18/09/2011
- (PLTP 21/9) Philippines: "Trung Quốc nên biết điều ở Biển Đông": Tổng thống Philippines Benigno Aquino đang có mặt tại trụ sở Liên Hợp Quốc hôm qua bày tỏ trông đợi Trung Quốc "biết điều" trong căng thẳng liên quan đến bất đồng chủ quyền ở Biển Đông mà vẫn giữ được thể diện. - Cụm tin về hội thảo của ASEAN về Biển Đông: (NLD 22/9) Chuyên gia hàng hải ASEAN nhóm họp về biển Đông: Cuộc họp của các chuyên gia hàng hải ASEAN diễn ra tại thủ đô Manila - Philippines để nghiên cứu về đề xuất của nước này liên quan đến các khu vực tranh chấp trên biển Đông; (RFI 22/9) Liên tục hai hội nghị về Biển Đông: Thêm một hội nghị thứ hai trong vòng một tuần để bàn về tranh chấp Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc; (VOA 22/9) Các chuyên gia ASEAN họp tại Philippines bàn về Biển Đông: Giới chuyên gia hàng hải từ các nước Đông Nam Á đang họp tại Manila để thảo luận về đề nghị của Philippines nhằm tránh các xung đột trong tương lai trên Biển Đông. - (RFI 22/9) Báo chí Trung Quốc lên án hợp tác năng lượng Việt Nam-Ấn Độ: Hôm nay, 22/09/2011, Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc, được Reuters trích dẫn, tố cáo dự án thăm dò dầu khí giữa hai tập đoàn của Nhà nước Ấn Độ và Việt Nam là ONGC và Petrovietnam, ở phía tây quần đảo Trường Sa, trên Biển Đông, có nguy cơ tác động xấu đến quan hệ với Trung Quốc, đối tác kinh tế, thương mại quan trọng của cả Việt Nam và Ấn Độ.
- (Đất Việt 22/9) Tranh chấp Biển Đông: Hết sức tránh vũ lực: Nếu dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông sẽ gây ra điều bất lợi với tất cả các bên, không loại trừ Trung Quốc. Để giải quyết vấn đề này, các bên phải khẩn trương cùng nhau thương lượng dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và thừa nhận hiện trạng.
- (Dantri 22/9) Nhật Bản ủng hộ Ấn Độ thăm dò dầu khí ở Biển Đông: Nhật Bản ủng hộ Ấn Độ thăm dò dầu khí ở Biển Đông, kêu gọi tăng cường hợp tác giữa hải quân Nhật Bản-Ấn Độ để phòng vệ và đề xuất tăng cường tần suất các cuộc tập trận hải quân giữa hai bên.
- (Phunutoday 21/9) Tàu ngầm Việt Nam phải làm gì để phát huy hết sức mạnh? Như nhiều trang mạng đã thông báo đến năm 2014 Việt Nam sẽ nhận được những chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên. Hợp đồng mua các tàu ngầm này được ký năm 2009. RIA Novosti cho biết đây là một trong những hợp đồng lớn nhất lịch sử xuất khẩu khí tài Hải quân của Nga. Bên cạnh việc cung cấp tàu ngầm, Nga cũng sẽ giúp Việt Nam xây dựng căn cứ dùng cho loại phương tiện này và một cơ sở sửa chữa bảo trì.
- (VietnamPlus 21/9) 80 nhà khoa học quốc tế dự hội thảo về biển Đông: Ngày 21/9, gần các nhà khoa học đến từ Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam đã tham dự Hội thảo quốc tế "Hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển khu vực trong bối cảnh mới."
- (BBC 21/9) Philippines muốn TQ thương lượng với Asean: Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino, phát biểu ở New York hôm thứ Ba ngày 20/9 rằng ông mong đợi Trung Quốc sẽ hành xử đúng mực trước những căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông miễn là Bắc Kinh giữ được thể diện.
