02/10/2011
- (Bộ Ngoại giao Việt Nam 6/10) ASEAN nhất trí thành lập nhóm công tác soạn thảo bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông: Thực hiện quyết định của Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 18, ngày 24/9/2011, tại cuộc họp không chính thức các Ngoại trưởng ASEAN bền lề Phiên họp lần thứ 66 Đại Hội đồng Liên Hợp quốc tại New York, các Bộ trưởng ASEAN đã nhất trí với việc thành lập nhóm công tác của ASEAN để khởi động bàn về việc soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. - (Thanh Niên 7/10) Campuchia và Singapore kêu gọi hòa bình cho biển Đông, dù cả hai nước đều không tham gia tranh chấp Biển Đông. - (QĐND 6/10) Chung sức hỗ trợ ngư dân bám biển: Đó là cam kết từ Quỹ “An ngư Việt” của Tổng Công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) vừa chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động. - (SGGP 6/10) Con tàu huyền thoại: Trước mũi tàu là 500kg thuốc nổ TNT, đuôi tàu thêm 500kg nữa và giữa khoang máy có trái bom 200kg... cùng những trái tim nóng bỏng tình yêu nước, trí thông minh và lòng dũng cảm. Và huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển bắt nguồn từ những con tàu như vậy.
- (Đất Việt 6/10) Trung Quốc ‘lật tẩy mưu đồ’ của Mỹ: Mặc cho những lời lẽ bóng bẩy của Mỹ về sự vui lòng đón nhận một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, giới học giả Bắc Kinh vẫn hoài nghi cho rằng, Washington không chỉ lo mà còn đang tìm “trăm phương ngàn kế” để chặn bước tiến của Trung Quốc.
- (Vietnam Plus 6/10) Nhật muốn có cơ chế giải quyết vấn đề Biển Đông: Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda sẽ đưa ra đề nghị này vào tháng 11 tới đây nhân Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Indonesia.
- (BBC 5/10) Asean ‘sẽ soạn bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông’: bằng việc thành lập nhóm chuyên viên tại cuộc họp không chính thức ở New York ngày 24/9; TBT Trọng sẽ nói với TQ về Biển Đông?: Theo phán đoán của giới bình luận.
- (VTC News 5/10) Trường Sa trong lòng tổ quốc: video clip.
- (NLĐ 5/10) Xây dựng quỹ hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro: để hỗ trợ cho ngư dân làm nghề khai thác thủy sản trên biển và các tàu làm công tác dịch vụ hậu cần trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa gặp rủi ro do thiên tai, do tàu thuyền nước ngoài bắt giữ, cướp phá tài sản.
- (VOA 4/10) IAEA cam kết trợ giúp Việt Nam phát triển điện hạt nhân: và áp dụng năng lượng nguyên tử trong công cuộc phát triển kinh tế.
- (Thanh Niên 5/10) Nhật tăng cường động thái về an ninh biển: bằng cách kêu gọi thiết lập một khuôn khổ an ninh biển mới tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào tháng 11 ở Indonesia; Ra mắt Quỹ “An ngư Việt”: do Tổng công ty bảo hiểm dầu khí thành lập để hỗ trợ phí bảo hiểm cho các ngư dân hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của VN.
- (BBC 4/10) Bộ trưởng Ngoại giao VN nói về Biển Đông: ông đã trả lời những câu hỏi về Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc tại buổi giao lưu kéo dài ở New York hôm 27/9.
- (VietNamNet 4/10) Học kỳ trên biển: 148 đại biểu lãnh đạo Trung ương Đoàn, lãnh đạo Quân chủng Hải quân, cán bộ, đoàn viên thanh niên tiêu biểu, cựu chiến binh Đoàn tàu không số, các văn nghệ sĩ, chuyên gia, phóng viên báo chí và cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân sẽ tham dự một kỳ học đặc biệt; Tuần tới, Tổng bí thư thăm Trung Quốc: từ ngày 11 đến 15/10 tới.
