01/10/2012
-(Vnplus 5/10) “Manila không lùi bước trong tranh chấp Biển Đông”: Theo Ngoại trưởng Rosario, Manila sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình trong khuôn khổ ngoại giao, luật quốc tế và hợp tác; “Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phá sản” -(TN 5/10) Biển Hoa Đông nóng vì phát ngôn hiếu chiến: Tranh chấp xung quanh Senkaku/Điếu Ngư càng leo thang sau khi giới chức và tướng lĩnh Trung Quốc đưa ra những luận điểm căng thẳng; (VNN 5/10) Tình thế tiến thoái lưỡng nan tại Biển Đông
-(Vnplus 5/10) Nhật lo ngại tàu hải giám Trung Quốc quá hung hãn: Từ sau ngày 26/9, tàu Trung Quốc đã liên tục xuất hiện và xâm phạm lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư; Đoàn tàu chiến Trung Quốc qua vùng biển Nhật Bản
-(TT 5/10) “Chiến tranh” truyền thông Nhật – Trung: Hai nước đua nhau mua “đất” để đăng bài tuyên bố cho chủ quyền của mình trên các tờ báo nước ngoài; (Pltp 5/10) Đề xuất chia sẻ thông tin an ninh biển
-(Nld 4/10) Có nguy cơ căng thẳng mới về Senkaku/Điếu Ngư: Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara đang thúc đẩy kế hoạch xây dựng các công trình trên quần đảo Senkaku để củng cố chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo này; (VOA 4/10) Nhật: Trung Quốc sẽ tham dự thượng đỉnh IMF tại Tokyo
-(VOA 4/10) ASEAN: Hiệp ước, đối thoại là cách tốt nhất cho tranh chấp Biển Đông: Thông cáo phát hành ngày 4/10 kết thúc Diễn đàn Hàng hải lần thứ ba của các nước Đông Nam Á diễn ra tại Philippines đặc biệt kêu gọi khu vực tôn trọng luật quốc tế trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển; 'Các nước tranh chấp ở Biển Đông cần cải thiện an ninh hàng hải'
-(Infonet 4/10) Nhật Bản “căng mình” đối phó tàu Trung Quốc: Khi 4 chiếc tàu hải giám Trung Quốc tiến vào khu vực gần quần đảo Senkaku chiều ngày 1/10, nhân viên canh gác bờ biển Nhật Bản chỉ có thể thở dài; (Gd 4/10) Biển Đông: Philippines bác yêu cầu đàm phán của Đài Loan
-(Vnexpress 4/10) Philippines đề xuất hệ thống chia sẻ thông tin trên biển: Nước chủ nhà Diễn đàn Hàng hải ASEAN lần thứ 3 (AMF-3) vừa nêu ý tưởng về hệ thống chia sẻ thông tin trên biển, nhằm đối phó với những thách thức an ninh; (TN 4/10) Mỹ có đủ tiền cho chiến dịch châu Á - Thái Bình Dương
-(Bdv 4/10) Trung Quốc khó có thể nhượng bộ ASEAN: Việc Trung Quốc khăng khăng đòi chủ quyền trên một diện tích lớn trên biển Đông có liên quan chặt chẽ đến những yêu sách về kinh tế; (TT 4/10) Đối đầu Trung - Nhật: nguy cơ tài chính toàn cầu
-(Petrotimes 4/10) Đại sứ Mỹ: Không dùng áp bức kinh tế để giải quyết tranh chấp biển: Đại sứ Mỹ tại Philippines Harry Thomas Jr đã nhắc lại rằng Washington muốn thấy các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông được giải quyết qua đối thoại và không sử dụng các biện pháp áp bức kinh tế; Tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Mỹ không muốn can thiệp?
