04/10/2010
Thứ Sáu, 8/10
VIỆT
+ RFI, RFA - 7/10: VN: Theo Thông tấn xã VN, ngày 7/10 tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 13 BCH TW ĐCS VN đã khai mạc. BCH TW sẽ thảo luận và định hướng về các vấn đề phát triển kinh tế xã hội triển cho 5 năm tới 2011 - 2015 và thảo luận bước đầu về phương án nhân sự BCH TW khóa XI chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào đầu năm 2011. Hội nghị cũng sẽ cho ý kiến về chủ trương không tổ chức hội đồng nhân dân cấp quận, huyện và phường.
Trong một tin liên quan, trong cuộc gặp gỡ với các kiều bào về thăm quê hương nhân dịp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, TBT Nông Đức Mạnh đã có những lời khen ngợi cộng đồng người Việt hải ngoại, hy vọng cộng đồng kiều bào sẽ tiếp tục lòng yêu nước, củng cố tinh thần cộng đồng và giúp đỡ lẫn nhau để làm giàu mạnh đất nước. Đồng thời, TBT kêu gọi kiều bào góp ý kiến cho Đại hội Đảng XI vào năm 2011 nhằm giúp VN trở thành một đất nước hùng mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
+ Tin từ Nga,VOA, BBC, RFI - 7/10: Hải quân Nga muốn quay trở lại cảng
Trong mấy năm gần đây, một số nhà chính trị và quân sự Nga đã từng tuyên bố mong muốn quay trở lại căn cứ quân sự Cam Ranh. Thượng tướng Ivashov, nguyên Cục trưởng Cục đối ngoại BQP cho biết: “trước đây, cựu Tổng tham mưu trưởng Kvashnhin đã trực tiếp đệ trình chủ trương trên lên TTh Putin, nhưng BTQP ở thời điểm đó là ông Sergeiev và Bộ tư lệnh Hải quân phản đổi đề nghị trên”. Ông Ivashov cho rằng nếu Nga có thể khôi phục sự có mặt quân sự tại đây, đó sẽ là thắng lợi lớn về mặt địa chính trị.
Các cựu chiến binh Hải quân Nga cũng khẳng định căn cứ Cam Ranh là cần thiết nhằm hỗ trợ cho tàu chiến Nga phục vụ các nhiệm vụ chiến lược tại khu vực CÁ-TBD. Đô đốc Viktor Kravchenko, cựu Tư lệnh Hải quân Nga nói rằng, căn cứ Cam Ranh chủ yếu sẽ hỗ trợ cho các chiến hạm Nga trong công tác chống hải tặc ở vùng TBD và Ấn Độ Dương. Dân biểu Mikhail Nenashev, chủ tịch Tiểu ban hợp tác kỹ thuật và quân sự, cho rằng đề nghị nói trên rất hợp lý, vì theo ông, thuê một căn cứ rẽ hơn là sử dụng tàu chở dầu, và các phuơng tiện yểm trợ khác cho các chiến hạm Nga. Hơn nữa, việc phục hồi căn cứ Cam Ranh có thể “giúp củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với VN và các nước khác ở CÁ - TBD.”
Giám đốc Trung tâm phân tích thị trường vũ khí thế giới Korottenko cho biết Nga và VN đã ký Hợp đồng quân sự trị giá hàng tỷ USD. Ông không loại trừ khả năng một phần vũ khí và khí tài trên sẽ được đặt tại Cam Ranh. Như vậy, có thể sẽ có phương án cùng khai thác Cam Ranh phục vụ hải quân VN và tàu chiến, tàu ngầm của Nga. Các chuyên gia cho rằng hoàn toàn có khả năng đàm phán với VN về việc khôi phục phần nào sự có mặt của Nga tại Cam Ranh. Một phần, là do mối quan hệ vốn căng thẳng giữa VN và TQ, hoàn toàn chưa được cải thiện trong 9 năm qua, kể từ khi Nga rút khỏi Cam Ranh.
Tuy cũng cho rằng việc sử dụng lại căn cứ Cam Ranh là một bước tích cực đối với Nga, ông Viktor Litovkin, Tổng biên tập ”Tạp chí Quân sự Độc lập” nêu câu hỏi là liệu Nga có đủ khả năng tài chính để làm việc này hay không? Ông cũng không loại trừ khả năng
Trong khí đó, Đại biểu Đuma, Nguyên Tư lệnh hạm đội Biển Đen ông Komoedov lo ngại rằng Nga sẽ chẳng có phương tiện gì để đóng ở Cam Ranh. Ông cho biết Hạm đội TBD của Nga trong 20 năm qua đã không được trang bị tàu chiến mới. Hơn nữa, trong Chương trình hiện đại hóa quân đội đến năm 2020, Nga cũng không có kế hoạch xây tàu sân bay, vốn là lực lượng giữ trọng trách bảo vệ lợi ích chiến lược của Nga tại TBD và Ấn Độ Dương. Mặt khác, đến nay vẫn chưa có thông tin nào về quá trình đàm phán giữa Nga và Hà nội về căn cứ trên. Các nhà phân tích không loại trừ khả năng sự xuất hiện thông tin về việc Nga có thể quay lại căn cứ trên, không phải là ngẫu nhiên, khi chỉ vài tuần trước Đô đốc Vysostki phát biểu công khai cảnh báo về sự cạnh tranh ngày càng tăng của TQ tại các vùng ảnh hưởng truyền thống của Nga. Nhiều khả năng thông tin về việc Nga có thể có mặt tại vùng phía Nam, vốn được coi là địa điểm có ảnh hưởng lịch sử của TQ, là nhằm “làm nguội” bớt các nhà chiến lược đầy tham vọng của TQ. Thông tấn xã Anh Reuters bình luận rằng các quan chức quân đội Nga thường cố ý rò rỉ thông tin về các dự án cho báo chí nhằm tìm kiếm ủng hộ của chính quyền, hoặc để mở đường cho các chương trình đã được thông qua.
+ VOA - 7/10: VN - Mỹ: BTQP Mỹ Robert Gates sẽ đi thăm VN vào tuần tới để tiếp tục phát triển mối quan hệ 15 năm, nay đã mở rộng sang lĩnh vực quốc phòng. Để chuẩn bị cho chuyến đi của BT Gates, Phó Trợ lý BTQP Robert Scher đã đến Hà Nội hồi tháng 8 để tham gia các cuộc thảo luận đầu tiên giữa các giới chức làm chính sách tại BQP hai bên. Ông Scher nói các cuộc thảo luận này đã xác định 4 lĩnh vực chủ yếu cho hợp tác quân sự: đó là gìn giữ hòa bình, tìm và cứu nạn, cứu trợ thiên tai và an ninh biển.
NFN Lầu Năm Góc Geoff Morrell cho biết tại Hà Nội, Bộ trưởng Gates sẽ đề cập đến tất cả các đề tài nói trên với các giới chức nước chủ nhà, cũng như đến nỗ lực hỗn hợp để lập “bản báo cáo đầy đủ nhất có thể về các quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh VN”.
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề cấp bách hơn cũng sẽ được nêu lên trong các cuộc thảo luận sắp tới, như các cuộc tranh chấp lãnh thổ tại vùng Biển Đông và ảnh hưởng đang tăng của TQ trong khu vực, giữa lúc Bắc Kinh tiếp tục mỗi năm tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng của họ. Về vấn đề này, ông Scher nói: “Chúng ta phải nhìn việc TQ hiện đại hóa quân đội như một phần nằm trong xu hướng chung, trong bối cảnh có rất nhiều kế hoạch hiện đại hóa quân đội trên khắp khu vực. Hơn nữa, chúng ta không nên chỉ xét tới các khả năng quân sự mà thôi. Mà phải xem thực sự họ làm như thế để làm gì”.
Trong thời gian ở Hà Nội, ngoài cuộc gặp với BTQP TQ, BT Gates cũng sẽ gặp BTQP Nga. Ông Robert Scher cũng cho biết thêm rằng Mỹ dự tính sẽ vẫn duy trì sức mạnh tại châu Á. Ông nói: “Chúng tôi tin rằng điều thiết yếu cho quyền lợi chúng tôi là vẫn can dự vào châu Á, để cùng với các đối tác và các nước bạn, đạt được những ích lợi chung tại châu lục này. Và chúng tôi dự tính sử dụng các công cụ quân sự mà chúng tôi có, cùng với các công cụ ngoại giao và kinh tế, để bảo đảm rằng chúng tôi tiếp tục giữ vai trò đó tại châu Á”. Theo ông Scher, một trong những ưu tiên của Mỹ là bảo đảm cho hàng hóa và mọi người được quyền tự do thông thương qua các hải phận quốc tế ở châu Á.
+ BBC, Defence Web - 7/10:
Umkhonto-IR là tên lửa bắn từ mặt đất, có thể được lắp đặt trên các tàu chiến, dài 3m, tầm bắn 12km với độ cao tối đa 8km và có thể mang theo đầu đạn 23kg, tìm diệt mục tiêu theo hệ thống dẫn đường radar trong không gian ba chiều. Umkhonto đang được lắp trên các tàu chiến của hải quân Nam Phi và 6 tàu chiến của Phần Lan, vốn là tâm điểm tại hội chợ quốc phòng và hàng không châu Phi 2010 được tổ chức ở Cape Town.
BIỂN ĐÔNG
+ RFA - 7/10: Theo thông tin truyền thông chính thức của chính phủ VN, vào ngày 5/10 vừa qua, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã gặp BNG VN và cho biết họ quyết định xử phạt chủ tàu cá QNg66478TS mà họ bắt ngày 11/9 70 nghìn Nhân dân tệ, tương đương 200 triệu Đồng VN. Sau khi nộp phạt, TQ sẽ thả tàu và 9 ngư dân trên đó về. Trước đó, tàu cá trên của ông Mai Phụng Lưu cũng đã từng bị phía TQ bắt hai lần khi đang đi đánh bắt hải sản tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Lần thứ nhất là năm 2005. Lần đó bị phạt 70 nghìn NDT. Lần tiếp theo hồi tháng 4 năm 2010, cũng bị phạt 70 nghìn NDT và tịch thu hết máy móc, ngư cụ… Gia đình cho biết hai lần đó phải đi vay nợ để chuộc tàu về. Nay gia đình vẫn còn nợ tiền của hai lần trước.
