-(VNN 17/1) Gánh nặng khi 'trót' ở cạnh nước lớn: Trung Quốc đã sử dụng lợi thế nước lớn để can thiệp và gây ảnh hưởng rất nhiều tới những nước nhỏ hơn xung quanh; (TN 17/1) Tướng Trung Quốc kêu gọi gây chiến để 'thử lửa'

-(PetroTimes 17/1) Mỹ - Trung: Thực chất mối “quan hệ nước lớn kiểu mới” (Kỳ 2): Hiện nay bàn cờ chiến lược Mỹ - Trung đang có sự thay đổi lớn, do cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như giải quyết những bất đồng trong nhiều vấn đề của hai nước đang trở lên quyết liệt hơn; (Infonet 17/1) Trung Quốc chơi chiến thuật hải tặc ở Biển Đông?

-(NLD 16/1) Philippines tố Trung Quốc bắt nạt nước nhỏ: Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin hôm 16-1 cho rằng Trung Quốc đang bắt nạt những nước nhỏ và yếu thế về mặt quân sự hơn thông qua những hành động khiêu khích ở biển Đông; (RFI 16/1) Vì sao Trung Quốc cải tổ quân đội và tăng cường quân khu Quảng Châu ?

-(VNN 16/1) Kiềm chế 'chảo dầu' thế nào ở Đông Á?: Nhật sẽ khẳng định tầm nhìn của mình với Đông Á hay đơn giản là tiếp tục phản ứng với Trung Quốc? Đây là câu hỏi lớn nhất trong năm 2014 với Tokyo khi căng thẳng tiếp tục dâng cao; (TP 16/1) Tàu sân bay Nhật có thể thành trung tâm chỉ huy khi xung đột

-(KT 16/1) Học giả TQ vạch sai lầm của việc dùng vũ lực chiếm đảo: Giới học giả Trung Quốc nêu lên những lý do chống lại kế hoạch dùng vũ lực đánh chiếm các đảo tranh chấp được một số quan chức quân sự diều hâu ủng hộ; (VOA 16/1) Trung Quốc công kích Nhật Bản về chuyến công du châu Phi

-(GD 16/1) Tướng Philippines khuyến khích ngư dân cứ đánh cá, mặc kệ Trung Quốc: Tổng Tham mưu trưởng Philippines từ chối trả lời câu hỏi quân đội có trợ giúp hay can thiệp nếu tàu cá Philippines bị Cảnh sát biển Trung Quốc quấy rối; Thượng tướng Trung Quốc: "Xung đột Biển Đông là cơ hội để thử sức"?!

-(DT 16/1) Philippines không tuân thủ luật cấm đánh bắt của Trung Quốc ở Biển Đông: Các ngư dân Philippines không cần quan tâm tới một quy định của Trung Quốc yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin phép khi vào hầu hết Biển Đông, Bộ quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin tuyên bố; Nhật Bản sẽ kháng nghị quy định của Trung Quốc ở Biển Đông

-(SM 16/1) Mỹ phê phán Trung Quốc ‘thiếu chuyên nghiệp’ trên Biển Đông: Kết luận về vụ tàu Mỹ-Trung suýt đâm nhau trên Biển Đông vào đầu tháng trước, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ khẳng định phía Bắc Kinh đã thiếu kinh nghiệm và kém ngoại ngữ; (GD 16/1) Philippines kêu gọi Việt Nam chống TQ bành trướng Biển Đông bằng luật

-(DT 16/1) Nhật phản pháo vụ Trung Quốc gọi Thủ tướng Abe là "kẻ gây rối": Nhật Bản hôm nay đã bác bỏ một cuộc tấn công bôi nhọ trong đó một nhà ngoại giao Trung Quốc gọi Thủ tướng Shinzo Abe là "kẻ gây rối", nói rằng quan điểm của Bắc Kinh là sai trái và phớt lờ sự thật; (GD 16/1) Mỹ tăng cường triển khai vũ khí tiên tiến áp sát Trung Quốc

-(Infonet 16/1) Nghị sỹ Mỹ: ‘Không tha thứ cho Trung Quốc': Hôm 14/1, các nhà lập pháp Mỹ cho rằng nước này không nên bỏ qua cho những hành động quyết liệt của Trung Quốc trên các vùng biển Đông Á và Đông Nam Á; (LD 16/1) Nghị sĩ Mỹ lên tiếng việc Trung Quốc dùng sức mạnh đòi chủ quyền

