24/06/2013
-(GD 27/6) Nhật Bản dễ dàng bắn chìm tàu đổ bộ đệm khí Zubr của quân Trung Quốc: Tàu đổ bộ đệm khí sẽ không có tàu chiến khác đi theo bảo vệ, có thể tác chiến độc lập trên biển, do công dụng có hạn, như 1 đồ chơi lớn dễ bị bắn chìm; Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản công du Philippines -(ANTD 27/6) Mỹ ra nghị quyết lên án hành động của Trung Quốc với các nước láng giềng: Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ vừa thông qua nghị quyết lên án hành động của Trung Quốc liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông; “Bò rừng” của Trung Quốc dễ dàng bị dìm xuống đáy biển
-(TP 27/6) Chuyên gia Mỹ nhận định về chiến tranh Trung – Nhật : Trong vài năm tới, cuộc cạnh tranh về an ninh giữa Tokyo và Bắc Kinh có thể sẽ ngày càng gay gắt, điều này có thể sẽ gây ra sự bất ổn cho khu vực; Tướng Trung Quốc 'ớn' tàu ngầm ở Biển Đông
-(Pltp 27/6) ARF sẽ thảo luận về biển Đông: ARF tiếp tục nhấn mạnh cần dàn xếp tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế; (Vnmedia 27/6) Mỹ quyết nhảy vào “cuộc chiến” ở Biển Đông?
-(Petrotimes 27/6) Trung Quốc sẽ kiểm soát chặt cường độ đánh bắt cá trên vùng biển gần bờ: Tờ Nhân dân nhật báo đưa tin, ngày 25/6, Quốc vụ viện Trung Quốc công bố một số ý kiến về thúc đẩy phát triển bền vững và lành mạnh nghề cá biển, trong đó đề xuất sẽ kiểm soát nghiêm ngặt cường độ đánh bắt cá trên vùng biển gần bờ; (ND 27/6) Cơ hội tốt để nâng quan hệ Việt Nam - In-đô-nê-xi-a lên tầm cao mới
-(BDV 27/6) Bộ binh Quân khu 9 bắn đạn thật phòng ngự bờ biển: Ngày 26/6, Sư đoàn 8 (Quân khu 9) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diễn tập chỉ huy – cơ quan 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa có 1 tiểu đoàn thực binh tại trường bắn Vĩnh Châu (Bộ CHQS tỉnh Sóc Trăng); (DV 27/6) 3 tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập vùng biển tranh chấp với Nhật
-(DT 27/6) Philippines, Mỹ bắt đầu tập trận hải quân ở Biển Đông: Các lực lượng hải quân của Philippines và Mỹ hôm nay đã bắt đầu cuộc tập trận chung trên Biển Đông. Lễ mở màn tập trận diễn ra tại căn cứ hải quân trước đây của Mỹ ở Subic; (Sgtt 26/6) Hy vọng về một tương lai COC?
-(GD 27/6) TQ và Mỹ - Nhật Bản sẽ xảy ra chiến tranh quy mô lớn trước năm 2030?: TQ sẽ tăng cường năng lực quân sự và bán quân sự cùng sự hiện diện ở khu vực xung quanh Nhật Bản, cạnh tranh an ninh Trung-Nhật sẽ trầm trọng hơn; Nhật Bản - Philippines: Không cho phép Trung Quốc thay đổi hiện trạng
-(Nld 26/6) Thúc đẩy cam kết tự do hàng hải: Những vấn đề liên quan đến biển Đông nhiều khả năng trở thành tâm điểm khi các ngoại trưởng Đông Nam Á nhóm họp ở Brunei cuối tuần này, bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh; (SM 26/6) CLB Arsenal đã sửa lại clip sai bản đồ Việt Nam
-(TN 26/6) Bãi Cỏ Mây - Điểm nóng thứ 2 ở biển Đông: Sau bãi cạn Scarborough, có thể bãi Cỏ Mây sẽ trở thành điểm nóng an ninh thứ 2 tại biển Đông, theo một bài viết được đăng tải trên website của tổ chức nghiên cứu ở Mỹ Jamestown Foundation hôm 21.6; Nhật chết lặng vì phát biểu ủng hộ Trung Quốc của cựu thủ tướng Hatoyama
-(Infonet 26/6) "Trung Quốc đang hiện thực hóa đường lưỡi bò trên nhiều phương diện": “Trung Quốc sẽ không hy sinh lợi ích cốt lõi của mình. Mà lợi ích cốt lõi ấy không ngoài vấn đề Tây Tạng, Đài Loan, Senkaku, và các hải đảo...”, bà Nguyễn Phương Nga, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Trung Quốc sẽ chiếm "Chuỗi đảo thứ hai" vào năm 2020
-(GD 26/6) Hoàn Cầu: Máy bay quân sự Philippines rơi "vì giám sát Bãi Cỏ Mây": Hoạt động của Không quân Philippines, theo giới quân sự Malaysia được Thời báo Hoàn Cầu trích dẫn là nhằm mục đích cảnh giác, ngăn ngừa quân đội Trung Quốc "có hành động" ở Biển Đông; Mỹ - Ấn thảo luận an ninh Biển Đông vì Trung Quốc ngày một hung hăng
-(Vnplus 26/6) Nhật Bản và Philippines tăng hợp tác về quốc phòng: Ngày 26/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã tới thủ đô Manila, bắt đầu chuyến thăm Philippines hai ngày nhằm củng cố quan hệ quốc phòng song phương; Tuyên bố chung hai nước Việt Nam và Thái Lan
-(Pltp 26/6) Nga và tranh chấp biển Đông - Bài cuối: Nga sẽ chọn thái độ nào?: Mục đích lớn nhất của Nga hiện nay là tạo nhiều mối quan hệ để hòa nhập sâu rộng vào guồng quay của nền kinh tế năng động khu vực châu Á-Thái Bình Dương; (Vnmedia 26/6) Mỹ - Trung: Bất đồng lớn về các vùng biển Châu Á