+ RFI - 7/10: Sau Hoa Đông, đến lượt Biển Đông dậy sóng? Báo chí quốc tế hôm 6/10 đã đặc biệt chú ý đến giọng điệu rất cứng rắn của VN khi yêu cầu TQ phải trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho 9 ngư dân và tàu cá bị bắt giữ từ ngày 11/9.
Đụng độ giữa TQ với Nhật Bản trên vấn đề biển Hoa Đông chắc chắn đã được VN theo dõi rất sát và bằng cách làm nổi rõ thái độ đạo đức giả của TQ trên vấn đề tranh chấp chủ quyền, Hà Nội hy vọng sẽ tạo thêm áp lực lên TQ. Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về VN thuộc trường Đại học
Tuy nhiên, Mỹ cũng đã bắt đầu can thiệp vào vấn đề này khi đề nghị giải quyết trên cơ sở đa phương theo công pháp quốc tế. Xem đây cũng là vấn đề quyền lợi quốc gia của Mỹ, NT Mỹ Clinton đã từng tuyên bố chống lại việc sử dụng đe dọa hoặc vũ lực để xác định chủ quyền trên Biển Đông. Bắc Kinh đã bác bỏ những yêu cầu nói trên của
Như vậy, chắc chắn là vấn đề Biển Đông sẽ bao trùm cuộc họp ngày 12/10 tới tại Hà Nội giữa các BTQP ASEAN và các đối tác, trong đó có BTQP Mỹ Robert Gates và BTQP TQ Lương Quang Liệt. RFI đưa ra câu hỏi trong bối cảnh mà Washington và Bắc Kinh đẩy mạnh trở lại đối thoại về quốc phòng, liệu VN có thể trông chờ vào sự yểm trợ của Mỹ trong cuộc đụng độ có thể nổ ra với TQ ở Biển Đông hay không?
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ Mỹ, RFA, RFI - 7/10: TQ - Mỹ. Theo AFP, ngày 6/10, trong lá thư gửi TTh Mỹ Obama, 29 nghị sỹ Mỹ đã đề nghị TTh Mỹ Obama, với tư cách là người đã nhận Nobel Hòa bình năm 2009, khi gặp và thảo luận với CT TQ Hồ Cẩm Đào trong thời gian diễn ra hội nghị G20 từ ngày 11 đến 12/11 tại Seoul, sẽ gây áp lực để TQ trả tự do ngay cho hai nhà ly khai là nhà văn Lưu Hiểu Ba và luật sư Cao Trí Thịnh, cả hai người đang có triển vọng được trao giải Nobel Hòa bình vào ngày 8/10.
Trong khi đó, BNG TQ đã lên tiếng cảnh báo trước rằng không nên trao giải Nobel cho những kẻ đang ngồi tù vì phạm pháp. TQ xác nhận đang giam giữ 2 nhà bất đồng chính kiến này, nhưng không cho biết họ đang bị giam cầm ở đâu.
Trong một diễn biến liên quan, Washington Post ngày 7/10 có bài viết về việc Mỹ tăng sức ép quốc tế lên đồng NDT của TQ với nội dung chính như sau: Thừa nhận thất bại trong việc giải quyết vấn đề đồng NDT của TQ thông qua kênh song phương bằng giải pháp ngoại giao, chính quyền Mỹ đang nỗ lực tăng cường sức ép quốc tế buộc TQ điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình. Phát biểu tại Hội nghị hàng năm của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), BT Tài chính Mỹ cho rằng vấn đề tiền tệ hiện là thách thức trọng tâm đối với nền kinh tế toàn cầu. Theo ông, chính sách định giá thấp đồng NDT của TQ sẽ khuyến khích các nước khác làm theo, gây ra sự cạnh tranh mang tính trả đũa nhau. BT Geithner đã đưa ra tối hậu thư với IMF, theo đó tổ chức này phải có một lập trường cứng rắn hơn với vấn đề tiền tệ của TQ hoặc mất đi sự ủng hộ của Mỹ đối với tổ chức này.
IMF cho đến nay vẫn đề cập chung chung rằng các đồng tiền bị định giá thấp cần được tăng giá nhưng tránh đề cập TQ một cách trực tiếp.
Vấn đề tiền tệ hiện được coi là khá nhạy cảm đối với chính trị nội bộ của TQ và Mỹ. Các nhà xuất khẩu TQ, nơi tạo ra phần lớn số lượng việc làm, cho rằng thành công của họ phụ thuộc vào đồng NDT rẻ. Đối với Mỹ, hàng nhập khẩu với giá rẻ từ TQ được coi là nguyên nhân cướp đi việc làm tại Mỹ, khiến Quốc hội Mỹ mới đây phải hành động.
+ Tin từ Ấn Độ - 7/10: Ấn -Trung. Tờ Pioneer ngày 7/10 đăng bài viết của LR Gupta với nội dung: Không nghi ngờ gì, chính sách ngoại giao sắc bén và hành động quyết đoán là câu trả lời cho mọi vấn đề của ÂĐ đối với các nước láng giềng, nhưng trước tiên ÂĐ cần giải quyết các cuộc khủng hoảng trong nội bộ. Ví dụ như vấn đề
Toàn bộ mối quan hệ kinh tế với TQ cần được xem xét trên quan điểm rộng lớn hơn. Đã từ quá lâu Bắc Kinh theo đuổi một chính sách không bình đẳng với New Delhi nhằm đạt các mục tiêu chiến lược và bảo vệ lợi ích quốc gia của họ mà ÂĐ thường phải trả giá. Cần phải để toàn thế giới thấy được rằng các thủ đoạn dối trá của TQ tạo ra mối nguy đối với nền hoà bình toàn cầu. Thứ hai, tiêu chuẩn kép của TQ đối với vấn đề Tây Tạng cũng cần được phơi bày ra thế giới. CP/TQ đã ký hiệp định 17 điểm với chính quyền Tây Tạng năm 1951 đảm bảo quyền tự trị cho người dân Tây Tạng. Sau đó TQ đã vi phạm hiệp định này. Đã đến lúc tuyên bố Tây Tạng là một nhà nước có chủ quyền và phục hồi chính phủ đang lưu vong. Thứ ba, cần xác định khái niệm “một TQ” không nên bao gồm Tây Tạng. TQ coi Đài Loan và Hồng Kông như một phần lãnh thổ của mình.
Theo The Hindu ngày 7/10, mặc dù quan hệ chính trị giữa New Delhi và Bắc Kinh năm 2010 trải qua nhiều thăng trầm, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, CP/ÂĐ lần đầu tiên âm thầm tiến hành một chiến dịch nhằm chinh phục cảm tình của người dân TQ. Qua các hoạt động như thành lập 3 học viện yoga, trình diễn ca múa nhạc Bollywood tại 14 thành phố, tiếp xúc với giới trí thức và học giả, triển lãm tranh tại Bắc Kinh, tổ chức sự kiện vinh danh Tagore, trình diễn yoga tại triển lãm thế giới Thượng Hải, ÂĐ muốn đưa đến công chúng TQ hình ảnh tích cực về một nước ÂĐ đang nổi lên. Hồi tháng 5/2010, TTh Patil cũng đã khai trương một ngôi chùa Phật giáo tại
PHỤ LỤC
CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG
+ Tin từ Ấn Độ - 7/10: Nội dung chính bài viết về Chính sách Hướng Đông của ông Ravi, nguyên Thứ trưởng NG, Đại sứ Ấn Độ tại VN từ 2004 - 2006, đăng trên tờ The Hindu ngày 7/10:
Năm 2010, thủ đô Hà Nội sẽ kỷ niệm 1000 năm thành lập kể từ thời Vua Lý Thái Tổ. Cùng với các hoạt động kỷ niệm sẽ là một sự hồi tưởng đáng tự hào của người dân VN nói chung và người dân Hà Nội nói riêng. Cuối tháng 10, Hà Nội sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.. Ấn Độ sẽ tham gia cả hai sự kiện này.
Chúng ta đã trải qua một chặng đường dài kể từ Hội nghị thượng đỉnh ÂĐ-ASEAN lần đầu tiên năm 2002 tại Phnom Penh và đang chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 10 năm 2012 tại New Delhi. Trong bối cảnh đó, chúng ta hãy đánh giá về những việc có thể làm đối với Chính sách Hướng Đông của chúng ta nói chung và cụ thể là dự án về trường đại học Nalanda.
Tháng 1/2007, tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Cebu, các nước thành viên đã nhất trí tăng cường hợp tác giáo dục khu vực, hoan nghênh sáng kiến khôi phục trường đại học Nalanda bắt nguồn từ ý tưởng ban đầu của chính quyền bang Bihar và sau đó được Singapore định hình. Tháng 3/2006, TTh A.P.J. Abdul Kalam phát biểu tại Viện lập pháp bang Bihar đã ủng hộ ý tưởng khôi phục trường học cổ tại Nalanda, nơi mà các ngành khoa học tự nhiên, xã hội, triết học và tâm linh có thể kết hợp với nhau. Bihar đã thông qua dự luật năm 2007 cho phép thành lập trường đại học lớn này. Dự án Nalanda trở thành bộ mặt của một bang Bihar đang nổi lên.
