30/08/2010
Thứ Tư, 1/9
BIỂN ĐÔNG
+ Tin từ Trung Quốc - 31/8: Tạp chí “Châu Á - Thái Bình Dương hiện đại” của Sở nghiên cứu CÁ - TBD, Viện Khoa học xã hội TQ số 4/2010 đăng bài: “Phương thức xử lý tranh chấp các vùng biển của ASEAN và những gợi mở đối với giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Nam Hải (Biển Đông)”, nội dung tóm tắt như sau: Hiện nay, TQ đang đứng trước những thách thức rất nghiêm trọng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở “Nam Hải”. Năm 2002, TQ và ASEAN đã ký “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông”. Tuy nhiên, các nước ASEAN liên quan không thực hiện tốt tinh thần của Tuyên bố này, ngược lại đã sử dụng mọi biện pháp để đẩy nhanh việc xâm chiếm vùng biển “Nam Hải” của TQ. Hiện nay, VN, PLP,
Những gợi mở đối với giải quyết tranh chấp chủ quyền “
Thứ nhất, phương châm “gác tranh chấp cùng khai thác” có lợi cho việc gìn giữ đại cục “Nam Hải” ổn định về tổng thể, nhưng trong quá trình thực hiện đã gặp phải rất nhiều trở ngại, khó có thể giải quyết triệt để tranh chấp chủ quyền “Nam Hải”. Trong tranh chấp chủ quyền “Nam Hải”, TQ đã đưa ra ý tưởng “gác tranh chấp cùng khai thác” từ thập kỷ 90 thế kỷ trước. Tuy nhiên, chủ trương này cho đến nay vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, gặp phải rất nhiều trở ngại. Chỉ có một lần thành công, đó là 3 nước VN, TQ, PLP ngày 15/3/2005 đã đạt được thỏa thuận khai thác chung dầu khí trên vùng biển rộng khoảng 14.000 km2. Một số học giả TQ cho rằng, “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” chỉ có tính ràng buộc đối với TQ. Chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác” mà TQ nêu ra trong một mức độ nào đó đã biến thành “gác chủ quyền của TQ lại để cho các nước khác khai thác”. Về hiện trạng, các đảo do TQ chiếm đóng không nhiều và TQ cũng chưa tiến hành thăm dò, khai thác tài nguyên dầu khí ở đây. Ngược lại, VN, PLP, Malaysia do ở vị trí gần “Nam Hải”, việc khai thác rất thuận tiện, vốn đầu tư ít, do đó rất tích cực hợp tác với các nước khác tiến hành khai thác dầu khí ở “Nam Hải”. Hiện nay “Nam Hải” cơ bản đang nằm trong tình trạng “các đảo bị xâm chiếm, vùng biển bị chia cắt, tài nguyên bị cướp đoạt”.
Xuất phát từ việc duy trì đại cục quan hệ TQ - ASEAN, TQ cần tiếp tục kiên trì phương châm “gác tranh chấp cùng khai thác”. Nhưng TQ cũng cần coi trọng những trở ngại gặp phải khi thực hiện để áp dụng các đối sách tương ứng. Đồng thời, TQ cần phải nhận thức rõ “cùng khai thác” chỉ là biện pháp mang tính tạm thời, việc giải quyết cuối cùng vẫn phải dựa vào biện pháp khác. Do đó, TQ cần tăng cường nghiên cứu về các phương thức giải quyết tranh chấp “Nam Hải”, chuẩn bị tốt các công việc cần thiết.
Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án quốc tế rất được TQ quan tâm. Những năm gần đây, các nước ASEAN đã đưa ra Tòa án quốc tế giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước với nhau và cuối cùng đã được giải quyết. Thông thường, Tòa án quốc tế khi giải quyết tranh chấp chủ yếu dựa vào “nguyên tắc khống chế có hiệu quả”. Trong tranh chấp “Nam Hải”, mặc dù VN xâm chiếm, quản lý vùng biển rộng 400.000 - 500.000 km2, PLP khoảng 420.000 km2, Malaysia khoảng 240.000 km2…,TQ chỉ chiếm 7 đảo (kể cả đảo Thái Bình mà ĐL đang chiếm đóng). Nhưng vùng biển mà các nước ASEAN kiểm soát là do “chiếm đóng bất hợp pháp”, không thể áp dụng “nguyên tắc khống chế có hiệu quả”, không thể vì chiếm đóng và quản lý trong thời gian dài mà có được chủ quyền đối với các vùng biển này.