- (VOA 21/9) Trung Quốc, Ấn Ðộ tranh chấp về vấn đề Biển Đông: Một trong những cuộc tranh chấp quốc tế nan giải nhất lại còn trở nên phức tạp hơn nữa, sau khi có tin tiết lộ rằng Tập đoàn Dầu khí do nhà nước Ấn Ðộ sỡ hữu ONGC đã thảo luận với chính phủ Việt Nam về quyền thăm dò dầu khí trong vùng Biển Đông.
- (NLĐ 21/9) Cần hòa bình trên biển Đông: Tại hội thảo quốc tế “Hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển khu vực trong bối cảnh mới”, các nhà khoa học cho rằng 3 mâu thuẫn chính liên quan đến biển Đông là lãnh thổ, an ninh và kinh tế. Có thể giải quyết từng mâu thuẫn nhưng phải đặt trong tổng thể chung.
- (VTV 21/9) Tranh chấp biển Đông: Chỉ có thể giải quyết bằng hòa bình: “Những tranh chấp trên biển Đông chỉ có thể giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, nếu xảy ra xung đột thì tất cả các bên đều thua thiệt...”.
- (RFI 20/9) Malaysia sẽ ký hiệp định hợp tác an ninh với Việt Nam: Theo hãng tin Bernama, tuyên bố với báo chí sau khi khai mạc Hội nghị Quốc tế về Tội phạm Tài chính và Tài trợ Khủng bố hôm qua 19/9/2011, Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Hishammuddin Tun Hussein thông báo là Kuala Lumpur sẽ ký hiệp định hợp tác an ninh với Việt Nam và Trung Quốc để phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.
- (Chinhphu.vn 20/9) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Trung Quốc: Chiều 20/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu tới chào nhân dịp nhận công tác tại Việt Nam.
- (NLĐ 20/9) Mỹ - Nhật Bản: Ủng hộ tự do đi lại ở biển Đông: Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhận định rằng mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật là “nền tảng của hòa bình và ổn định” ở châu Á – Thái Bình Dương.
- (VOA 20/9) Trung Quốc: Việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông là bất hợp pháp: Trung Quốc lại một lần nữa lên tiếng phản đối các hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông của Công ty ONGC Videsh Ltd. của Ấn Độ và nói rằng nếu không có sự chấp thuận của Trung Quốc thì những dự án như vậy là bất hợp pháp và vô giá trị.
- (Dantri 20/9) Nhật Bản kêu gọi thông qua bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Đại sứ Nhật Bản tại Philippines Toshinao Urabe đã bày tỏ lo ngại về thái độ cũng như hành động của Trung Quốc trên Biển Đông và đưa ra lời kêu gọi nói trên hôm qua tại Manila, ngay trước chuyến thăm Nhật Bản dự kiến vào cuối tháng này của Tổng thống Philippines.
- (BBC 20/9) Đợt căng thẳng mới ở Biển Đông: Thông tin về dự án hợp tác ngoài khơi Biển Đông của hai tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và Ấn Độ từ khi đưa ra đã thu hút sự chú ý đặc biệt, nhất là trong truyền thông Trung Quốc; Philippines bàn về Biển Đông với Nhật Bản: Tổng thống Philippines Benigno Aquino sẽ nêu tranh chấp Biển Đông khi ông thăm Nhật Bản vào cuối tháng này. Người phát ngôn của ông nói tranh cãi chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc cũng nên khiến Nhật Bản quan tâm; Việt-Mỹ đối thoại chính sách quốc phòng lần hai: Đối thoại chính sách quốc phòng Việt-Mỹ cấp thứ trưởng lần thứ hai vừa diễn ra hôm thứ Hai 19/09 tại Washington DC trong bối cảnh đang có những diễn biến căng thẳng mới tại Biển Đông.
- (Thanh Niên 20/9) Xích lại gần nhau vì biển Đông: ASEAN và các quốc gia phụ thuộc nhiều vào tuyến đường biển đi qua Đông Nam Á đang đến gần nhau vì mối lo chung trước các hành động của Trung Quốc trên biển Đông.