Giữa năm 2006, CP Singapore đã đưa ra “Đề xuất Nalanda”, theo đó Nalanda sẽ là địa điểm lý tưởng để thành lập một học viện thế kỷ 21 kết nối Nam và Đông Á. Ý tưởng này bao gồm việc đồng thời nâng cấp cơ sở hạ tầng để quảng bá du lịch và thành lập một Trường đại học tại Nalanda, theo đó có thể phát triển kinh tế khu vực một cách toàn diện.
Để triển khai đề xuất đó, năm 2007 CP Ấn Độ đã thành lập Nhóm Cố vấn Nalanda do Giáo sư Amartya Sen đứng đầu. Nhóm Cố vấn đã hoàn tất công việc trong nửa đầu năm 2010. Tại phiên họp mùa mưa gần đây, quốc hội ÂĐ đã thông qua dự luật về Đại học Nalanda, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai dự án.
Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội tạo cơ hội để Ấn Độ cân nhắc ý tưởng về sự kết nối đường bộ giữa nước này với khu vực Đông Dương, trên cơ sở về trường đại học Nalanda, nhằm tăng cường tiếp xúc theo kênh nhân dân. Bước đầu, Ấn Độ có thể tập trung vào từng nước trong nhóm 5 nước gần với Ấn Độ là VN, Lào, Campuchia, TL và Myanmar, là những nước có truyền thống mạnh về Phật giáo. Kết nối đường bộ này tạo thuận lợi và cơ hội quảng bá cho sinh viên, học giả, người hành hương, du khách và có thể được xem như một khía cạnh đặc biệt trong quan hệ giữa Ấn Độ với ĐNÁ nói chung và với các nước kể trên nói riêng.
Để xây dựng được sự kết nối đường bộ này, Ấn Độ có thể xem xét đưa vào dịch vụ chuyên chở xe buýt cho khoảng 100 người hành hương/tháng, những người có thể vì các lý do kinh tế, sức khoẻ... sẽ lựa chọn phương tiện đường bộ này. Ấn Độ có thể tận dụng Đường cao tốc châu Á (AH16) mới khánh thành gần đây từ Đà Nẵng ở miền Trung VN tới Mae Sot ở biên giới TL - Myanmar.
Sau khi qua Yangon và Mandalay đón thêm người hành hương từ Myanmar, xe buýt có thể vào Ấn Độ và đến Gaya. Họ có thể thăm Nalanda, Rajgir, Sarnath và các địa danh Phật giáo khác ở Ladakh, Sikkim, Arunachal Pradesh, Andhra Pradesh và Karnataka. Nếu Bangladesh cho phép du khách đi qua thì họ có thể tới Kolkata nhanh hơn rất nhiều trước khi đi hành hương và thăm các trung tâm học thuật ở Ấn Độ. Sẽ không quá khó để Ấn Độ thuyết phục nhà cầm quyền Myanmar tham gia vào sáng kiến này. Bản thân Thống tướng Than Shwe gần đây cũng đã thăm Gaya và khu vực xung quanh. Việc đi lại của những người hành hương bình thường sẽ mang đặc tính rất tượng trưng cho mối quan hệ hợp tác nhân dân.
Ấn Độ thậm chí có thể cân nhắc tặng một số xe buýt đường dài hiện đại và đoàn xe có thể khởi hành chuyến đầu tiên từ Huế, một trong những trung tâm văn hoá của VN để đến Gaya hoặc Nalanda trong tuần diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN năm 2012 sau khi đã đón các nhà học giả và người hành hương trên đường đi.
Các chuyến thăm thường xuyên của các nhà học giả, người hành hương, sinh viên và du khách buộc chúng ta không chỉ tập trung giữ vững lộ trình mà còn duy trì mối quan tâm của tất cả các bên trong dự án trường đại học này. Đường bộ dự kiến sẽ đem lại cho dự án một đặc điểm lịch sử và tâm linh.
Cách đây 1000 năm khi Hà Nội bắt đầu được thành lập, triều đại Chola ở bán đảo Ấn Độ đã đạt đến đỉnh điểm. Một trong những biểu tượng quyền lực nhất của triều đại là ngôi đền Brihadeeshwara tại Thanjavur cũng kỷ niệm 1000 năm trong năm 2010. Chola là một trong các triều đại chính được củng cố và hưởng lợi từ chính sách Hướng Đông khởi thuỷ. Những người Chola đã thiết lập được mối quan hệ thương mại và hàng hải chặt chẽ với các quốc gia, vương quốc về phía Đông và Đông Nam Ấn Độ. Cảng Nagapattinam là nơi thực hiện các hoạt động thương mại và các kết nối tới các quốc gia khác trải dài đến tận TQ.
Có lẽ đã đến lúc đưa chính sách Hướng Đông của Ấn Độ theo một đường hướng mới. Các cuộc giao lưu, gặp gỡ thường xuyên của người dân từ mọi thành phần xã hội sẽ giúp hình thành một quan điểm sống toàn cầu và tự do. Một kết nối đường bộ tới Nalanda có thể sẽ là bước đi đầu tiên trong hành trình một nghìn năm tới. Ấn Độ ở trong vị trí lý tưởng để thúc đẩy phong trào lấy tâm linh làm chất xúc tác nhằm đi tới một địa danh cổ trong thiên niên kỷ mới, nơi mà Ấn Độ cổ đại đã đi tiên phong trong nền giáo dục đại học./.
_________________________________
Thứ Năm, 7/10
VIỆT
+ RFA, RFI, VOA - 6/10: Ngày 5/10, BNG Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc trả tự do vô điều kiện cho 9 ngư dân Quảng Ngãi - VN, làm việc trên tàu cá của thuyền trưởng Mai Phụng Lưu, bị TQ bắt giữ ngày 11/9. Từ đó đến nay, đại diện BNG VN đã nhiều lần can thiệp với phía TQ để đòi trả tự do cho những ngư dân này. Ngày 21/9, BNG VN đã chính thức gửi công hàm phản đối hành động TQ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN.
Trong khi đó, cùng ngày 5/10, Đại sứ quán TQ tại Hà Nội đã thông báo với phía VN là các ngư dân trên bị bắt giữ vì sử dụng thuốc nổ để đánh bắt cá và tuyên bố chỉ trả tự do cho những người này sau khi họ chấp nhận nộp phạt. Theo thông tin phổ biến sáng ngày 6/10, chính quyền địa phương xã An Hải - Quảng Ngãi nói với báo chí rằng tàu cá đang bị TQ bắt giữ nói trên, cũng như các tàu cá khác ở địa phương, chỉ hành nghề lặn hải sâm biển, không sử dụng thuốc nổ để đánh bắt hải sản.
Theo BNG VN, quyết định xử phạt này của phía TQ là “phi lý”, vì ngay trong thông báo ngày 15/9 của Trung tâm chỉ huy ngư chính TQ gửi Đại sứ quán VN tại TQ cũng không hề đề cập gì đến việc ngư dân VN dùng thuốc nổ. Hơn nữa, lực lượng tuần duyên VN đã từng kiểm tra chiếc tàu này trước lúc ra khơi và không hề thấy có thuốc nổ.
Hãng tin Bloomberg trích lời ông Ian Storey, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói rằng hành động của TQ trong những vụ việc này rõ ràng là áp dụng tiêu chuẩn đôi. Ông Storey nêu lên sự kiện là những vụ va chạm giữa TQ với VN trong vùng biển có tranh chấp xảy ra với qui mô lớn hơn và thường xuyên hơn so với những vụ xích mích giữa TQ với Nhật Bản.
+ RFA - 6/10: Nga đã sẵn sàng xây dựng lại căn cứ
Cam Ranh trước kia vốn là căn cứ quân sự của Mỹ đặt trên lãnh thổ VN Cộng Hòa trong suốt thời gian chiến tranh VN. Sau đó, năm 1979, Liên Xô đã thuê lại Cam Ranh của VN. Đến năm 2002, hết hợp đồng, Nga đã rút hết lực lượng quân sự khỏi căn cứ này.
ASEAN
+ VOA - 6/10: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+8. BTQP các nước ASEAN và 8 nước đối tác gồm Mỹ, TQ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, sẽ tề tựu tại Hà Nội vào ngày 12/10 tới đây, để dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+8). Diễn đàn quốc phòng cấp BT lần đầu tiên này với chủ đề “Hợp tác chiến lược vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực” được đánh giá là sẽ đặt nền móng cho mối quan hệ hợp tác quốc phòng chiến lược giữa các bên trong tương lai.
THX ngày 6/10 trích lời ông Quan Hữu Phi, phó Giám đốc Phòng Ngoại vụ của BQP TQ cho biết BTQP TQ Lương Quang Liệt sẽ dự Hội nghị này và sẽ trình bày về chính sách quốc phòng của TQ cùng với những đề nghị về hợp tác an ninh khu vực. Trong thời gian có mặt ở Hà Nội, ông Lương Quang Liệt sẽ hội kiến TBT ĐCS VN Nông Đức Mạnh và TTg VN Nguyễn Tấn Dũng. Ông Quan cho biết thêm bên lề Hội nghị này, BTQP TQ sẽ có những cuộc họp song phương và đa phương với một số nước thuộc ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại, trong đó có cuộc họp “ngắn ngủi nhưng quan trọng” giữa ông Lương Quang Liệt và BTQP Mỹ Robert Gates.
Mới đây, khi được hỏi vấn đề Biển Đông liệu có nằm trong nghị trình của Hội nghị ADMM+8 lần này hay không, Thứ trưởng BQP VN Nguyễn Chí Vịnh được Thông Tấn Xã VN trích lời nói: “Vấn đề Biển Đông là vấn đề nóng, được sự quan tâm của các giới, các nước, đặc biệt là các nước có liên quan lợi ích ở khu vực này, diễn đàn ADMM mở rộng giải quyết rất nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề an ninh biển, trong an ninh biển có vấn đề Biển Đông, trong vấn đề Biển Đông lại có vấn đề cụ thể như tự do thương mại, tự do hàng hải, chủ quyền”.