Thứ ba, đàm phán chính trị có thể làm cho tranh chấp tạm thời lắng xuống, nhưng rất khó giải quyết triệt để. Tranh chấp chủ quyền các vùng biển liên quan đến lợi ích cốt lõi quốc gia, bên tranh chấp rất khó từ bỏ đòi hỏi chủ quyền và chấp nhận bồi thường lợi ích bằng phương thức khác. Đàm phán chính trị có nghĩa là một bên phải đưa ra nhượng bộ. Đối với tranh chấp chủ quyền các vùng biển, nếu hai bên tiến hành đàm phán chính trị để giải quyết, có nghĩa là một bên phải từ bỏ một phần đòi hỏi chủ quyền của mình. Tuy nhiên về cả lý luận và thực tiễn đều rất khó thực hiện.
Ngày 25/8/2006, căn cứ quy định tại Điều 298 của “Công ước của LHQ về luật biển”, TQ đã trình TTK/LHQ một tyên bố mang tính loại trừ. Tuyên bố này chỉ rõ đối với các tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, phân định biển, TQ chủ trương sử dụng biện pháp chính trị để giải quyết. Với tuyên bố này, TQ đã từ chối đưa tranh chấp “Nam Hải” ra Tòa án quốc tế giải quyết và yêu cầu thông qua đàm phán chính trị giải quyết, cụ thể hơn là thông qua việc trao đổi lợi ích để giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước. Tuy nhiên trong tranh chấp chủ quyền “Nam Hải”, thiện chí của TQ không được các nước ASEAN liên quan đáp lại. Từ hiệu quả của đàm phán chính trị cho thấy, chủ trương thông qua đàm phán chính trị giải quyết tranh chấp “Nam Hải” của TQ không những chưa giải quyết tranh chấp có hiệu quả, mà tranh chấp bị kéo dài, gây ra tình trạng “Nam Hải” liên tục bị xâm chiếm.
Những năm gần đây, các nước như VN, PLP, Malaysia bằng nhiều cách đã liên tục xâm chiếm vùng biển “Nam Hải” của TQ, làm cho tình hình tranh chấp ngày càng phức tạp hơn. Xét về quá trình và phương thức mà các nước ASEAN sử dụng giải quyết tranh chấp “Nam Hải”, nếu TQ chỉ dựa vào chiến lược “gác tranh chấp cùng khai thác” và đàm phán chính trị, không những khó có thể giải quyết triệt để tranh chấp chủ quyền “Nam Hải”, mà còn gây ra tình trạng “Nam Hải” liên tục bị xâm chiếm. Do đó, TQ cần tìm kiếm phương thức mới giải quyết vấn đề “Nam Hải”. TQ cần tăng cường khống chế và quản lý đối với các đảo không người ở “Nam Hải”, tiếp tục phản đối hành động chiếm đóng của các nước liên quan, không ngừng tuyên bố chủ quyền. Tháng 3/2009, TQ đã cử tàu ngư chính 311 đi làm nhiệm vụ tuần tra, quản lý ở Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa). Đây là một hành động tuyên bố chủ quyền rất có hiệu quả, là sự “phản công” mạnh mẽ đối với hành vi xâm phạm chủ quyền của TQ những năm gần đây của PLP và
(Đây là kết quả nghiên cứu giai đoạn giữa của Đề tài nhánh “Nghiên cứu quan hệ quốc tế và tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ASEAN sau chiến tranh” thuộc Đề tài nghiên cứu trọng điểm “Nghiên cứu quan hệ quốc tế và tranh chấp lãnh thổ giữa các nước Châu Á sau chiến tranh” số 07JJD770106 của Bộ Giáo dục TQ).
