04/08/2010
Thứ Ba, ngày 10/8
Việt
Tin từ Bắc Kinh, Hồng Kông, BBC - 9/8: Phản ứng về chuyến thăm VN của tàu chiến Mỹ. Truyền thông nước ngoài đưa tin, hôm 8/8, nhóm quan chức và sỹ quan cao cấp của VN được chở bằng phi cơ hạng nhẹ ra thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington, đậu cách bờ biển Đà Nẵng chừng 200 hải lý. Đây là lần thứ hai các sỹ quan VN thăm quan tàu sân bay của Mỹ đậu ở ngoài khơi VN. Lần trước là vào tháng 4/2009, khi hàng chục sỹ quan cao cấp của VN "được đón tiếp nồng nhiệt" khi tới thăm chiến hạm USS John Stennis, đậu ngoài khơi cách bờ biển phía nam VN chừng 290 hải lý. Mới đây, hồi đầu tháng 7/2010, quan chức ngoại giao VN cũng thăm hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush của hải quân Mỹ đậu tại
AP đăng bài của cây bút Margie Mason viết siêu hàng không mẫu hạm của Mỹ đến đây để gửi đi thông điệp rằng “TQ không phải là tay chơi lớn duy nhất trong vùng”. Bài của AP dẫn lời đại úy Ross Myers, tư lệnh phi đội chiến đấu trên tàu sân bay, nói: “Ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng của Biển Đông, và quyền tự do hàng hải là điều quan trọng đối với cả VN và Mỹ”. Theo AP, các viên chức hải quân Mỹ nói khi tàu USS George Washington đi vào Biển Đông trong mấy ngày qua, họ đã thấy tàu hải quân TQ đi theo và giữ khoảng cách với tàu của Mỹ. Margie Mason dẫn lời giáo sư Carlyle Thayer, nói: “VN không ủng hộ kiềm chế TQ, nhưng giống như phần lớn các nước ASEAN khác, họ muốn thấy có các siêu cường khác hiện diện cân bằng lẫn nhau”. Ông nói thêm: “Không phải tinh tế lắm cũng nhìn thấy VN muốn Mỹ hiện diện trong khu vực để cân bằng lực lượng với TQ”.
Các bài bình luận trên báo chí Mỹ những ngày vừa qua nghiêng về quan điểm rằng chính phủ Barack Obama, sau thời gian đầu lấy lòng TQ, thì nay cảm thấy chiến lược đó không hiệu quả. Trên tạp chí Forbes, nhà nghiên cứu Gordon Chang nói lãnh đạo TQ dạo gần đây “đòi hỏi thêm bằng chứng vâng lời từ
Phía TQ cũng đã có phản ứng:
- Tờ China Daily của TQ xem sự kiện tàu Mỹ USS George Washington thăm VN là thêm bằng chứng “Hà Nội một lần nữa thách thức chủ quyền của TQ đối với Hoàng Sa (Tây Sa)”. Bài báo ghi nhận sự có mặt của tàu sân bay và nhắc lại mới tuần trước, NFN/BNG/VN Nguyễn Phương Nga đã yêu cầu TQ chấm dứt tiến hành khảo sát địa chấn, san lấp và mở rộng đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa. Một ngày sau đó, NFN/BNG/TQ Khương Du nói nước này phản đối mọi bình luận và hành động vi phạm chủ quyền của TQ ở Hoàng Sa và vùng biển kế cận ở Biển Đông. China Daily dẫn lời ông Su Hao, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Xung đột và Chiến lược thuộc Học viện Ngoại giao của TQ, khẳng định TQ “là nước đầu tiên phát hiện và đặt tên cho Tây Sa ở Nam Hải và cũng là nước đầu tiên chính thức đặt Nam Hải dưới quyền quản lý của chính phủ”.
Tiếp lời, ông Xu Liping của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội TQ, nhắc lại khi VN và TQ thiết lập quan hệ ngoại giao, thì không thấy nhắc chủ quyền TQ ở Hoàng Sa (Tây Sa) và vùng biển lân cận. Ông này cáo buộc VN “nay đang thách thức nguyên trạng lâu nay mà chẳng có bằng chứng lịch sử và pháp lý, và bình luận của nước này trùng khớp với quan điểm của Mỹ”.
- Đài Phượng hoàng (HK) chiều 9/8 phát chương trình bình luận thời sự của bình luận viên Khưu Chấn Hải đánh giá việc tàu hàng không mẫu hạm Mỹ USS George Washington cập cảng Đà Nẵng và đối sách của TQ cho rằng:
Tàu hàng không mẫu hạm Mỹ USS George Washington cập cảng Đà Nẵng cho thấy quan hệ quân sự Việt - Mỹ ngày càng mật thiết. Phải thấy rằng, VN trước đây từng phải dựa vào TQ để chống lại đế quốc Mỹ, nay ngược lại, ngày càng “buộc chặt” vào Mỹ để chống lại ảnh hưởng của TQ. Từ những năm 50, Mỹ đã có chiến lược hình thành vành đai bao vây TQ ở ĐNÁ và nay Mỹ đã kéo thêm VN.
Rõ ràng là Mỹ và VN đang ngang nhiên thách thức TQ. Tàu hàng không mẫu hạm Mỹ USS George Washington cập cảng Đà Nẵng và đến tham gia tập trận ở Hoàng Hải là rất nguy hiểm, nhằm thực hiện “một tên hai đích” vì cả Hoàng Hải và Nam Hải (Biển Đông) đều rất quan trọng đối với TQ. Việc tầu USS George Washington đến Hoàng Hải đã đặt Bắc Kinh và toàn bộ khu vực Đông Bắc và Bán đảo Liêu Đông vào phạm vi tấn công của Mỹ. Song việc này mang ý nghĩa hình thức lớn hơn ý nghĩa về chiến lược. Bởi vì, một mặt Quân giải phóng TQ nhất định đã có biện pháp phòng ngừa, mặt khác Mỹ cũng ít có khả năng tấn công TQ. Tuy nhiên đối với Nam Hải (Biển Đông) lại là vấn đề có ý nghĩa về chủ quyền của TQ.
Trong bối cảnh hiện nay, TQ không thể tiến hành chiến tranh ở cả phía Bắc và Nam, song TQ cần cân bằng chiến lược, có thể thực hiện một số động tác quân sự mang tính chiến lược ở Nam Hải (Biển Đông) để phá thế bao vây của Mỹ. Có thể thấy, ví dụ như năm 1974, TQ tấn công quân đội Nam VN để thu hồi lại quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và tháng 2/1979, TQ tấn công VN, Liên Xô khi đó cũng không dám động đến TQ. Ngày nay, cho dù TQ với VN có những xung đột nhỏ về quân sự thì tầu sân bay USS George Washington của Mỹ cũng chả dám động đến TQ. Việc TQ dạy cho một nước nào đó ở Nam Hải (Biển Đông) một bài học sẽ có tác dụng răn đe các nước liên quan khác, có thể sẽ khiến cục diện thay đổi có lợi cho TQ.