Trong khi đó, theo báo chí TQ, BQP nước này mới lên tiếng bác bỏ đồn đoán về việc Hội nghị lần này sẽ thảo luận vấn đề Biển Đông. Bộ này nhấn mạnh “đây không phải là vấn đề giữa TQ và ASEAN, hay có thể được đưa ra thảo luận trong khuôn khổ ASEAN+8”.
Tại Washington, NFN/BQP Mỹ Geoff Morrell nói rằng “diễn đàn lần đầu tiên này sẽ tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo quốc phòng khu vực chính thức gặp nhau để thiết lập một cuộc đối thoại an ninh khu vực ở cấp BT, các cuộc trao đổi quan điểm thường xuyên hơn sẽ giúp xây dựng lòng tin và sự minh bạch ở khu vực”.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về VN tại Học viện Quốc phòng Australia, đánh giá rằng ADMM+8 là một cơ cấu “đối thoại quốc phòng mới và khác so với những diễn đàn trước đây”. Cho tới gần đây, vấn đề an ninh mới chỉ được nêu lên tại Diễn đàn An ninh Khu vực là nơi các NT bàn về an ninh, nhưng thực ra, người có tiếng nói về vấn đề này lại là các BTQP, hay qua các cuộc đàm phán an ninh giữa từng nước ASEAN với các nước đối tác quốc tế. Trong khi Cuộc đối thoại Shangri-La ở Singapore vốn bị đánh giá là không chính thức, TQ không cử BTQP tới vì cho rằng đó là một cuộc trình diễn với sự thống trị của Mỹ, nhưng họ lại xuất hiện lần này tại ADMM+8. Ngoài ra, Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh vấn đề Biển Đông và an ninh biển đang là đề tài chú ý. VN đã thành công khi nhận được sự đồng ý tham gia của các BTQP của tất cả các nước liên quan, trong đó có TQ. Nhà nghiên cứu này nói: “Rõ ràng là có những khác biệt về quan điểm. TQ không muốn đưa vào vấn đề biển đảo. Nhưng hành động của TQ ở vùng biển Hoa Đông và Hoa Nam có lẽ sẽ được các bên tham gia Hội nghị đề cập tới”. Nếu nhìn vào các nước tham gia, một bên là TQ và phía kia là các nước như Mỹ cùng các quốc gia đồng minh như NB, HQ hay Australia, và thêm cả New Zealand, Ấn Độ và Nga nữa, thì TQ dường như bị lép vế.
Về tuyên bố chung tại Hội nghị này, GS Thayer cho rằng tuyên bố từ cuộc gặp đầu tiên này sẽ chỉ mang tính chung chung về việc thúc đẩy hợp tác an ninh, nhưng với mong muốn lôi kéo tất cả các nước liên quan cùng ngồi vào bàn thảo luận, tôi nghĩ không nên trông chờ mọi chuyện có thể giải quyết được ngay trong nay mai. Bước đi đầu tiên này quan trọng nhằm bảo đảm rằng TQ không cảm thấy bị cô lập và tiếp tục tham gia tiến trình thảo luận. Bản thân Mỹ lần này cũng quyết định tham dự và muốn trao đổi với phía TQ về vấn đề hợp tác quốc phòng. Nhiều khả năng các bên sẽ “thiết lập một hay các nhóm làm việc để vạch ra hành động, tuyên bố về tầm nhìn trong tương lai cũng như chương trình họ sẽ thực hiện”.
ĐÔNG BẮC Á
+ RFA, RFI - 6/10: Trung - Mỹ đẩy mạnh trở lại đối thoại quốc phòng. Ngày 6/10, THX đưa tin BTQP TQ Lương Quang Liệt và BTQP Mỹ Robert Gates sẽ gặp nhau ở Hà Nội vào tuần tới, bên lề hội nghị BTQP ASEAN với các đối tác (ADMM+). NFN/BQP TQ đã xác nhận việc này. Trước đó, NFN/BQP Mỹ ông Geoff Morrell cũng nói Washington đang thu xếp cuộc gặp này và có khả năng ông Gates sẽ sang thăm Bắc Kinh vào đầu năm 2011.
Theo giới phân tích, thông báo gần như là đồng thời từ thủ đô hai nước là dấu hiệu rõ nhất về tiến trình giảm nhiệt trong quan hệ quốc phòng Mỹ - Trung, vốn đã căng thẳng hẳn lên từ gần một năm, sau khi chính quyền Obama bật đèn xanh cho thương vụ bán vũ khí cho ĐL. Nghị trình của cuộc gặp chưa được thông báo nhưng việc hai BTQP Mỹ - Trung gặp nhau là dấu hiệu xác nhận quan hệ quốc phòng đôi bên đang phát triển tốt.
Liên lạc giữa quân đội hai nước đã bị ngưng kể từ tháng 1/2010 khi TQ phản đối quyết định của Mỹ bán thêm 6,4 tỷ USD vũ khí cho ĐL. Để trả đũa, TQ đã cắt đứt đối thoại với Mỹ, đồng thời hủy một chuyến công du của BTQP Mỹ, dự trù vào tháng 6. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, căng thẳng giữa quân đội Mỹ và TQ là điều hoàn toàn không có lợi cho ai và cả TQ lẫn Mỹ cũng tìm cách nối lại đối thoại để tránh sự cố. Về phía Mỹ, thời gian qua, dù cứng rắn trên nhiều mặt nhưng vẫn tránh hành động có thể bị TQ coi là khiêu khích. Hàng không mẫu hạm USS G.Washington vẫn chưa trở lại Hoàng Hải, trong lúc HN Thượng đỉnh New York, lãnh đạo Mỹ cũng đồng ý với đề nghị của ASEAN là không nêu đích danh vấn đề Biển Đông trong thông cáo chung kết thúc cuộc họp.
Còn về phía TQ, những ngày qua, TQ liên tiếp tỏ thái độ hòa dịu cho thấy ý muốn nối lại liên lạc. Cuối tháng 9, NFN/BQP Mỹ xác nhận là quan chức QP TQ sẽ đến Hawaii vào trung tuần tháng 10 để thảo luận với Mỹ về các vấn đề an toàn và thông tin trên biển. Vào cuối năm 2010, hai bên cũng sẽ tiến hành hội đàm quốc phòng ở cấp cao tại Washington.
Cuộc gặp giữa BTQP Mỹ và BTQP TQ tại Hà Nội tuần tới có thể sẽ được tiếp nối bằng chuyến công du Bắc Kinh vào đầu năm 2011. Cũng có thể là chính CT TQ Hồ Cẩm Đào sẽ thăm Mỹ trong năm 2011. Các quan chức Mỹ luôn kêu gọi nối lại quan hệ quân sự giữa hai nước, cho rằng sự gián đoạn liên lạc chỉ làm cho hai bên thêm nghi kỵ lẫn nhau.
+ Tin từ Nhật Bản, RFI, BBC - 6/10: Trung - Nhật. Ngày 6/10, trả lời phỏng vấn của báo Yomiuri về việc BQP NB có kế hoạch bảo vệ các đảo ở Tây - Nam, trong đó có quần đảo Senkaku thế nào, BTQP NB Kitazawa nói: Hải quân NB hiện đang tuần tra, cảnh giới thường xuyên bằng máy bay chống ngầm P-3C và thu thập tình báo bằng tất cả các phương tiện. Trong ngân sách quốc phòng năm 2011, BQP đề nghị bố trí 300 triệu Yên cho việc xem xét bố trí quân đội (lục quân) ở các đảo này. Tuy nhiên, bố trí ở đảo nào và bố trí như thế nào thì cần xem xét, cân nhắc. Hoạt động của tàu thuyền TQ ngày càng nhiều, nên cần bố trí quân đội bảo vệ từ tầm nhìn dài hạn.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày 6/10, NFN lực lượng tuần duyên NB cho AFP biết TQ đã rút hai tàu ngư chính ra khỏi khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. NFN của Chính phủ NB Yoshito Sengoku cho biết Tokyo vẫn tiếp tục theo dõi sát khu vực này, và cho rằng không thể dự đoán trước được các hoạt động của các tàu ngư chính TQ trong tương lai.
Việc TQ quyết định rút tàu ngư chính ra khỏi vùng biển tranh chấp xảy ra sau cuộc gặp giữa TTg NB Naoto
Bài trên International Herald Tribune ngày 6/10 của Edward Wong từ Bắc Kinh cho rằng các quan chức Mỹ và các nước châu Á chú ý đến việc "con số tàu dân sự của TQ hoạt động trong những vùng biển tranh chấp đang ngày một tăng cao". Tác giả nhận định đây là một phần của chiến lược chiến tranh nhân dân mà TQ đang áp dụng: "Dùng tàu thuyền của dân là một phần trọng yếu của học thuyết giới quân sự TQ gọi là Chiến tranh nhân dân”.
Cựu tùy viên quân sự thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, ông Dennis J. Blasko được trích lời nói đây không phải là điều mới. Việc dùng tàu dân sự sẽ giúp cho việc làm giảm đi độ khiêu khích và leo thang căng thẳng hơn là dùng các đơn vị của Hải quân Quân Giải phóng.
Hoạt động “ngư nghiệp” của TQ không chỉ có ở vùng biển Hoa Đông nơi xảy ra tranh chấp lãnh hải với NB. Thời gian nay, TQ tăng cường hoạt động “tàu cá” ở Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải.
