11/09/2011
- (Xã Luận 16/9) Châu Á trong cuộc cạnh tranh hải quân: Khi các cường quốc hàng hải có lợi ích chung về tự do hàng hải trên các vùng biển, cần thiết có bộ quy tắc cũng như tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin giữa các lực lượng hải quân khu vực. - (VnExpress 16/9) Mỹ, Ausstralia ủng hộ tự do đi lại ở Biển Đông: Hai nước Mỹ và Australia hôm qua cùng kêu gọi đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông, và đề nghị Trung Quốc cũng như các nước khác bình tĩnh trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền. - (Thanh Niên 16/9) Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với Nhật Bản, Mỹ: Ngày 15.9 tại trụ sở Bộ Quốc phòng, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp ngài David B.Shear, Đại sứ Mỹ tại VN. Chiều cùng ngày, trung tướng Nguyễn Quốc Khánh - Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã tiếp đại tướng Shigeru Iwasaki - Tham mưu trưởng Lực lượng Tự vệ trên không Nhật Bản. - (VietnamNet 15/9) Việt Nam ủng hộ Ấn Độ hiện diện ở châu Á - TBD: Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng, sự hiện diện của Ấn Độ trong khu vực có đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương, vì vậy Việt Nam ủng hộ sự hiện diện của Ấn Độ trong khu vực. - (PLTP 16/9) Ấn Độ bác bỏ phản đối của Trung Quốc: Quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định phản đối của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý vì hai lô trên thuộc chủ quyền Việt Nam căn cứ theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Ấn Độ đã có hồi đáp thích hợp đối với công hàm phản đối của Trung Quốc. - (VOA 15/9) Ấn Độ bác bỏ phản đối của TQ về việc thăm dò dầu khí ngoài khơi VN: Chính phủ Ấn Độ bác bỏ phản đối của Trung Quốc về việc công ty ONGC Videsh thuộc Ấn thăm dò-khai thác dầu và khí đốt ở Biển Đông; Việt Nam-Indonesia nhất trí tuần tra chung trên Biển Đông: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam phát biểu nhân chuyến công du Indonesia rằng Hà Nội và Jakarta cần phải củng cố công tác tuần tra trên biển. - (BBC 15/9) TQ không muốn Ấn Độ vào Biển Đông: Bắc Kinh cảnh cáo các công ty dầu khí nước ngoài không được 'can dự vào cuộc tranh chấp Biển Đông' sau khi có tin trên báo Ấn Độ nêu ra chuyện tập đoàn ONGC Videsh Ltd của Ấn Độ vào khai thác lô 127 và 128 ở Biển Đông.
- (Thanh Niên 15/9) Đằng sau các dự án nghiên cứu trên biển Đông: Giới chuyên gia đánh giá nhiều bên đang sử dụng các kế hoạch môi trường, nghiên cứu khoa học để củng cố tuyên bố chủ quyền tại biển Đông; Huyền thoại đường trên biển - Kỳ 1: 50 năm con đường bí ẩn:
- (PLTP 14/9) Tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam ủng hộ các bên đạt được COC: “Chúng tôi ủng hộ tiến trình ngoại giao có tính hợp tác giữa các nước có quan hệ trực tiếp. Mỹ có lợi ích quốc gia lớn đối với hòa bình, ổn định ở khu vực biển Đông cũng như về an ninh hàng hải và tự do đi lại. Chúng tôi cũng ủng hộ nỗ lực các bên có chủ quyền để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC)”.
- (VnExpress 14/9) Đại sứ Mỹ: 'Biển Đông là mối quan tâm lớn': "Mỹ có lợi ích quốc gia đối với hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như về an ninh hàng hải và tự do đi lại. Chúng tôi quan ngại về đe dọa vũ lực và Mỹ ủng hộ tiến trình ngoại giao giữa các nước có quan hệ trực tiếp", tân đại sứ Mỹ David Shear nêu quan điểm.
- (Hà Nội mới 14/9) Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Indonesia: hai bên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó có vấn đề biển Đông, thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tích cực sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC), vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.
- (VOA 14/9) Tổng thống Indonesia tiếp kiến Thủ tướng Việt Nam tại Jakarta: đôi bên đã đồng ý thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác song phương cấp Bộ trưởng Ngoại giao để tăng cường đối thoại chính trị và thành lập nhóm công tác hỗn hợp để xử lý những vấn đề liên quan tới vùng đặc quyền kinh tế trên vùng biển tiếp giáp.
- (Thanh Niên 14/9) Nhật, Úc bàn về hợp tác an ninh: Sau cuộc điện đàm ngày 13.9, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihilo Noda và người đồng cấp Úc Julia Gillard thống nhất tăng cường hợp tác an ninh để bảo đảm ổn định trong khu vực, theo Kyodo News.
- (Đất Việt 13/9) 75% máy bay của Philippines không thể bay: Đây là một tuyên bố khẳng định sự lạc hậu và thiếu thốn của không quân Philippine, sau khi báo cáo của chính phủ vào năm 2010 chỉ xác nhận có 91 trong số 393 máy bay “không đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ”.