- Thời báo hoàn cầu ngày 9/8 đăng bài với tựa “Mỹ sử dụng hàng không mẫu hạm thị uy với TQ” đưa lại tin của AP nêu trên đồng thời đăng ý kiến của Phó Viện trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Nhân dân TQ Kim Xán Vinh cho rằng, Mỹ trước đó đã thay đổi địa điểm diễn tập quân sự do TQ phản đối và bị dư luận Mỹ phê phán là “nhìn sắc mặt của TQ”, cho rằng Mỹ nhượng bộ TQ quá nhiều, tặng TQ quyền phủ quyết. Việc Mỹ tiếp tục tuyên bố hàng không mẫu hạm sẽ đến Hoàng Hải là nhằm thể hiện cửa ngõ của TQ là nơi Mỹ muốn đến thì sẽ đến được. Giới phân tích cho rằng, thái độ này của Mỹ là một thử nghiệm nghiêm trọng đối với TQ.
Về việc làm thế nào để đối phó với hàng không mẫu hạm của Mỹ vào Hoàng Hải, Phó Thư ký trưởng Học hội Khoa học Quân sự TQ Thiếu tướng La Viễn cho rằng, việc Mỹ cố ý đưa hàng không mẫu hạm vào Hoàng Hải là nhằm bóp chết ý chí của nhân dân TQ. Mỹ luôn cần sự hợp tác của TQ trong các vấn đề quốc tế, nhưng đằng sau lại muốn cột chân TQ. Cách làm này sẽ kích thích sự nhiệt tình luyện binh của quân đội TQ, kích thích quân đội TQ nâng cao sức chiến đấu. TQ có đủ sức để nhập vào vòng quay với Mỹ, đồng thời cũng cần có biện pháp đáp trả cụ thể, như biện pháp đáp trả quân sự có hiệu quả. Về mặt chính trị, Mỹ muốn tăng cường giao lưu cấp cao với TQ, nếu Mỹ cố ý đưa hàng không mẫu hạm vào Hoàng Hải, TQ có thể cân nhắc chuyển từ phản ứng tích cực sang phản ứng tiêu cực.
Trong khi đó, theo BBC, hai tàu chiến khác của Mỹ là USS John S. McCain và USS Avenger sẽ vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, từ 10 - 14/8 trong chuyến thăm hữu nghị chính thức nhân dịp kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt. Như thông lệ các chuyến thăm của tàu chiến, thủy thủ đoàn hai tàu sẽ có các hoạt động thăm viếng xã giao, tham gia dự án cộng đồng, thi đấu thể thao và thăm quan thành phố.
Theo các nhà bình luận, các hoạt động trao đổi dồn dập gần đây cho thấy một sự ấm lên nhanh chóng trong quan hệ quân sự giữa hai nước cựu thù. Các chuyến thăm của tàu Mỹ tới VN ngày càng nhiều và được xem như một hình thức xây dựng lòng tin giữa hai bên. Lầu Năm góc nay coi VN như một quốc gia có khả năng trở thành đối tác chiến lược của mình ở châu Á, giống
Việc hai nước từng đối đầu nhau trong một cuộc chiến lâu dài và đẫm máu nay xích lại gần nhau được bình luận là cho thấy kế hoạch quay trở lại giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á của Mỹ, trong khi VN ngày càng quan ngại trước sự hung hăng của TQ. Theo các nhà quan sát, không khí tại các khu vực tranh chấp đang nóng lên từng ngày.
+ RFI, VOA - 9/8: Đẩy mạnh vũ trang và quan hệ với Mỹ để đối phó với TQ. Các bài viết đăng trên tờ The Phnompenh Post và The Washington Post hôm 9/8 nhận xét rằng VN cùng các nước Đông Nam Á đang tăng cường củng cố quân sự, mua sắm trang thiết bị và ngày càng đứng về phía Mỹ về mặt chiến lược như một hàng rào trước sự trỗi dậy của TQ và những lời tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền toàn bộ Biển Đông.
Theo các số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Thụy Điển), các hợp đồng mua bán vũ khí trong khu vực gần như tăng gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2005 tới năm 2009 so với năm năm trước đó, với các thương vụ mua bán thiết bị quân sự đang tiếp tục gia tăng. Cụ thể là VN đã chi 2,4 tỷ USD để mua 6 tàu ngầm Kilo và khoảng 10 máy bay chiến đấu Su-30 MKII của Nga. Malaysia cũng chi hơn 1 tỷ USD mua 2 chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel của Pháp, còn Indonesia cũng thông báo mua thêm tàu ngầm để bảo vệ biển đảo. Nằm sát cạnh
Trong nhiều năm, giới phân tích ngỡ rằng TQ phát huy ảnh hưởng bằng “quyền lực mềm”, dùng kinh tế để thống trị châu Á. Tuy nhiên, chính sách của Bắc Kinh càng ngày càng hung hăng, sử dụng cả phương tiện quân sự để dọa nạt các nước phía nam nhất là VN làm quốc tế phải có phản ứng. Theo The Washington Post, đến năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược tại Washington mới nhìn nhận, trong một bản báo cáo, chính TQ, chứ không phải Bắc Triều Tiên, mới là nguy cơ gây bất ổn trong khu vực. Cũng theo tờ báo này, thái độ ỷ mạnh hiếp yếu của Bắc Kinh đã thúc đẩy các nước ĐNÁ phải xích lại gần với Siêu cường số một.
Trong khi đó, ngày 9/8, hãng tin AP trích phát biểu của một tướng hàng đầu TQ kêu gọi thắt chặt quan hệ với quân đội Australia và đẩy quan hệ quân sự song phương lên một tầm mới trong bối cảnh các mối liên hệ quân sự giữa Bắc Kinh với Washington tiếp tục bị ngưng trệ.
BIỂN ĐÔNG
+ Tin từ Hồng Kông, Bắc Kinh – 9/8: Ngày 9/8, Mạng Văn hối đăng bài “vấn đề Nam Hải (Biển Đông) cần tích cực đàm, chuẩn bị đánh” của bình luận viên Lưu Tư Lộ cho rằng: Việc giải quyết vấn đề Biển Đông theo chủ trương “tích cực đàm, chuẩn bị đánh” của Trung tướng Trương Tự Tam là sách lược tích cực. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, TQ có thể áp dụng phương châm giải quyết 6 chữ “ổn Đài, tránh Mỹ, đấu Việt”, cụ thể là:
- Ổn định quan hệ với Đài Loan. Gần đây, việc Bắc Kinh đặt vấn đề dỡ bỏ các tên lửa đạn đạo giữa hai bờ vừa thể hiện thiện chí với Đài Loan vừa có ý nghĩa lợi ích chiến lược rất lớn, có thể giúp Bắc Kinh dồn sức vào giải quyết vấn đề Biển Đông.