+ RFA - 6/10: Đài Loan - Mỹ: Mỹ tân trang các máy bay chiến đấu F-16 cho ĐL. TTX của ĐL vừa đưa tin nói rằng Mỹ sẽ giúp ĐL tân trang các máy bay chiến đấu F-16. Bản tin trích lời CT Phòng Thương mại Mỹ - ĐL nói là chương trình sẽ được Mỹ loan báo vào năm 2011 và có thể chính phủ Mỹ sẽ đồng ý bán các máy bay chiến đầu tối tân hơn cho ĐL trước ngày TTh B.Obama mãn nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2012. Sáng 6/10, tờ Tự Do Thời Báo xuất bản tại Đài Bắc cho biết thêm một nhóm chuyên viên của Mỹ sẽ có mặt ở ĐL vào đầu năm 2011 để thực hiện chương trình này. Các quan chức quốc phòng ĐL chưa lên tiếng nói gì về những tin vừa nêu.
Trong khi đó cùng ngày 6/10, trả lời AP, NFN không quân ĐL Pan Kung-hsiao phủ nhận tin tức của báo chí trong nước cho rằng
Lời nhận xét của ông Pan đưa ra chỉ 2 ngày sau khi một quan chức cấp cao ĐL cảnh báo về mối nguy từ TQ đang tăng lên.
PHỤ LỤC
CĂNG THẲNG TRUNG - NHẬT VÀ TÁC ĐỘNG TỚI ASEAN
+ Tin từ Thái Lan - 6/10: Căng thẳng Trung - Nhật và tác động tới ASEAN (The Nation ngày 4/10). Mỗi khi Trung - Nhật căng thẳng đều có ảnh hưởng xấu đến ASEAN vì ASEAN vốn có mối quan hệ chặt chẽ với cả hai. Đối với lần xung đột này thì ý nghĩa của nó để lại sẽ mạnh mẽ hơn và không dễ phai nhạt. Bắc Kinh đã xem những va chạm song phương về lãnh hải gần đây với NB, HQ và ASEAN như một toan tính nhằm phá hoại sự phát triển cũng như ảnh hưởng ngày càng gia tăng của TQ trong khu vực. Sự im lặng đáng ngờ của ASEAN đối với các vụ tranh chấp trên đảo cho thấy độ nhạy cảm cao của những tuyên bố chủ quyền trong vùng biển mà các thành viên ASEAN có tranh chấp. ASEAN đã chọn cách duy trì sự im lặng như 4 nước liên quan đến vùng biển tranh chấp là Malaysia, Philippines, VN và Brunei hiện đang cố gắng nhằm chấm dứt sự bị động kéo dài 8 năm với TQ trong hợp tác chung tại Biển Đông. Sau Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN tháng 7 tại Hà nội, mối quan hệ TQ - ASEAN đã thay đổi về căn bản; không còn nữa sự ứng xử qua lại lẫn nhau một cách ưu ái khi Biển Đông trở thành tiêu điểm chú ý của quốc tế. Đến nay, các nhà lãnh đạo ASEAN vẫn lắng nghe những phản ứng từ TQ, nhưng vẫn tăng cường quan hệ với Mỹ mà không đề cập đến những tranh chấp trong vùng Biển Đông. Đây là thắng lợi về ngoại giao của TQ, nhưng điều này không tồn tại lâu.
Sự phản ứng mạnh mẽ một cách bất bình thường của TQ đối với Nhật đã ảnh hưởng tiêu cực trong khu vực. Các nước ASEAN liên quan đến tranh chấp chủ quyền cho rằng vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là không thể thỏa hiệp bất chấp nước nào liên đới. Vì thế, mối quan hệ ASEAN -TQ trong tương lai liên quan tới vấn đề Biển Đông sẽ trở nên phức tạp hơn bởi hai bên đều đang tập trung quyết định xem có tiếp tục sự hợp tác trước khi giải quyết vấn đề tuyên bố chủ quyền hay không? Các nước ASEAN trong khu vực tranh chấp luôn lo ngại rằng không có một hiệp định thích hợp, sự hợp tác trong tương lai như được nêu trong Tuyên bố ứng xử Biển Đông năm 2002 sẽ không có kết quả.
Các nước ASEAN cũng lo ngại rằng liệu lập trường không khoan nhượng của TQ có ảnh hưởng đến cách xử lý tranh chấp trong vùng biển này và cản trở mọi giải pháp hòa bình hay không? Nếu điều này là thực tế thì có thể thấy con đường đầy chông gai trong quan hệ TQ - ASEAN, cho dù ASEAN chẳng đứng về TQ hay NB. Hiện nay, mối liên hệ các vấn đề an ninh hàng hải đang ngày càng gia tăng trong khu vục Đông Á, đặc biệt là sự tự do và an toàn trong giao thông đường biển đang thu hút sự chú ý và liên đới của quốc tế. Tất cả các nước trong khu vực, nhất là TQ đều phụ thuộc vào con đường hàng hải tự do và an toàn từ Eo biển Malacca, Lombok và Sunda tới TQ. Nhiều diễn đàn liên quan tới an ninh như Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đều có thể được sử dụng để thảo luận về vấn đề này. Tình trạng quan hệ Trung - Nhật sẽ là một phép thử cho sự đàn hồi ngoại giao tổng thể tại khu vực Đông Á trong một quãng thời gian dài. Hàng thập kỷ qua, các nước ASEAN đã hưởng lợi từ mối quan hệ đối thủ Nhật - Trung thông qua quan hệ song phương với từng nước, đặc biệt trong giai đoạn trước 2005. Chẳng hạn, ASEAN khôn khéo sử dụng chính sách hướng tới ASEAN của TQ, đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do năm 2000 để mặc cả lấy sự tranh thủ từ Nhật. Với việc TQ gần đây thay thế Nhật chiếm vị trí thứ hai thế giới về kinh tế, Nhật đã nhanh chóng điều chỉnh chính sách đối với ASEAN, vốn tập trung vào thương mại và đầu tư. Bước tiếp cận ngoại giao mới hướng tới ASEAN của chính phủ Naoto Kan sẽ được công bố tại Thượng đỉnh Đông Á tại Hà Nội vào cuối tháng này, theo đó sẽ tập trung mở rộng phạm vi hợp tác, đặc biệt là khoa học và công nghệ cũng như các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống. Sự liên kết và can dự hơn giữa Nhật và ASEAN ở một cấp độ mới sẽ diễn ra.
Thái độ ứng xử mạnh tay của TQ đối với NB chắc chắn sẽ thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa các thành viên ASEAN cộng 3 và Cộng đồng Đông Á. Diễn đàn Đông Á tập trung vào các vấn đề chiến lược có thể trở thành tâm điểm làm dịu bớt và cân bằng ảnh hưởng của TQ thông qua đối thoại và tham vấn như thời kỳ đầu của Diễn đàn an ninh khu vực ARF. Với sự tham gia của Mỹ và Nga, Cộng đồng Đông Á sẽ nhanh chóng trở thành diễn đàn an ninh chính của Đông Á để các thành viên và nhóm thành viên thể hiện quan điểm về những vấn đề quan tâm chung. ASEAN không còn đóng vai trò như phương tiện gây sức ép mà đã trở thành một nhóm 10 thành viên. Vì thế, TQ cần phải nhanh chóng tìm ra một cách thức làm việc với ASEAN về Biển Đông. Nếu tiếp tục chậm chễ như giai đoạn 8 năm vừa qua, sẽ càng bị các nước ngoài khu vực khai thác. Tại thời điểm này, đàm phán về những tuyên bố tranh chấp trong vùng Biển Đông vẫn còn ở cấp song phương giữa TQ với các nước tuyên bố tranh chấp. Các nước càng nhanh chóng nhất trí về đường hướng hợp tác chung sẽ càng tốt hơn cho mối quan hệ TQ - ASEAN và sự ổn định khu vực. Một khi tất cả các bên bắt đầu sự hợp tác, TQ và 4 nước ASEAN trong vùng tranh chấp sẽ ngồi vào bàn từng cặp một tiến hành đàm phán song phương để giải quyết chấm dứt xung đột./.
________________________________
Thứ Tư, 6/10
VIỆT
+ BBC - 5/10: Nhật được Việt
Báo chí VN khi đề cập tới cuộc gặp trên chỉ viết rằng "hai bên đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp và sâu rộng" của quan hệ VN - NB và cam kết tiếp tục hợp tác. Trước đó, khi xung đột Nhật - Trung lên cao trào, BNG VN nói VN mong muốn hai nước này nhanh chóng giải quyết bất đồng một cách hòa bình.
Ngoài TTg VN, TTg NB Naoto Kan còn tuyên bố đã giành được thông cảm của cả lãnh đạo HQ và Australia quanh vụ bất đồng Trung - Nhật. Trong cuộc gặp với TTh HQ Lee Myung Bak, ông Kan và lãnh đạo HQ thỏa thuận sẽ tiếp tục cùng Mỹ hợp tác để giải quyết vấn đề liên quan BTT.
BIỂN ĐÔNG
+ Tin từ Lào - 4/10: Báo KPL ngày 4/10 đăng bài “Trung Quốc cảnh báo Mỹ đừng can dự vào tranh chấp trên Biển Đông, có nội dung chính như sau: Bắc Kinh đã cảnh báo TTh Mỹ Barak Obama không nên can dự cùng các nước ĐNÁ và ĐL trong tranh chấp trên Biển Đông. NFN Nhà trắng J. Bider cho biết TTh Obama đã thảo luận ngắn với TTg TQ Ôn Gia Bảo về vấn đề Biển Đông tại New York hôm 30/9, ông cũng trích dẫn tuyên bố của NT Mỹ Hilary Clinton trong Hội nghị ARF tại Hà Nôi rằng giải quyết tranh chấp ở Biển Đông mang ý nghĩa sống còn đối với sự ổn định trong khu vực và kêu gọi các bên đàm phán đa phương. Một số nhà quan sát đã mong đợi Mỹ sẽ ra tuyên bố khẳng định quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Tuy nhiên, NFN/BNG TQ nói Bắc Kinh kịch liệt phản đối các nước có ý định can thiệp và phản đối việc quốc tế hoá vấn đề Biển Đông vì việc làm đó chỉ làm phức tạp thêm tình hình.