-(GD 26/6) Vụ kiện đường lưỡi bò TQ ở Biển Đông, Philippines "không có gì để mất": Vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông ra trọng tài quốc tế là một cách tiếp cận dựa trên luật lệ, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và bền vững; (Petrotimes 26/6) Tàu Hải quân Việt Nam thăm Hạm đội Nam Hải
-(Petrotimes 25/6) Thay thẩm phán trong Hội đồng xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc: Một thẩm phán mới đã được bổ nhiệm để thay thế Thẩm phán Chris Pinto trong Hội đồng trọng tài 5 người xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc yêu sách chủ quyền phi lý và phi pháp ở Biển Đông; (RFI 25/6) Việt Nam, đối tác chiến lược của Thái Lan
-(Antd 25/6) Nhật - Philippines: Quyết không để Trung Quốc thay đổi hiện trạng trên biển: Đài truyền hình NHK của Nhật Bản cho biết, ngày 24/06, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã hội đàm với Tư lệnh hải quân Philippines Jose Luis Alano đang viếng thăm Nhật Bản; Nhật: (SM 25/6) Trung Quốc vẫn là “mối quan ngại” của thế giới
-(Pltp 25/6) Nga và tranh chấp biển Đông - Bài 2: Nga có lợi ích tại biển Đông: Sự quay trở lại trong mối quan tâm đến châu Á-Thái Bình Dương của Nga còn được thể hiện qua việc nước này đã thành lập Bộ Phát triển Viễn Đông; (Vnmedia 25/6) Mỹ sẽ bị hất khỏi các vùng biển Châu Á?
-(GD 25/6) Trung Quốc cử tàu chiến đến Hawaii do thám, không thông báo cho Mỹ: Đây là động thái mới nhất của Hải quân Trung Quốc nhằm phô diễn sức mạnh quân sự trên biển, có thể nhằm vào các nước láng giềng ven biển; (TN 24/6) Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Hàn Quốc đang thăm Việt Nam
-(SM 24/6) Tàu Trung Quốc lũ lượt kéo vào Senkaku: Ngày 23/6, một tàu nghiên cứu của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển gần quần đảo Senkaku, sau khi 3 tàu Hải giám nước này quấy rối khu vực trên một ngày trước đó; ASEAN ‘chênh vênh’ trước cơn sóng Mỹ-Trung
-(GD 24/6) Thủ tướng Nhật sẽ thăm các "thành viên chiến lược" ASEAN trong tháng 7: Động thái trên của Thủ tướng Shinzo Abe được Kyodo xem như dấu hiệu rõ ràng nhằm tăng cường quan hệ với các nước đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ở Biển Đông; (Vnplus 24/6) Triển lãm tranh "Trường Sa-Lũy thép-Quê hương"
-(Infonet 24/6) Tàu cá với 15 ngư dân bị nạn trên vùng biển Trường Sa: Sáng sớm 24/6, Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Đà Nẵng cho hay, một tàu cá của Quảng Ngãi với 15 ngư dân đang bị nạn trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa trong khi có gió mạnh cấp 7; (TP 24/6) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc: Bốn kết quả nổi bật
-(GD 24/6) Philippines: "Cưỡng chế và bắt nạt" là những thách thức ở Biển Đông: "Tuy nhiên tuyên bố của Russell có thể khiến Trung Quốc nghi ngờ rằng Mỹ đứng đằng sau việc xây dựng chiến lược của Philippines ở Biển Đông", Rommel nói thêm; Mỹ sẽ làm hết sức để làm yên lòng các đồng minh ở châu Á?
-(Pltp 24/6) Nga và tranh chấp biển Đông - Bài 1: Nga trở lại biển Đông: Sau thời gian “ngủ đông”, những tuyên bố và động thái gần đây của Nga đã hé lộ ý đồ chiến lược của nước này đối với biển Đông và khu vực châu Á-Thái Bình Dương; (Petrotimes 24/6) Mỹ không bảo vệ Nhật Bản và Philippines?
-(GD 24/6) Diễn tập Nhật-Mỹ: Quân Mỹ đánh chiếm xong đảo sẽ bàn giao cho Nhật Bản: Quy mô, lực lượng, vũ khí trang bị, khoa mục diễn tập đều cho thấy ý đồ nhằm kiềm chế Trung Quốc rõ ràng, tăng năng lực tác chiến giữ đảo Senkaku; (Vnplus 24/6) Nhật cáo buộc tàu nghiên cứu TQ xâm phạm EEZ
-(SGTT 24/6) Việt – Mỹ: góp phần gìn giữ môi trường hoà bình: “Chính sách “xoay trục” của chúng tôi là tăng cường lực lượng ở Đông Nam Á để hợp tác với các đối tác tuyệt vời như quý vị”, tướng Robert Brown khẳng định với tướng Đỗ Bá Tỵ; (VNN 23/6) Việt-Trung kiên trì đàm phán giải quyết tranh chấp biển
-(VTC 23/6) TQ xuất bản phi pháp sách về cái gọi là 'TP.Tam Sa': Nhà xuất bản sách Nhân dân Trung Quốc xuất bản phi pháp cuốn sách với tựa đề Thành phố Tam Sa nói về “lịch sử, tài nguyên và vai trò quốc phòng”; (RFI 23/6) Tàu chiến cận duyên Mỹ USS Freedom tập trận với Malaysia
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...