30/04/2013
-(DT 3/5) Trung Quốc vẫn không thể mua láng giềng bằng tiền: Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc không giúp ích gì được nhiều cho tiếng tăm của nước này tại châu Á; Trung Quốc có thay đổi khi bất ngờ đề xuất đàm phán về Biển Đông? -(GD 3/5) Mỹ có thể giúp Hải quân Nhật-Ấn đối phó Trung Quốc khi có chiến tranh: Trung Quốc nếu gây chiến sẽ phải đối phó với liên minh Nhật-Mỹ và hợp tác Ấn-Mỹ, và Mỹ muốn Nhật Bản, Ấn Độ tăng cường phát triển hải quân; Vương Nghị chụp mũ "một số quốc gia cá biệt" gây căng thẳng Biển Đông
-(VOV 3/5) Trung Quốc "nhắc" Nhật Bản duy trì hòa bình khu vực: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản thận trọng "trước những quan ngại của các quốc gia trong khu vực"; (Vnmedia 3/5) Biển Đông: Sau hung hăng, Trung Quốc bất ngờ dịu giọng
-(TP 3/5) Hé mở giải pháp quân sự của Mỹ trên Biển Đông: Tạp chí ngoại giao The Diplomat vừa đăng bài phân tích về những lựa chọn khó khăn của Mỹ trước tình hình tranh chấp lãnh thổ ngày càng nóng bỏng trên Biển Đông; (Infonet 3/5) Trung Quốc đang hung hăng gây chiến trên khắp châu Á
-(Petrotimes 3/5) Trung Quốc gợi ý lập nhóm công tác chung với ASEAN soạn thảo COC: Trong khuôn khổ chuyến công du 4 nước ASEAN, hôm 2/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội kiến với người đồng cấp Indonesia Marty Natalegawa tại Jakarta; (Pltp 3/5) Trung Quốc-Indonesia: Lập đường dây nóng về biển Đông
-(Vnplus 2/5) Ủy ban đánh bắt cá Nhật-Đài Loan họp vào tuần tới: Hiệp hội Trao đổi (IA), phái bộ trên thực tế của Tokyo tại Đài Loan (Trung Quốc), thông báo các thành viên thuộc Ủy ban đánh bắt cá chung Nhật Bản-Đài Loan sẽ nhóm họp lần đầu tiên tại Đài Bắc vào ngày 7/5 tới; (RFI 2/5) Biển Đông : Hải quân Trung Quốc tràn xuống phía nam
-(Vnmedia 2/5) Trung Quốc gây hấn cùng lúc trên ba mặt trận: Trong quá trình theo đuổi tham vọng lấn chiếm về lãnh thổ, lãnh hải, Trung Quốc đang áp dụng một lối đi ngày càng hung hăng, hiếu chiến; Trung Quốc lại “ngăn sông cấm chợ” ở Biển Đông
-(DT 2/5) Đại sứ Trung Quốc cảnh báo Mỹ tránh xa vấn đề biển đảo với Nhật: Trong bài phát biểu đầu tiên về vấn đề tranh chấp lãnh thổ sau khi nhậm chức, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã cảnh báo Washington nên tránh can dự vào những tranh cãi về chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh và Tokyo; Những dị thường trên tàu du lịch trái phép Hoàng Sa của Trung Quốc
-(Infonet 2/5) Mỹ bất ngờ để lộ kế hoạch gây chiến với Trung Quốc: Người Mỹ hiểu rằng, sau nhiều thập kỷ âm thầm phát triển kinh tế và xây dựng lực lượng quân sự, Trung Quốc hiện nay đã trở nên khá tự tin và ngạo mạn; (ĐĐK 2/5) Không thể mơ hồ
-(VNN 2/5) Mổ xẻ chính sách đối ngoại Trung Quốc: Trung Quốc không thể "giấu mình", như một con voi không thể núp đằng sau cái cây. Bắc Kinh càng nói nhiều như vậy, càng gây mất lòng tin; (Ld 2/5) Vụ Philippines kiện Trung Quốc: Có thể kéo dài 2 đến 3 năm
-(KT 2/5) Ngoại trưởng Vương Nghị: Trung Quốc không phản đối COC: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các nước thành viên ASEAN thông qua đối thoại; (Petrotimes 2/5) Chuyên gia Mỹ dự báo kịch bản khủng hoảng ở Biển Đông
-(TN 2/5) Khánh thành trường học ở Trường Sa: Ngôi trường vừa được xây dựng ở Trường Sa sẽ tạo điều kiện học tập tốt hơn cho học sinh nơi đây và chính là cách tốt nhất góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo; Trung Quốc sẽ thu hẹp khoảng cách quân sự với Mỹ
-(DT 2/5) Nhật-Đài Loan đàm phán thành lập ủy ban đánh bắt chung ở Senkaku/Điếu Ngư: Đài Loan và Nhật Bản hôm qua 1/5 đã họp kín ở Tokyo để thảo luận về việc thành lập một ủy ban đánh bắt nhằm giải quyết những vấn đề trên các vùng biển tranh chấp ở Hoa Đông; (Sgtt 2/5) Phép thử đối với “bó đũa” ASEAN
-(VOV 2/5) Tàu chiến Nhật Bản tham gia tập trận tại Mỹ: Ba tàu chiến của Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận từ ngày 10 đến 26/6 tại căn cứ lính thủy đánh bộ Mỹ ở California; (GD 2/5) Vương Nghị công du ASEAN, 1 trong 2 "gọng kìm" độc chiếm Biển Đông
-(Petrotimes 2/5) Những lưu ý từ chuyến thăm 4 nước ASEAN của Ngoại trưởng Trung Quốc: Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua (1/5) đã đến Thái Lan – điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du 4 nước ASEAN gồm Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei; Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc "lobby" Thái Lan về Biển Đông