- Tránh Mỹ là một chiến lược lớn, trước hết là tránh để Mỹ can dự vào vấn đề Biển Đông, không đàm phán với Mỹ về vấn đề Biển Đông và sau đó là tránh gây ra tình trạng đối đầu về quân sự với Mỹ.
- Đấu Việt là tập trung sức lực đấu tranh với Việt
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quản lý xung đột Học viện Ngoại giao TQ Tô Hạo cho rằng VN đã nêu vấn đề Biển Đông nhằm quốc tế hóa vấn đề để có thể đối trọng mạnh hơn với TQ với sự hậu thuẫn của Mỹ. Mỹ cần VN như một trong những công cụ để đối trọng với sự phát triển của TQ, tuy nhiên hai nước này sẽ không xích lại quá gần nhau, họ chỉ cần cái mà họ cần của nhau lúc này mà thôi.
+ Tin từ Trung Quốc, BBC - 9/8: Tại một cuộc họp báo ngày 8/8, NT PLP Alberto Romulo đã nói với các phóng viên rằng đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông với TQ chỉ nên giữa ASEAN và TQ, mà không cần có sự tham gia của Mỹ hay bên nào khác. Ông Romulo đã trả lời “không” khi được hỏi có ủng hộ tuyên bố của NT Hillary Clinton ở Hà Nội ngụ ý Mỹ có thể dấn sâu hơn vào tranh chấp Biển Đông và nhấn mạnh đó là việc giữa ASEAN và TQ. Ông Romulo cũng cho biết ASEAN đang thúc đẩy thi hành Quy tắc ứng xử tại Biển Đông, đã ký với TQ năm 2002 nhằm giải quyết vấn đề trong hòa bình và khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận và điều đó luôn nằm trong nghị trình”.
Cùng ngày 8/8, theo kênh tin tức của PLP ABS-CBN, TTh PLP Benigno Aquino III nói PLP sẽ tuân thủ quy tắc ứng xử về Biển Đông đang được ASEAN soạn thảo. Trong bài diễn văn đầu tiên về chính sách đối ngoại, ông Aquino nói việc tuân thủ là cách duy nhất để nước này giúp ASEAN đạt các mục tiêu chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội trước năm 2015.
Trong một diễn biến liên quan, Mạng Hoàn Cầu của TQ ngày 9/8 đưa tin một quan chức ngoại giao cấp cao của PLP gần đây tiết lộ, 10 nước thành viên ASEAN hy vọng có thể xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử chính thức” ở Nam Hải (Biển Đông) nhằm giữ tình hình tranh chấp các đảo và vùng biển trong khu vực không căng thẳng thêm. Chuyên gia về vấn đề “Nam Hải”, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Dương, Đại học Hạ Môn, Giáo sư Trang Quốc Thổ cho rằng PLP nêu việc xây dựng “Quy tắc ứng xử” chỉ là “giọng điệu cũ” nhằm biến vấn đề “Nam Hải” từ đàm phán song phương sang đối thoại đa phương, từ đó tăng thêm điều kiện để đối chọi lại TQ.
Ông Trang cho rằng đối với việc PLP nêu kiến nghị xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử”, TQ cần áp dụng các biện pháp nhất quán với thái độ “không quá mức nhưng cũng không mềm yếu”. Việc đa phương hóa vấn đề “Nam Hải” là kết quả mà nhiều thế lực quốc tế muốn nhìn thấy. Nhưng thực tế, phần lớn các nước ASEAN không tồn tại tranh chấp về vấn đề “Nam Hải” với TQ. Do đó, việc TQ kiên trì “song phương” là hợp tình hợp lý. Các nước khác trong ASEAN như
ASEAN
+ Tin từ Hồng Kông, BBC - 6/8: Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 6/8 đăng bài của nhà báo Greg Torode bình luận về việc ASEAN bỗng nhiên chứng tỏ quyết tâm có thể làm phức tạp chính sách của TQ đối với khu vực trong những tháng tới, với một số nội dung chính như sau: Rõ ràng là những thay đổi chiến lược đang diễn ra sau các phiên họp ARF tại Hà Nội tháng 7 vừa qua, một phần là Mỹ trong nhiều tháng qua đã nói đến việc dính líu trở lại và các nước ASEAN đang tìm cách chống lại Bắc Kinh. Một quan chức ngoại giao ASEAN nói: “Không ai nghĩ là các cuộc họp này quan trọng như thế nào trong việc xác định tình hình khu vực”. “Nhưng bỗng nhiên dường như chúng ta đang thấy một khu vực rất khác trước … và điều đó sẽ được Bắc Kinh cảm nhận. Mọi người đang chờ đợi để xem TQ sẽ phản ứng như thế nào một khi TQ thấu hiểu điều gì đang diễn ra. ít nhất là trong một vài tháng tới tình hình sẽ vô cùng thú vị.”
Một vài nước ASEAN, với sự khởi xướng của Mỹ, đã bày tỏ lo ngại đối với căng thẳng tại Biển Đông tại Diễn đàn ARF bao gồm 27 thành viên, tổ chức an ninh chính thức duy nhất ở Châu Á. Việc làm đó đã khiến NT/TQ Dương Khiết Trì bực tức - phản ánh sự thay đổi sâu sắc so với các kỳ họp trước trong những năm gần đây thường chứng kiến sức ép ngầm của TQ yêu cầu các thành viên ASEAN không thảo luận về vấn đề Biển Đông đang có tranh chấp. Rất nhiều người trong ASEAN tin là Bắc Kinh đã từng thành công trong việc chia rẽ các nước ASEAN với việc tăng cường quan hệ với từng nước riêng lẻ, hạn chế mong muốn của ASEAN hành động mạnh mẽ với tư cách là một tập thể.
Nhưng dường như là những gì diễn ra trong tháng 7 không phải là sự kiện riêng biệt hoặc diễn ra đồng thời. Một vài tháng tới sẽ chứng kiến nhiều cơ hội hơn để biến các cuộc thảo luận trở nên cụ thể hơn. TTh Mỹ Obama, người đã thay đổi chính sách phớt lờ của Washington đối với ĐNÁ, sẽ đón 10 người đồng nhiệm ĐNÁ đến dự Hội nghị lãnh đạo Mỹ - ASEAN vào tháng tới. Sau đó, vào tháng 10, các BTQP của 8 cường quốc khu vực, bao gồm TQ, Mỹ và NB sẽ nhóm họp tại Hà Nội theo sáng kiến của VN, gặp các đồng nghiệp ASEAN trong cuộc họp đầu tiên. Người ta cho rằng những nỗ lực kín đáo của Bắc Kinh nhằm không đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự sẽ chẳng ăn thua gì. Lời cảnh báo của NT Mỹ Hillary Clinton là việc giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông là “lợi ích quốc gia” và “ưu tiên đối ngoại” của Mỹ được thiết kế để tạo ra động lực thúc đẩy mới đối với những nỗ lực nhằm biến thỏa thuận không ràng buộc giữa TQ và ASEAN về Biển Đông thành một hình thức thỏa thuận nào đó có ý nghĩa hơn.
