14/11/2011
- (NCBĐ 17/11) Mục đích sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Ôxtrâylia; Ý nghĩa chuyến thăm Ôxtrâylia của Tổng thống Mỹ Barack Obama; (Tổ quốc 17/11) Tại sao Mỹ mở căn cứ quân sự mới tại Úc?: Việc Mỹ mở căn cứ quân sự mới ở Úc nhằm tăng cường sự hiện diện tại Tây Thái Bình Dương, rút ngắn thời gian tiếp cận Biển Đông. - (RFI 17/11) Obama : Mỹ tăng cường hiện diện tại Châu Á: sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á sẽ không bị ảnh hưởng bởi chủ trương cắt giảm ngân sách quốc phòng của Washington; Chiến lược cương nhu của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương: tăng cường hiện diện quân sự tại Úc phòng ngừa Trung Quốc và sự hình thành của kế hoạch thành lập Vùng thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP Trans-Pacific Partnership trong đó Bắc Kinh còn đứng bên lề; (BBC 17/11) Châu Á Thái Bình Dương 'là ưu tiên cao nhất'; Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò lớn hơn và lâu dài nhằm định hình cho khu vực này cũng như tương lai của khu vực; (VOA 17/11) Sự chuyển hướng chính sách ngoại giao của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương: trọng điểm ngoại giao của Hoa Kỳ nay sẽ chuyển từ cuộc chiến chống khủng bố qua các thách thức về kinh tế và an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. - (Thanh Niên 18/11) Mỹ quyết trụ vững tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương: “Mỹ là một nhân tố lớn tại Thái Bình Dương, và chúng tôi sẽ trụ ở đây”; (VietNamNet 18/11) Khẳng định vị thế Mỹ: Trọng trách của Obama ở Bali; (TuanVietNam 18/11) Mỹ tiếp tục ở châu Á dù ai đó muốn hay không: - (RFI 17/11) Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Bali : Biển Đông vẫn là hồ sơ nóng: tranh chấp Biển Đông giữa nhiều thành viên ASEAN với Trung Quốc đã nổi cộm trở lại buộc hội nghị phải quan tâm. Mối quan ngại này đã được chính chủ tịch hiện thời của ASEAN là Tổng thống Indonesia gợi lên. - (BBC 17/11) Mỹ cấp thêm tàu chiến cho Philippines: Tổng thống Aquino đã nhấn mạnh rằng nước ông sẽ không để cho Trung Quốc bắt nạt. - (NLĐ 17/11) KHAI MẠC HỘI NGHỊ CẤP CAO ASEAN LẦN THỨ 19 TẠI INDONESIA: Duy trì vai trò trung tâm của ASEAN: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ASEAN tiếp tục tăng cường hợp tác và đầu tư thích đáng cho các lĩnh vực, như thu hẹp khoảng cách phát triển, an ninh năng lượng, lương thực; (VOA 17/11) Các nhà lãnh đạo ASEAN nhóm họp với các vấn đề an ninh; (Tuổi trẻ 17/11) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại hội nghị ASEAN; (PLTP 18/11) Nghiên cứu làm thẻ đi lại cho công dân ASEAN; ASEAN ra Tuyên bố Bali: ASEAN vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng và dân chủ hơn.
- (PLTP 17/11) Vấn đề biển Đông nóng trước hội nghị ASEAN; (NLĐ 17/11) TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG: Trung Quốc không muốn Mỹ can dự: 6 quốc gia trong khu vực tranh chấp về chủ quyền nhưng phía TQ muốn các nước này đối thoại song phương và không chấp nhận bất kỳ sự liên quan nào của Mỹ. TQ cho rằng sự can dự của người Mỹ sẽ làm phức tạp thêm vấn đề; (VietNamNet 16/11) Đưa Biển Đông ra thượng đỉnh Đông Á: Mỹ - Trung ngược nhau: Trung Quốc đã thể hiện thái độ rõ ràng rằng, họ không muốn thảo luận về các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông
- (RFI 16/11) Philippines sẽ không lùi bước trước Trung Quốc: trong chiến dịch tổ chức một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh hải, và nhấn mạnh rằng Philippines có được sự ủng hộ của Hoa Kỳ về vấn đề này.
- (TuanVietNam 16/11) Quanh việc chia lại cấu trúc địa chính trị Thái Bình Dương: Khi Đông Á đang nỗ lực đối phó những thách thức an ninh biển đang gia tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương – bao gồm thay đổi cán cân quyền lực, căng thẳng tranh chấp trên biển và bất đồng cơ bản về cách giải thích Luật Biển – có ba câu chuyện mới sẽ góp phần xác định lại cấu trúc địa chính trị khu vực.
- (BBC 15/11) TQ 'không bàn về Biển Đông tại Bali': "Vấn đề Biển Đông không có liên quan gì tới hội nghị thượng đỉnh Đông Á vì đây là diễn đàn để thảo luận các chủ đề hợp tác kinh tế và phát triển"; (VnExpress 15/11) Trung Quốc chỉ đàm phán song phương về Biển Đông; (VietNamPlus 15/11) ASEAN trao đổi nhiều ý kiến về vấn đề Biển Đông; (RFI 15/11) ASEAN Bali: Đồng thuận về Miến Điện, tranh luận về Biển Đông: Phản ứng của Bắc Kinh được cho là đã khiến một số thành viên ASEAN không dính dáng đến Biển Đông dè dặt, khiến cho không có đồng thuận trên đề nghị của Philippines.