- (VnExpress 19/9) Philippines muốn Nhật quan tâm vấn đề Biển Đông: Tổng thống Philippines Benigno Aquino sẽ đưa vấn đề bất đồng biển đảo với Trung Quốc tại Biển Đông vào chương trình làm việc trong chuyến thăm Nhật Bản, sẽ diễn ra cuối tháng này.
- (VietnamNet 19/9) Bắc Kinh ra kế hoạch khai thác đáy Ấn Độ Dương: Giữa lúc xảy ra những tranh cãi ngoại giao với Ấn Độ về việc nước này dự kiến khai thác dầu khí ở Biển Đông, Trung Quốc đã tuyên bố kế hoạch mở rông mở rộng thăm dò các khoáng sản đáy biển tại Ấn Độ Dương.
- (BBC 19/9) Việt Nam phản đối Trung Quốc về Biển Đông: Việt Nam nói việc Trung Quốc điều tàu trọng tải lớn tới Trường Sa và thường xuyên đánh bắt tại đó là 'vi phạm chủ quyền'.
- (VOA 19/9) Việt Nam sẽ ký thỏa thuận hợp tác an ninh với Trung Quốc, Malaysia: Mục đích thỏa thuận về hợp tác an ninh giữa Việt Nam với hai nước láng giềng Châu Á nhằm đối phó với tình trạng tội phạm xuyên quốc gia; Trung Quốc cảnh báo về hệ quả của việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan: Truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh báo về những 'hệ quả nghiêm trọng' nếu Hoa Kỳ xúc tiến kế hoạch như được loan tin, là sẽ nâng cấp phi đội chiến đấu cơ F-16 hiện có của Đài Loan.
- (QĐND 19/9) Đưa hợp tác quốc phòng-quân sự Việt – Trung đi vào chiều sâu: phỏng vấn đồng chí Trung tướng Ngô Xuân Lịch về kết quả chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 14-9 của đoàn cán bộ chính trị quân sự cấp cao quân đội nhân dân Việt Nam.
- (Vietnam Plus 19/9) Các bên đều cần kiềm chế, không sử dụng vũ lực: Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, cho biết Việt Nam và Trung Quốc đều mong muốn nâng quan hệ quốc phòng song phương lên tầm cao mới.
- (SGTT 19/9) Phát hiện mới về cai đội Hoàng Sa: Ngày 18.9, tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, giám đốc sở Văn hoá – thể thao và du lịch Quảng Ngãi cho biết vừa phát hiện nhiều tài liệu quý của dòng họ Võ Văn liên quan đến chủ quyền lãnh hải Hoàng Sa và Trường Sa từ cuối thế kỷ 18. Những tài liệu quý này được phát hiện trong quá trình thực hiện dự án “Khôi phục những ngôi mộ của binh phu đi Hoàng Sa”.
- (Thanh Niên 19/9) Ấn Độ, Mỹ chia sẻ lo ngại về Trung Quốc: Một số hành động của Trung Quốc đã khiến Ấn Độ và Mỹ tăng cường đối thoại về Đông Bắc Á; Huyền thoại đường trên biển - Kỳ 5: Những vị khách đặc biệt: 14 năm hoạt động (từ 1961 - 1975), trên các chuyến đi “xẻ dọc biển Đông” của những con tàu không số còn có hàng ngàn vị khách, đó là các sĩ quan quân đội đi chiến trường; cán bộ các bộ, ngành, hội đoàn đi xây dựng vùng giải phóng.
- (PLTP 19/9) Trung Quốc mở rộng thăm dò đại dương: Tân Hoa xã (Trung Quốc) ngày 17-9 dẫn lời ông Lưu Từ Quý, Giám đốc Cơ quan Quản lý hải dương quốc gia Trung Quốc, cho biết Trung Quốc sẽ mở rộng thêm độ sâu và phạm vi nghiên cứu đại dương, đặc biệt chú ý đến môi trường biển sâu và vùng cực.