Đông
+ Tin từ Indonesia - 31/8: Hành động cân bằng của Indonesia trong cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung (Jakarta Post ngày 31/8): Các chuyên gia cảnh báo, Indonesia nên tránh bị mắc kẹt trong cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và TQ tại các lãnh hải dọc khu vực châu Á - TBD, ám chỉ cuộc tập trận bắn đạn thật của Hải quân TQ tại biển Hoàng Hải (Yellow Sea) cuối tuần này, nơi quân đội Mỹ và HQ cũng sẽ tập trận. Giảng viên cao cấp trường Đại học Indonesia, Makmur Keliat cho rằng nếu nhìn vào cách hành xử của TQ gần đây và Hiệp ước về hợp tác hòa bình tại Biển Đông mà TQ đã ký năm 2002, có một khoảng cách lớn giữa những gì TQ nói và làm. Liên quan đến vấn đề này,
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ Trung Quốc - 31/8: Mạng Hoàn Cầu ngày 31/8 dẫn nguồn tin cùng ngày từ giới truyền thông của Ấn Độ cho biết một học giả của Trung tâm an ninh thuộc “Túi khôn” của Mỹ Robert Kaplan ngày 29/8 trong trả lời phỏng vấn đã nói rằng một trong những thay đổi lớn nhất trong vòng 10 năm qua chính là TQ trỗi dậy trở thành một nước lớn hải dương. Do TQ đã giải quyết được phần lớn tranh chấp biên giới lãnh thổ trên bộ, chiếm được ưu thế lục địa, nên hiện nay TQ có ưu thế để trở thành cường quốc hải dương. Hiện nay tại Bangladesh, Sri Lanka và Myanmar, TQ đều gấp rút xây dựng bến cảng nhằm tạo ra sự thuận lợi cho vận chuyển và lưu thông hàng hóa. Để bảo vệ an toàn cho các tàu hàng từ Trung Đông đến châu Á, TQ cần phải có lực lượng hải quân đồn trú trên Ấn Độ Dương. TQ đang từng bước thay đổi trở thành một nước lớn hải dương khu vực, mặt khác Ấn Độ cũng đang vươn lên trở thành một nước lớn. Điều này đã khiến khả năng lần đầu tiên Trung -Ấn xảy ra sự cạnh tranh trở thành nước lớn hải dương. Nếu TQ chỉ chủ đạo được Đông Á, tức làm chủ được vùng biển tiền duyên như "Nam Hải" và Đông Hải thì TQ sẽ trở thành một cường quốc khu vực, nhưng nếu một khi TQ có lực lượng hải quân đồn trú tại Ấn Độ Dương thì TQ sẽ trở thành một cường quốc thế giới.
+ Tin từ Ấn Độ - 31/8: Nhật báo The Asian Age ngày 31/8 có bài viết nhan đề “Ấn Độ cảnh giác với sự trỗi dậy của con rồng”. Một số nội dung chính:
Khác với hai hội nghị được tổ chức năm 2008, 2009 và vượt khuôn khổ thời gian dự kiến, Hội nghị Trưởng Đại diện các phái đoàn ngoại giao Ấn Độ lần thứ 3 tại New Delhi kéo dài tới 5 ngày (dự kiến 3 ngày). Các quan chức cao cấp nhất của Bộ Ngoại giao và hơn 150 vị Đại sứ cùng các Cao ủy Ấn Độ tại nước ngoài đã dành gần trọn 3 ngày để thảo luận việc TQ từ chối cấp visa nhập - xuất cảnh cho Tư lệnh quân đội Ấn Độ ở Kashmir và việc triển khai khoảng 10.000 nhân viên quân sự TQ đội lốt công nhân xây dựng ở Gilgit - Baltistan, một vùng đất không thể tách rời của Jammu và Kashmir nhưng bị Pakistan chiếm đóng bằng vũ lực. Người ta tin rằng tính khẩn cấp của tình hình là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc thảo luận được hiểu là không có sự e dè về mặt ngoại giao.
Theo các nguồn tin được tiết lộ, hội nghị vẫn không kết luận được sự trỗi dậy của TQ sẽ đem lại hòa bình và mục tiêu chiến lược của TQ có nhằm kiềm chế Ấn Độ hay không và nếu như vậy thì Ấn Độ sẽ phản ứng như thế nào.
Các thành viên tham dự hội nghị đã cố gắng nhấn mạnh điểm đồng về lợi ích giữa TQ với Ấn Độ và với Pakistan, mặc dù không có nỗ lực nào để đưa quá trình này vào một tiêu chuẩn cụ thể nào đó.
Tin cho biết, thậm chí một số ít quan chức đã chỉ ra rằng TQ và Islamabad đã phối hợp nhịp nhàng với nhau ở Afghanistan và rằng phải cảnh giác thực sự trong trường hợp khẩn cấp cần có giải pháp khu vực cho vấn đề Afghanistan nếu tình hình trở nên nghiêm trọng. Người ta hiểu rằng một số vị bộc lộ quan điểm về TQ rất sôi nổi đều là các vị đang phụ trách hoặc đã có thời gian xử lý các vấn đề liên quan tới TQ.
