17/01/2011
- (VNN 21/1) Không ngại chuyện Mỹ bị nhóm lợi ích Trung Quốc “lobby” - GS Stephen Walt nhận định trong buổi trực tuyến với VietNamNet rằng chắc chắn sẽ có một số nhóm lợi ích liên quan đến doanh nghiệp, muốn chính sách dễ dàng và thỏa hiệp với Trung Quốc, tuy nhiên còn có nhóm lợi ích lớn hơn rất nhiều, họ sẽ biết nước Mỹ phải làm gì. - (VnExpress 21/1) Hải tặc bắt tàu của Việt Nam - Hải tặc Somalia hôm qua đã bắt giữ một tàu chở hàng của Việt Nam cùng 24 thủy thủ. - (NCBĐ 20/1) Sự mở rộng dần dà của Bắc Kinh tại Trung Á - Bài viết đánh giá về cách thức người Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực Trung Á, nói theo ngôn ngữ của tác giả là “trầm lặng nhất, có hệ thống nhất và nguy hiểm nhất”, kèm theo đó là những mối nghi ngại về vấn đề di cư công nhân Trung Quốc tại khu vực này; Triển vọng của tổ hợp công nghiệp quân sự Trung Quốc đến 2020 - (Báo Đất Việt 20/1) Mỹ ngỏ ý mời Việt Nam tham gia tập trận CARAT - Việt Nam muốn tham gia cuộc diễn tập CARAT của Mỹ hay không là tùy thuộc vào nhu cầu của mình, đô đốc Patrick M. Walsh cho biết. - (RFI 20/1) Mỹ - Nhật chuyển một phần tập trận không quân ở Okinawa sang đảo Guam - (VNN 20/1) Mối nguy của một Trung Quốc trỗi dậy - Trung Quốc đã cố gắng trấn an thế giới. Họ liên tục hứa hẹn rằng họ chỉ có chủ ý hòa bình. Họ đã mạnh tay viện trợ và đầu tư, giải quyết những tranh chấp về biên giới với các nước láng giềng và tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc cũng như tham gia các tổ chức quốc tế; Việt Nam không nhỏ bé và lạc lõng bên cạnh Trung Quốc - GS Stephen Walt bình luận trong buổi bàn tròn trực tuyến trên VietNamNet chiều 17/01.
- (RFI 19/1) Hải chiến Hoàng Sa 1974 trong ký ức một người lính biển
- (BBC 19/1) Asean cần xúc tiến vấn đề Biển Đông - Indonesia nói các nước Asean cần xúc tiến tìm kiếm Quy tắc ứng xử để thoát khỏi tình trạng bế tắc tại Biển Đông; TQ đào khí đốt tại bồn trũng ở Biển Đông - Hãng dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vừa công bố họ đã tìm thấy khí đốt ở giếng khoan nước sâu tại vũng Quỳnh Đông Nam cùng đối tác BG Group.
- (VnExpress 19/1) Trung Quốc 'sắp hoàn thiện tàu sân bay' - Một nhà phân tích quân sự hàng đầu của Hong Kong cho biết Trung Quốc đã phục chế hoàn chỉnh một tàu sân bay mua của Ukraine và sẽ dùng để huấn luyện phi công.
- (NCBĐ 18/1) Các quốc gia châu Á điều chỉnh chính sách dựa trên quan hệ Mỹ-Trung - Lo ngại trước thái độ ngày càng quyết đoán từ Bắc Kinh, các đồng minh tại khu vực tìm đến Washington để tìm kiếm “chiếc ô an ninh” cho mình, tuy nhiên những quan hệ về kinh tế, thương mại với Trung Quốc đã đem lại lợi ích không hề nhỏ. Xử lý mối quan hệ phực tạp này là điều không dễ đối với các nhà hoạch định chính sách; Hội thảo Trung-Đài: Tình hình mới về Biển Đông dưới góc nhìn của hai bờ
- (VNN 18/1) Trung Quốc đừng vội nhầm "Hoa Kỳ yếu thế" - Giáo sư Joseph Nye từ Harvard nói Trung Quốc đừng quá vội tự kiêu vì nhầm tưởng nước Mỹ đang tụt dốc.
- (VOA 19/1) Hai tập đoàn lớn Mỹ, Trung Quốc ký thỏa thuận kinh doanh - Bộ trưởng Năng Lượng Hoa Kỳ Stephen Chu và Bộ trưởng Khoa Học Và Công Nghệ Trung Quốc, Wan Gang chủ tọa lễ ký hôm thứ Ba tại thủ đô Washington.
- (NCBĐ 18/1)Trung Quốc và khai thác chung ở Biển Đông (Phần II) - Tiếp theo phần I, phần này sẽ tập trung vào quan điểm của Trung Quốc về năng lượng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng.
- (RFI 18/1) Đài Loan tiến hành diễn tập quân sự quy mô để trấn an dân chúng
- (NCBĐ 17/1) Stephen Walt, Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tương lai của các đồng minh Mỹ tại châu Á - Bài thuyết trình của Stephen Walt, Giáo sư Quan hệ Quốc tế, trường Hành Chính Kennedy, Đại học Harvard tại Hà Nội do Học viện Ngoại giao tổ chức sáng ngày 17/1/2011. (Đọc bản gốc tiếng Anh tại đây)
- (BBC 17/1) Nguy cơ bùng phát xung đột Biển Đông - Indonesia cảnh báo xung đột lãnh thổ trên Biển Đông có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát, trong khi các nước Asean tìm kiếm giải pháp với Trung Quốc; Ngoại trưởng ASEAN họp ở Indonesia - Một trong những trọngt tâm là vấn đề Biển Đông; (VOA 17/1) Indonesa kêu gọi nhanh chóng giải quyết tranh chấp ở biển Đông; (RFI 17/1) Biển Đông : Asean và Trung Quốc phải đi tới một bộ luật ứng xử chung
- (VNN 17/1) Mỹ -Trung hướng tới hành động thật sự, vấn đề thật sự
- (Báo Đất Việt 17/1) ‘Trung Quốc không tham vọng bá quyền’ - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải khẳng định
- (RFI 16/1) Trung Quốc: Hiện đại hóa quân sự, thu hẹp khoảng cách với Mỹ
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...