Trong khi đó, NT Dương Khiết Trì và những NFN/TQ đã khẳng định lại tầm quan trọng của “chủ quyền không thể tranh cãi của TQ” đối với Biển Đông và cảnh cáo những hành động nhằm quốc tế hóa tranh chấp. Bắc Kinh muốn thương lượng song phương về giải pháp đối với từng nước đòi hỏi chủ quyền. Một bài bình luận trên tờ Nhật báo TQ trong tuần này cảnh cáo rằng “một số nước ĐNÁ đang chơi trò quyền lực ở Biển Đông bởi vì họ muốn chiếm nhiều tài nguyên biển hơn nữa” mặc dù có những đòi hỏi của TQ đối với chủ quyền không thể nghi ngờ.
Mỹ cũng đã vươn ra bằng cách khác, đạt được sự tán đồng của ASEAN trong cuộc họp gần đây để cùng với Nga tham gia vào Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á hàng năm, cùng với TQ, NB và HQ. Tại Hà Nội, NT Mỹ Hillary Clinton cũng mở rộng hợp tác với các nước thành viên ASEAN ở vùng hạ lưu sông
Nhật cũng đang ngấm ngầm làm sâu sắc chính sách ngoại giao bấy lâu nay của mình với ASEAN và gia tăng các mối quan ngại về Biển Đông - đường biển chiến lược đối với việc vận chuyển dầu cho Nhật.
Những tiến triển đó đã diễn ra xung quanh năm VN giữ chức Chủ tịch ASEAN là điều có ý nghĩa. VN thường được nhìn nhận là nước có quyết tâm lớn nhất nhằm ngăn cách mối quan hệ với nước láng giềng phương bắc to lớn, không chỉ là vì những đòi hỏi của VN đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông. Hà Nội đã nhanh chóng tăng cường mối quan hệ với Washington và các cường quốc khu vực khác, bao gồm Ấn Độ và Nga, trong khi chứng tỏ khả năng là người lãnh đạo ở khu vực, điều mà không thể nhận thấy chỉ vài năm trước đây.
VN giờ đây được coi là bức tường thành chống lại TQ trong ASEAN. Hơn tất cả các nước khác, VN cảm thấy chủ quyền của mình bị de dọa, VN đang cố gắng chống lại sự có mặt ngày càng tăng của hải quân của TQ tại Biển Đông, việc TQ bắt giữ hàng trăm ngư dân của VN và cũng như việc TQ phản đối các công ty dầu lửa quốc tế nhằm chấm dứt hợp đồng với Hà Nội về tìm kiếm dầu.
Đây là một sự trớ trêu về lịch sử. ASEAN được thành lập năm 1967 như là một bức tường thành chống lại sự mở rộng của cộng sản VN. Cuối cùng Hà Nội đã gia nhập ASEAN vào năm 2005, một nỗ lực được tiếp bước bởi CPC, Lào và
Cuối năm 2009, học giả kỳ cựu Jusuf Wanandi của Indonesia đã nhấn mạnh mối lo ngại rằng trừ phi các nước ASEAN có thể “đoàn kết với nhau” chống lại TQ trong vấn đề Biển Đông, nếu không “các nước này sẽ bị treo cổ một cách riêng rẽ”. ASEAN đã bắt đầu chứng tỏ là thông điệp đó đã được lưu ý. Một nhà ngoại giao ĐNÁ cho biết: “Thông qua sự lãnh đạo khéo léo, VN đã làm việc để chứng tỏ rằng cuối cùng thì ASEAN cũng đã sẵn sàng tìm cách đứng lên chống lại TQ. Thậm chí đối với các nước mong muốn có quan hệ tốt với TQ, điều đó cũng tạo ra cơ hội để cân bằng mối quan hệ.”
Sắp tới chức Chủ tịch ASEAN sẽ được chuyển cho Indonesia - nước lớn nhất ở ĐNÁ và đang thúc đẩy quan hệ mạnh mẽ hơn với Mỹ. Tuy Indonesia không có đòi hỏi đối với Biển Đông, nhưng nước này đã rất năng nổ trong việc thúc đẩy thảo luận ở khu vực, mặc dù có những sức ép ngấm ngầm từ Bắc Kinh. Các quan chức
Do đó, rất có thể là TQ, với tất cả những động thái ngoại giao trong những năm gần đây, giờ đây sẽ phải đối phó với láng giềng rất khác trước.
+ Tin từ Thái Lan - 9/8: Sự thay đổi vai trò của NB đối với ASEAN (bài bình luận đăng trên báo The Nation ngày 9/8). Vào thời điểm này năm 2009, Nhật đã tạo ra cơn địa chấn ngoại giao với việc thay đổi lãnh đạo và học thuyết mới. Theo chính sách ngoại giao này, Nhật sẽ chú trọng hơn trong quan vệ với các đối tác châu Á và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Tuy nhiên, sau 9 tháng cầm quyền của cựu TTg Yukio Hatoyama, sự kỳ vọng đã sụp đổ và Nhật đang đối mặt với một thách thức mới trong khu vực, đặc biệt với ASEAN. Hiện tại, Nhật nhận thấy rằng đã đánh mất ASEAN, một đối tác kinh tế lâu đời của Nhật.
Với sự nổi lên cả của TQ và Ấn Độ ở châu Á, Nhật nhận thấy không còn có được quyền lực và ảnh hưởng vốn đã tồn tại trong bốn thập kỷ qua. Nhưng trớ trêu đối với Nhật là điều này xẩy ra đúng vào thời điểm giới lãnh đạo Nhật đang cần có một môi trường chiến lược mới. Sự thay đổi thường xuyên lãnh đạo trong những năm qua đã làm cho Nhật không có chính sách ổn định tập trung ưu tiên khu vực, thậm chí trong lĩnh vực kinh tế vốn là trụ cột trong quan hệ Nhật - ASEAN. Điều tồi tệ nhất đối với Nhật là Nhật có nguy cơ đánh mất vai trò khi TQ đã chiếm vị trí kinh tế thế giới số 2 của Nhật.
Thực tế này sẽ dần hình thành trong tư duy của những người thực thi chính sách của Nhật, đặc biệt là BNG Nhật. Thực ra, người Nhật đang đau đầu tính toán cách thức tái can dự vào khu vực ASEAN đang có xu hướng giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Nhật. Người Nhật nhận ra cũng cần phải đánh giá lại quan hệ Nhật ASEAN để tìm ra những thất bại trong thời gian qua.
