến của hạm đội Đông Hải đã diễn tập tại khu vực thuộc hải phận quốc tế ở Thái Bình Dương; (Sgtt 3/12) Trung Quốc: đòi khám xét tàu trên Biển Đông
-(Petrotimes 2/12) Máy bay chiến đấu Trung Quốc - Ấn Độ 'vờn nhau': Hai chiếc Su-27 của Trung Quốc đã khẩn cấp cất cánh khi phát hiện máy bay Ấn Độ xuất hiện gần khu vực Tawang, bang Arunachal Pradesh, giáp với Trung Quốc; (BBC 2/12) Manila đòi TQ làm rõ chuyện khám tàu
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...