-(Vnplus 4/10) Ấn Độ: Hợp tác là cách bảo vệ an ninh biển tốt nhất: Ấn Độ tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng chỉ có sự hợp tác là cách hiệu quả nhất để đảm bảo an ninh và an toàn của các tuyến đường biển trên các đại dương; Đại sứ Trung Quốc cảnh báo về chiến tranh với Nhật
-(VOV 4/10) Trung- Nhật: Cuộc chiến tuyên truyền về quần đảo tranh chấp: Nhật Bản soạn tài liệu: “Ba sự thật lớn về Senkaku”, trong khi Trung Quốc quảng cáo về "chủ quyền" Điếu Ngư tại báo chí nước ngoài; (Toquoc 4/10) Tàu Trung Quốc tiếp tục tuần tra vùng biển tranh chấp
-(NLd 4/10) Đại sứ Trung Quốc cảnh báo nguy cơ chiến tranh Trung – Nhật: Trong cuộc họp báo ngày 3-10 tại Niamey (Niger), tân đại sứ Trung Quốc tại Niger Thạch Hổ đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra chiến tranh Trung - Nhật; (Bdv 4/10) ASEAN và đối tác họp về Biển Đông
-(Gd 4/10) Cảnh sát biển Nhật Bản gồng mình bảo vệ Senkaku khiến cho các hoạt động khác của lực lượng này trên toàn quốc cũng bị ảnh hưởng; (Nd 4/10) Ngoại trưởng Nhật Bản: “Không thể nhân nhượng những gì không thể”
-(VOA 4/10) Chiến lược 'giành tất cả' của Trung Quốc sẽ không đạt hiệu quả: Đó là cảnh báo của giới phân tích được đăng trên trang Mạng lưới An ninh và Quan hệ quốc tế ISN; Ngũ Giác Ðài: Mỹ đủ nguồn lực cho chính sách Hướng Về Châu Á
-(RFI 4/10) Mỹ triển khai một hạm đội hùng hậu trên cả Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông: Giới chỉ huy Hải quân Mỹ khẳng định đó chỉ là những hoạt động bình thường, nhưng nhiều nhà phân tích xem đây là tín hiệu gởi đến các bên tranh chấp; Diễn đàn Hàng hải ASEAN : Manila né tránh hồ sơ Biển Đông để nhấn mạnh đến hợp tác khu vực
-(TN 4/10) Đông Nam Á thảo luận tăng cường an ninh hàng hải: Hôm 3/10, Diễn đàn Hàng hải ASEAN (AMF) lần thứ 3 khai mạc tại Philippines giữa lúc đang có nhiều tranh chấp ở các vùng biển trong khu vực; (VNN 4/10) Thế giới 24h: Lún sâu tranh chấp
-(Gd 4/10) Biển Đông: Philippines sẽ không lùi bước trước Trung Quốc: Biển Đông là "lợi ích quốc gia cốt lõi của Philippines" và nước này sẽ theo đuổi tuyên bố chủ quyền của mình trong khuôn khổ ngoại giao, luật pháp quốc tế và sự hợp tác; Hồng Lỗi: Senkaku có thể là nguyên nhân gây chiến tranh
-(VNN 4/10) Vai trò nòng cốt trong tranh chấp biển đảo Đông Á: Đánh giá ban đầu cho thấy ít có khả năng Trung Quốc và đồng minh của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương sẽ tiến hành cuộc chiến do tranh chấp tại những hòn đảo; (Gd 4/10) Tàu ngầm Mỹ cập cảng Philippines
-(Vnplus 4/10) Indonesia đề xuất dự thảo quy tắc ứng xử Biển Đông: Một bộ trưởng nội các và các nguồn tin từ ASEAN ngày 3/10 cho biết Indonesia đã đề xuất dự thảo các quy định có tính ràng buộc nhằm quản lý hành vi của các bên đòi chủ quyền trên Biển Đông; (Pltp 4/10) UNCLOS là nền tảng cho an ninh hàng hải
-(VOA 3/10) Tàu sân bay Mỹ đang hoạt động tại Biển Đông: Hai nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ và lực lượng đặc nhiệm không-địa chiến của thủy quân lục chiến Mỹ đã bắt đầu hoạt động tại khu vực Tây Thái Bình Dương; ASEAN họp bàn về Biển Đông
-(TN 3/10) Nhật sẽ quảng cáo Senkaku/Điếu Ngư trên báo nước ngoài: Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba ngày 3.10 tuyên bố chính phủ nước này sẽ tăng cường nỗ lực củng cố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, bao gồm cả việc đăng quảng cáo trên báo nước ngoài; (Vnplus 3/10) "Tàu hải giám Trung Quốc vẫn sẽ tuần tra Điếu Ngư"
-(Gd 3/10) Trung Quốc chật vật đòi nợ Philippines 500 triệu USD: Trước mắt chính phủ Philippines sẽ không chi một xu nào để trả khoản nợ 500 triệu USD mà chính quyền Tổng thống Arroyo đã vay Trung Quốc phục vụ cho dự án Đường sắt Phía Bắc; Cảnh sát biển Nhật Bản lại rượt đuổi Hải giám trên biển Hoa Đông
-(Vnexpess 3/10) Việt Nam mong sớm có Quy tắc ứng xử Biển Đông: Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh hôm qua phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế; (Cand 3/10) Quan hệ Trung - Nhật đi về đâu?