___________________
Thứ Ba, 31/8
Đông
Tin từ Mỹ - 30/8: Trung Quốc, Mỹ tranh giành ảnh hưởng tại Indonesia (World Politics Review): Trong cuộc chiến nhằm tăng vị thế tại khu vực Đông Nam Á , Trung Quốc và Mỹ đều đang cố tranh giành ảnh hưởng tại
Năm 2005, Trung Quốc và
Trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2005 của TTh Indonesia, 2 nước đã ký một bản ghi nhớ về hợp tác công nghệ quân sự nhằm phát triển tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
Tháng 3/2007, lần đầu tiên trong vòng 12 năm, Trung Quốc cử 2 tàu chiến thăm
Tháng 1/2008, 2 nước đồng ý tăng cường hợp tác của ngành công nghiệp quốc phòng nhằm cùng phát triển thiết bị vận chuyển vũ khí và máy bay. Một công ty Trung Quốc cũng đã ký với một công ty
Tuy nhiên, các động thái trên của Trung Quốc chưa có các kết quả rõ rệt. Trao đổi quân sự Trung Quốc -
Một trong những nguyên nhân là do những nỗ lực của Mỹ nhằm khôi phục quan hệ với
Tháng 3/2010, Mỹ đã cử đội hỗ trợ kỹ thuật thuộc Không quân Mỹ đến Indonesia nhằm đánh giá công tác an toàn và bảo dưỡng các máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất đang được không quân Indonesia sử dụng. Đến tháng 6, Hiệp định khung về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng đã được ký kết, theo đó tăng cường hơn nữa việc hợp tác sẵn có giữa 2 nước trong lĩnh vực quốc phòng.
Cũng trong tháng 6, ĐSQ Mỹ tại Indonesia đã thông báo khoản tài trợ trị giá 56 triệu USD cho việc sản xuất hệ thống rada cho vùng ven biển và tàu chiến tại Trung tâm chỉ huy hàng hải khu vực Batam.
Tháng 7, ĐSQ Mỹ cho biết BQP Mỹ đang cho triển khai hàng loạt các đề nghị của
Kể từ sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận quân sự,
BTQP Mỹ Gates cũng đã loan báo việc dỡ bỏ lệnh cấm hợp tác đối với lực lượng Kopassus (thuộc quân đội
Một số đồn đoán cho rằng TTh
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ Thụy Điển - 30/8: Đối ngoại và an ninh của Trung Quốc thời hậu khủng hoảng (Bài viết của ông Niklas Swanström, Giám đốc Viện an ninh và chính sách phát triển ở Stockholm trong cuốn sách “The impact of the economic crisis on the international strategic configuration” do Viện vừa công bố), với nội dung chính như sau:
- Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua: GDP giảm từ 13% năm 2007 xuống 9% năm 2008 và 6,7% năm 2009 (theo IMF) hoặc 8% (theo TTg Ôn Gia Bảo). Trung Quốc đáp lại khủng hoảng bằng cách giảm bớt sự lệ thuộc vào xuất khẩu, tăng cầu và tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh đầu tư và trao đổi ngoại thương với các nước Trung Á, tăng cường thêm ảnh hưởng tại các nước này. Như vậy, khủng hoảng không làm thay đổi xu hướng Trung Quốc tăng cường can dự và đẩy mạnh làm ăn ra bên ngoài.
- Các cuộc khủng hoảng trước đây cũng như khủng hoảng tài chính vừa qua đã khiến Trung Quốc thấy có thêm nhu cầu can dự vào các vấn đề quốc tế đa phương nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, môi trường và chống khủng bố; coi đấy là công cụ để Trung Quốc tăng cường an ninh kinh tế và chính trị của mình. Có rất ít lý do để nghĩ rằng TQ sẽ thay đổi chính sách an ninh và đối ngoại của mình trong bối cảnh khủng hoảng tài chính.
- Liệu Trung Quốc có lợi dụng tình hình kinh tế vừa qua để tăng cường sức mạnh quân sự và cạnh tranh với Mỹ ở khu vực? Châu Á cần 77 năm nữa và Trung Quốc cần 47 năm để đạt mức thu nhập trung bình của Mỹ. Chi phí quốc phòng của các nước châu Á cộng lại phải 72 năm nữa mới bằng mức của Mỹ. Giới quân sự Trung Quốc biết rõ điều này.
- Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua có tác động rất ít đến việc giảm bớt tốc độ hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc. Về dài hạn, chắc chắn Trung Quốc sẽ trở thành một thế lực quân sự lớn trong khu vực. Sự phức tạp nảy sinh từ đây hiện chưa rõ, nhưng sự căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực sẽ tăng lên, dù rằng Trung Quốc không có lợi ích trong việc tạo thêm căng thẳng và tiến hành các hành động phiêu lưu quân sự. Ổn định và tự do thương mại là nền tảng cơ bản cho tương lai của Trung Quốc, trong khi các hành động phiêu lưu quân sự không chỉ tốn kém mà còn phá hủy niềm tin và cổ phần trên thị trường mà Trung Quốc đã dày công xây dựng. Do vậy, ít có khả năng Trung Quốc thay đổi chính sách quân sự của mình, trừ khi lợi ích chính yếu của Trung Quốc bị đe dọa nghiêm trọng.
- Với mức dự trữ ngoại tệ khổng lồ hiện nay, Trung Quốc có tiềm năng gây được tổn thất cho nền kinh tế của Mỹ, Nga và các nước Tây Âu. Nhưng làm như vậy, Trung Quốc không chỉ sẽ bị trả đũa về đầu tư, thương mại... mà còn bị tổn thương lớn đến danh tiếng và niềm tin đã tạo dựng trong bạn bè và các nước láng giềng trong những năm qua. Khả năng Trung Quốc theo đuổi một chính sách hung hăng hơn có vẻ không sát thực tế. Bởi điều đó không chỉ không có lợi cho Trung Quốc mà Trung Quốc cũng khó tìm ra được phương cách thực hiện. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ không bị coi là một mối nguy hiểm hoặc sẽ không bị phê phán. Bởi khi Trung Quốc đạt được một vai trò quốc tế lớn hơn, họ sẽ không và không thể chấp nhận một vị thế trong trật tự quốc tế không phản ánh được quyền lực tăng lên của họ.
+ Tin từ Thái Lan - 30/8: Mỹ chống lại đà vươn lên của TQ trong ASEAN (Bài bình luận của nhà nghiên cứu Kavi Chongkittavorn - Báo Komchatluek ngày 28/8): Washington đang chứng tỏ cho Bắc Kinh thấy là Biển Đông không phải là “ao nhà” của họ với chiến lược là đặt trọng tâm vào việc liên kết chặt hơn với ASEAN. Sự can dự của Mỹ thay đổi cục diện trong khu vực.
Trước khi đạt tới mức độ quan hệ như hiện nay với ASEAN, chính sách của Mỹ trải qua nhiều giai đoạn trong vài thập kỷ trước, những lời chỉ trích Mỹ xem nhẹ ĐNÁ khá phổ biến. Trước những năm 1990, quan hệ của
Nhưng phải tới khi TQ gia tăng nhanh chóng sức mạnh chính trị và kinh tế ở ĐNÁ, thì Mỹ mới có những điều chỉnh đáng kể trong chính sách ngoại giao của mình đối với khu vực này. Đáng chú ý, để cải thiện chỗ đứng của mình trong khu vực, giờ đây Mỹ sẵn sàng chấp nhận các quy định và cách cư xử hiện hành của ASEAN. Mỹ công nhận vai trò trung tâm của ASEAN trong việc kiến tạo khu vực. TTh Obama đóng vai trò quan trọng trong bước tiến ngoại giao mới và thường trực của Mỹ. Ông ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong việc xây dựng cộng đồng khu vực khi gặp gỡ các lãnh đạo của khối lần đầu tiên tại Singapore vào cuối tháng 11/2009.
Với định hướng này, Mỹ tham gia Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở ĐNÁ (TAC) vào năm 2009, thay đổi đường lối can dự và qua đó mở ra một con đường mới vào ASEAN. Kết quả của cách tiếp cận mới của Mỹ là ASEAN tự tin và với sự tự tin mới này đang nuôi cao vọng lôi cuốn và uốn nắn các cường quốc sao cho có lợi cho một khu vực trước đây từng bị chia rẽ.
Điển hình là việc từ khi thành lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), ký TAC với nhiều đối tác, vai trò của ASEAN trong các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Ngoài ra, với việc Mỹ tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), ASEAN tăng cường hợp tác với siêu cường quốc số 1 thế giới, cũng như thúc đẩy Mỹ thay mặt cho ASEAN nêu bật các vấn đề trọng yếu của khu vực như Biển Đông và các vấn đề an ninh phi truyền thống…
Ngược lại, việc Mỹ-ASEAN tăng cường hợp tác khiến TQ lo lắng. TQ biết rằng thế cờ tiếp tục thay đổi và điều tốt nhất mà họ cần phải làm là triển khai chính sách mới để thu phục ASEAN mạnh mẽ hơn, tránh đẩy ASEAN nghiêng hẳn về phía Mỹ. Nói cách khác, cả ASEAN và TQ đều hiểu ngầm với nhau đã tới thời điểm kết thúc tình trạng kéo dài nhiều thập kỷ mà trong đó, TQ hưởng lợi quá nhiều từ quan hệ thân thiết với ASEAN.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ hiện đang là nỗi ám ảnh các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh với khả năng vấn đề bị đa phương hóa. Biển Đông tiếp tục là “yếu huyệt” của TQ, một lực cản dựng lên trên con đường tăng cường quan hệ ASEAN-TQ nhưng đồng thời lại là cơ hội cho Mỹ kết thân với ASEAN.
