27/09/2011
- (Thanh Niên 30/9) Mỹ - Ấn củng cố quan hệ chiến lược: Mỹ khẳng định Ấn Độ giữ vai trò quan trọng trong chiến lược của nước này, trong bối cảnh trọng tâm địa chính trị đang hướng sang châu Á. - (VTC News 30/9) Bắc Kinh trong cuộc đào thoát vòng vây chiến lược Mỹ: Từ đầu thế kỉ XXI, khi thế lực của Trung Quốc tăng lên rõ rệt, Mỹ đã nhanh chóng thiết lập vòng vây chiến lược nhằm vào quốc gia đông dân nhất thế giới. Và tất nhiên, Bắc Kinh không ngồi yên nhìn mình bị bao vây. - (VOA 29/9) Thứ trưởng các nước ASEAN họp tại Nhật Bản về vấn đề Biển Đông: Nhật Bản ngày 28/9 chủ trì cuộc họp với các đoàn đại biểu của các nước trong Hiệp hội ASEAN bàn về tình hình căng thẳng đang leo thang tại Biển Đông; Trung Quốc phóng phi thuyền quan sát Trạm Không Gian Quốc Tế tiến tới việc xây dựng trạm không gian quốc tế của riêng họ. - (BBC 29/9) Philippines lại có hội thảo về Biển Đông: do Tổ chức Carlos P. Romulo vì Hòa bình và Phát triển, cùng hợp tác với Viện Nghiên cứu Đông Á ở Singapore vào ngày 17/10 ở Manila; TQ sẽ bỏ đường lưỡi bò?: Trung Quốc có một loạt phản ứng nhằm "nhắc nhở" các nước đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông không vận động các cường quốc khác với hy vọng gây sức ép lên Bắc Kinh.
- (VOA 28/9) TQ: Tuyên bố chủ quyền các lô dầu hỏa ở Biển Đông của VN là 'mơ hồ': Một bài viết trên Tờ Nhân Dân Trung Quốc, số ra ngày thứ Ba; Trung Quốc cảnh báo Châu Á chớ nên nấp sau ô dù an ninh Mỹ: Nhật báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay đăng một bài xã luận, nói rằng các nước Á Châu nên cảnh giác về 'nguy cơ họ cảm thấy có thể làm bất cứ điều gì họ muốn' vì cậy vào sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.
- (PLTP 29/9) Đảm bảo an toàn hàng hải ở biển Đông: phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Malaysia Najib Tun Abdul Razak
- (BBC 28/9) Nhật Bản theo dõi chặt chẽ Biển Đông:Nhật Bản đã mời thứ trưởng Quốc phòng 10 nước thuộc Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (Asean) đến Tokyo hôm thứ Tư ngày 28/9 để bàn về an ninh hàng hải ở khu vực Biển Đông.
- (VietnamPlus 28/9) VN-Philippines đẩy mạnh tuần tra chung trên biển: Đây là một trong những lĩnh vực mà Việt Nam và Philippines nhất trí cho rằng quân đội hai nước Việt Nam-Philippines cần tăng cường hợp tác.
- (NLĐ 28/9) Việt Nam ủng hộ giải pháp hòa bình cho biển Đông: phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại phiên thảo luận chung của khóa 66 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại New York (Mỹ) ngày 27-9.
- (Dân trí 28/9) Nhật Bản, Philippines tăng cường hợp tác an ninh hàng hải: trong chuyến thăm của Tổng thống Philippines Benigno Aquino ở Tokyo.
- (PLTP 28/9) Giải quyết tranh chấp biển Đông bằng luật quốc tế: Tuyên bố được đưa ra sau cuộc hội đàm của Thủ tướng Nhật và Tổng thống Philippines.
- (RFI 27/9) Phillipines và Nhật Bản tăng cường quan hệ để đối đầu với Trung Quốc: trong chuyến công du đến Nhật Bản, tổng thống Philippines Benigno Aquino đã gặp thủ tướng Yoshihiko Noda để bàn về các vấn đề an ninh, trong bối cảnh mà Manila đang tìm hậu thuẫn từ Tokyo
- (BBC 27/9) Nhật Bản 'cũng có lợi ích ở Biển Đông’: Nhật Bản và Philippines tăng cường hợp tác quân sự và an ninh đường biển trước quan ngại về sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông.
- (Xã luận 27/9) Tổng thống Philippines tới Nhật Bản tìm sự ủng hộ về Biển Đông gặp Thủ tướng Yosihiko Noda vào ngày 27/9 để thảo luận những vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông - báo chí Nhật Bản đưa tin.