- (BBC 13/9) Tân thủ tướng Nhật nói về quan hệ với TQ: ông Yoshihiko Noda đã hội đàm qua điện thoại riêng rẽ với các lãnh đạo Trung Quốc, Nga và Nam Hàn trong nỗ lực cải thiện quan hệ với các nước láng giềng quan trọng; TQ muốn có bạn 'thì đừng ngạo mạn: Bài trên tạp chí Kinh tế Hong Kong ngày 8/9 vừa qua có tựa đề "Kiên nhẫn, không kiêu căng, sẽ giúp Trung Quốc có bạn châu Á", và nhắc lại lịch sử để cảnh báo Bắc Kinh.
- (RFI 13/9) Ngoại trưởng Ấn Độ công du Việt Nam với Biển Đông trong chương trình nghị sự
- (VOA 13/9) Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Việt Nam sau vụ tàu TQ quấy nhiễu tàu Ấn Độ: Ngoại trưởng Ấn Độ S.M Krishna sẽ sang thăm Việt Nam để tiến hành các cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Phạm Bình Minh tại Hà Nội về việc thắt chặt các mối quan hệ chiến lược và kinh tế song phương trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết tâm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
- (GDVN 13/9) Điểm tin báo chí Trung Quốc ngày 13/9/2011: Tổng hợp các tin tức chính được báo chí Trung Quốc đăng tải trong ngày.
- (RFI 12/9) Quan hệ quốc phòng Ấn Độ Việt Nam bị Trung Quốc thách thức: Hành động của Bắc Kinh mà nhiều nhà phân tích cho là công khai « trắc nghiệm phản ứng » của New Delhi cùng với Hà Nội, xảy ra vào hạ tuần tháng Bảy vừa qua, khi một chiến hạm Ấn Độ bị tàu Trung Quốc gọi điện xét hỏi lúc đang di chuyển ngoài khơi Việt Nam, trong khuôn khổ chuyến ghé thăm cảng Việt Nam.
- (Đất Việt 12/9) Nhận diện 5 'vai chính' ở Biển Đông: Tạp chí Foreign Policy In Focus vừa qua đã đăng bài phân tích với nhan đề "Câu hỏi hóc búa về biển Đông" của chuyên gia phân tích người Iran Richard Javad Heydarian.
- (Thanh Niên 12/9) Lo ngại về các cảng biển Trung Quốc: Từ biển Đông đến Địa Trung Hải, các hoạt động cảng biển của Trung Quốc đang gây quan ngại cho nhiều bên.
- (VTC News 12/9) Trung Quốc xây dựng tàu sân bay hiện đại hơn Thi Lang: Website Strategy Page của quân đội Mỹ vừa đăng tải thông tin, song song với việc tân trang tàu sân bay Thi Lang của Liên Xô cũ, Trung Quốc hiện đang dự kiến sẽ tự đóng thêm một tàu sân bay lớn hơn nữa với khả năng chở các máy bay gián điệp lớn hơn.
- (Giáo dục Việt Nam 12/9) Tàu ngầm Mỹ có thể mặc sức tung hoành ở lãnh hải quanh TQ: Hải quân Trung Quốc hiện chưa có khả năng tác chiến chống tàu ngầm, "khát vọng đại dương vẫn xa vời" và nếu Mỹ can dự, tàu sân bay Varyag sẽ vô dụng; Không quân TQ sẽ thách thức Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương: Theo báo Mỹ, không quân Trung Quốc là lực lượng quan trọng nhất có thể thách thức quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai.
- (Tổ Quốc 12/9) Một sai lầm của ngoại giao Trung Quốc: Ngoại giao Trung Quốc vừa phạm một sai lầm mới. Lần này liên quan quan hệ giữa Trung Quốc và Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) Lybia.
- (BBC 12/9) Vì sao TQ mềm mỏng hơn với các láng giềng?: Những nỗ lực ngoại giao gần đây để cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, vốn bị ảnh hưởng do tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), cho thấy Bắc Kinh đang có cách tiếp cận hòa giải hơn để giải quyết căng thẳng.
- (Thanh Niên 11/9) Thượng đỉnh Đông Á chú trọng vấn đề biển Đông: Tại EAS lần này, theo báo Asahi Shimbun, vấn đề biển Đông sẽ được bàn kỹ lưỡng với sự tham gia của nhiều nước hơn, trong đó có Mỹ và Nhật. Đây là một phần trong chủ đề an ninh hàng hải mà các bên tham dự Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) hồi tháng 7 tại Bali quyết định đưa vào chương trình nghị sự của EAS.
- (Dân trí 11/9) “Lực lượng không quân Philippines yếu kém nghiêm trọng”: Lực lượng không quân yếu kém nghiêm trọng, khi hơn 3/4 máy bay quân sự của Philippines không đủ độ an toàn, khiến khả năng bảo vệ lãnh hải bị suy giảm - người phát ngôn Lực lượng Không quân Philippines hôm qua thừa nhận.
- (Tuổi trẻ 10/9) Ưu tiên hợp tác kinh tế: “Ưu tiên cao nhất là gia tăng hợp tác và quan hệ hai nước trong lĩnh vực kinh tế” - ông David Shear nói trong buổi họp báo đầu tiên của mình ngày 9-9 với tư cách là đại sứ mới của Mỹ tại Việt Nam; Hạ thủy giàn khoan tự nâng 90m nước: Chiều 10-9, tại khu cảng dầu khí TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN (PVN) đã tổ chức lễ hạ thủy công trình giàn khoan tự nâng 90m nước.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...