Trong khi Tokyo muốn củng cố sự hợp tác với ASEAN trong các lĩnh vực ngoài kinh tế, lãnh đạo của Nhật cũng rất quan tâm đến những sự cấm đoán hiện nay liên quan đến vai trò của Nhật trong lĩnh vực chính trị và an ninh. Do mối liên hệ lịch sử với khu vực ASEAN, chắc chắn Nhật sẽ phát huy tất cả các chính sách trước đây liên quan đến phát triển kinh tế và xã hội. Chính sách từ trái tim đến trái tim, theo Học thuyết Fukuda năm 1977, là một trụ cột chính trị để kết nối hai khu vực
Dĩ nhiên, Nhật sẽ tiếp tục cách thức này để mở rộng cơ sở sản xuất trong khu vực, kéo dài từ Ấn Độ cho đến toàn bộ khu vực ASEAN, mang lại nhiều lợi ích nhất cho sự phát triển kinh tế và đầu tư của Nhật. Tuy nhiên, hiện nay Nhật không còn đơn phương thực hiện như trước đây. Quyết định mới đây tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN mời Mỹ và Nga tham gia Hội nghị Đông Á (EAS) vào năm 2011 sẽ làm cho môi trường chiến lược thay đổi. Một EAS mở rộng sẽ mở ra cơ hội cho tất cả các nước lớn.
Trong hàng thập kỷ qua, TQ và Nhật là hai đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Thông qua ASEAN, lãnh đạo của cả hai nước này đã sử dụng hiệu quả diễn đàn để tăng cường sự hiểu biết và lòng tin, làm nền tảng cho quan hệ vững chắc. Sự gia tăng hợp tác trong khu vực có thể xuất phát từ sự lãnh đạo của cả TQ và Nhật. Ngoài cơ chế ASEAN+3, ASEAN đang có cơ hội mở rộng sự can sự của các cường quốc khác như Mỹ và Nga. Điều này sẽ làm gia tăng vai trò trung tâm của ASEAN trong quan hệ với các nước lớn.
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ Trung Quốc - 9/8: Thời báo Hoàn Cầu ngày 9/8 đăng bài “Mỹ coi TQ là đối thủ chiến lược” , nội dung chính như sau: Một năm trước, khi trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn Cầu, Thứ trưởng Bộ QP Mỹ Michel Flournoy đã từng bày tỏ rằng: “Mỹ không coi TQ là kẻ thù”. Hiện nay, Lầu Năm góc đã nuốt lời. Họ quyết định đưa tàu sân bay đến biển Hoàng Hải tham gia diễn tập quân sự, rõ ràng là muốn khiêu khích TQ, khiến TQ khuất phục. Cách làm của Mỹ giống như nói công khai với thế giới rằng TQ là kẻ địch quan trọng tiềm tàng. Lầu Năm Góc muốn coi TQ là một đối thủ chiến lược, TQ là một đối thủ vừa tầm với Mỹ, cần phải làm cho Mỹ thấy được sự sai lầm chiến lược tất sẽ phải trả một giá đắt.
Những năm gần đây, Mỹ thông qua cọ sát trên biển, ủng hộ kẻ theo chủ nghĩa ly khai, khiêu khích TQ về kinh tế, liên tục thử giới hạn chiến lược của TQ, muốn khống chế TQ trong khuôn khổ mà Mỹ sắp đặt, thử ngăn cản con đường tiến lên của TQ. Đây được cho là chiến lược nhất quán của Lầu Năm góc đối với TQ, nhưng một TQ đang không ngừng trưởng thành quyết không thể dung tha. Mỹ có muốn xây dựng mối hữu nghị thực sự với TQ không, muốn giúp TQ trở thành một cường quốc ở phương Đông không? Chúng ta có rất nhiều hoài nghi lương thiện như vậy đối với người Mỹ, song nguyện vọng đó chưa hề trở thành chính sách quốc gia của Mỹ, từ nay về sau cũng sẽ không. Chúng ta cần phải nhìn rõ ràng rằng bất luận TQ chủ động cải thiện và thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ như thế nào, thể hiện thiện ý của mình như thế nào, thì mục tiêu quốc gia riêng của Mỹ đều không thể hòa hợp với sự phát triển lớn mạnh của TQ, không hòa hợp với việc TQ thực hiện thống nhất đất nước và phục hưng dân tộc. Trở ngại lớn nhất đến từ bên ngoài đối với sự trỗi dậy của TQ chính là Mỹ, Lầu Năm góc đang kích hoạt trở ngại này một cách mạnh mẽ. Tranh luận với Mỹ hoàn toàn không phải là triển khai cuộc chiến tranh bằng gươm súng với Mỹ. Trên thực tế, ai cũng đều không thể chịu được sự va chạm về sức mạnh quân sự giữa hai nước lớn. Mỹ cũng chưa hề dám to gan đến vậy. Phái Diều hâu của Mỹ không ngừng hoài niệm về Chiến tranh Lạnh, thậm chí còn muốn khiêu khích một cuộc chiến tranh nóng, TQ cần phải luôn cảnh giác, vừa không để Mỹ chèn ép, vừa không thể xem nhẹ bị kích động. Liên Xô bị Mỹ làm cho tan rã là một bài học. TQ là một nước lớn, tất cần đón nhận áp lực của nước lớn. Mỹ nhất định sẽ thông qua các thủ đoạn quân sự, chính trị, văn hóa và kinh tế để tính toán mưu kế một cách toàn diệ
+ Tin từ Trung Quốc - 9/8: Mạng Hoàn cầu ngày 9/8: Về việc Mỹ tuyên bố sẽ đưa tàu George Washington tham gia cuộc diễn tập chung Mỹ - Hàn tại Hoàng Hải , các thông tin truyền thông HQ phân tích cho rằng: hành động này của Mỹ là đồng thời nhằm vào BTT và TQ; mặt khác cũng có thể xuất phát từ một chiến lược nào đó, tức là trước việc tiến hành bầu cử giai đoạn giữa của Mỹ vào tháng 11, Mỹ cho tàu hàng không mẫu hạm vào diễn tập tại vùng biển gần với TQ là có lợi cho việc bầu cử.
Nhật báo Triều Tiên của HQ ngày 9/8 đăng bài “Mỹ có ý đồ gì trong việc cho tàu George Washington vào vùng biển Hoàng Hải” bày tỏ, hành động của Mỹ làm cho BTT và TQ cảm thấy căng thẳng, đồng thời cũng thể hiện mối quan hệ đồng mình hết sức vững chắc giữa Mỹ và HQ và việc Mỹ cho tàu sân bay vào vùng biển này cũng ám thị rằng khi xảy ra chiến tranh Mỹ có thể ngay lập tức đưa tàu sân bay đi bất cứ vùng biển nào.
PHỤ LỤC
+ Tin từ Ấn Độ - 7/8: Tờ The Asian Age đăng bài “TQ đổi mới nhằm vào biển” của nguyên Phó Đô đốc Arun Kumar Singh, cựu Tổng tư lệnh lực lượng hải quân phía Đông Ấn Độ. Nội dung chính:
- Một loạt các sự kiện trên biển quanh TQ và các nước láng giềng (Mỹ - Hàn tập trận trên Biển Nhật Bản và TQ bắn đạn thật tại Biển Nam Trung Hoa) một lần nữa làm nổi bật tầm quan trọng của sức mạnh biển tại khu vực châu Á-TBD. Mấy tuần trước, hải quân Mỹ tập trận quy mô lớn với các nước khác trong khu vực và NT Mỹ H. Clinton tìm cách quốc tế hóa cuộc tranh chấp lãnh thổ tại khu vực Biển Nam Trung Hoa vì giao thương quốc tế đi qua vùng này.
