17/10/2011
- (Thanh Niên 20/10) Không có chỗ cho “đường lưỡi bò”: Tạp chí Nature vừa đăng 2 bài viết bày tỏ quan điểm về các bản đồ thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông. - (Tia Sáng 20/10) Khi khoa học trở thành công cụ tuyên truyền: bài dịch của David Cyranoski: Va chạm trên biển và xung đột lãnh thổ thường không liên quan nhiều đến khoa học. Nhưng ngày nay các nhà nghiên cứu và các tạp chí khoa học đang bị vướng vào những mâu thuẫn lãnh thổ kéo dài bấy lâu trên Biển Đông. - (Đất Việt 20/10) FPDA tập trận ở Biển Đông: Quân đội các nước Singapore, Malaysia, New Zealand, Anh và Australian tham gia tập trận BERSAMA LIMA 2011 ở nhiều khu vực khác nhau, trong đó có biển Đông; Nghiên cứu biển của Việt Nam đang ở mức độ... lý thuyết: - (PLTP 21/10) Trung Quốc yêu cầu Philippines thả 25 tàu: - (RFI 20/10) Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là ưu tiên chiến lược của Hải quân Mỹ: Theo Đô đốc Greenert : "Châu Á rõ ràng sẽ là một ưu tiên và chúng tôi sẽ điều chỉnh các hoạt động của mình một cách thích hợp"; Bất đồng về đối sách Biển Đông trong giới lãnh đạo Trung Quốc? hiện có hai khuynh hướng đối nghịch nhau về chính sách cần áp dụng tại Biển Đông, đặc biệt là đối với Việt Nam và Philippines? - (Dân trí 20/10) Việt-Trung chỉ giải quyết song phương tranh chấp trên biển giữa hai nước: “Với Thỏa thuận nêu trên, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất chỉ giải quyết song phương các tranh chấp trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc; các tranh chấp liên quan đến các nước khác sẽ tiến hành hiệp thương với các nước đó để giải quyết (điểm 3 trong Tuyên bố).” Cùng chủ đề này, xem thêm bài trên VnExpress 20/10: Việt Nam luôn tôn trọng Tuyên bố ứng xử Biển Đông; VnMedia 20/10: Việt Nam không rút khỏi DOC trong vấn đề biển Đông; VietNamNet 20/10: Việt-Trung không giải quyết song phương toàn bộ tranh chấp biển; BBC 20/10: VN bác bỏ chỉ trích về Biển Đông
- (BBC 19/10) Chính sách Biển Đông của VN và TQ: Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông tại Học viện Ngoại giao Việt Nam ở Hà Nội, nhấn mạnh chính sách của Trung Quốc mang tính "thử và đẩy", dựa trên phản ứng của các nước. Ông cũng cho phóng viên BBC đến dự hội thảo Manila cuối tuần qua biết về những điều chỉnh mới nhất trong lập trường của Việt Nam.
- (Đất Việt 20/10) Tìm hiểu tên lửa Đài Loan mang tới biển Đông: một trong những hệ thống phòng không tầm ngắn hiện đại nhất trong Quân đội Đài Loan.
- (VnExpress 19/10) Học giả quốc tế hội thảo liên tiếp về Biển Đông: Hai hội thảo quốc tế diễn ra gần như đồng thời ở Malaysia và Philippines đầu tuần này bàn về vấn đề Biển Đông, trong đó kêu gọi giải quyết đa phương tranh chấp và phản đối "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
- (PLTP 20/10) Chủ tịch nước thăm Philippines, Thủ tướng thăm Nhật Bản:
- (VOV 19/10) Khâm phục sự lòng dũng cảm của hải quân Việt Nam: tâm sự của ông Hoàng Nguyên, phiên dịch chính tại Văn phòng cảng Hậu Thủy, Hải Nam, Trung Quốc.
- (PNTD 19/10) Mỹ và Hàn Quốc tặng tàu chiến cho Philippines:
- (BBC 19/10) VN ‘không nên chơi lá bài Mỹ’: “Có hai khía cạnh quan trọng để điều này có thể xảy ra. Một là phản đối đường 9 đoạn. Thứ hai, các đảo xa và nhỏ trong vùng tranh chấp không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Nếu Việt Nam và Philippines đồng ý sử dụng hai điểm này để giải quyết tranh chấp với TQ trên biển Đông, thì chắc chắn Trung Quốc sẽ gặp rắc rối về mặt pháp lý; Manila xin lỗi TQ về sự cố Biển Đông: sau khi tàu chiến nước này 'vô tình' đâm phải thuyền cá của Trung Quốc ở Biển Đông; Nga giao tên lửa phòng thủ cho Việt Nam:
- (VOA 18/10) Bộ trưởng Quốc phòng Châu Á-Thái Bình Dương họp bàn về an ninh biển: Các giới chức thường đề cập tới các tuyên bố chủ quyền trái ngược nhau ở biển Nam Trung Hoa là một vấn đề an ninh biển.
- (NLĐ 18/10) Vấn đề biển Đông: Cần nỗ lực, thiện chí của các bên: tại hội thảo quốc tế về tranh chấp ở biển Đông với chủ đề “Con đường tiến tới hòa bình, ổn định và phát triển” đã diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) hôm 17-10.
- (Tuần Việt Nam 19/10) Một tầm nhìn cho Ấn Độ Dương: Mặc dù những diễn biến gần đây trong khu vực bao gồm cả hải tặc và khủng bố là các thách thức chính, nhưng quan điểm của New Delhi về một môi trường chính trị - chiến lược phù hợp ở Ấn Độ Dương là khá rõ ràng.