- (Tổ Quốc 26/9) Thế liên hoàn Mỹ-Úc-Ấn-Nhật Bản hình thành: Các nước có hợp tác phòng ngừa trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nga cũng tiến hành tập trận và tăng cường binh lực đề phòng Trung Quốc.
- (RFI 26/9) Báo Trung Quốc lại đe dọa Việt Nam và Philippines về vấn đề Biển Đông: các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lại nhất loạt hù dọa Việt Nam và Philippines, đả kích Hà Nội và Manila mượn tay « thế lực nước ngoài » để chống lại các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc; Ấn Độ-Trung Quốc: Đối thoại chiến lược phát triển kinh tế song phương với mục tiêu là đưa kim ngạch mậu dịch song phương lên đến 100 tỷ đô la vào năm 2015 và các biện pháp khuyến khích đầu tư; Việt Nam tìm mua thêm vũ khí từ Cộng hòa Séc và Ấn Độ: ngoài nguồn cung cấp truyền thống là Nga, Việt Nam đã đặt mua thêm thiết bị quân sự từ Tiệp. Báo chí Ấn Độ hồi tuần trước cũng tiết lộ tin Việt Nam sẵn sàng mua loại tên lửa hiện đại Brahmos.
- (VOA 26/9) Báo chí Trung Quốc chỉ trích Việt Nam về vụ Biển Đông: việc Việt Nam và Philippines sử dụng các lực lượng bên ngoài như Ấn Độ và Hoa Kỳ làm chiêu bài để mặc cả hầu đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
- (VietnamPlus 26/9) Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Singapore và Malaysia từ ngày 26-30/9.
- (Dantri 26/9) ASEAN lập Quỹ hội nhập xây dựng hạ tầng, khai thác tài nguyên: Các nước ASEAN vừa quyết định lập Quỹ tài trợ 700 triệu USD để xây dựng đường giao thông và cùng khai thác tài nguyên trên tinh thần tự lực, không cần đến bàn tay người ngoài.
- (SGGP 26/9) Tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc: Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp thân mật các đại biểu tham dự Diễn đàn nhân dân Việt - Trung lần thứ ba.
- (BBC 25/9) VN và TQ ‘sẽ hàn gắn bất đồng’: Ngoại trưởng Việt Nam và Trung Quốc gặp gỡ bên lề kỳ họp của LHQ nhằm cải thiện quan hệ sau những bất đồng trong đó có tranh chấp tại Biển Đông.
- (GDVN 25/9) Sư đoàn của Quân khu Nam Kinh tập trận bắn đạn thật: Gần đây, một sư đoàn của Quân Khu Nam Kinh, Trung Quốc có địa bàn hoạt động tại tỉnh Phúc Kiến đã tiến hành một cuộc diễn tập bắn đạn thật trong đó sử dụng nhiều loại hoả lực khác nhau để chi viện cho lực lượng bộ binh và xe tăng tấn công vào các mục tiêu của đối phương. Cuộc tập trận kéo dài 7 ngày liên tục với nhiều nội dung diễn tập bắn đạn thật khác nhau.
- (VnExpress 25/9) Tổng thống Philippines tới Nhật bàn về Biển Đông: Ông Benigno Aquino được cho là sẽ đề cập tới những tranh chấp trên Biển Đông trong chuyến thăm Nhật Bản bắt đầu từ hôm nay; Ấn Độ thử tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân: Quốc gia Nam Á hôm qua bắn thử thành công một tên lửa tầm trung tại bờ biển phía đông nước này.
- (RFI 25/9) Tổng thống Philippines tới Nhật tìm sự ủng hộ trên hồ sơ Biển Đông
- (Tiền Phong 25/9) Hiểu biết và chia sẻ: Các chuyên gia hàng hải và pháp luật của 10 nước trong khối ASEAN đã tham gia cuộc họp hai ngày tại Philippines để thảo luận sáng kiến của nước sở tại về một “Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác” (ZoPFF/C), nhằm giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
- (Đồng Khởi 25/9) ASEAN bàn về sáng kiến liên quan tới Biển Đông: Thực hiện chỉ đạo của các ngoại trưởng ASEAN, các chuyên gia pháp lý của các nước ASEAN đã nhóm họp về Sáng kiến xây dựng Biển Đông thành khu vực hòa bình, tự do, hữu nghị và hợp tác (ZoPFF/C) tại thủ đô Manila của Philippines từ ngày 22-24/9.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...