-  (SGTT 21/7) Cử tri bất bình vì tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam: "Cử tri và nhân dân cả nước rất bất bình với việc gần đây, một số tàu của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước ta".

- (Vietnamnet 21/7) Hoàng Sa, Trường Sa: "Không ai có thể xuyên tạc lịch sử": nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nói; Quốc hội có nhiệm kỳ, đất nước thì không: Trích lời Nguyễn Trung; 'Mắng' Philippines, TQ nói chủ quyền không tranh cãi ở Biển Đông: Trung Quốc hôm nay khẳng định, Philippines đã vi phạm chủ quyền của họ bằng cách cử đoàn đại biểu chính khách tới một khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

- (BBC 21/7) Lý Quang Diệu: TQ là ‘thách thức’: sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thách thức ở Thái Bình Dương; Trung Quốc: 'Chúng tôi muốn làm bạn tốt' : Quan chức ngoại giao Trung Quốc nói nước này muốn cải thiện quan hệ với các quốc gia ASEAN theo sau những sự cố gần đây; PetroVietnam hợp tác với Bộ Quốc Phòng: thành lập liên doanh với một công ty quân đội thuộc Bộ Quốc phòng để sản xuất amoniac và theo dự kiến ​​sẽ sử dụng khí đốt tự nhiên từ Biển Đông làm nguyên liệu.

- (VOA 20/7Tranh chấp Biển Đông tiếp tục là trọng tâm thảo luận tại diễn đàn ASEAN.

- (PLTP 21/7ASEAN-Trung Quốc: Đạt thỏa thuận mới về DOC: Nhất trí dự thảo Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC để trình hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc.

-  (NLĐ 21/7Tòa án Brunei sẽ xét xử 9 ngư dân Phú Yên:  9 ngư dân Phú Yên đang bị cảnh sát biển Brunei tạm giữ tại cảng Muara với lý do đánh bắt hải sản trong vùng biển nước này.

- (Tuan Vietnam 20/7Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam: Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

- (Dantri 20/7) Cử tri “sốt ruột” về tình hình biển Đông: Bất bình về việc gần đây một số tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam; lo lắng về tình hình lạm phát, giá cả tiếp tục tăng cao… cử tri gửi nhiều tâm tư đến QH trước giờ khai mạc kỳ họp thứ nhất.

- (Vietnamnet 20/7Nghị sĩ Mỹ khẳng định lợi ích quốc gia ở Biển Đông: Hai thượng nghị sĩ danh tiếng của Mỹ đã cảnh báo Bắc Kinh rằng, những đụng độ gần đây giữa Trung Quốc với các láng giềng ở Biển Đông có thể gây nguy hiểm cho những “lợi ích quốc gia” của Mỹ trong khu vực.

- (NLĐ 20/7) HỘI NGHỊ NGOẠI TRƯỞNG ASEAN LẦN THỨ 44: Dự báo, quản lý tương lai biển Đông: Việc có được Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) sẽ “phát đi một tín hiệu mạnh mẽ đến thế giới rằng tương lai của biển Đông là một tương lai lạc quan, có thể dự báo và quản lý được”.

- (Dan Viet 20/7) Tương lai của Biển Đông phải được dự báo trước: Tổng thống Indonesia Susilo Yudhoyono đã thúc giục ASEAN cần giải quyết vấn đề tranh chấp và căng thẳng trên Biển Đông hiện nay.

- (Hanoi moi 20/7) Philippines nhờ LHQ "xử" tranh chấp tại Biển Đông: Philippines ngày 19/7 tuyên bố có kế hoạch tìm kiếm sự phân xử của Liên hợp quốc (LHQ) về những tranh cãi chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục leo thang tại vùng biển giàu tài nguyên này. 

- (Thanh Nien 20/7) Vấn đề biển Đông “nóng” ở Bali: Ngoại trưởng Indonesia nói Việt Nam có thể nắm vai trò điều phối quan trọng trong tiến trình đi đến những giải pháp hòa bình trên biển Đông; Quốc hội nghe báo cáo tại hội trường về biển Đông

: Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Đình Đàn cho biết trong kỳ họp QH sẽ khai mạc vào sáng 21.7 QH sẽ nghe báo cáo tình hình biển Đông thời gian gần đây.

- (VnExpress 19/7) Nghị sĩ Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông: Hai nghị sĩ kỳ cựu của Mỹ John Kerry và John McCain cảnh báo Bắc Kinh rằng những vụ xung đột với các nước láng giềng ở Biển Đông có thể làm tổn hại lợi ích của Mỹ tại khu vực. Nhận xét này chắc chắn không làm Bắc Kinh hài lòng; Tranh chấp Biển Đông lên bàn hội nghị Bộ trưởng ASEAN: Hội nghị bộ trưởng ASEAN khai mạc hôm nay với phát biểu đáng chú ý của tổng thống nước chủ nhà Indonesia, kêu gọi các nước nhanh chóng có các quy tắc cho việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC).

- (Dantri 19/7) Vấn đề Biển Đông “nóng” trước Diễn đàn Khu vực ASEAN: Những hoạt động ngoại giao liên quan đến căng thẳng ở Biển Đông đã dồn dập trong vài ngày qua, trước khi các lãnh đạo khu vực họp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44 và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 18 tại đảo Bali, Indonesia từ ngày 19-23/7.

- (Tuổi trẻ 19/7) Quyết tâm tạo ra một DOC “thật”: các quan chức cấp cao ASEAN đã thống nhất được nội dung hướng dẫn thực thi và tăng cường tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) để trao đổi với đoàn Trung Quốc, dự kiến diễn ra ngày 21-7.