- (CFR) A Conversation with Pham Binh Minh . Đối thoại với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội đồng Đối Ngoại Mỹ.
BT Phạm Bình Minh:
+ Đường lưỡi bò hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Theo Công ước luật biển 1982 mà TQ và VN đều là thành viên thì VN có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Đường lưỡi bò của TQ không chỉ xâm phạm thềm lục địa của VN mà của cả Philippin và các nước Đông Nam Á khác.
+ Vấn đề Biển Đông bao gồm ba khía cạnh: tranh chấp lãnh thổ do các bên liên quan giải quyết với nhau; hòa bình, ổn định khu vực liên quan đến các nước khác nữa; tự do hàng hải tác động đến lợi ích của các nước trên thế giới, bao gồm cả Mỹ. Chúng tôi hoan nghênh mọi nỗ lực thúc đẩy các vấn đề này.
+ Chúng tôi đang mua vũ khí từ Nga, ngân sách của Việt Nam rất nhỏ, chúng tôi chỉ cần vũ khí đủ để bảo vệ đất nước.
-(Đất Việt 4/10) Mỹ, Trung Quốc 'vật nhau' vì Đài Loan?: Sau quyết định bán vũ khí cho Đài Loan, Mỹ đang phải nỗ lực vừa vỗ về Đài Loan vừa xoa dịu Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không thế nhẫn nhịn được mãi nếu Washington cứ lấn tới.
- (PLTP 3/10) Đã có 88 ngư dân từ Philippines về nước: đây là các ngư dân bị bắt ở Philippines hôm 30-5.
- (Thanh Niên 3/10) Tiến sĩ Dương Danh Huy: Cần chủ động ngăn chặn “đường lưỡi bò”: Việc người Trung Quốc đưa bản đồ thể hiện yêu sách đường lưỡi bò lên các ấn phẩm khoa học quốc tế, chẳng hạn các tạp chí Science và Nature, được hiểu là một phần của kế hoạch độc chiếm biển Đông; Các động thái đa phương xung quanh biển Đông: Vấn đề biển Đông tiếp tục là chủ đề chính trong các hội nghị và là một trong những nguyên nhân khiến các nước tăng cường hợp tác an ninh.
- (Dân trí 3/10) Trung Quốc giảm phụ thuộc vào Nga về vũ khí: do đó vị thế của Mátxcơva khi đàm phán với Bắc Kinh cũng giảm, một tổ chức nghiên cứu chính sách của Thuỵ Điển cho hay.
- (Tuổi trẻ 4/10) Mỹ bỏ phiếu trừng phạt Trung Quốc: Washington từ lâu luôn cáo buộc Bắc Kinh là cố tình hạ giá đồng nhân dân tệ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp của mình trong giao dịch thương mại quốc tế.
- (NLĐ 3/10) Trung Quốc “trên cơ” Nga: bằng cách dần dần bớt phụ thuộc vào vũ khí cũng như nguồn năng lượng của nước này.
- (Tuổi trẻ 3/10) Tàu chiến “made in Việt Nam”: Cuối tháng 9-2011, tàu pháo TT400TP chính thức được nghiệm thu thành công tại cầu cảng của Công ty đóng tàu Hồng Hà (còn gọi là Nhà máy Z173, TP Hải Phòng). Đây là chiếc tàu pháo đầu tiên do VN sản xuất; Cử bác sĩ sản, nhi đến công tác tại Trường Sa: Tin từ Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Xuân Thân vừa có văn bản chỉ đạo Sở Y tế có kế hoạch cử bác sĩ chuyên khoa sản, nhi đến công tác tại huyện đảo Trường Sa ít nhất mỗi năm hai lần; Sẽ xem lại quy trình đăng bài có bản đồ tranh cãi: sau khi nhận được những ý kiến phản đối của các học giả Việt Nam liên quan tới bài viết của các học giả Trung Quốc, trong đó có in kèm bản đồ có "đường lưỡi bò".
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...