25/03/2012
-(BBC 31/3) Việc đưa Hoàng Sa ra trọng tài quốc tế: Tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa-Biển Đông vốn đã là nan giải cho Việt Nam, nhưng trong các tranh chấp đó, tranh chấp Hoàng Sa là nan giải nhất; Ông Hồ Cẩm Đào thăm Campuchia -(Tq 31/3) Biển Đông: Trung Quốc chuẩn bị cuộc “xâm lược bằng bản đồ”? Bắc Kinh ráo riết vẽ lại bản đồ Biển Đông và Hoa Đông nhằm giành lợi thế trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo; (TN 31/3) Tăng cường đối trọng với “đường lưỡi bò”
-(VNN 31/3) An ninh biển: Không thể giải quyết đơn phương: Yếu tố quan trọng để tạo ra môi trường biển và hàng hải an toàn là ý chí chính trị của các quốc gia trong việc phối hợp chính sách và hành động.
-(Vietnamplus 31/3) Phản đối Trung Quốc đua thuyền buồm tới Hoàng Sa: Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam; (TT 31/3) 140 lượt tàu cá Trung Quốc xâm phạm biển Việt Nam
-(Gd 31/3) Báo cáo của Nhật Bản: Trung Quốc có thái độ cứng rắn trên biển Đông làm xấu đi quan hệ với láng giềng.
-(PLTP 31/3) Cuộc tranh giành địa vị siêu cường: Mỹ có thể phải đối diện với nguy cơ bị gạt ra khỏi tây Thái Bình Dương, đó là lý do vì sao chính quyền Obama không có mấy lựa chọn ngoài việc khẳng định lợi ích của mình trên biển Đông; (PLTP 31/3) Đánh bắt cá trên biển phải có giấy phép
-(TT 31/3) Hợp tác trên cơ sở luật biển: An toàn hàng hải và môi trường biển Đông Nam Á, trong đó có biển Đông, đang đối diện với nhiều nguy cơ, cần sự hợp tác giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực; (VNN 31/3) ASEAN bàn soạn thảo quy tắc ứng xử ở Biển Đông trước khi đem ra bàn với Trung Quốc.
-(RFI 30/3) Việt Nam khẳng định chủ quyền ở khu vực giao Ấn Độ thăm dò tại Biển Đông: trong chuyến công du Ấn Độ, Phó thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nói rằng việc Trung Quốc phản đối Ấn Độ tiến hành thăm dò dầu lửa tại các khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông là không phù hợp với các luật lệ của Liên Hiệp Quốc; (Vietnamplus 30/3) Nhiều nguy cơ đe dọa an toàn hàng hải Đông Nam Á
-(TN 30/3) Vạch rõ âm mưu “đường lưỡi bò”: Trung Quốc huy động 13 bộ ngành để thực hiện bản đồ “đường lưỡi bò”; (RFI 30/3) Trung Quốc cảnh báo Việt Nam và Philippines không nên tập trận chung ở Biển Đông
-(Vnexpress 29/3) Đông Nam Á hợp tác vì an toàn hàng hải: Sáng 29/3, hội thảo quốc tế về An ninh hàng hải tại Đông Nam Á khai mạc tại TP HCM; (VOA 29/3) Trung Quốc cảnh báo chớ nên tập trận chung ở Biển Ðông
-(BBC 29/3) Chuyên gia Nhật nhìn an ninh Biển Đông: Nhật Bản xem các tranh chấp lãnh hải gồm vùng Biển Đông là phép thử cho hướng đi tương lai của Trung Quốc trong khi hải quân Quân Giải phóng đang thực hiện chiến lược ba giai đoạn.
-(RFI 29/3) Philippines sẽ đưa hồ sơ Biển Đông ra Hội nghị ASEAN ở Phnom Penh: Bộ Ngoại giao Philippines đã tiết lộ các vấn đề sẽ được Tổng thống nước này đề cập đến với các đồng nhiệm, trong đó hồ sơ Biển Đông là một trong những ưu tiên; Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Cam Bốt sẽ được trắc nghiệm tại Thượng đỉnh ASEAN
-(Vietnamplus 29/3) Philippines sẽ đề nghị Mỹ cung cấp thêm vũ khí: thiết bị quân sự và huấn luyện, trong đó có thêm một tàu chiến lớp Hamilton và có thể là một phi đội máy bay tiêm kích F-16 cũ.