-(Vnplus 3/10) Nhật Bản lại gửi công hàm để phản đối Trung Quốc: ực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết ngày 3/10 ba tàu hải giám Trung Quốc lại đi vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku do Nhật Bản kiểm soát; (Infonet 3/10) Chuyên gia Mỹ: “Nhật nên tăng cường quốc phòng chống Trung Quốc”
-(RFI 3/10) Các nước Đông Nam Á họp bàn về an ninh hàng hải: Thông báo của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Diễn đàn Hàng hải ASEAN kéo dài trong ba ngày, tập trung vào vấn đề an ninh hàng hải, chống hải tặc và đảm bảo « tự do lưu thông » trên biển; (VOA 3/10) Lãnh đạo các lực lượng bảo vệ biển ở Châu Á họp tại Ấn Độ
-(Gd 3/10) Mỹ triển khai Osprey tại Nhật khiến Trung Quốc lo ngại: Panetta cho rằng loại máy bay này “rất quan trọng để bảo vệ Nhật Bản” vì nó có tốc độ gấp đôi, tải trọng gấp ba và tầm bay gấp bốn lần trực thăng CH-46; (Pltp 3/10) Philippines kêu gọi tôn trọng UNCLOS
-(Vnplus 3/10) Nỗ lực ngoại giao mới của Nhật Bản về vụ Senkaku: Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đã giải thích ngắn gọn với người đồng cấp Mông Cổ Luvsanvandan Bold lập trường của Nhật Bản về cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc đối với một quần đảo trên Biển Hoa Đông; (VNN 3/10) Chiến tranh đắt nên vũ khí phải rẻ?
-(TN 3/10) Mỹ dồn lực lượng đến tây Thái Bình Dương: Mỹ đang triển khai một lực lượng hùng hậu với sự hiện diện của 3 đội tàu gần những vùng đang có tranh chấp tại tây Thái Bình Dương; VN giải quyết vấn đề biển Đông theo pháp luật quốc tế
-(Vnplus 2/10) Philippines: Trung Quốc nên kiềm chế sử dụng vũ lực: Phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã đề cập tới những tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc; Nhật phản đối tàu hải giám TQ tới gần đảo Senkaku
-(TN 2/10) Ấn Độ mua tàu tuần tra hiện đại để ngăn tàu Trung Quốc: Quân đội Ấn Độ đã trang bị nhiều tàu cao tốc hiện đại để tuần tra hồ Pangong nhằm ngăn chặn sự xâm phạm của Trung Quốc; (Gd 2/10)La Viện: Trung Quốc, Đài Loan có thể hợp tác tấn công Senkaku
-(Bdv 2/10) Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines: ‘Nước xa không cứu được lửa gần’: Người Philippines lo ngại rằng do ngân sách hạn hẹp và quân đội đang bị căng trải, Mỹ khó có thể giúp đỡ họ trong một cuộc xung đột thực sự ở Biển Đông; (VOV 2/10) Hàn Quốc tái xuất bản về sách lịch sử quần đảo Dokdo
-(VOA 2/10) Tàu Trung Quốc lại tiến vào vùng biển có tranh chấp với Nhật Bản: Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba hôm nay nói rằng giới hữu trách đã yêu cầu các tàu đó rời khỏi hải phận Nhật, và Tokyo đã chính thức kháng nghị với phía Trung Quốc; (RFI 2/10) Nhật cảnh báo Trung Quốc với tín hiệu hòa dịu nhưng cứng cỏi
-(RFI 2/10) Philippines kêu gọi LHQ giúp giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo: Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã kêu gọi tất cả các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc hãy tôn trọng các quy định của luật pháp và cam kết quốc tế đồng thời kiềm chế sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp; Trung Quốc lại xâm phạm vùng biển Senkaku/Điếu Ngư