- (NLĐ 16/11) HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ASEAN - Bàn nội dung cho hội nghị cấp cao: các nước đều nhìn nhận sự cần thiết phải duy trì động lực triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) theo những quy tắc hướng dẫn đã nhất trí đồng thời bắt đầu xác định những yếu tố cơ bản ban đầu của Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).
- (RFI 15/11) Philippines chỉ trích ASEAN thiếu đoàn kết để đối phó với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông; Ngoại trưởng Mỹ tới Philippines tiếp tục khẳng định mối quan tâm đến châu Á; (VOA 15/11) Vấn đề biển đảo bao trùm chuyến đi Philippines của Ngoại trưởng Mỹ:
- (Dân Trí 15/11) Quốc hội duyệt chi 2.900 tỷ đồng cho chương trình biển Đông với 82,40% số phiếu tán thành.
- (Tuổi trẻ 14/11) APEC 19 hướng tới một nền kinh tế khu vực gắn kết; (Dân trí 15/11) APEC ra « Tuyên bố - Honolulu », cam kết giảm thuế quan; (PLTP 15/11) Hội nghị cấp cao APEC: Mở rộng thương mại, tăng trưởng xanh; (RFI 14/11) Canada và Mêhicô tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương – TPP; (VOA 14/11) Trung Quốc sẽ 'nghiêm túc cứu xét' hiệp định TPP; Tổng thống Obama kết thúc hội nghị APEC tại Hawaii; (Tổ quốc 14/11) APEC, TPP - những sân chơi lớn đối với Việt Nam: TPP là bước đột phá nổi bật nhất tại APEC-19; Việt
- (BBC 14/11) Biển Đông 'sẽ làm nóng hội nghị Đông Á': Tổng thống Philippines Benigno Aquino đang tìm kiếm ủng hộ của những người tương nhiệm Asean trong việc đối đầu với Trung Quốc về các tuyên bố ch̉u quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông; (VOA 14/11) Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ nhấn mạnh đến sự ổn định khu vực: ASEAN lãnh đạo sẽ tập trung vào... đạt các tiến bộ hướng tới việc khai triển một bộ qui tắc ứng xử để giúp giải quyết các tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông.
- (BBC 14/11) Lãnh đạo Việt-Trung bàn về Biển Đông: "nhất trí giải quyết thỏa đáng vấn đề Biển Đông thông qua đàm phán hòa bình"; (VOA 14/11) Ông Hồ Cẩm Ðào: Trung Quốc, Việt Nam nên củng cố tình hữu nghị: Ông Hồ Cẩm Đào: “Trung Quốc và Việt Nam nên củng cố tình hữu nghị, tuy quan hệ song phương có thể có những vấn đề khó khăn“.
- (BBC 14/11) Cựu Tổng bí thư thăm Vùng 2 Hải quân: để 'thể hiện sự quan tâm';
- (RFI 14/11) Philippines dứt khoát bác bỏ đòi hỏi mới của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông: Manila cho biết là bằng mọi giá sẽ bảo vệ lãnh thổ và các nhà đầu tư dầu khí. Tham vọng của Trung Quốc muốn lấn sát vào bờ biển Philippines sau khi tuyên bố chủ quyền trên 80% biển Đông.
- (VietNamNet 13/11) Chủ tịch Việt-Trung trao đổi về Biển Đông ở Hawaii, nhất trí giải quyết thỏa đáng vấn đề Biển Đông thông qua đàm phán hòa bình.
- (PLTP 14/11) Các quan chức ASEAN bàn về COC: một số định hướng cơ bản về nguyên tắc tiếp cận, nội dung, lộ trình xây dựng và sự phối hợp giữa ASEAN với Trung Quốc trong vấn đề này.
- (Đất Việt 10/11) 4 lĩnh vực hợp tác quân sự Việt Nam - Ấn Độ: xây dựng hạm đội tàu ngầm Kilo, đào tạo cho phi công lái các máy bay Su-30, hiện đại hóa cảng chiến lược và chuyển giao cho một số tàu chiến cỡ trung bình, cung cấp các tên lửa hành trình tiên tiến BrahMos.
- Hội nghị Thượng đỉnh APEC: (VOH 14/11) Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương; (VOA 13/11) 'Người Mỹ mất kiên nhẫn với các cải cách kinh tế của Trung Quốc'; APEC: Mỹ và 8 nước đạt được phác thảo về hiệp định đối tác thương mại; Tổng thống Obama thúc đẩy mậu dịch tự do tại hội nghị thượng đỉnh APEC; APEC công bố nội dung chính của hiệp định TPP; (VietNamNet 13/11) Obama cảnh báo Trung Quốc phải "chơi theo luật"; (RFI 13/11) Mục đích cuối cùng của Mỹ là gạt Trung Quốc ra khỏi TPP; Obama: Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương sẽ hoàn tất năm 2012; (PLTP 14/11) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Việt Nam tích cực đàm phán Hiệp định TPP; (NLĐ 14/11) Thông qua tuyên bố các nhà lãnh đạo TPP:
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...