+ Tin từ Trung Quốc - 30/8: Mục Diễn đàn quốc tế của Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/8 đăng bài nhan đề “Quan hệ Trung - Triều ổn định có lợi nhất đối với TQ”, nội dung chính như sau: “Tình hữu nghị đặc thù Trung - Triều” lại một lần nữa được dư luận quốc tế quan tâm rộng rãi do chuyến thăm TQ của CT Kim Jong Il. Tuy nhiên, giới truyền thông TQ hiện nay rất ít dùng từ “đặc thù” khi nói về quan hệ Trung - Triều, cách nói chính thức của TQ đối với quan hệ Trung - Triều là “quan hệ quốc gia bình thường”.
“Quan hệ quốc gia bình thường” không có nghĩa là TQ cố ý né tránh bối cảnh của lịch sử và hiện tại của mối quan hệ Trung - Triều, trên thực tế TQ muốn né tránh cũng không thể được. Quan hệ Trung - Triều hiển nhiên có tính đặc thù của nó, điều này chính là một bộ phận của quan hệ “bình thường”, quan hệ Trung -Triều không thể được copy tại khu vực Đông Bắc Á, song cũng không thể vượt qua lợi ích của khu vực, người TQ hy vọng chân thành về tình hữu nghị Trung -Triều sẽ hóa giải một số tình huống đã bị đông kết liên quan đến tình hình an ninh khu vực.
Những năm gần đây, BTT đã trở thành một thành viên đặc biệt của khu vực Đông Bắc Á. Sự hình thành một nhất thể hóa kinh tế Đông Bắc Á không thể tiếp cận được với họ, trong đối thoại Trung - Nhật - Hàn cũng không có họ. Như vậy, đó không phải là điều tốt cho Đông Bắc Á. Bất luận là mối quan hệ “đặc thù” hay “bình thường”, việc duy trì ổn định quan hệ Trung - Triều là cực kỳ có lợi đối với TQ: một là, TT vẫn là một biến lượng sôi động nhất của tình hình Đông Bắc Á, duy trì quan hệ ổn định với BTT, TQ càng chủ động hơn trong mọi sự thay đổi; hai là, có một số vướng mắc biểu hiện có vẻ như là do BTT gây ra, nhưng trên thực tế là tàn tích của Chiến tranh Lạnh, những phiền phức này có thể ảnh hưởng gián tiếp đến TQ hoặc trực tiếp gây áp lực lên TQ. TQ duy trì quan hệ ổn định với BTT là có lợi cho TQ khống chế những áp lực đến từ bên ngoài. Duy trì mối quan hệ Trung - Triều, Trung - Nhật và Trung - Hàn như thế nào, sự lựa chọn dành cho TQ là không nhiều. Nguyên nhân không chỉ là những tàn dư của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mà một hiện thực phức tạp hơn đó là “một lực lượng bên ngoài” to lớn chi phối xu hướng an ninh của khu vực, nước Mỹ.
Không một bên nào coi nhẹ vai trò của TQ trong cục diện an ninh Đông Bắc Á, TQ không phải là người bị động trong ngoại giao Đông Bắc Á. Tình hình 20 năm gần đây cho thấy TQ cần dùng mối quan hệ ổn định Trung - Triều để mở rộng tính đàn hồi của ngoại giao TQ, chứ không phải làm cho mối quan hệ Trung - Triều trở thành trách nhiệm của ngoại giao Đông Bắc Á của TQ. TQ cần cổ vũ và giúp đỡ BTT đi theo con đường mở cửa quốc tế, hóa giải vấn đề nan giải về an ninh bấy lâu của họ. Điều này đều có lợi cho cả TQ và BTT, cũng không có hại đối với Đông Bắc Á.