- (Tien Phong 19/7) Hợp tác vì hòa bình và an ninh biển: Bộ Tư lệnh Hải quân công bố với báo chí về Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN lần thứ 5 (ANCM-5) sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 26 đến 29-7.

- (Vietnamnet 18/7) Không chăm chăm tìm ai có lỗi trên Biển Đông: Indonesia muốn tận dụng năng lượng và sự tập trung mà các nước liên quan đang có đối với Biển Đông theo hướng tích cực, thay vì chăm chăm tìm ra ai có lỗi - Ngoại trưởng Indonesia nói.

- (An ninh Thủ đô 18/7) ASEAN đạt nhất trí quan trọng về vấn đề Biển Đông: các quan chức ASEAN thống nhất nội dung hướng dẫn thực thi DOC để trao đổi với Trung Quốc, với khẳng định DOC là văn bản quan trọng đối với hòa bình, ổn định trên Biển Đông.

- (VnExpress 18/7) Học giả Đài Loan xâm phạm đảo Ba Bình của Việt Nam: 14 người Đài Loan, được tàu thuyền lực lượng hải quân của hòn đảo chuyên chở, đã ra đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

- (Văn hóa 18/7) Giữa Biển Đông, những ngọn đèn đứng gác… Họ là những người gác đèn biển, gắn liền với những ngọn hải đăng trong đêm để duy trì ánh sáng làm hướng đi cho tàu thuyền ngoài khơi xa.

- (VOA 18/7) An ninh, tranh chấp Biển Đông đứng đầu nghị trình ASEANhội nghị an ninh khu vực ARF theo dự kiến sẽ tập trung vào các vấn đề an ninh kể cả các cuộc tranh chấp trong vùng Biển Đông; Tổng thư ký ASEAN: Ðàm phán Bali sẽ đề cập đến tranh chấp Biển Ðông: ông Surin nói giải quyết vụ tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan và các nước thành viên ASEAN gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam, về việc cùng nhận chủ quyền nhiều trữ lượng lớn dầu khí trong vùng biển Ðông, sẽ là một ưu tiên cao đối với ASEAN.

 - (Tia sáng 18/7) Bàn về sức mạnh mềm (Phần 1): trích dịch chương thứ tư của tác phẩm Soft Power- The means to success in world politics - của Joseph S.Nye. Jr, bàn về sức mạnh mềm.

- (Vietnam Plus 18/7) Bàn giao và hạ thủy tàu thứ ba cho Cảnh sát Biển: Việc đóng mới và cung cấp các tàu kéo cứu hộ công suất lớn cho lực lượng Cảnh sát Biển nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông

- (Tuan Vietnam 18/7) Trần Trường Thủy, Thực thi Tuyên bố DOC: Trung Quốc trở lại chủ nghĩa song phươngphân tích các nỗ lực của các nước trong khu vực nhằm ổn định tình hình và thúc đẩy hợp tác trên biển Đông; các tác động của những diễn biến gần đây trên biển Đông đối với an ninh và hợp tác trong khu vực, tại sao việc thực thi các tài liệu đã ký, đặc biệt là DOC, chưa được đầy đủ; và cuối cùng đưa ra một số gợi ý định hướng giải pháp nhằm thúc đẩy an ninh và hợp tác khu vực.

- (Vietnam Plus 18/7) Manila hoan nghênh nghị quyết Biển Đông của Mỹ: Philippines ngày 17/7 đã hoan nghênh việc Quốc hội Mỹ hôm 15/7 thông qua một nghị quyết kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông; Phó Thủ tướng tham dự các Hội nghị ASEAN tại Bali: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự AMM44/PMC/ARF18.

- (An ninh Thủ đô 17/7) Hạ viện Mỹ kêu gọi giải pháp hòa bình ở Biển Đông: Một nghị quyết kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải tại Biển Đông vừa được đệ trình lên Hạ viện Mỹ ngày 15-7.

- (Thanh tra 17/7) Bộ quy tắc về ứng xử ở biển Đông sẽ làm “từng bước một”: Indonesia hi vọng trong năm 2011 sẽ tổ chức được các cuộc gặp liên quan tới Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)

- (Vietnamnet 17/7) Thế giới 24h: Philippines tậu tàu chiến khủng: Philippines mua tàu chiến lớn nhất từ trước tới này để bảo vệ lợi ích quốc gia của họ ở Biển Đông; Trung Quốc có thể tiếp xúc song phương chuyện Biển Đông: đại diện ban tổ chức loạt hội nghị AMM44 và ARF18 cho biết đoàn Trung Quốc sẽ có cuộc gặp song phương với Indonesia và “có thể sẽ tiếp xúc song phương với một số nước ASEAN khác”.

- (VnExpress 17/7) ARF kêu gọi ngoại giao phòng ngừa cho tranh chấp Biển Đông: Chủ tịch Diễn đàn khu vực ASEAN sẽ kêu gọi một giải pháp ngoại giao phòng ngừa để ngăn chặn leo thang trong tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông giữa các nước trong khối với Trung Quốc.

- (Tien Phong 17/7) Ấn Độ muốn tăng cường sự có mặt ở biển Đông: Hải quân Ấn Độ muốn tăng cường sự có mặt ở Biển Đông với một nhóm khu trục hạm thuộc lực lượng Phòng thủ tên lửa của Ấn Độ.

 - (NLĐ 17/7) ASEAN muốn sớm hoàn tất COC: Hội nghị Bali sẽ thảo luận việc soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) mang tính ràng buộc hơn.

- (BBC 17/7) Kêu gọi phi quân sự hóa Trường Sa: Cựu Tổng thống Philippines, Fidel Ramos.