Cách đây vài tháng, TQ đã có nhiều động thái củng cố khẳng định về chủ quyền trên Biển Đông. Tháng 4 vừa rồi, TQ có một trương trình nghị sự bí ẩn khi tham dự hội nghị thượng đỉnh các nước Mekong tại Thái Lan, TQ làm hết sức mình để tăng cường mối quan hệ tốt đẹp với các nước Mekong, đồng thời vận động các nước thành viên khác trong ASEAN chống lại việc đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra thảo luận tại HNCC ASEAN tại Hà Nội vào tháng 4, trong khi Hà Nội muốn nêu vấn đề này tại HN. Một nước tuyên bố chủ quyền khác là
Đông
+ VOA, tin từ
Trong khi đó, việc ra thông báo TTh SBY sẽ thăm Hà Lan từ 5 - 8/10 sau khi Hội nghị ASEM kết thúc làm dư luận ngạc nhiên. Đáp lại, NFN/BNG Teuku nói: “TTh SBY không có kế hoạch dự Hội nghị ASEM vì ông đã có kế hoạch gặp Hoàng hậu Hà Lan… Điều này không có nghĩa là TTh coi nhẹ Hội nghị ASEM” và “TTh SBY cũng vắng mặt tại cuộc họp cấp cao ASEAN - Mỹ cách đây 2 tuần… vì được mời quá muộn và tại thời điểm đó còn nhiều vấn đề trong nước phải giải quyết”. Còn các nhà quan sát và các chuyên gia nói rằng sự vắng mặt của TTh SBY là do sự bất đồng của ông đối với một số chính sách của phương Tây. “Việc TTh SBY vắng mặt ở Mỹ và Brussels và quyết định thăm TQ vào cuối tháng 10 và Hà Lan ám chỉ gì đó lớn hơn là việc khó bố trí chương trình... TTh có thể là đang cố tự tách mình ra hoặc, trong trường hợp này, duy trì sự cân bằng, hơn là nghiêng về phương Tây hoặc về phía TQ”.
Tuy nhiên, mới đây TTh Indonesia đã dời chuyến thăm Hà Lan vào một ngày khác, sau khi nhận được tin những người hoạt động nhân quyền đã kiến nghị tòa án bắt ông khi đến Hà Lan. Một trợ lý của TTh nói rằng rất khó để bắt ông nhưng đây là vấn đề “thể diện và danh dự.” Được biết, những người nộp kiến nghị trước tòa án Hà Lan nhận mình là người của Cộng hòa Maluku, một nhóm đòi tách khỏi Indonesia, tố giác ông Yudhoyono đã vi phạm nhân quyền tại đó.
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ Trung Quốc, BBC, RFA, RFI - 5/10: Trung - Nhật. Ngày 4/10, trong thời gian tham dự Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 8 tại Brussels, Bỉ, TTg TQ Ôn Gia Bảo đã có buổi nói chuyện với TTg NB Naoto Kan. Tại buổi nói chuyện, TTg Ôn Gia Bảo nhắc lại đảo Điếu Ngư là lãnh thổ cố hữu của TQ. TTg Ôn Gia Bảo cũng nói thêm rằng bảo vệ và thúc đẩy quan hệ chiến lược cùng có lợi Trung - Nhật phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nhân dân hai nước.
Về phía NB, sau cuộc gặp kéo dài 25 phút, TTg Nhật Naoto
Bên cạnh đó, tại cuộc họp báo sáng ngày 5/10, NFN của TTg NB, ông Noriyuki Shikata cũng cho biết là trong cuộc gặp song phương hôm 4/10, TTg Naoto Kan đã nói với đồng nhiệm TQ rằng đảo Senkaku là của NB. Cùng ngày 5/10, tại Câu lạc bộ Báo chí nước ngoài, NT NB Seiji Maehara cũng khẳng định chủ quyền các đảo Senkaku.
Có thể thấy con đường hòa giải vẫn còn nhiều khó khăn khi cả hai nước đều vẫn khẳng định chủ quyền của mình đối với vùng đảo Điếu Ngư/Senkaku.
+ Tin từ Trung Quốc, RFA - 5/10 : Trung - Nhật - Mỹ. Mạng Phượng Hoàng ngày 5/10 đưa tin, nguyên BTQP NB, hiện đang là nghị sỹ thuộc Hạ viện NB, ông Nakatani Hazime ngày 5/10 phát biểu tại Đài Loan kêu gọi Mỹ cần liên hợp với NB để chống lại TQ; cho rằng 10 năm trở lại đây, kinh tế của đại lục phát triển mạnh mẽ, lực lượng quân sự cũng không ngừng được tăng cường; do vậy Mỹ cần tăng cường đồng minh quân sự với NB, đưa NB trở thành “một hàng không mẫu hạm không chìm” để phong tỏa các căn cứ điểm của TQ.
Trong khi đó, cùng ngày 5/10, NFN/BQP Mỹ Geoff Morrell cho biết TQ đã gửi lời mời BTQP Robert Gates tới thăm TQ và chuyến đi sẽ diễn ra vào đầu năm 2011. Cũng theo ông Geoff Morrell, vào tuần tới sẽ có cuộc họp giữa BTQP Mỹ và BTQP TQ tại hội nghị cấp vùng tại Hà Nội.
+ Đài Tiếng nói Nước Nga - 5/10: Tranh chấp Nhật - Nga về
Lần này, cơn bão biển dường như đã ra tín hiệu cho vị Bộ trưởng NB “không nên quan sát những gì không thuộc quyền sở hữu của mình”. Tuy nhiên, vị Bộ trưởng NB vẫn không từ bỏ ý định thực hiện một động thái bài Nga để nâng cao chỉ số uy tín của chính phủ. Hành động của Bộ trưởng Mabuchi cho thấy
Ông Sergei Luzyanin, Phó Giám đốc Viện Viễn Đông dự đoán tình hình quan hệ Nga-Nhật trong việc giải quyết vấn đề lãnh thổ sẽ xấu đi, nhưng sẽ không có cuộc khủng hoảng nào trong quan hệ song phương, vì mối quan hệ Nga-Nhật bao trùm nhiều lĩnh vực kinh tế, năng lượng…”.
+ Tin từ Ấn Độ - 5/10: Quan hệ Ấn - Trung. Phát biểu tại cuộc họp báo thường niên ngày 4/10, khi được hỏi về quan điểm đối với việc TQ phát triển cơ sở hạ tầng quân sự ở Tây Tạng, Tư lệnh không quân ÂĐ P.V. Naik nhấn mạnh chính phủ ÂĐ đang thận trọng theo dõi mọi diễn biến tại các nước láng giềng, trong đó có TQ. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng ÂĐ tôn trọng chủ quyền của các quốc gia láng giềng và họ có quyền trong phạm vi biên giới của mình. Trong bối cảnh quân đội ÂĐ điều chỉnh học thuyết chiến tranh mới nhằm có thể đối phó đồng thời với TQ và Pakistan, Tư lệnh Naik cho biết lực lượng không quân ÂĐ hiện đang chuẩn bị cho một cuộc chiến trên nhiều mặt trận.
PHỤ LỤC
CẤU TRÚC AN NINH MỚI Ở CHÂU Á
+ Tin từ
Trong số các kịch bản nêu trên, kịch bản TQ lãnh đạo châu Á đang gây ra sự lo lắng hơn cả. Tuy nhiên, kịch bản này khó xảy ra vì nhiều lý do, trong đó quan trọng là: trong nhiều năm tới TQ vẫn chưa đủ khả năng chống lại được các đối thủ về mặt quân sự, đấy là chưa nói đến việc áp đặt được ý chí của mình cho cả châu Á; về phương diện này, TQ còn thua xa Mỹ; nguy cơ bùng phát xung đột nội bộ TQ do những vấn đề kinh tế, chính trị, tôn giáo, sắc tộc… ; hầu như không có nước nào ủng hộ TQ đóng vai trò lãnh đạo châu Á.
Chính sách dân tộc chủ nghĩa và hành động tự tin (bá quyền) của TQ hiện nay trên thực tế là có lợi cho Mỹ, đang giúp Mỹ tăng cường trở lại vị thế của mình trong an ninh ở châu Á. Điều này thể hiện rất rõ qua việc Hàn Quốc củng cố liên minh quân sự với Mỹ; Nhật Bản từ bỏ ý định đòi Mỹ rút khỏi căn cứ quân sự ở Okynawa; Ấn Độ, Indonesia và Phillipin và nhiều nước khác xích lại gần Mỹ. Với khả năng của mình về mọi mặt, nếu muốn Mỹ vẫn sẽ đóng vai trò hàng đầu trong bảo đảm an ninh ở châu Á trong những năm tới.
Kịch bản thứ 3 và 4 cũng có thể xảy ra, thậm chí nếu như Mỹ vẫn là người bảo đảm chính cho an ninh ở châu Á. Một số nước châu Á đã bắt đầu tạo lập sự hợp tác cùng có lợi về an ninh trên cơ sở song phương, và bằng cách đó họ đang đặt nền móng cho hạ tầng cơ sở có triển vọng của quan hệ đối tác chiến lược chung. Cộng đồng các quốc gia châu Á được gắn kết bởi hợp tác chiến lược, trên thực tế là một việc làm quan trọng nhằm hỗ trợ tạo ra sự ổn định của các lực lượng trong khu vực. (Theo Brakhma Chelani, Giáo sư nghiên cứu chiến lược Trung tâm nghiên cứu chính trị ở New Deli; Vesti.kz, ngày 4/10)./.
