19/12/2011
- (RFI 22/12) Phó chủ tịch Trung Quốc kết thúc chuyến thăm Việt Nam : Hai bên cố gắng làm dịu tình hình ở Biển Đông; (VOA 22/12) Việt-Trung cải thiện quan hệ: đang bị xấu đi bởi các căng thẳng gần đây về tranh chấp Biển Đông; (PLTP 23/12) Việt-Trung chuẩn bị trao đổi về thỏa thuận trên biển; (NLĐ 22/12) Nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 60 tỉ USD vào năm 2015: - (RFI 22/12) Tham vọng mới của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương: Việc Trung Quốc gần đây không ngừng tăng cường hiện đại hóa hải quân đã gây quan ngại cho nhiều quốc gia trong khu vực. Vừa rồi, quan ngại này được nhân đôi khi Cộng hoà Seychelles, một quốc đảo trên Ấn Độ Dương, phía Đông Bắc Madgascar, lên tiếng mời Trung Quốc đến thiết lập căn cứ hải quân trên lãnh thổ; Nhật Bản lại bắt giữ thêm một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc: Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần mà ngư phủ Trung Quốc bị Nhật Bản bắt giữ. - (Thanh Niên 23/12) Trung Quốc tiếp tục thử tàu sân bay: Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, thuộc lớp Varyag, vừa ra khơi lần thứ 3 sau 2 lần chạy thử vào ngày 10.8 và 29.11. Tờ Nhân dân nhật báo dẫn nguồn website Cục Hàng hải Đại Liên cho hay vào ngày 21.12, con tàu được lai dắt từ cảng Đại Liên của tỉnh Liêu Ninh tiến ra Hoàng Hải để bắt đầu cuộc thử nghiệm kéo dài 9 ngày; Philippines muốn mua máy bay F-16: Ngoại trưởng Philippines tuyên bố nước này muốn xây dựng “một tư thế phòng thủ đáng tin cậy và Mỹ bày tỏ thiện chí sẵn sàng giúp đỡ”.
- (VOA 20/12) Tranh chấp biển Đông là mối quan tâm hàng đầu trong vùng: những vụ đối đầu trên biển làm tăng tình hình căng thẳng trong vùng như thế nào, làm phát sinh một sáng kiến ngoại giao quan trọng và sự tái cam kết của Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á.
- (RFI 20/12) Việt Nam-Trung Quốc bàn về Biển Đông bên lề Hội nghị Tiểu vùng Mêkông: “Quyết tâm cùng phía Việt Nam bàn bạc, giải quyết thỏa đáng những tồn tại giữa hai nước về vấn đề trên biển… (và) mong muốn cùng ASEAN thực hiện tốt DOC và khởi động đàm phán COC”; (VOA 20/12) Lãnh đạo 6 nước thuộc vùng sông Mekong lập kế hoạch phát triển:
- (RFI 20/12) Tuần duyên Nhật bắt giữ một thuyền trưởng Trung Quốc: xâm nhập vào hải phận của Nhật, sau sáu tiếng đồng hồ truy đuổi trên biển. Đây là lần thứ hai tàu cá Trung Quốc vi phạm lãnh hải Nhật, trong vòng chưa đầy hai tháng.
- (Nghiên cứu Biển Đông 19/12) Biển Đông tuần qua Ba hội nghị quốc tế liên tiếp về Biển Đông tại Malaysia và Indonesia và Trung Quốc; Hợp tác dầu khí Việt- Ấn sẽ được tăng cường; Philippiness giao nhiệm vụ tuần tra cho chiến hạm mới; Tổng thống Philippiness yêu cầu Mỹ trang bị chiến đấu cơ; Mỹ sẽ đưa tàu chiến tới đồn trú ở Singapore, là những sự kiện chính trong tuần liên quan đến Biển Đông.
- (Biên phòng 19/12) Khu vực biên giới biển nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: Hoạt động trong khu vực biên giới (KVBG) biển nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, bao gồm: Người, tàu thuyền của Việt Nam và người, tàu thuyền của nước ngoài...
- (VietnamPlus 19/12) Đảng và Nhà nước tạo điều kiện nhất cho Hải quân; (SGGP 20/12) Xây dựng Hải quân hiện đại tinh nhuệ; (VOV 19/12) Hải quân Việt Nam có những bước phát triển mới; (PLTP 20/12) Vang mãi bản hùng ca; (VietNamNet 20/12) Sức mạnh Không quân Việt Nam
- (VietNamNet 20/12) Phó Chủ tịch TQ Tập Cận Bình hôm nay đến VN: Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho hay chuyến thăm chính thức Việt Nam của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay (20/12) là hoạt động cụ thể hóa nhận thức chung của lãnh đạo Việt - Trung về duy trì tiếp xúc cấp cao.
- (VOA 19/12) Trung Quốc hy vọng phát triển quan hệ với Việt Nam, Thái Lan: Phó Chủ tịch Trung Quốc sẽ gặp gỡ giới lãnh đạo cấp cao của chính phủ Hà Nội, thảo luận về việc siết chặt các mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản và hai nhà nước và các vấn đề quan trọng trong khu vực cũng như trên thế giới mà đôi bên cùng quan tâm.
- (Vietnam Defense 19/12) Philippines xin F-16 hàng bãi để 'răn đe' Trung Quốc: họ cần các máy bay chiến đấu mới là để bảo vệ vùng biển chủ quyền, trong đó có các điểm khai thác dầu khí chống sự xâm phạm từ phía Trung Quốc.
- (RFI 18/12) Trung Quốc sẽ đưa tàu thăm dò biển sâu xuống Biển Đông: một bước mới của Trung Quốc trong chiến lược khống chế tài nguyên dầu khí tại vùng Biển Đông.
- (Tuổi trẻ 19/12) Ngày hội “Mùa xuân biển đảo”: Nồng ấm tình yêu biển bờ:
- (Thanh Niên 18/12) "Tổ quốc không có nơi xa" (*): (Trường Sa - quần đảo bão tố; Ấm lòng, tín hiệu gửi Trường Sa, Hà Giang: trong - ngoài tầm pháo giặc; Pháo đài Trà Cổ; Côn Đảo, năm tháng đời người...)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...