-(SM 16/1) Bất chấp phản đối, Trung Quốc vẫn áp đặt luật mới trên Biển Đông: Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản và Mỹ đều đã lên tiếng phản đối và chỉ trích Trung Quốc về luật mới trên Biển Đông; (DV 16/1) Bóc mẽ sự non kém của Hải quân Trung Quốc

-(TN 16/1) Quyền kế thừa của nhà nước và chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa: Vào ngày 19.1.1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, khiến 74 chiến sĩ Quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) hy sinh trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền của Việt Nam; Mỹ kêu gọi lập quy tắc ứng xử cho biển Đông

-(GD 16/1) Báo Mỹ: Trung Quốc 30 năm nữa sẽ đánh chiếm quần đảo Trường Sa: Trung Quốc sẽ đoạt lấy, kiểm soát quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong 30-40 năm nữa, thậm chí dự báo này còn có thể sớm hơn; Mỹ triển khai tàu ngầm hạt nhân ở Guam đe dọa tàu sân bay Trung Quốc

-(TT 16/1) Lễ tiếp nhận và thượng cờ trên tàu ngầm Hà Nội: Sáng 15-1, tại quân cảng Lữ đoàn tàu ngầm 189, căn cứ Cam Ranh, Bộ tư lệnh Quân chủng hải quân đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu ngầm HQ-182 Hà Nội. Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - tư lệnh Hải quân, chủ trì buổi lễ; Tàu chiến suýt đâm nhau: Trung Quốc thiếu kinh nghiệm!

-(VOV 16/1) Nga tổ chức hội thảo Quần đảo Hoàng Sa 40 năm qua: Hội thảo sẽ tập trung thảo luận về những tác động của sự kiện ngày 19/1/1974 xảy ra trên quần đảo Hoàng Sa; (Vnexpress 16/1) Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa

-(TN 16/1) Khuyến cáo ngư dân phản ánh tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải Việt Nam: Ngày 16.1, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (thuộc Sở NN-PTNT) tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ trì cuộc gặp mặt đầu năm để bàn biện pháp hỗ trợ ngư dân và tàu cá của tỉnh hoạt động thủy sản vùng biển xa; (Toquoc 16/1) Câu kết Mỹ-Trung và cuộc hải chiến Hoàng Sa

-(TN 15/1) 'New Strait Times': 5 lý do có thể dẫn đến xung đột Mỹ - Trung Quốc: Tờ New Strait Times (Malaysia) cho rằng có 5 lý do chính có thể dẫn đến một cuộc xung đột Mỹ - Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; (SM 15/1) Philippines phản đối Trung Quốc, Mỹ hối thúc ký kết COC

-(VTC 15/1) Việt Nam kiện Trung Quốc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ phân tích những khả năng xảy ra khi Việt Nam kiện Trung Quốc về lãnh hải; (VNN 15/1) Nghị sĩ Mỹ giục cứng rắn với tuyên bố chủ quyền của TQ

-(NLD 15/1) Philippines "mượn" tàu hải quân Mỹ đối phó Trung Quốc: Trong bối cảnh đang bị Trung Quốc đe dọa về vấn đề lãnh hải, Philippines hôm 15-1 đã kêu gọi Mỹ điều thêm 2 tàu hải quân tới quốc gia này nhằm tăng cường bảo vệ vùng biển; (DT 15/1) Philippines mua thêm 2 tàu chiến Mỹ đối phó với Trung Quốc

-(GD 15/1) Philippines muốn sắm 6 tàu khu trục đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông: "Trong năm qua chúng tôi nhận ra rằng có một mối đe dọa đối với hoạt động đảm bảo an ninh và bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi", tướng Bautista nói; Ngô Sỹ Tồn: Nếu Mỹ - Nhật tiến thêm, Trung Quốc sẽ áp ADIZ ở Biển Đông

-(PetroTimes 14/1) Vai trò - vị trí chiến lược của Hoàng Sa: Hiện nay, Biển Đông có vai trò quan trọng về phương diện kinh tế và quân sự đối với Trung Quốc, các nước Bắc Á và các quốc gia trong vùng Đông Nam Á; (ĐSPL 14/1) Biển Đông "dậy sóng" trong năm 2014?

