11/11/2013
-(VOV 15/11) Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác an ninh: Chuyến thăm của Đoàn đại biểu Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã góp phần tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa 2 nước; (BDV 15/11)Nga tăng cường chuyển giao công nghệ vũ khí cho Việt Nam -(KT 15/11) “Mắt thần” của Mỹ - Philippines giám sát TQ trên Biển Đông: Căn cứ Oyster đang được xây dựng cách quần đảo Trường Sa 150 km sẽ là "mắt thần" của Mỹ, Philippines để giám sát Trung Quốc trên Biển Đông; (BDV 15/11) Trung Quốc viện trợ Philippines: tiếng keo kiệt khó xóa
-(GD 15/11) PLA đã tiếp nhận kiến nghị kiểm soát Biển Đông của phái chủ chiến?: Bài viết cho rằng, Quân đội TQ rất có thể đã tiếp nhận kiến nghị kiểm soát lập thể trên biển-trên không đối với Biển Đông của chuyên gia diều hâu; (Infonet 15/11) Ông Tập Cận Bình không ‘quyền lực’ như vẫn tưởng?
-(Vnexpress 14/11) Trung Quốc lập cơ quan an ninh mới đầy quyền lực: Hội nghị Trung ương ba, khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc, quyết định thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia, vừa phụ trách an ninh trong nước, vừa hoạch định chính sách ngoại giao; (VOA 14/11) Hồng Kông chặn các nhà hoạt động tới đảo tranh chấp với Nhật
-(Petrotimes 14/11) Bàn về khả năng hợp tác cùng phát triển ở Biển Đông: Truyền thông Trung Quốc tuyên truyền rầm rộ về chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác”, cho rằng đây là “lựa chọn duy nhất” để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông; (Infonet 14/11) Bên trong tàu bệnh viện hiện đại nhất của hải quân Việt Nam
-(VOV 14/11) Đưa Hoàng Sa - Trường Sa đến với độc giả nhí qua sách: Một tín hiệu đáng mừng với các NXB là những cuốn sách, truyện về Hoàng Sa – Trường Sa được nhiều độc giả nhí đón nhận; (VNN 14/11) Biển Đông liệu có ngày 'lặng sóng'?
-(Petrotimes 14/11) Ngăn chặn kịp thời một nhóm dân tộc cực đoan Hồng Kông đi Trường Sa “đánh cá”: Một nhóm những người có tư tưởng dân tộc cực đoan ở Hồng Kông đang định thực hiện chuyến thăm phi pháp tới Trường Sa, lấy lý do đi câu cá; Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Nhe nanh múa vuốt
-(VOV 13/11) Tuyên bố chung về tăng cường hợp tác Việt-Nga: Nguyên thủ hai nước khẳng định tính đúng đắn của việc nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược Việt-Nga lên mức toàn diện; Nâng cao vị thế ASEM trong tình hình mới
-(SGTT 13/11) ASEAN nên nhặt từng “thỏa thuận” bỏ vào giỏ: Bên lề hội thảo biển Đông đang diễn ra tại Hà Nội, giáo sư Carl Thayer, học viện Quốc phòng Australia trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, ASEAN cần nâng cấp nhóm làm việc về COC với Trung Quốc; (PLTP 13/11) Việt-Nga ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực năng lượng
-(DT 13/11) "Một ASEAN đoàn kết sẽ đóng góp tích cực cho tình hình Biển Đông": GS.TS. Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội luật gia Việt Nam, đã có bài phát biểu bế mạc Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ 5 về Biển Đông diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 11-12/11; “Đường chín đoạn” của Trung Quốc mập mờ và không có cơ sở pháp lý
-(GD 13/11) Nhật Bản muốn phá hủy căn cứ kẻ thù trước khi bị tên lửa tấn công: Nhật Bản tổ chức hội nghị bàn Đại cương Phòng vệ mới, nhất là xây dựng Thủy quân lục chiến và năng lực tấn công trước căn cứ tên lửa đối phương; Học giả TQ: Nga trở thành nước ủng hộ Việt Nam lớn nhất ở Biển Đông