___________________
Thứ Hai, 30/8
ASEAN
Tin từ Trung Quốc – 30/8: Tạp chí Liễu Vọng số ra ngày 28/8 đăng bài của tác giả Lăng Đức Quyền với nhan đề “Tình hình vùng biển xung quanh TQ bị phân tích quá mức, làm dư luận quá nóng”, nội dung như sau: Giống như mưa bão trên biển, đến nhanh và đi cũng chóng, cơn bão này vừa đi qua, cơn sau lại ập đến. Tình hình khí tượng trên biển của TQ cũng giống như môi trường an ninh quốc phòng. Mấy chục năm qua, hàng không mẫu hạm của Mỹ chưa bao giờ ngưng việc tuần tra trên biển Hoàng Hải, Đông Hải, eo biển Đài Loan và Nam Hải (Biển Đông). TQ cũng trải qua ngần ấy năm an toàn phát triển trong môi trường như vậy.
Cái gọi là “liên minh”, “chung tay đối kháng TQ” giữa VN và Mỹ chẳng qua cũng chỉ là tiểu xảo hòng phân ly quan hệ Trung - Việt. Hoạt động liên hoan thanh niên TQ - VN diễn ra trong tháng 8 với sự tham dự của hơn 32 nghìn thanh thiếu niên hai nước đã dùng nhiệt tình và tuổi trẻ của họ thể hiện với thế giới về chủ đề “hữu nghị Trung - Việt, tuổi trẻ nắm tay, đời đời bền vững”.
Còn cái gọi là “TQ - ASEAN đường ai nấy đi” cũng chỉ là lời dự báo sai lầm, nhìn vào lịch sử quan hệ TQ - ASEAN và tình hình hiện nay đều có thể thấy quan hệ TQ - ASEAN đang trong thời kỳ tốt đẹp nhất.
Đông Bắc Á
Tin từ Trung Quốc - 30/8: Mạng Tân hoa ngày 27/8 đưa tin, Cục Hải sự Hải Nam ngày 27/8 đã ký Thỏa thuận hợp tác về nghiệp vụ quản lý với Cục Hải sự Quảng Đông và Quảng Tây nhằm tăng cường công tác quản lý ở Nam Hải (Biển Đông). Ba bên sẽ triển khai hợp tác trong các lĩnh vực như trao đổi thông tin, tiến hành chấp pháp liên hợp trên biển… nhằm đảm bảo an toàn, thông suốt giao thông trên biển và tăng cường công tác quản lý vùng biển “Nam Hải”.
+ RFI - 29/8: TQ tập trận trên Hoàng Hải để phô trương, nhưng tránh trực diện với Mỹ. Tân Hoa Xã ngày 29/8 loan báo: Hạm đội Bắc Hải của Hải quân Nhân dân TQ sẽ tiến hành tập trận trong vùng biển Hoàng Hải từ ngày 1 đến 4/9 tới. Cuộc tập trận sẽ được tiến hành tại khu vực ngoài khơi bờ biển phía Đông của thành phố Thanh Đảo, nơi đặt trụ sở của Bắc Hải Hạm Đội. Cuộc diễn tập bao gồm các bài tập bắn đạn thật từ các chiến hạm, nằm trong kế hoạch tập huấn thường lệ hàng năm.
Theo các nhà quan sát, dụng tâm phô trương thanh thế của TQ nhắm vào Mỹ trong quyết định tiến hành cuộc tập trận này rất rõ ràng, thể hiện qua địa điểm cũng như thời điểm thao diễn. Về thời điểm, ngày giờ tập trận được Bắc Kinh chọn lựa có thể trùng với cuộc thao diễn hải quân hỗn hợp Mỹ - Hàn với nội dung chống tàu ngầm mà Washington và Seoul dự trù vào đầu tháng 9 nhưng chưa cho biết thời điểm cụ thể. TQ đã từng cực lực đả kích các cuộc tập trận Mỹ - Hàn, xem đấy là những hành động gây ra tình hình căng thẳng trong khu vực.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, dù chỉ trích Mỹ gây ra căng thẳng qua các cuộc tập trận, nhưng bản thân TQ cũng đã liên tiếp tiến hành các chiến dịch thao diễn quân sự, kể cả tại vùng Biển Đông đang tranh chấp. Cuộc tập trận trên Hoàng Hải lần này nằm trong loạt động thái phô trương sức mạnh đó và có thể là một hình thức đáp trả lại các cuộc tập trận Mỹ - Hàn.
Thế nhưng, dù phô trương cơ bắp, nhưng TQ dường như cũng tránh va chạm trực tiếp với Mỹ. Dù cuộc tập trận tới đây của TQ cũng diễn ra trên Hoàng Hải, nhưng địa điểm cụ thể lại nằm ở gần Thanh Đảo, phía tây Hoàng Hải tức là cách xa khu vực diễn tập dự trù giữa Mỹ và HQ, sát cạnh bán đảo Triều Tiên về phía Đông.