_______________________________
Thứ Ba, 5/10
BIỂN ĐÔNG
+ VOA, RFI, RFA, tin từ TQ, tin từ PLP - 4/10: Mỹ sẵn sàng giúp thiết lập nguyên tắc ứng xử tại Biển Đông: Ngày 4/10, trong cuộc gặp các phóng viên, Đại sứ Mỹ tại PLP Harry Thomas đã phát biểu rằng Mỹ sẵn sàng giúp xây dựng một bộ luật ứng xử mang tính ràng buộc, nhằm giải quyết những tranh chấp về lãnh thổ tại Biển Đông giữa các thành viên ASEAN và TQ. Ông Thomas nói
Đại sứ Thomas nhấn mạnh “chúng tôi không muốn thấy có xung đột, không mong muốn nhìn thấy chiến tranh và chúng tôi không đứng về bên nào trong vấn đề này”. Theo ông, 10 nước ASEAN nên cùng với TQ đàm phán về một bộ luật ứng xử để bảo đảm quyền tự do lưu thông trên các tuyến hàng hải quan trọng, tránh xẩy ra những sự cố gây gián đoạn thông thương. Ông giải thích, Washington sẽ chờ đợi ASEAN và TQ chấp thuận đàm phán và khi ASEAN đề ra những mục tiêu của mình, nếu họ yêu cầu Mỹ trợ giúp trên những vấn đề cụ thể, Mỹ sẽ vui lòng hỗ trợ. Ông cũng nói thêm: liệu các bên tranh chấp chủ quyền có nên bị đòi hỏi phải giải giáp hoặc rút quân khỏi các điểm đồn trú trong khu vực tranh chấp theo thỏa thuận mới này hay không là vấn đề không do Washinton quyết định.
Đại sứ Thomas nói bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông đương nhiên phải mang tính ràng buộc và việc thông qua một bộ luật như vậy sẽ bảo đảm cho sự ổn định, tự do lưu thông và thương mại quốc tế trong khu vực. Được hỏi về quan hệ với TQ, Đại sứ Mỹ tại PLP khẳng định
Cũng trong một thông tin liên quan, mạng Đài phát thanh TQ ngày 2/10 đưa tin, tàu ngư chính 310 của TQ đã chính thức được bàn giao đưa vào sử dụng từ ngày 29/9. Tàu 310 có trọng tải 2500 tấn, dài 108m, rộng 14m, có thể hành trình liên tục 6000 hải lý, tốc độ lớn nhất đạt 22 hải lý/giờ. Đây là tàu ngư chính lớn nhất, có kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay của TQ. Tàu ngư chính 310 còn được trang bị máy bay trực thăng, hệ thống thông tin vệ tinh trên mặt nước, máy theo dõi quang điện, máy quay phim tia hồng ngoại. Sau khi đưa vào sử dụng, tàu ngư chính 310 sẽ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo ở Nam Sa (Trường Sa), tuần tra quản lý vùng đặc quyền kinh tế của TQ và xử lý các sự cố đột xuất trên biển.
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ
- Hiện tại, Mỹ chưa coi TQ là mối đe dọa quân sự, nhưng đang trở thành thách thức kinh tế đối với Mỹ. Thách thức này không chỉ được thể hiện qua sự bành trướng kinh tế mà còn ở mô hình kinh tế - chính trị của TQ, mà có thể trở thành phổ biến tại nhiều nước đang phát triển và có thể phá vỡ vị thế lãnh đạo của Mỹ
- TQ ngày càng trở nên tự tin hơn, nhất là trong quan hệ với các nước láng giềng. Cách đây vài năm, các nước láng giềng của TQ đã nói với Mỹ rằng, người TQ không giống như người da trắng và cũng không phải người dã man, ít nhất họ không đụng chạm đến tới chỗ đau của người khác và không nên tạo ra những vấn đề không cần thiết cho Bắc Kinh. Bây giờ thì khác, họ bắt đầu khẩn cầu sự có mặt chiến lược của Mỹ và sự bảo đảm an ninh của Mỹ, họ nói rằng họ lo sợ sự lớn mạnh của TQ.
- Những yếu tố cạnh tranh và đi đôi với đà TQ trở thành siêu cường là sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ Mỹ - TQ. Tuy nhiên, hiện chưa đến mức khủng hoảng, suy nghĩ lành mạnh và sự hợp tác vẫn nổi trội trong quan hệ hai nước. Về cơ bản, chính quyền Obama vẫn thể hiện được sự kiềm chế khôn khéo trong quan hệ với TQ. Hiện tại chưa có khả năng xảy ra xung đột giữa hai bên mà buộc Mỹ phải tìm kiếm đồng minh để chống lại Bắc Kinh. Việc Mỹ xây dựng mối quan hệ mới với Ấn Độ có thể có hàm ý là để kiềm chế TQ, và về triển vọng chiến lược, Nga cũng có thể được Mỹ coi là nhân tố kiềm chế TQ. Tuy nhiên đây không phải là cách tiếp cận chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay. (Tin: báo “Độc lập”, Nga ngày 4/10)
+ RFA - 4/10: Nhật - Trung: Người dân Nhật không muốn nhượng bộ TQ. Nhật báo Yomiuri lớn nhất của Nhật vừa thực hiện cuộc thăm dò công luận kết quả cho thấy uy tín chính trị của TTg Nhật Naoto
Trong khi đó, tại Brussels của Bỉ, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEM, TTg Nhật Naoto Kan đã có cuộc họp song phương cùng TTg TQ Ôn Gia Bảo. Đây là lần đối diện đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nhật - Trung kể từ khi nổ ra vụ tranh chấp lãnh hải gần đảo Điếu Ngư/ Senkaku.
Noriyuki Shikata, NFN Văn phòng TTg Nhật cho biết TTg Kan nói đảo Senkoku là lãnh thổ của Nhật. TTg Nhật cũng nói thêm rằng hai nước sẽ khởi sự những cuộc thảo luận cấp cao.
NFN Chính phủ Nhật Satoru Satoh nói với một số phóng viên tại hội nghị rằng một trong những ưu tiên của TTg Nhật tại các thượng đỉnh song phương sẽ là giải thích vấn đề này cùng với những nỗ lực của Tokyo để giải quyết vấn đề.
Nhật dự trù họp thượng đỉnh song phương với
_____________________________
Thứ Hai, 4/10
VIỆT
+ VOA - 1/10: VN - Mỹ. Ngày 1/10, ông Robert Scher, Phó Trợ lý BTQP Mỹ đặc trách về Nam và Đông Nam Á, đã trả lời phỏng vấn VOA về quan hệ quốc phòng Mỹ - VN với một số nội dung chính sau:
- Cuộc đối thoại về chính sách quốc phòng giữa VN và Mỹ hồi tháng 8 vừa qua là lần đầu tiên BQP hai nước cùng nhau họp bàn về chính sách. Nó diễn ra trong bối cảnh đặc biệt có ý nghĩa, khi hai nước kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ. Bang giao giữa hai nước phát triển rất đáng chú ý trong vòng 15 năm qua. Hai quốc gia bắt đầu quan hệ quốc phòng chủ yếu nhằm để đánh giá các di sản chiến tranh để lại. Từ nền tảng đó, trong những năm vừa qua, hai bên đã xây dựng quan hệ đối tác rất gần gũi xoay quanh một loạt các vấn đề khác, quan trọng đối với cả hai nước.
- VN và Mỹ đã tiến hành một loạt các cuộc đối thoại và chia sẻ thông tin nhằm tìm ra cách thức tiếp tục trao đổi và hợp tác hơn nữa trong 4 lĩnh vực ưu tiên là gìn giữ hòa bình, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, ứng phó thảm họa hay an ninh biển.
- Về nhận xét VN đang ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Mỹ ở châu Á, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là chúng ta cần phải xem xét mối quan hệ đối tác giữa VN và Mỹ trong một loạt các vấn đề. Rõ ràng có những điều mà cả hai bên có thể cùng nhau xem xét trong lĩnh vực quốc phòng, cũng quan trọng như các vấn đề ngoại giao và kinh tế. Đây là một mối quan hệ phát triển sâu rộng trong 15 năm qua kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ.
- Về việc giải quyết các tranh chấp ở khu vực Biển Đông, NT Clinton đã nói rõ và BTQP Robert Gates cũng từng tuyên bố tại Cuộc đối thoại Shangri-La hồi tháng 6 rằng điều rất quan trọng là các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở khu vực Biển Đông, có thể giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp theo đúng luật lệ và nguyên tắc ứng xử quốc tế. Chúng tôi có quyền lợi trong việc các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và theo đúng luật quốc tế. Và như NT Clinton đã nói rõ, Mỹ sẽ làm mọi điều có thể để hỗ trợ bất kỳ một giải pháp nào mà cả khu vực lẫn các nước tuyên bố chủ quyền mong muốn theo đuổi.
- BTQP Mỹ R. Gates cam kết sẽ tới tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+8 (ADMM+) tại Hà Nội và ông nóng lòng tới tham gia hội nghị này. Phần đầu của chuyến công du của ông tới Hà Nội sẽ là cuộc gặp song phương với người đồng nhiệm VN với các chủ đề tập trung vào các vấn đề song phương trong mối quan hệ. Phần hai sẽ là tham dự Hội nghị ADMM+ lần đầu tiên được tổ chức. BT Gates nói rằng đây là một nơi gặp mặt quan trọng. Ông đã nói như vậy tại Cuộc đối thoại Shangri-La. Ông chờ đợi sẽ gặp gỡ đối tác để tìm cách củng cố hợp tác trong bối cảnh đa phương nhằm đạt được sự hợp tác cụ thể tiến tới đạt được các quyền lợi chung.
BIỂN ĐÔNG
+ RFI - 3/10: Trung Quốc xác nhận đàm phán với ASEAN về một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông. Ngày 30/9, Đại sứ TQ tại Philippines Lưu Kiến Siêu cho biết Bắc Kinh đã tiến hành thảo luận cấp chuyên viên với ASEAN về một Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông thực thụ, mang tính chất pháp quy nhiều hơn, nhằm tránh các hành động có nguy cơ làm tình hình căng thẳng thêm lên tại khu vực tranh chấp này. Theo ông, TQ và ASEAN vẫn chưa ấn định thời hạn kết thúc các cuộc đàm phán.