-(VNN 14/1) Quy định mập mờ, TQ tạo cớ kiểm soát Biển Đông: Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường cơ sở pháp lý cho các lực lượng an ninh hàng hải của họ hoạt động tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông; (GD 14/1) Lượng máy bay đặc chủng Trung Quốc ít hơn nhiều Nhật Bản, thua xa Mỹ

-(KP 14/1) Tàu chiến tàng hình Mỹ đã tuần tra ở Biển Đông: Vị Phó Đô đốc Mỹ khẳng định tàu chiến tàng hình USS Freedom đã tuần tra trên Biển Đông khi được triển khai tới Singapore; (TN 14/1) Giáo sư Úc: Lệnh cấm đánh cá ở biển Đông là hành động cướp biển

-(DT 14/1) Trung Quốc lại "giăng bẫy" về chủ quyền trên Biển Đông: Các chuyên gia quốc tế nhận định, việc đưa ra quy định mới lần này về đánh bắt cá là một cách để Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông; Trung Quốc "khẩu chiến" với Nhật về quy định đánh cá trên Biển Đông

-(KT 14/1) Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm đảo Thị Tứ năm 2014?: Tờ Philstar của Philippines hôm nay dẫn nguồn truyền thông Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang lên kế hoạch chiếm hữu đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa trong năm nay; (BDV 14/1) Tập Cận Bình kiểm soát quân đội Trung Quốc thế nào?

-(Vnexpress 14/1) Trung Quốc thử nghiệm vũ khí siêu thanh mới: Quân đội Trung Quốc tuần trước lần đầu tiên thử nghiệm bộ đẩy mới có thể đưa đầu đạn xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, đánh dấu bước thay đổi quan trọng trong công nghệ quân sự; (ANTD 14/1) Nhật muốn cùng Mỹ, Ấn Độ tổ chức diễn tập Malabar "hợp vây" Trung Quốc

-(ANTĐ 13/1) Máy bay chống ngầm “xịn” nhất Trung Quốc có "doạ" được Kilo?: Trên trang web của tạp chí "Học giả ngoại giao" Nhật Bản vừa giới thiệu một bài viết, trong đó đánh giá rất thấp năng lực săn ngầm của máy bay trinh sát chống ngầm Trung Quốc; Nhật Bản diễn tập đánh chiếm đảo từ tay Trung Quốc

-(TN 13/1) Thủy phi cơ trong chiến lược biển châu Á - Thái Bình Dương: Không được chú ý nhiều như tàu chiến, tàu ngầm nhưng thủy phi cơ có vai trò quan trọng trong chiến lược biển của các quốc gia ở khu vực; (Toquoc 13/1) Trung Quốc khởi đầu 2014 tại Biển Đông bằng hành động khiêu khích nguy hiểm

-(GD 13/1) Đến lượt Đại sứ Trung Quốc tại Nga kêu gọi quốc tế lên án Nhật Bản: "Hành động của Abe thách thức các quy tắc và chuẩn mực chung được chấp nhận, một sự khiêu khích công khai chống lại công lý trong quan hệ quốc tế"; Nhật Bản đưa quần đảo tranh chấp với Trung, Hàn vào SGK trung học

-(Infonet 13/1) Tri ân người lính hy sinh vì Hoàng Sa là cần thiết: Nguyên Giám đốc Học viện Hải quân – Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói về khả năng lấy lại Hoàng Sa, và trân trọng sự hy sinh của những người lính Việt Nam Cộng hòa trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974; (Petrotimes 13/1) Họ là những ai trong "tờ lệnh" đi Hoàng Sa?

-(VNN 13/1) Nhật Bản sẽ càng quan tâm biển Đông?: An ninh khu vực Biển Đông sẽ tác động đến vấn đề tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh xung quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Chính vì vậy, thúc đẩy các liên minh đang trở thành ưu tiên của Tokyo; (ĐĐK 12/1) Ra mắt cuốn sách về Hoàng Sa, Trường Sa

-(TN 12/1) Tài liệu Trung Quốc về Hải chiến Hoàng Sa: Tưởng Giới Thạch không hợp tác với đại lục?: Bắc Kinh từng cay đắng thừa nhận trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, Tưởng Giới Thạch đã không hề “giúp đỡ” đại lục, thậm chí còn chặn một số tàu của đại lục khi đi qua eo biển Đài Loan; (ANTD 12/1) Ngư dân Việt bình thản ra khơi trước lệnh cấm phi lý từ Trung Quốc