-(BĐV 27/2) Biển Đông: Thế trận mới đang hình thành:  “Lợi ích quốc gia” của Mỹ trên Biển Đông không chỉ đơn thuần là “tự do hàng hải” mà còn lớn hơn nhiều,đó là an ninh quốc gia Mỹ và Nhật Bản; (ANTĐ 27/2) Nhật quyết tâm “bẻ khóa” 3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí

-(KT 27/2) Chiến hạm Nga, Trung sắp “quậy tung” biển Hoa Đông: Đội tàu chiến Hải quân Nga – Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận chung quy mô lớn vào cuối tháng 5 – đầu tháng 6 tại khu vực biển Hoa Đông; Philippines lệnh cho quân đội củng cố phòng thủ ở Scarborough

-(VOA 27/2) Trung Quốc tố cáo Philippines ‘cố ý khiêu khích’ ở Biển Đông: Trung Quốc ngày 26/2 tố cáo Philippines ‘cố ý khiêu khích’ trong một sự cố xảy ra tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông mà Manila nói là tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công ngư dân Philippines; Đài Loan kêu gọi một Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Hoa Đông

-(Infonet 27/2) "Mỹ không có ý định đặt căn cứ quân sự ở Philippines": Hôm 24/2, mặc dù ủng hộ giải pháp ngoại giao cho các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, Mỹ tái khẳng định cam kết bảo vệ Philippines theo Hiệp ước quốc phòng song phương; (VOA 27/2) TQ: Quyết định lập vùng nhận dạng phòng không mới tùy vào mối đe dọa

-(GD 27/2) Lời cuối của Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc trước lúc rời Bắc Kinh: Trung Quốc và Nhật Bản cần phải giảm bớt căng thẳng trong tranh chấp Hoa Đông để tránh "những hậu quả nghiêm trọng không mong muốn"; Malaysia cùng Việt Nam, Philippines thúc đẩy COC, phản đối "lưỡi bò"

-(GD 27/2) "Trung Quốc sẽ triển khai tàu sân bay Quảng Châu ở Biển Đông": Theo bài báo, tàu sân bay nội địa thứ hai "Quảng Châu", lượng giãn nước 80.000 tấn, sử dụng tua-bin hơi nước và máy phóng hơi nước, sẽ triển khai ở Biển Đông; (TT 27/2) Mỹ sẽ phong tỏa Trung Quốc?

-(VOV 27/2) Malaysia “rắn” với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông: Những động thái gần đây cho thấy, Malaysia đang lựa chọn cách tiếp cận quyết liệt hơn trong các tranh chấp ở Biển Đông; (Infonet 27/2) Công bố chính thức hình ảnh chiến hạm SIGMA 9814 Việt Nam

-(GD 27/2) Philippines sẵn sàng trở lại Scarborough, Trung Quốc dọa sẽ không tha: "Điều này giống kẻ vừa ăn cướp vừa la làng. Kẻ cướp hãy dừng lại. Chính phủ Trung Quốc sẽ không bao giờ tha thứ cho những hành động khiêu khích có chủ ý"?!; Video: Ngư dân Philippines bị tàu Trung Quốc đuổi ở Scarborough

-(BDV 27/2) Vì sao TQ cố khai thác bằng chứng lịch sử mơ hồ?: "Trong thời đại ngày nay, Trung Quốc dùng các hoạt động dân sự, nhằm vào kinh tế, điều này rất nguy hiểm", TS Trần Công Trục phân tích; (Infonet 27/2) Tàu hỏng, 11 ngư dân đang lênh đênh trên biển Hoàng Sa

-(RFI 26/2) Trung Quốc lo ngại Nhật nới lỏng việc xuất khẩu vũ khí: Bắc Kinh hôm 25/02/2014 bày tỏ mối quan ngại trước ý định của Nhật giảm nhẹ các hạn chế về xuất khẩu vũ khí, coi đây là một dấu hiệu mới « hữu khuynh » trong chính sách của Tokyo; Biển Đông : Mỹ tăng sức hậu thuẫn cho Philippines