Theo một nhà ngoại giao PLP xin giấu tên, được hãng Reuters trích dẫn, thì vào tháng 10 này, hai phía TQ và ASEAN sẽ gặp nhau tại Hà Nội để thảo luận về các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, với hy vọng chính thức hóa được một bộ quy tắc ứng xử mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý đối với các nước ký kết. Sự kiện TQ tung tín hiệu cho thấy thái độ sẵn sàng đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử có thể xem là một chuyển biến, ít ra là về mặt hình thức của Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của khối Đông Nam Á, được Mỹ công khai yểm trợ. Theo giới phân tích, trước thái độ bất đồng tình của các nước ASEAN và Mỹ được thể hiện công khai tại Hà Nội nhân Diễn đàn An ninh Khu vực tháng 7 vừa qua, tiếp theo sau là những mối quan ngại được nêu bật nhân Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN cách nay hai tuần, TQ cảm thấy cần phải chứng tỏ thiện chí hòa bình để xóa nhòa hình ảnh hung hăng đã tạo ra.
+ RFI, RFA - 3/10: Tạp chí Times ngày 27/9 đăng bài “Sách lược quân sự”, trong đó phân tích hiện tượng các quốc gia trong khu vực ĐNÁ gần đây tranh nhau hiện đại hóa quân đội và tăng cường tiềm lực quốc phòng. Trong giai đoạn 2000 - 2004 và 2005 - 2009, lượng vũ khí nhập vào
Theo ông Siemon Wezeman, chuyên gia về châu Á của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), làn sóng mua vũ khí này sẽ gây mất ổn định và đe dọa hòa bình khu vực. Việc chạy đua quân sự trước tiên bắt nguồn từ việc TQ không ngừng tăng cường tiềm lực quân sự và tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông. Và việc TQ và các quốc gia trong khu vực “cắn nhau”, có hai “ngư ông” đắc lợi: Đầu tiên là các nhà chế tạo vũ khí và kế đến chính là Mỹ. Bên cạnh đó, việc chạy đua vũ trang cũng đến từ thực tế bất hòa của các quốc gia trong khu vực, như quan hệ giữa TL với Myanmar và CPC luôn căng thẳng, hay tranh chấp lãnh hải giữa Malaysia và Indonesia. Một nguyên nhân nữa đến từ sự gia tăng ảnh hưởng của giới quân sự trong bộ máy lãnh đạo ở các quốc gia.
Ông Siemon Wezeman cho rằng vấn đề sống còn của hòa bình khu vực là “nên công khai với láng giềng của bạn về vũ khí mà bạn đã mua và nơi bạn tích trữ”. Thế nhưng, hiện các nước vẫn luôn ngần ngại công khai tiềm lực quốc phòng và những mối quan ngại của mình. Trong đó, nguy hiểm nhất vẫn là sự mập mờ của việc tích trữ vũ khí của TQ, sự mập mờ này có thể làm tăng nguy cơ hiểu lầm và những toan tính sai lầm. Việc đó cũng làm cho an ninh khu vực thêm bất ổn và kéo theo việc buôn bán vũ khí tiếp tục thuận buồm xuôi gió.
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ Mỹ - 2/10: Chính sách ngoại giao mới hiếu chiến của TQ đẩy các nước láng giềng vào vòng tay của Mỹ (The Wall Street Journal). Từ cách đây 30 năm, chế độ TQ dựa vào 2 trụ cột chính là tăng trưởng kinh tế và chủ nghĩa dân tộc. Dường như thế giới thấy trụ cột thứ nhất thường xuyên hơn. Tuy nhiên, điều đó dường như không còn nữa.
Trong 2 tuần qua, TQ có một tranh chấp gay gắt với Nhật liên quan đến quần đảo Senkaku. Bắc Kinh phản ứng bằng các ngôn từ ngày càng cứng rắn với việc Nhật bắt giữ thuyền trưởng tàu đánh cá TQ, kể cả việc bắt giữ công dân Nhật hoặc triệu Đại sứ Nhật giữa đêm để phản đối. Ngay cả khi Nhật đã thả viên thuyền trưởng, TQ tiếp tục gây sức ép với việc yêu cầu xin lỗi.
Vụ xung đột Senkaku chỉ là một trong hàng loạt các va chạm thời gian qua. Năm 2009, tàu cá TQ đã quấy nhiễu tàu hải quân Mỹ trong khu vực được coi là hải phận quốc tế. Gần đây, nhiều đội tàu đánh cá TQ đã xâm nhập trái phép vào vùng biển
Sau vụ chìm tàu Hàn Quốc, TQ cam kết không bảo vệ cho nước chịu trách nhiệm. Thế nhưng khi cuộc điều tra kết thúc, TQ đã đứng ra bảo vệ Bắc Triều Tiên để không bị LHQ lên án, đồng thời tăng cường quan hệ quân sự. Sau gần 2 thập kỷ phát triển quan hệ kinh tế và ngoại giao với TQ, HQ đã phải đối mặt với thực tế rằng TQ có lợi ích trong việc giữ cho bán đảo TT bị chia cắt.
Sự quả quyết của TQ không chỉ đơn thuần là hành động khiêu khích hoặc sự giận dữ. Đó còn là một cách nhận thức mới. Dưới thời Mao và Đặng, TQ được coi như nhà lãnh đạo thế giới thứ Ba chống lại các nước bá quyền như Liên Xô và Mỹ. Đặng thường giữ cho các tranh chấp với các nước láng giềng không làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế.
Đến tháng 7 vừa qua, khi NT Clinton đứng về phía VN trong việc chống lại các tuyên bố chủ quyền của TQ tại khu vực Biển Nam Trung Hoa, NT TQ Dương Khiết Trì nói rằng: “TQ là một nước lớn và các nước khác chỉ là nước nhỏ. Đó là một sự thực”.
Thái độ trên của TQ cũng có thể chỉ là do vấn đề nội bộ hoặc liên quan đến cuộc đấu quyền lực cho việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo vào năm 2012. Tuy nhiên, nó sẽ làm tổn hại đến hình ảnh nước này trong khu vực.
TQ thường giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng trên cơ sở song phương. Tuy nhiên, thái độ ngày càng quả quyết hơn của nước này sẽ khiến người ta không ngạc nhiên khi “các nước nhỏ” e ngại chiến lược “chia để trị” của TQ. Cựu TTg Lý Quang Diệu gần đây đã phát biểu rằng, TQ cần thận trọng xem xét cách xử lý với các nước ASEAN một cách riêng rẽ vì điều này sẽ đẩy họ gần Mỹ hơn.
Chính xác điều đó dường như đang diễn ra. Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức một cách vội vã giữa TTh Obama và nguyên thủ các nước ASEAN không phải là một sự kiện nổi bật. Tuy nhiên, thông cáo chung của hội nghị tái khẳng định tầm quan trọng của “tự do hàng hải” và “an ninh hàng hải” chắc chắn sẽ khiến TQ phải lưu tâm.
+ VOA - 2, 3/10: TQ - Mỹ. Ngày 29/9, trong cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc, NFN/BQP Mỹ, Đại tá David Lapan cho biết TQ đã đồng ý tham dự một phiên họp với Mỹ tại Hawaii vào trung tuần tháng 10 để bàn về các vấn đề hải quân và một loạt những cuộc thảo luận khác sẽ diễn ra ở Washington trước cuối năm 2010 giữa các giới chức quân sự cấp cao của hai nước. Tuy chưa thể cho biết những cuộc thảo luận và những hoạt động giao lưu khác có được thực hiện lại hay không, Đại tá Lapan khẳng định rằng tình trạng đóng băng của quan hệ quân sự Mỹ - Trung đã kết thúc.
Trong một tin liên quan đến quan hệ kinh tế TQ - Mỹ, ngày 3/10, trong một cuộc phỏng vấn được phát trên đài truyền hình CNN của Mỹ, TTg TQ Ôn Gia Bảo đã lên tiếng chỉ trích các nhà lập pháp “Mỹ đã chính trị hóa” sự mất cân đối cán cân thương mại với TQ. Ông Ôn Gia Bảo nói rằng một số nhà lập pháp Mỹ không biết nhiều về TQ. Ông cũng nói rằng bất cân đối thương mại không thể được giải quyết bằng việc cắt giảm nhập khẩu hàng hóa TQ vào Mỹ.
Trước đó, ngày 29/9, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cho phép áp thuế đối với các sản phẩm từ các nước có đồng nội tệ thấp giả tạo. BNG TQ đã phản ứng với một cảnh báo rằng việc các nhà lập pháp Mỹ thúc ép nước này tái định giá đồng nội tệ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ song phương.
+ VOA, RFI - 2,3/10: Trung - Nhật: TTg Nhật sẽ giải trình về vụ bắt tàu cá TQ. Ngày 3/10, TTg Naoto
Trước đó, ngày 2/10, hưởng ứng lời kêu gọi của nguyên Tổng tham mưu trưởng không quân NB, ông Toshio Tamogami, khoảng 1.500 người đã tập hợp tại công viên Yoyogi, trung tâm thủ đô Tokyo, để phản đối chính sách ngoại giao của TTg Naoto Kan đối với Bắc Kinh và cảnh báo về một mối nguy hiểm đang ngày càng tăng từ TQ. Theo AFP, trong cuộc tuần hành này, ông Tamogami kêu gọi: "NB nên củng cố hệ thống phòng thủ", vào lúc mà "TQ đang khẳng định chủ quyền tại quần đảo Senkaku và đang có kế hoạch kiểm soát luôn cả đảo
+ Tin từ
Nguyên soái không quân Browne cũng nói rằng ẤĐ đang theo dõi chặt chẽ việc TQ nâng cấp cơ sở hạ tầng quân sự tại
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...