-(Baodatviet 29/3) Việt Nam nhận tên lửa hiện đại của Nga với số lượng lớn: Trong năm 2011 và 2012, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật Nga sẽ thực hiện hợp đồng "Vietnam-15" trị giá 31,83 triệu USD; (Danviet 29/3) Quanh việc Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam
-(VNN 29/3) Mỹ nên tự tháo còng cho mình: Những người chỉ trích nói rằng Công ước Luật biển của LHQ (UNCLOS) vi phạm chủ quyền của Mỹ. Nhưng chính văn bản này sẽ giúp Mỹ tiết kiệm tiền, đối trọng với Trung Quốc và tạo sự an toàn trên Thái Bình Dương; (Gd 29/3) Biển Đông: Trung Quốc sẽ sử dụng tàu tấn công đổ bộ Type 081 mới nhất
-(RFI 28/3) Hải quân Việt Nam và Philippines sẽ thao dượt chung ở Biển Đông: Thỏa thuận đã đạt được nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của Tư lệnh Hải quân Philippines vào trung tuần tháng 03/2012; Úc cho phi cơ không người lái của Mỹ sử dụng căn cứ ở Ấn Độ Dương
-(SGTT 28/3) Trung Quốc: Vẽ lại chi tiết đường lưỡi bò gây tranh cãi: Vẽ lại bản đồ các vùng biển có tranh chấp, với mục tiêu đẩy mạnh thăm dò dầu và khí đốt, củng cố tuyên bố chủ quyền lãnh thổ; (VNN 28/3) Trung Quốc đang lập bản đồ Biển Đông
-(Vietnamplus 28/3) Thủ tướng sẽ dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20
-(TT 28/3) Nên xem xét khởi kiện vụ ngư dân bị bắt: Việc Trung Quốc giam giữ 21 ngư dân và hai tàu cá Việt Nam số hiệu QNg66101TS và QNg 66074TS không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế, bởi vùng biển các ngư dân này đánh bắt thuộc quyền chủ quyền VN; (TN 28/3) Trung Quốc đẩy mạnh đường lưỡi bò
-(Baodatviet 28/3) Mỹ góp sức điều hòa tranh chấp quần đảo Trường Sa thế nào? Với chiến lược quay trở lại châu Á, Mỹ có thể đóng vai trò tích cực trong việc điều hòa các tranh chấp tại đây; (PLTP 28/3) Trung Quốc vẽ bản đồ biển Đông
-(Vietnamplus 28/3) Trung Quốc phạt ngư dân Việt trên vùng biển Việt: Phó Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải Lưu Thiêm Vinh cho biết phía Trung Quốc quyết định xử phạt mỗi ngư dân Việt Nam 70.000 Nhân dân tệ (khoảng hơn 200 triệu VND); (BBC 27/3) Tàu TQ 'xâm nhập vùng biển quân sự' VN: Số tiền phạt đề xuất được biết vào khoảng trên mười triệu đồng Việt Nam mỗi tàu, là hình thức phạt nhẹ.
-(Vietnamplus 27/3) Hệ thống thông tin tích hợp quản lý biển và hải đảo: Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khẩn trương xây dựng Luật Tài nguyên và Môi trường biển, đồng thời nhanh chóng kiện toàn hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về biển, vùng bờ và hải đảo từ Trung ương đến địa phương; (Ddk 27/3) “Tuần lễ biển đảo Việt Nam” sẽ diễn ra tại Vũng Tàu
-(Gd 27/3) Trung Quốc sẽ biên soạn và sản xuất bản đồ các hòn đảo ở Biển Đông: Năm nay, nước này sẽ tiến hành biên soạn, sản xuất bản đồ về biển Đông, rồi công khai tuyên bố chủ trương của Trung Quốc
-(Gd 27/3) “Túi khôn” Mỹ dồn sức nghiên cứu quốc phòng và quân đội Trung Quốc: Tổ chức các Think Tank được Mỹ coi là "kiến trúc sư trưởng" của chính sách quốc phòng và các hoạt động quân sự; (Qdnd 27/3) Giao lưu sĩ quan trẻ Hải quân các nước ASEAN năm 2012
-(TN 27/3) Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam: Ngày 26.3, Hội Nghề cá VN đã có văn bản gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại VN, yêu cầu phía Trung Quốc thả người, tàu cá và bồi thường thiệt hại cho ngư dân VN.
-(BBC 26/3) Chiến hạm chống ngầm Nga sắp thăm VN: chuyến thăm sẽ được tiến hành từ 4/4-7/4 khi tàu Đô đốc Tributs trên đường trở về căn cứ của Hạm đội ở Vladivostok, miền Viễn Đông, Nga; (RFI 26/3) TS Nguyễn Nhã phản bác Trung Quốc về Hoàng Sa-Trường Sa
-(Gd 26/3) Thành lập "Đặc khu biển Đông", Trung Quốc chuyển hướng vụ Bạc Hy Lai? Trung Quốc sẽ tăng cường tuần tra định kỳ trên biển Đông, đồng thời các quan chức Trung Quốc còn đề xuất một loạt biện pháp về mặt hành chính; (PLTP 26/3 )Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ tránh xa biển Đông
-(TVN 26/3) Không luật nào cho phép cưỡng chiếm tài nguyên tại biển Đông: Thay vì củng cố trật tự pháp lý quốc tế hiện tại, Trung Quốc lại tìm cách thay đổi trật tự và các chuẩn mực xác định các quyền về biển quốc tế.
-(BBC 25/3) Campuchia không để Asean bàn về Biển Đông: Campuchia hiện đang là chủ tịch luân phiên của Asean trong năm nay nên có toàn quyền quyết định nội dung chương trình cuộc họp thượng đỉnh sắp tới của khối sẽ diễn ra trong hai ngày 3 và 4 tháng 4; (Sgtt 25/3) 21 ngư dân bị Trung Quốc bắt vẫn bặt vô âm tín
-(Baodatviet 25/3) Mạng TQ đánh giá lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam: khả năng của K-300P Bastion là một mối đe dọa lớn đối với tàu chiến; Gặp chư tăng tình nguyện ra Trường Sa
-(Daidoanket 25/3) Ngang nhiên lặp lại hành vi bất chấp luật pháp và đạo lý: Phía Trung Quốc chưa bao giờ chứng minh được; hay chưa bao giờ đưa ra được các bằng chứng có sức thuyết phục trước cộng đồng quốc tế về cái gọi là chủ quyền của họ tại quần đảo Hoàng Sa; (Vnexpress 25/3) 'Trung Quốc phải bồi thường cho ngư dân Việt Nam'
-(RFI 25/3) Tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang: Bộ đội biên phòng Khánh Hòa phát hiện hai tàu Trung Quốc neo đậu trái phép tại vùng biển Đầm Bấy, thuộc thành phố Nha Trang.
-(Vietnamplus 25/3) Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến công du châu Á: Ngày 25/3, ông Hồ Cẩm Đào đã lên đường đi dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại Hàn Quốc, Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS lần thứ 4 tại Ấn Độ và thăm chính thức Vương quốc Campuchia từ 26/3-3/4.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...