-(Vnplus 2/10) Mỹ triển khai thêm trực thăng đến căn cứ Nhật Bản: Ngày 2/10, Mỹ đã huy động thêm ba trực thăng vận tải MV-22 Osprey đến căn cứ không quân Futenma của Mỹ ở tỉnh Okinawa, miền Nam Nhật Bản; Tàu hải giám Trung Quốc rời vùng biển gần Senkaku
-(Toquoc 2/10) Vì sao tàu sân bay Mỹ đến Hoa Đông?: Sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm Mỹ USS George Washington ở Biển Hoa Đông vào thời điểm nhạy cảm tranh chấp Trung-Nhật đang gây ra nhiều đồn đoán khác nhau; (RFI 2/10) Tham vọng của Trung Quốc đối với Bắc Cực
-(Vnplus 2/10) TQ cử hành quốc khánh tại Hoàng Sa của Việt Nam: Đây là hành động mới nhất của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, tiếp theo vụ nước này xây mạng thông tin trái phép trên đảo Việt Nam; Đại sứ TQ đòi Nhật từ bỏ quốc hữu hóa đảo Senkaku
-(TN 2/10) Trung Quốc tập trận tấn công đảo: Quân đội Trung Quốc tập trận tấn công đảo ở biển Hoa Đông, nơi nước này đang tranh chấp căng thẳng với Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư; (VNN 2/10)TQ điều chỉnh chiến lược trước Nhật chứ không lùi bước
-(Bdv 2/10) Tàu sân bay Trung Quốc dùng vũ khí nội 100%: Các quan chức Trung Quốc cho hay, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ được trang bị toàn vũ khí nội; (Pltp 2/10) Đài Loan muốn nối lại đàm phán quyền đánh bắt
-(Petrotimes 2/10) Thủ tướng Nhật: Không có tranh chấp chủ quyền ở Senkaku còn Dokdo thì có: Theo quan điểm của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, vấn đề chủ quyền với quần đảo Senkaku và Dokdo là hai câu chuyện khác nhau; Tàu Trung Quốc, Đài Loan cùng lúc xuất hiện gần Senkaku
-(Vnplus 2/10) Bộ trưởng Nhật bác việc tạm gác tranh chấp với TQ: Tân Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, bà Makiko Tanaka, ngày 1/10 cho biết quan điểm của bà đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku không khác biệt so với quan điểm chính thức của chính phủ; (TP 2/10) Hạm đội Mỹ ở gần Senkaku/Điếu Ngư
-(Vnplus 2/10) Nhật Bản: “4 tàu hải giám Trung Quốc đến Senkaku”: Theo phía Nhật Bản, bốn tàu hải giám này tiến vào vùng biển của Nhật khoảng sau 12 giờ 30 (0330 GMT); (TN 2/10) Ấn Độ mua tàu tuần tra hiện đại để ngăn tàu Trung Quốc
-(Vnmedia 2/10) Tàu đổ bộ Mỹ đưa hơn 2.000 lính đến Biển Đông: Ngoài hơn 2.000 lính thủy đánh bộ, tàu USS Bonhomme Richard (HLD-6) còn mang theo một loạt phương tiện tấn công đổ bộ, phương tiện bọc thép hạng nhẹ, pháo, trực thăng và máy bay chiến đấu Harrier; (VNN 2/10) Thế giới 24h: Tàu Đài Loan ở Hoa Đông
-(Infonet 1/10) Trung Quốc: Chúng tôi không bắt nạt những nước yếu: Nhân dân nhật báo – cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc khẳng định nước này chưa bao giờ tham gia vào bất cứ một cuộc chạy đua vũ trang nào trong lịch sử và tương lai họ cũng sẽ không muốn làm điều đó; Mỹ bí mật “ém” Hải quân gần Senkaku để làm gì?