- (NLĐ 18/9) Bộ trưởng Ngoại giao sẽ trình dự án Luật Biển Việt Nam: Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chuẩn bị trình dự án Luật Biển Việt Nam. Dự án luật này thuộc chương trình xây dựng luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII và đã được Quốc hội khóa XII cho ý kiến nhưng chưa được xem xét, thông qua do một số vấn đề thuộc nội dung của dự án luật cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh thêm; Philippines, Nhật Bản sẽ bàn về biển Đông: Văn phòng Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết ông có kế hoạch nêu vấn đề biển Đông tại buổi tọa đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda trong chuyến thăm tới đây; Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Quyết giữ toàn vẹn lãnh thổ: Trung tướng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định như vậy trước thềm cuộc đối thoại quốc phòng VN - Mỹ tại Washington cũng như sau các cuộc đối thoại về chiến lược an ninh- quốc phòng tương tự với hai cường quốc khác là Trung Quốc và Ấn Độ
- (QĐND 19/9) Việt Nam và Mỹ đối thoại chính sách quốc phòng thường niên lần thứ hai: Sáng 19-9-2011 (tối cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ (Lầu Năm Góc) ở thủ đô Oa-sinh-tơn, Việt Nam và Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc Đối thoại chính sách Quốc phòng cấp thứ trưởng lần thứ hai. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng CHXNCN Việt Nam, và ông Rô-bớt Sơ (Robert Scher), Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đồng chủ trì cuộc đối thoại này.
- (RFI 18/9) ONGC Ấn Độ dự tính hợp tác chiến lược với đối tác Việt Nam: Theo nhật báo Ấn Độ The Hindustan Times ngày hôm nay 18/09/2011, ONGC và PetroVietnam có thể ký một biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược, nhân dịp chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang công du Ấn Độ vào tuần lễ thứ hai của tháng 10.
- (Dantri 18/9) Philippines tìm kiếm sự ủng hộ của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông: Nếu tại Mỹ, trọng tâm các cuộc tiếp xúc chính thức của ông Aquino là các vấn đề kinh tế, thì tại Nhật Bản, lãnh đạo Philippines sẽ nêu vấn đề Biển Đông trong cuộc họp thượng đỉnh với tân thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda; Đại sứ Việt Nam tại Philippines thăm 122 ngư dân bị bắt giữ: Đại sứ cũng nhấn mạnh rằng 122 ngư dân Việt Nam không cố tình vi phạm pháp luật, không cố tình xâm phạm lãnh hải của Philippines và mong muốn các cơ quan chức năng của Philippines xem xét và xử lý vụ việc trên tinh thần nhân đạo và phù hợp với quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.
- (Đất Việt 18/9) Tranh chấp Biển Đông: điềm báo 'đổi' thế cục? Vừa qua, tờ nhật báo Asahi của Nhật Bản đã đăng bài phân tích của phóng viên Yoichi Kato với tiêu đề: “Tranh chấp Biển Đông: điềm báo cho một thay đổi chiến lược ở khu vực?”.
- (VnExpress 17/9) Ấn Độ khẳng định hợp tác với Việt Nam tại Biển Đông: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vishnu Prakash hôm qua tuyên bố New Delhi sẽ kiên quyết thực hiện kế hoạch hợp tác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông và khẳng định ý kiến phản đối của Trung Quốc là "không có cơ sở pháp lý".
- (CAND 18/9) Trao 30 sổ tiết kiệm cho CBCS, thân nhân liệt sĩ Trường Sa: Sáng 18/9, tại Trung đoàn 83 (đóng tại Đà Nẵng, thuộc Quân chủng Hải quân) đã diễn ra lễ trao 30 sổ tiết tiệm cho các cán bộ chiến sĩ, thân nhân liệt sĩ Trường Sa do Báo Công an TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Trung đoàn 83 Công binh Hải quân và Vietcombank TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...