- Một nước muốn trở thành cường quốc biển phải có 7 điều thiết yếu, đó là: nước lớn, dân đông, chiếm vị trí địa lý kiểm soát đường giao thương, có tối thiểu hai mặt giáp biển, có công nghệ - khoa học, có truyền thống đi biển và chính phủ có ý trí chính trị khai thác sức mạnh biển cho lợi ích quốc gia. TQ không đủ 3 trong 7 điều thiết yếu để trở thành cường quốc biển. Tuy nhiên đang cố gắng vượt qua những bất cập này. Trước hết, về lịch sử, TQ không phải là quốc gia đi biển nhưng đang nhanh chóng học hỏi và cử các đội tàu, kể cả tàu chiến, đến các vùng biển quốc tế. Thứ hai, mặc dù các đường hàng hải thương mại thế giới đi qua TQ và Hoàng Hải nhưng TQ không thể kiểm soát hoàn toàn các tuyến đường này do sự có mặt của các nước ven biển hiện đại khác. Thứ ba, bờ biển hướng Đông ra Thái Bình Dương “có thể bị chặn” bởi Nhật, HQ, Đài Loan và Philippines hướng ra phía Nam để đến Ấn Độ Dương qua sát VN sau đó phải qua eo Singapore -Malacca, Sunda và Lombok. 90% dầu nhập khẩu của TQ từ Trung Á và
- Những biện pháp TQ đã và đang làm để trở thành cường quốc biển:
+ Thử nghiệm kết hợp công nghệ và sáng tạo để phát hiện và tiêu diệt tàu chiến “địch” trên biển bằng các loại tên lửa đạn đạo tầm xa như DF-21 với tầm bắn 1.800 km. Nếu DF-21 thành công thì TQ sẽ phát triển DF-31 8.000 km rồi đến DF-41 với tầm bắn 14.000 km được hệ thống “rađa chân trời” sử dụng sóng “bầu trời” kết hợp hệ thống thông tin liên lạc từ các vệ tinh tự tạo để dẫn đường.
+ Thực hiện ý đồ biến Biển Đông và Nam Trung Hoa thành vùng lãnh hải riêng của mình để kiểm soát hoạt động thương mại quốc tế qua khu vực này trong khi tự do khai thác các nguồn khoáng sản, dầu và cá. Ngày 16/5/09, TQ áp đặt lệnh cấm đánh cá mùa hè tại Biển Nam Trung Hoa và đưa tàu chiến đến để thực thi nhiệm vụ; ngày 5/1, TQ công bố chương trình du lịch đến một số đảo không người và đang có tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa. Ngày 9/2, TQ công bố tìm thấy mỏ dầu, khí tại Biển Nam Trung Hoa trong khi những “phát hiện” tương tự tại Đông Hải đã buộc Nhật phải đưa TQ ra kiện tại tòa án hàng hải quốc tế. Ngày 13/4, một hạm đội tàu chiến và tầu ngầm 10 chiếc của TQ đi qua hai đảo Miyako và Okinawa của Nhật. Ngày 30/7 TQ tuyên bố bắn đạn thật 6 ngày tại Đông Hải.
+ TQ ủng hộ tài chính, quốc phòng và công nghệ cho hai nước có vũ khí hạt nhân trong khu vực (Pakistan và Bắc Triều Tiên) để hoạt động thay TQ “đánh lạc hướng và can dự” Ấn Độ, Nhật và HQ.
+ Sau thất bại của chính sách ngoại giao o ép nửa thế kỷ, TQ đã quyết tâm lôi kéo Đài Loan. Ngày 29/6, TQ đã ký Hiệp định khung hợp tác kinh tế (ECFA) có lợi về mặt tài chính cho Đài Loan. Và nếu TQ thành công trong việc thống nhất Đài Loan thì họ sẽ loại bỏ được một trở ngại địa chiến lược đối với kế hoạch vươn ra Thái Bình Dương.
+ Với dự trữ ngoại tệ lên đến 2,5 nghìn tỷ USD, TQ đang ra sức đầu tư vào các nước ven bờ ở Nam Á, châu Phi nhằm bảo đảm đường hàng hải của mình và tránh để tầu chở dầu của họ đi qua các eo biển hẹp. Nhằm theo đuổi chính sách “chuỗi ngọc trai”, TQ không những đã trao tặng và xây dựng cảng Gwada cho Pakistan mà còn xây thêm các cảng tại 3 nước láng giềng của Ấn Độ như tại Sri Lanka (đang cấp tín dụng và xây dựng cảng Hambantota trị giá 9 tỷ USD và sân bay quốc tế gần Colombo), Bangladesh, Myanmar. TQ cũng đầu tư vào các cơ sở tương tự ở
+ Năm 2009, các nhà chiến lược TQ gợi ý, khi TQ có tàu sân bay, khoảng năm 2015, thì Mỹ cần phải “trông coi” khu vực biển phía Đông đảo Hawaii, còn hải quân TQ sẽ “trông coi” các khu vực biển còn lại của TBD và Ấn Độ Dương. Đầu tư của TQ vào tàu ngầm hạt nhân cũng sẽ làm tăng “khả năng triển khai tại hai đại dương” trong tương lai.
Còn về Ấn Độ, bán đảo Ấn Độ có vị trí địa chiến lược, với 1.197 đảo, đáp ứng 6 trong 7 đòi hỏi trên để trở thành cường quốc biển. Ấn Độ chỉ cần mở rộng sức mạnh biển của mình và thể hiện sức mạnh chính trị tương ứng nhằm sử dụng sức mạnh biển phục vụ lợi ích quốc gia của mình./.
_______________________________________________________________________
Thứ Hai, ngày 9/8
Việt Nam
Tin từ Trung Quốc - 9/8: Mạng Nhân Dân ngày 6/8 đăng lại bài của Thời báo Hoàn Cầu: VN liệu sẽ trở thành “đối tác mới của Mỹ”, báo chí VN yêu cầu xác định rõ vị trí giữa Mỹ và TQ. TQ và Mỹ đều là những quốc gia từng xảy ra chiến tranh với VN, thái độ của VN đối với hai nước lớn này cũng là “hướng gió” cho các nước ASEAN khác quan sát, học hỏi. Một học giả TQ cho rằng, nguyên nhân năm 2000 dấy lên dư luận cho rằng quân đội Mỹ vào vịnh Cam Ranh là do thời kỳ đó kinh tế VN rất cần vốn đầu tư nước ngoài, còn nay VN đã trở thành một trong những nước Vista nên không cần thiết phải “dẫn sói vào nhà nữa”. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa qua, việc sắp xếp để TBT Nông Đức Mạnh tiếp NT TQ Dương Khiết Trì và TTg Nguyễn Tấn Dũng tiếp NT Mỹ Hillary cho thấy VN coi trọng hơn quan hệ chính trị với TQ.