-(Vnexpress 13/11) Tân Phó thủ tướng: ‘Giữ chủ quyền, duy trì ổn định biển Đông’: “Chủ quyền là một trong những mục tiêu của công tác đối ngoại. Ngoại giao phải đóng góp làm sao để duy trì được môi trường ổn định ở biển Đông”, tân Phó thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ; Tranh chấp biển Đông: Trung Quốc đã "nghĩ lại"
-(VNN 13/11) Tranh chấp biển Đông: Trung Quốc đã "nghĩ lại": Những chuyển biến của ASEAN đã khiến Bắc Kinh suy nghĩ lại về cách tiếp cận vấn đề Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc đồng ý thảo luận với ASEAN về COC, trước đó họ vẫn giữ lập trường không công nhận; (PLVN 13/11) Luật pháp quốc tế là cơ sở xây dựng lòng tin ở biển Đông
-(Infonet 13/11) Biển Đông: Nhiều học giả quốc tế nói “đường lưỡi bò” mập mờ: Hai ngày làm việc tích cực với gần 40 tham luận và gần 100 ý kiến thảo luận, chiều 12/11/2013, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ năm về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” đã kết thúc thành công; Cận cảnh căn cứ Oyster... Philippines “dằn mặt” TQ ở Biển Đông
-(VNN 12/11) Gấu Nga trở lại châu Á: Nga đang có "cuộc chơi ở mọi phương diện" khi vừa mở rộng quan hệ với Trung Quốc, lại thúc đẩy quan hệ với nhiều nước láng giềng châu Á, trong đó có VN; (DT 11/11) Tổng thống Putin chia sẻ về tương lai quan hệ Việt-Nga
-(KT 11/11) Nga muốn mở trạm hậu cần ở Cam Ranh: Nga và Việt Nam có thể thỏa thuận về việc mở Trạm đảm bảo hậu cần của Hải quân Nga tại quân cảng Cam Ranh trong tương lai gần; (BBC 11/11) 'Chiến tranh gắn kết dân tộc Việt-Nga'
-(Toquoc 11/11) Philippines thay đổi cách tiếp cận với Trung Quốc?: Sau nhiều tháng đối đầu ngoại giao với Trung Quốc, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đang thay đổi chính sách theo hướng giảm căng thẳng, thúc đẩy đối thoại và hợp tác với Bắc Kinh; (TN 11/11) Động lực mới và mạnh mẽ trong quan hệ Việt – Nga
-(RFI 11/11) Philippines xây dựng căn cứ chiến lược nhìn ra Biển Đông: Nằm trong vùng quần đảo Palawan, Oyster Bay nhìn thẳng ra biển Đông Nam Á và chỉ cách Trường Sa 150km; Nhật Bản tập trận dùng tên lửa ở Thái Bình Dương
-(BDV 11/11) Trung Quốc trang bị loạt phương tiện mưu đồ giám sát biển: Hồi đầu tháng 10/2013, Trung Quốc đã tiếp nhận chiếc trực thăng Ka- 32A11BC đầu tiên trong tổng số 19 chiếc từ Nga; Trung-Nhật rượt đuổi nhau tại vành đai quốc phòng?
-(BDV 11/11) Vòi bạch tuộc của Trung Quốc vươn tới nơi Mỹ ít ngờ: Trung Quốc vừa rót 1 tỷ USD đầu tư vào các quốc đảo Thái Bình Dương, tăng cường đầu tư Mỹ Latinh, châu Phi. Cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ngày càng được Trung Quốc đẩy mạnh; Trung Quốc đang vật vã giải tỏa cơn khát tàu sân bay
-(TN 11/11) Nguy cơ căng thẳng mới ở biển Hoa Đông: Trung Quốc có kế hoạch lập Vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, giữa lúc nước này đang căng thẳng với Nhật về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư; (PLTP 11/11) Chồng lấn phòng không Trung - Nhật
-(BBC 10/11) Việt - Nga thắt chặt quan hệ: Chuyến thăm ngày 12/11 của Tổng thống Nga Vladimir Putin là chuyến thăm chính thức lần thứ 3 của Putin tới Việt Nam; Tàu ngầm VN 'khiến Trung Quốc dè chừng'
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...