Dù phô trương thanh thế, nhưng TQ cũng như Mỹ đều phải thận trọng để khỏi gây ra sự cố đáng tiếc. Chính vì thế, mới đây cho dù vẫn duy trì các cuộc tập trận trong Hoàng Hải, Mỹ cũng đã tỏ thiện chí khi quyết định thôi không đưa hàng không mẫu hạm George Washington vào tham gia như từng tuyên bố trước đó. Khả năng Mỹ đưa tàu sân bay vào Hoàng Hải là một trong những điều bị Bắc Kinh phản đối kịch liệt nhất.
Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng tại
Sau tuyên bố của NT Mỹ Clinton về Biển Đông, cuộc chiến ngoại giao đi đến tình trạng có thể nói là càng ngày càng căng thẳng. Bây giờ nếu đưa chiếc George Washington vào Hoàng Hải với những máy bay F18 có khả năng bay đến tận Bắc Kinh, thì đó có lẽ là một điểm rất nhạy cảm. Nếu đưa chiếc tàu đó tới Hoàng Hải, tức là sát bên cạnh TQ thì nó có tính khiêu chiến mạnh mẽ. Cho nên thao diễn vẫn diễn ra, Mỹ vẫn nhượng bộ một bước là trong cuộc thao diễn không có chiếc mẫu hạm.
+ Tin từ Thụy Điển - 27/8: Vị thế quốc tế và sự lựa chọn chiến lược của TQ. Mới đây, Viện an ninh và chính sách phát triển ở
- TQ mang trong mình 4 đặc điểm: Vừa là nước đang phát triển, vừa là nước đang nổi lên (a BRICs member), vừa là một thế lực toàn cầu (global power) đồng thời cũng vừa là một siêu cường (đứng thứ hai sau Mỹ). Bốn đặc điểm trên xác định sự đa dạng về lợi ích quốc gia của TQ. Trên trường quốc tế, TQ được coi là một siêu cường và không có vấn đề nào có thể giải quyết được mà không có sự tham gia của nước này. Về an ninh quốc tế, TQ đã trở thành một thế lực của thế giới.
- TQ đang đồng thời thực hiện 6 quá trình lớn là công nghiệp hóa, thông tin hóa, đô thị hóa, khu vực hóa, quốc tế hóa và toàn cầu hóa. TQ cũng đang đối mặt với 2 trào lưu đối lập là chủ nghĩa yêu nước dân tộc chủ nghĩa và dân tộc chủ nghĩa mới. Tình hình bên trong TQ chưa bao giờ bị chi phối và gắn chặt với những diễn biến ngoài biên giới TQ như hiện nay: Afghanistan, Pakistan, vùng tự trị Tân Cương, Tây Tạng, Myanmar và Vân Nam, Tứ Xuyên và Quý Châu, Bắc Triều Tiên, Đông Bắc TQ, Nội Mông và Mông Cổ.
- Quan hệ Trung - Mỹ luôn phải là ưu tiên trên hết vì Mỹ hiện nay vẫn là siêu cường duy nhất. Quan hệ song phương nhìn chung có triển vọng khả quan, quan hệ chiến lược phát triển tốt, nhưng sự tin cậy chiến lược vẫn còn là vấn đề, trao đổi kinh tế và thương mại rất mạnh nhưng trao đổi quân sự còn ít, trao đổi giữa giới lãnh đạo hai bên nhiều nhưng giữa người dân với nhau còn thiếu. Nhiều khả năng quan hệ Trung - Mỹ sẽ chuyển từ dạng “một siêu với một cường” sang “một siêu nhất với một siêu nhì”, trong khi một số bất đồng có thể tiếp tục khắc sâu. Mỹ cũng hiểu rõ là TQ sẽ không từ chối hợp tác với Mỹ và trong 10 - 15 năm nữa bởi TQ thực tế chưa thể thách thức được Mỹ. Cùng với việc thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ lên tầm chiến lược, TQ cần củng cố quan hệ Trung - Nga, làm sâu sắc hơn quan hệ với EU, tăng cường quan hệ Trung - Nhật và ổn định hóa quan hệ Trung - Ấn. Trong khi Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đang cạnh tranh vị trí đứng đầu trong quan hệ với các nước đang phát triển, TQ không có sự lựa chọn nào khác là cần có nhiều đầu tư chiến lược hơn và tăng cường hợp tác quốc tế.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...