-(GD 26/2) Đại sứ Mỹ tại Philippines: Biển Đông không có cái gọi là đường 9 đoạn: Điều này phá vỡ các thông lệ phản ứng trước đây của Mỹ chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình; Tập Cận Bình muốn viếng đài tưởng niệm ở Berlin, Đức từ chối thẳng

-(Nld 26/2) Trung Quốc "dụ" Philippines bỏ kiện tụng: Trong một nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn vụ kiện liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, Trung Quốc đã đưa ra một số nhượng bộ với Philippines bao gồm việc rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough; (PetroTimes 26/2) Tham vọng sinh hiếu chiến

-(BDV 26/2) Trung Quốc mượn danh khoa học hiện thực tham vọng biển Đông?: Từ tháng 5/2014, tàu khảo cổ dưới nước đầu tiên của Trung Quốc sẽ được đưa vào hoạt động tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; (Infonet 26/2) Tàu chiến, thuyền của nhà nước hoạt động trên biển thế nào?

-(TN 26/2) Trung Quốc do dự về việc lập ADIZ ở biển Đông?: Trung Quốc đã chuẩn bị lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Đông, nhưng đang do dự vì có sự phản đối mạnh mẽ từ Mỹ và một số nước ASEAN, theo tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản); (BBC 26/2) 'Mỹ cần theo dõi chặt Trung Quốc'

-(Infonet 26/2) Trung Quốc cân nhắc nghỉ lễ vào ngày Nhật Bản đầu hàng: Trung Quốc đang cân nhắc bổ sung thêm hai ngày lễ quốc gia mới vào ngày Nhật Bản đầu hàng chính thức năm 1945 và ngày tưởng niệm cuộc thảm sát Nam Kinh 1937; (SGGP 26/2) Philippines yêu cầu Trung Quốc giải thích về hành động trên biển Đông

-(GD 25/2) Bắc Kinh đang trì hoãn vô thời hạn đàm phán COC, bất chấp áp lực từ Mỹ: Bắc Kinh vẫn cho rằng họ đã "rất chân thành thúc đẩy COC", nhưng "một cuộc đàm phán về COC vẫn còn là gánh nặng trên chặng đường dài"?; Philippines triệu Đại biện lâm thời TQ phản đối bắn vòi rồng ngư dân

-(KT 25/2) Philippines đưa quân tới Scarborough đối phó Trung Quốc?: Tướng Emmanuel Bautista tuyên bố, Philippines sẽ gửi quân tới bãi cạn Scarborough trên Biển Đông nếu Bắc Kinh tiếp tục dùng vũ lực đuổi ngư dân nước này khỏi khu vực; (Vnplus 25/2) Quân đội Việt-Trung lập đường dây liên lạc bảo mật

-(Vnplus 25/2) Nhật Bản thông qua dự luật về Hiệp ước buôn bán vũ khí: Nội các Nhật Bản ngày 25/2 đã thông qua một dự luật để phê chuẩn Hiệp ước buôn bán vũ khí (ATT) - hiệp ước quốc tế đầu tiên kiểm soát việc buôn bán các vũ khí thông thường; Philippines ra công hàm phản đối Trung Quốc vụ vòi rồng

-(GD 25/2) Quân Mỹ đã bí mật lập căn cứ ở Philippines chuyên theo dõi TQ?: Quân đội Mỹ quay trở lại thường trú ở các căn cứ hải, không quân Philippines sắp trở thành hiện thực, tình hình Biển Đông cũng sẽ tăng thêm biến số mới; Quân đội Mỹ huấn luyện lính Nhật Bản đổ bộ tái chiếm đảo

-(Vnplus 25/2) Nhật Bản sẽ đưa vấn đề ADIZ vào cuộc họp của LHQ: Nhật Bản có kế hoạch tiếp tục đưa vấn đề các Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ra Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế như họ đã làm hồi tháng 11/2013 sau khi Trung Quốc thiết lập ADIZ; (Infonet 25/2) Luật Biển quan tâm đến điều gì đầu tiên?