- (RFI 19/10) Học giả Trung Quốc phủ nhận Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển: « UNCLOS không thể thay đổi vị thế pháp lý không chối cãi được của Trung Quốc, đó là có chủ quyền trên quần đảo Nam Sa [tên Trung Quốc của Trường Sa]»; Giải pháp cho Biển Đông đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn; Chủ tịch nước Việt Nam công du Philippines từ 26 đến 28 tháng Mười 2011; Hoa kỳ xác định trở lại quyết tâm dấn thân sâu hơn vào châu Á trong bài viết của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton.
- (Đại đoàn kết 19/10) Nguyên tắc cho hòa bình trên Biển Đông (19/10/2011): Nguyên tắc quan trọng trong Thỏa thuận được đưa lên hàng đầu là việc khẳng định lập trường kiên trì thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng các vấn đề trên biển.
- (GDVN 18/10) Báo Trung Quốc đăng ảnh bộ đội đặc công Việt Nam: đây chính là những hình ảnh được tổng hợp lại từ các bài báo, entry được đăng tải trên các tờ báo điện tử và diễn đàn quân sự ở VN và thế giới.
- (BBC 18/10) VN đàm phán mua 4 tàu chiến của Hà Lan: tổng trị giá lên tới nhiều tỷ đôla.
- (PLTP 19/10) Làm thiệp tặng lính đảo Trường Sa: với chủ đề: “Yêu lắm Trường Sa”.
- (BBC 17/10) Học giả TQ ‘làm nóng’ diễn đàn Biển Đông tại Manila, Philippines.
Kết quả chuyến thăm TQ của TBT Trọng: năm ‘kết quả nổi bật’ của chuyến thăm Trung Quốc của phái đoàn Việt Nam do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu.
- (Thanh Niên 17/10) “Đường lưỡi bò” tiếp tục bị phản đối: câu trả lời của phía TQ bị cho là một sự “nhập nhằng chiến lược” và không thuyết phục được giới học giả.
- (VOA 17/10) TQ kêu gọi các nước tôn trọng thỏa thuận Việt-Trung về Biển Đông:
- TQ cảnh cáo Ấn Độ, áp lực VN hủy dự án thăm dò dầu khí ở Biển Đông; Chủ tịch nước Việt Nam công du Philippines
- V/v tập trận chung Mỹ-Philippines: (RFI 17/10) Tập trận chung Mỹ và Philippines gần Trường Sa; (BBC 17/10) Mỹ và Philippines tập trận ở Biển Đông; (VOA 17/10) Thủy quân lục chiến Mỹ-Philippines tập trận ở biển Đông; (VietNamNet 17/10) 3.000 lính Mỹ - Philippines tập trận gần Biển Đông
- (Nhân dân 17/10) Có một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển
- (VietNamNet 17/10) Biển Đông trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư: lần đầu tiên hai bên đã đưa ra những quan điểm mang tinh thần dứt điểm giải quyết các vấn đề tồn đọng trên biển giữa hai nước.
- (BBC 17/10) TQ 'cần giải thích lại về đường lưỡi bò’: “Nhưng sự mời gọi của Trung Quốc chỉ có thể thuyết phục hơn nếu nước này chịu giải thích rõ ‘đường lưỡi bò’ là gì. Theo giới học giả, Đài Loan đã công khai xem ‘đường lưỡi bò’ đánh dấu cả Biển Đông là của họ. Nhưng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì cố ý có ‘sự mơ hồ chiến lược’ với đường vạch này”.
- (PLTP 17/10) Mở hướng giải quyết tranh chấp trên biển Đông: Trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Trung Quốc vừa mới kết thúc, hai bên đã đạt được thỏa thuận các nguyên tắc xử lý và giải quyết những vấn đề trên biển; Mỹ, Philippines kêu gọi Đài Loan kiềm chế, khuyến khích các bên tranh chấp ở Trường sa và Đông Sa giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
- (RFI 16/10) Bắc Kinh có thể "há miệng mắc quai" do thỏa thuận về Biển Đông Việt-Trung: “Một trong những điểm được giới phân tích chú ý là việc hai bên đồng ý dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (1982) và Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (2002)”; Philippines kêu gọi Đài Loan làm rõ kế hoạch đưa tên lửa đến Trường Sa: bộ Quốc phòng Philippines khẳng định là quân đội nước này sẵn sàng bảo vệ tới cùng các hòn đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Philippines; Báo chí Trung Quốc lại cảnh báo Ấn Độ không nên hợp tác với Việt Nam về dầu lửa: Ấn Độ đang đùa với lửa khi ký kết các thỏa thuận với Việt Nam tiến hành thăm dò dầu lửa tại những khu vực có tranh chấp ở Biển Đông.
- (BBC 15/10) Ngoại trưởng Mỹ cam kết trở lại Châu Á: trong bài viết mang tựa đề "Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ".
- (NLĐ 16/10) Philippines không ngại kế hoạch phòng thủ của Đài Loan: chính phủ Philippines ngày hôm qua đã cho biết.
- (Tổ Quốc 16/10) Đợt mua sắm vũ khí mới tại châu Á-Thái Bình Dương: Mỹ, Nga là những nước bán vũ khí nhiều nhất thế giới năm 2010. Một số nước châu Á mua sắm vũ khí mới.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...