Năm 2010 là dịp Việt - Mỹ kỷ niệm 15 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, đài VOA đã đánh giá cao về VN, cho rằng “VN đang đi trên con đường trở thành một nước vĩ đại”. Các báo chí Mỹ khác như Bloomberg, Thời báo New York, Nhật báo phố Wall cũng đăng bài nhấn mạnh cần coi trọng khu vực ĐNÁ, tìm kiếm đồng minh mới, thậm chí trực tiếp điểm mặt chỉ tên VN. Ngoài ra, 19 Nghị sỹ Mỹ đã có thư gửi cho bà Hillary, đốc thúc bà coi trọng và phát triển quan hệ Mỹ - Việt. Tờ Thế giới của Pháp đăng bài cho rằng, mặc dù đoạn lịch sử đối địch giữa Mỹ và VN dài hơn, lòng thù hận sâu hơn nhưng Mỹ vẫn khoan dung nhiều với VN hơn so với TQ. Điều này thể hiện ở chỗ chính phủ Bush bất chấp phản đối của Quốc hội, để rút VN ra khỏi danh sách đen về chống tự do tôn giáo, đồng thời mở rộng cửa cho VN trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao như phóng vệ tinh mà rõ ràng những vệ tinh này dùng để do thám TQ.
Trong khi đó báo chí VN chỉ dẫn lại phát biểu của NT Mỹ mà không có bình luận, đồng thời cũng cho đăng phát biểu của BTNG TQ Dương Khiết Trì tại hội nghị.
Mạng Hoàn Cầu ngày 7/8 trích dẫn báo chí Nga cho biết đại diện đại diện phía Nga chuẩn bị sang VN và dự kiến sau hai tháng nữa sẽ ký hợp đồng bán hai tàu hộ vệ lớp Báo săn 11661 (Project 1161 Gepard) cùng một số thiết bị đi kèm cho VN. Theo đánh giá của các chuyên gia, hợp đồng này có giá trị khoảng 300 triệu USD.
+ RFA, RFI - 8/8: Chiến hạm USS George Washington ghé thăm VN. Ngày 8/8, hàng không mẫu hạm USS George Washington của Mỹ đã cập cảng Đà Nẵng của VN. Một phái đoàn sỹ quan cao cấp của VN được máy bay Mỹ đưa ra thăm chiến hạm. Về mặt chính thức, chuyến viếng thăm này nằm trong khuôn khổ đợt kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ -Việt.
Chiến hạm USS George Washington đến Đà Nẵng vào lúc mà vấn đề chủ quyền Biển Đông ngày càng nóng bỏng. Trong số các quốc gia tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa với TQ, VN vẫn lên tiếng mạnh nhất, phản đối kế hoạch của TQ phát triển du lịch ở khu vực này và cách đây vài ngày đã phản đối việc TQ tiến hành khảo sát địa chấn gần Hoàng Sa. Trong hồ sơ này, VN có vẻ đang có sự hậu thuẫn ngày càng mạnh của Mỹ, với việc NT Mỹ Clinton, nhân cuộc họp Diễn đàn khu vực ASEAN tại Hà Nội vào tháng trước, đã kêu gọi TQ giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông với các nước Đông Nam Á. Lời kêu gọi nói trên của NT Mỹ đã khiến TQ giận dữ.
Chiến hạm này đến VN sau khi tham gia tập trận với HQ trong bốn ngày vào tháng trước. Cuộc tập trận này đã khiến BTT phẫn nộ và đã bị TQ chỉ trích liên tục.
Đại tá Ross Myers, chỉ huy trưởng không quân của hàng không mẫu hạm, tuyên bố chính phủ và nhân dân TQ luôn nỗ lực bảo vệ quyền lợi của họ, điều quan trọng hơn cho VN và các đối tác là phải khẳng định cũng có quyền hạn tương đương đối với sự thịnh vượng kinh tế và hòa bình trong khu vực này. Vai trò chiến lược và tầm quan trọng của hải phận Biển Đông cùng với quyền tự do giao thông ở nơi này là điều thiết yếu đối với Mỹ và VN.
Theo các nhà quan sát, xét về quan hệ Mỹ - Việt thì chuyến viếng thăm lần này của chiến hạm USS George Washington có tính biểu tượng rất cao, bởi vì Đà Nẵng từng là căn cứ lớn của quân đội Mỹ trong thời gian chiến tranh VN. Nhưng về mặt hành chính, Đà Nẵng cũng là nơi đặt trụ sở huyện đảo Hoàng Sa với tư cách là thành phố quản lý quần đảo này. Chuyến thăm đánh dấu một giai đoạn hợp tác quân sự giữa hai nước cựu thù trong thế kỷ trước.
Việc hàng không mẫu hạm Mỹ thăm cảng VN còn cho thấy mối quan tâm ngày càng lớn của Mỹ đến việc duy trì ổn định và an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ không để cho TQ tự do tung hoành trong khu vực.
Cũng theo các nhà quan sát, một điều chắc chắn là việc Mỹ ngày càng khẳng định sự hiện diện ở khu vực ĐNÁ là một yếu tố thuận lợi cho VN, vốn không thể một mình chống lại tham vọng bá quyền của TQ, mà cũng không thể dựa vào các đối tác ASEAN.
Đậu thường trực ở NB, tàu USS George Washington được ví như một thành phố nổi, vì nó có thể chở được đến 70 phi cơ, hơn 5 ngàn thủy thủ và phi công, cộng thêm một khối lượng bom khoảng 1,8 triệu kg.
Trong một tin liên quan, theo RFA, khu trục hạm USS John McCain sẽ ghé thăm VN trong tuần này. Hải quân hai nước có kế hoạch tiếp xúc để trao đổi về văn hóa và thực hiện những cuộc huấn luyện về tìm cứu trên biển.
BIỂN ĐÔNG
+ Tin từ Trung Quốc - 6/8: Nhân dân nhật báo ngày 6/8 dành toàn bộ trang 20 đăng 2 bài ký sự của Thiếu tướng, Giáo sư Đại học Quốc phòng Kim Nhất Nam và phóng viên Nhân dân nhật báo về chuyến đi đến các đảo Trường Sa TQ đang chiếm đóng. Nội dung chủ yếu ghi chép về các hoạt động bảo vệ đảo, cuộc sống gian khổ và ca ngợi tinh thần kiên cường giữ đảo của binh lính TQ trên các đảo đá ở Nam Sa (Trường Sa). Có một số đoạn đáng chú ý:
Năm 1987, Tổ chức UNESCO của LHQ quyết định xây dựng trạm quan sát hải dương thứ 74 tại quần đảo “Nam Sa” và giao nhiệm vụ này cho TQ. Ngày 5/2/1988, nhà sàn đầu tiên của TQ được xây dựng tại đảo Vĩnh Thử (Chữ Thập). Từ đó, hải quân TQ tiếp tục đến chốt giữ tại các đảo Su Bi, Xích Qua (Gạc Ma), Hoa Dương (Châu Viên)… Hiện nay nhà kiên cố bê tông cốt thép đã được xây dựng trên các đảo. Lớp lớp binh lính hải quân TQ quanh năm ở đây giữ đảo, cống hiến tại nơi đây.