-(Vnexpress 1/10) Philippines đăng cai diễn đàn hàng hải quốc tế: Thủ đô Manila của Philippines sẽ là điểm đến của các đại biểu tới từ ASEAN, Mỹ, Nhật, Trung Quốc và nhiều nước khác trong một diễn đàn mở rộng để bàn về các vấn đề hàng hải khu vực; (ANTD 1/10) Vì sao Mỹ triển khai máy bay trinh sát chống ngầm tiên tiến nhất đến Nhật Bản?
-(Sgtt 1/10) Mỹ và ASEAN đều cần tái cân bằng: Nội hàm “đối tác chiến lược” giờ đây mang ý nghĩa ở chỗ không chỉ Mỹ “tái cân bằng” khi chuyển hướng sang châu Á, mà ngược lại, đến lượt mình, ASEAN cũng sẽ “tái cân bằng” trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc; Tàu sân bay Mỹ triển khai đội hình ở biển Đông
-(Vnplus 1/10) ASEAN-Trung Quốc họp về Biển Đông tại Thái Lan: Truyền thông Thái Lan ngày 1/10 đưa tin nước này sẽ chủ trì một phiên họp hẹp của các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc trong tháng này; Trung Quốc cử phái bộ tăng cường hợp tác ASEAN
-(VOV 1/10) Nhật Bản muốn đối thoại với Trung Quốc về tranh chấp đảo: Thủ tướng Nhật cho rằng, điều quan trọng hiện nay là làm thế nào để làm dịu căng thẳng giữa hai nước; (Bdv 1/10)Mỹ sẽ làm gì trong xung đột Trung - Nhật?
-(VNN 1/10) Toàn bộ nội các Nhật từ chức: Thủ tướng Noda đã chấp nhận đơn từ chức của tất cả các bộ trưởng nội các; (Petrotimes 1/10) Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông
-(Gd 1/10) Nhật Bản truy tố người biểu tình đổ bộ lên Senkaku: Đây được cho là vụ vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng, và là lần đầu tiên Nhật Bản tiến hành truy tố công dân nước mình đổ bộ lên nhóm đảo này; Trung Quốc chi 250 ngàn USD quảng cáo Senkaku trên New York Times
-(TP 1/10) Thủy quân lục chiến Philippines làm gì ở Trường Sa?: Hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến Philippines có nhiệm vụ lập một trụ sở quân sự mới ở Trường Sa nhằm bảo vệ các lợi ích ở Biển Đông; 'Đánh cờ’ trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư?