-(VNN 2/5) Khi Trung Quốc 'đụng đâu lấn đó': Việc triển khai tour du lịch trái phép ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là bước gây hấn mới của Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng và phức tạp ở Biển Đông; (TP 2/5) Tàu ngầm Việt Nam thứ hai thử nghiệm trên biển
-(Antd 2/5) Philippines mua 2 khinh hạm mới, nâng tầm tác chiến biển Đông: Bộ Quốc phòng Philippines đã quyết định hủy bỏ kế hoạch ban đầu đặt ra là mua những chiếc khinh hạm đã qua sử dụng và chi đậm để mua 2 tàu mới nhằm tăng cường sức mạnh tác chiến trên biển Đông; (KT 1/5) Tàu Hải quân Mỹ vào Cam Ranh sửa chữa
-(Vnplus 1/5) Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN họp bàn về an ninh: ASEAN sẽ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng (ADMM) lần thứ 7 - cơ chế quốc phòng cao nhất trong khối - tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei từ ngày 6-8/5; (BBC 1/5) Nhiều khách TQ ra Hoàng Sa là công chức
-(Vnplus 1/5) Ngoại trưởng Trung Quốc bắt đầu công du Đông Nam Á: Trong khuôn khổ chuyến công du Đông Nam Á, ngày 1/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang ở thăm Thái Lan đã tiếp kiến Thủ tướng nước chủ nhà Yingluck Shinawatra; (Pltp 1/5) ASEAN đoàn kết về biển Đông
-(Bdv 1/5) Mỹ đề xuất đưa Trung Quốc vào ’khuôn khổ’: "Mỹ cần tăng cường sức mạnh dựa trên công nghệ và tăng cường hợp tác an ninh biển trong khu vực, đưa Trung Quốc vào khuôn khổ..."; (GD 1/5) Trung Quốc muốn thử cái gọi là "lợi ích cốt lõi" ngoài Senkaku
-(KT 1/5) Tập Cận Bình và “chiếc bẫy” Biển Đông: Theo giáo sư Tương Lan Hân, Chủ tịch Tập Cận Bình vô tình trở thành "con tin" của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào về chính sách Đông Nam Á; Trung Quốc gây sự với hầu hết các nước láng giềng
-(TN 1/5) Tàu Nga nghiên cứu khoa học biển ở Trường Sa: Sau khi cập cảng Nha Trang ngày 29.4, ngày 2.5 tàu nghiên cứu biển “Viện sĩ Oparin” (ảnh) sẽ đưa các nhà khoa học của Liên bang Nga và VN thực hiện chuyến khảo sát, nghiên cứu ở vùng biển nước ta kéo dài đến ngày 8.6; Philippines tăng cường sức mạnh quốc phòng
-(TP 30/4) Tàu Trung Quốc chở 100 khách du lịch trái phép tới Hoàng Sa: Tour du lịch trái phép đầu tiên của Trung Quốc hôm 28/4 đã bắt đầu tiến ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tờ Philstar đưa tin; Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Xây dựng quân đội đủ mạnh để bảo vệ Tổ quốc
-(Petrotimes 30/4) Philippines tăng cường sắm tàu chiến, hiện đại hoá hải quân: Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Fernando Manalo ngày 29/4 cho hay, chính phủ nước này đã duyệt kinh phí 18 tỷ pesođể mua 2 tàu khu trục mới loại nhỏ; (Bdv 30/4) Cảnh sát biển VN hợp tác đối phó nguy cơ tiềm ẩn
-(Vnmedia 30/4) Tất cả các láng giềng Trung Quốc đều không được yên: Sau vụ đụng độ mới nhất giữa Trung Quốc với Ấn Độ vì tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới, nhiều người giật mình nhận ra hình như Trung Quốc đang tìm cách gây hấn với tất cả các nước láng giềng; (DT 30/4) Nga - Nhật cam kết giải quyết tranh chấp biển đảo
-(VNN 29/4) Hàng trăm khách nước ngoài thăm triển lãm Hoàng Sa: Hôm 29/4, triển lãm "Hoàng Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử" tại bảo tàng Đà Nẵng đã đón hàng trăm lượt khách nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu tư liệu; (Vnplus 29/4) Trưng bày bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa
-(RFI 29/4) Pháp công bố Sách Trắng về Quốc phòng: Đây là lần thứ tư, Pháp có Sách Trắng về Quốc phòng. Trước đây, Paris đã từng công bố loại tài liệu này trong các năm 1972, 1994 và 2008; (Pltp 29/4) Anh hùng Nguyễn Thành Trung: Tiếc vì không được đánh chìm 43 tàu địch ở Hoàng Sa*
-(TP 29/4) Philippines 'tố' Trung Quốc ‘hung hăng, quá đáng’ trên Biển Đông: Các hoạt động của Hải quân và lực lượng tàu hàng hải phi quân sự của Trung Quốc nhằm giành chủ quyền trên Biển Đông là hành động “hung hăng và quá đáng”; (Bao quang ngai 29/4)Những cột mốc sống nơi Biển Đông
-(TN 29/4) Ngoại trưởng Trung Quốc thăm 4 nước ASEAN: Ngày 28.4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết Ngoại trưởng nước này Vương Nghị sẽ thăm Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei từ ngày 30.4 - 3.5; (Bdv 29/4) Siêu tàu đổ bộ của TQ không thích hợp ở Biển Đông
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...