Ở “Nam Sa”, một số nước sau khi chiếm đóng bất hợp pháp các đảo đã hợp tác khai thác với các nước khác, lượng dầu thô khai thác hàng năm lên tới hàng trăm triệu tấn. Mỗi lần nghĩ đến việc này, chúng ta (TQ) lại thấy đau lòng và sốt ruột.
“Nam Sa” không bình yên, tình hình “Nam Sa” đã thức tỉnh toàn dân TQ về ý thức chủ quyền lãnh thổ biển của đất nước. “Nam Sa” không có việc nhỏ, việc gì cũng liên quan đến chính trị. Ở đây vừa là tiền tuyến trên mặt trận quân sự, vừa là tiền tuyến trên mặt trận ngoại giao. Binh lính giữ đảo ở “Nam Sa” vừa là “nhà chính trị”, “nhà quân sự”, vừa là “nhà ngoại giao”. Tàu cá vũ trang của một số nước thường đến gần đảo Su Bi trinh sát, phía TQ hô hét, nhưng họ cứ mặc. Trên đảo phải thực hiện trực ban 24/24h, cảnh giác từng giây từng phút không được lơi là. Theo giới thiệu, mỗi binh lính trên đảo đều phải sử dụng thành thạo trên 5 loại vũ khí.
Trong một tin khác liên quan, báo Giải phóng quân, Nhật báo Hải Nam ngày 6/8 đưa tin, Tổ chỉ đạo công tác “hai ủng hộ” (ủng hộ bộ đội, ưu đãi gia đình quân nhân; ủng hộ chính quyền, yêu quý nhân dân) của Quốc vụ viện TQ đã tổ chức đoàn gồm 21 người đến đảo Vĩnh Hưng, Tây Sa (Phú Lâm, Hoàng Sa) thăm hỏi, tặng binh lính đóng trên đảo này 50.000 Nhân dân tệ tiền mặt và số quà trị giá 50.000 Nhân dân tệ.
+ Tin từ Trung Quốc, RFI - 7, 8/8: TQ đẩy mạnh kế hoạch khai thác Hoàng Sa bất chấp phản đối của VN. Nhân dân Nhật báo, báo Giải phóng quân ngày 7/8 đưa tin, ngày 6/8, trả lời câu hỏi TQ có bình luận gì về việc NFN/BNG VN cho rằng tàu khảo sát TQ hoạt động thường xuyên tại vùng biển gần quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, NFN/BNG TQ bày tỏ, TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và vùng biển phụ cận. Bất kỳ lời nói và hành vi nào xâm phạm chủ quyền của TQ đối với quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và vùng biển phụ cận, TQ đều kiên quyết phản đối.
Theo giới quan sát, như vậy là TQ đã tiến thêm một bước nữa trong việc áp đặt chủ quyền của họ trên một khu vực mà họ đã dùng vũ lực chiếm đóng. Việc cho thăm dò dầu khí tại vùng còn đang tranh chấp đã nối tiếp theo một loạt những quyết định khác về mặt hành chính, quân sự và kinh tế mà mục tiêu là nhằm thiết lập một “sự đã rồi”. Để củng cố sự hiện diện tại Hoàng Sa, TQ liên tiếp cho xây dựng những công trình kiên cố trên một số hòn đảo, cụ thể là mở rộng những cảng nhỏ ở đảo Phú Lâm và đảo Quang Ánh. Trên đảo Phú lâm, hòn đảo lớn nhất của Hoàng Sa, TQ đã cho xây dựng một sân bay với đường bay dài hơn 1.000 m. Nếu chính thức giành được chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, TQ có thể giành luôn quyền kiểm soát vùng biển lân cận và mặc nhiên khóa được các tuyến thông thương hàng hải của VN. Vì vậy, VN kiên quyết bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của TQ, trong lúc Bắc Kinh thì sẵn sàng dùng các biện pháp mạnh để buộc Hà Nội chấp nhận yêu sách của họ.
ĐÔNG BẮC Á
+ BBC - 8/8: Báo chí TQ cho biết nước này vừa lập căn cứ tên lửa mới tại khu vực miền núi Thiều Quan, phía Bắc tỉnh Quảng Đông. Căn cứ này thuộc quản lý của đoàn 96166, binh chủng pháo binh số hai, tức binh chủng chuyên trách tên lửa chiến lược của Quân Giải phóng Nhân dân TQ. Thời điểm thiết lập căn cứ này không được thông báo rõ ràng, chỉ được thông báo là một vài tuần trước ngày 1/8, ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ.
Giới quan sát cho rằng tại căn cứ này, quân đội TQ sẽ đặt các tên lửa đạn đạo DF-21C hoặc tên lửa hành trình tầm xa CJ-10. Cả hai loại đều có tầm che phủ trên 2.000 km, tức vươn tới tận quần đảo Trường Sa. TQ cũng có thể trang bị tên lửa đạn đạo chống tàu chiến DF-21D, có khả năng tấn công tàu thuộc loại lớn như hàng không mẫu hạm.
Báo chí TQ cũng tiết lộ quân đội nước này đã lập một căn cứ tương tự tại Thanh Viễn, một huyện miền núi khác thuộc tỉnh Quảng Đông, từ hồi tháng 6/2009. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Project 2049 của Mỹ lại cáo buộc TQ đang có kế hoạch lập một căn cứ hỏa tiễn thứ ba tại Tam Á trên đảo Hải Nam. Viện Project 2049 cũng cho rằng việc lập căn cứ tại Thiều Quan có thể sẽ gây phức tạp thêm tình hình ở châu Á, "nhất là khu vực Biển Đông".
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đặt tại Hồng Kông trích lời Giáo sư Alexander Huang Chieh-cheng từ Viện Nghiên cứu Các vấn đề Đối ngoại và Chiến lược tại Đại học Tamkang, Đài Bắc, nói rằng các nước ĐNÁ chắc sẽ lo lắng trước thông tin này. Ông nói: “Mỗi bước tính toán của quân đội TQ đều có ý nghĩa chiến lược đặc biệt”. “Lần này, tôi không cho rằng họ có ý định đe dọa ĐL. Tên lửa DF-21 có thể vươn tới nhiều nơi ở ĐNÁ, nên những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với TQ sẽ cảm thấy bị đe dọa.” Chuyên gia quân sự TQ Ni Lexiong từ Thượng Hải thì nói các động thái mới cho thấy Bắc Kinh có thể sẽ sử dụng tên lửa trong việc bảo vệ “quyền lợi cốt lõi” ở Biển Đông. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng còn quá sớm để có thể nói rằng việc lập các căn cứ ở Quảng Đông là nhằm vào ĐNÁ.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...