-(RFI 1/10) Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ hiện diện gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư: Hai hàng không mẫu hạm của Mỹ và lực lượng đặc nhiệm không - bộ thủy quân lục chiến đã có mặt ở vùng tây Thái Bình Dương, khá gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư; (VOA 1/10) 80 bản đồ chứng tỏ Trường Sa-Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc
-(VOV 1/10) ASEAN-Trung Quốc sẽ họp về Biển Đông tại Thái Lan: Truyền thông Thái Lan ngày 1/10 đưa tin nước này sẽ chủ trì một phiên họp hẹp của các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc trong tháng này; (Qdnd 1/10) Trung Quốc mở phái bộ tại ASEAN
-(BBC 1/10) Thái Lan sẽ tổ chức họp về Biển Đông: Việc tổ chức cuộc gặp được các ngoại trưởng Asean nhất trí khi gặp nhau bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, nhưng chưa rõ ngày diễn ra; (RFI 1/10) Philippines cải chính chỉ đưa thêm dưới 100 binh sĩ tới Trường Sa
-(Toquoc 1/10) Nhật cải tổ nội các nhằm hàn gắn quan hệ với Trung Quốc: Trong các nhân vật thay đổi lần này giới quan sát cho rằng vị trí bộ trưởng Giáo dục tuy không có nhiều quyền lực nhưng cũng là một cách đánh tín hiệu việc Tokyo sẵn sàng "hàn gắn vết thương" với Bắc Kinh; (TT 1/0) Nhật không đưa vấn đề đảo tranh chấp ra tòa quốc tế
-(Nld 1/10) Chiến tranh thương mại Nhật- Trung: Nếu xảy ra chiến tranh thương mại Nhật - Trung, kinh tế thế giới sẽ đứng trước một đợt “sóng thần” với những hậu quả khó lường; Nhật Bản thay 10 bộ trưởng
-(Vnmedia 1/10) Trung Quốc lại hành động ngang nhiên trên đảo của Việt Nam: Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên tăng cường hoạt động xây dựng ở cái gọi là “khu hành chính Tam Sa” khi hôm 29/9 cho phác thảo các kế hoạch phát triển 4 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và một dự án xây khu nhà ở; (TN 30/9) Ngoại trưởng ASEAN nhận bản thảo COC
-(Pltp 1/10) Tàu sân bay Mỹ đến biển Hoa Đông: Ba đội tàu tấn công của Mỹ tập trung bất thường ở Tây Thái Bình Dương; Giải pháp nào cho quần đảo Senkaku/Điếu Ngư?
-(Toquoc 1/10) Những thiệt hại kinh tế đầu tiên từ xung đột Trung – Nhật: Ngày 28/9, Nhật Bản đã công bố những số liệu đáng lo ngại cho thấy nền kinh tế nước này đã xấu đi từ trước khi xảy ra cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư; (Gd 30/9) Hoa Đông: Nhật Bản sẵn sàng cho cuộc chiến truyền thông với Trung Quốc
-(RFI 30/9) Điếu Ngư/Senkaku : Dân Đài Loan lại biểu tình phản đối Nhật Bản: Gần 1.000 người đã xuống đường tuần hành qua các đường phố ở thành phố Đầu Thành, huyện Nghi Lan miền đông bắc Đài Loan để ủng hộ đòi hỏi chủ quyền của Đài Bắc trên quần đảo Điếu Ngư/Senkak; Philippines tăng cường lực lượng bảo vệ vùng quần đảo Trường Sa
-(BBC 30/9) TQ tập chiếm đảo ở Biển Hoa Đông: Các lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc đã tiến hành tập trận chung dùng vũ khí thật nhằm vào một hòn đảo nhỏ trên Biển Hoa Đông; (RFI 30/9) Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư : Mỹ sẽ hành động ra sao ?
-(VOV 30/9) Nhật -Trung: Không điện mừng 40 năm bình thường hóa quan hệ: Quan hệ Nhật -Trung được xem đang ở trong giai đoạn lạnh giá nhất trong suốt 40 năm qua; (Toquoc 30/9) Quan hệ Nhật-Trung đi về đâu dưới thời Tập Cận Bình?
-(DT 30/9) Philippines phái 800 lính thủy đánh bộ gác các đảo tranh chấp: Trung tướng Philippines Juancho Sabban, trong động thái cũng muốn xoa dịu, cho biết việc triển khai chỉ là biện pháp bảo vệ chứ không phải là hành động khiêu khích; (Gd 30/9) Hoa Đông: Trung Quốc phát hành sách trắng về Senkaku
-(VOV 30/9) Thế giới 7 ngày:Trung Quốc quảng cáo "chủ quyền" trên báo Mỹ: Quan hệ Trung - Nhật lạnh giá, tranh cãi về vấn đề hạt nhân Iran, chiến sự ác liệt tại Syria... là những vấn đề được dư luận quan tâm; (ANTD 30/9) Từ Liên hợp quốc hướng về Biển Đông
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...