-(VOV 25/2) Philippines phản đối Trung Quốc tấn công tàu cá nước này: Tàu Trung Quốc bị cáo buộc dùng vòi rồng tấn công tàu cá Philippines trên bãi cạn tranh chấp Scarborough; (ĐSPL 25/2) Trung Quốc có gây chiến với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông?

-(LD 25/2) Kịch bản tấn công Nhật nào cũng thành thảm họa với Trung Quốc: Trung Quốc sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn gọn và nhanh chóng trên biển Hoa Đông - theo chuyên gia Mỹ. Song chuyên gia Nga kết luận, kịch bản nào cũng rất có thể trở thành thảm họa đối nội và đối ngoại cho Trung Quốc; (BDV 25/2) Mỹ thu hẹp quân đội ảnh hưởng đến Biển Đông, Hoa Đông

-(DT 24/2) Trung Quốc khoe đưa 2 máy bay vào vùng phòng không của Nhật: Ngày 21/2 vừa qua, một máy bay tác chiến điện tử Tu-154 của không quân Trung Quốc và một máy bay hậu cần Y-12 của cơ quan hải giám nước này đã đồng thời đi vào vùng nhận dạng phòng không của Nhật; (KT 24/2) Trung Quốc: Quân đội Mỹ bí mật trở lại Subic, Philippines?

-(VNN 24/2) Chiến lược mới của Mỹ để kiềm chế TQ?: Chuyến thăm châu Á của ngoại trưởng Mỹ John Kerry làm vòng đàm phán Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông nóng trở lại; (Petrotimes 24/2) Biển Đông sẽ không ngừng nổi sóng?

-(GD 24/2) Trung Quốc phụt vòi rồng xua đuổi ngư dân Philippines ở Scarbrorough: "Chúng tôi sẽ khẳng định chủ quyền của mình. Chúng tôi hy vọng dư luận quốc tế có thể gây sức ép với Trung Quốc", tướng Bautista khẳng định; "Không quân Việt Nam sử dụng đơn vị tinh nhuệ nhất cho Biển Đông"

-(VOA 24/2) Đặc sứ Mỹ khuyến cáo chớ thay đổi hiện trạng ở Biển Đông: Đại sứ Mỹ Philip Goldberg khẳng định bảo đảm quyền tự do tiếp cận các vùng biển giàu tài nguyên là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và rằng các mâu thuẫn nên được giải quyết ôn hòa; (Infonet 24/2) Hải phận quốc tế là gì?

-(RFI 23/2) Tàu Trung Quốc lại xâm nhập lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư: Theo thông báo của lực lượng tuần duyên Nhật Bản, ba chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc hôm nay 23/02/2014 đã tiến vào lãnh hải thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo quản lý; (VTC 23/2) Trung Quốc đứng đầu danh sách 'kẻ thù của Mỹ'?

-(VOV 23/2) Hội thảo quốc tế về biển Đông và biển Hoa Đông tại Nhật Bản: Các học giả đã đề nghị các bên liên quan giữ nguyên hiện trạng, tránh hành động khiêu khích tại hai khu vực này; (BDV 23/2) Đại tá TQ tung tin, dò ý lập ADIZ ở Biển Đông?

-(GD 23/2) Báo Trung Quốc: Việt Nam đang "tạo thế chân vạc" ở Biển Đông: "Thế chân vạc" gồm 3 phương diện: Lựa chọn các kênh ngoại giao đa phương - cân bằng; Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao thực lực quốc phòng và ngoại giao; (DT 23/2) Lý do tàu ngầm được ưu tiên phát triển tại châu Á