27/09/2010
Thứ Sáu, 1/10
VIỆT
+ BBC - 30/9: VN - Mỹ. Thứ trưởng Quốc phòng VN Nguyễn Chí Vịnh vừa thăm Mỹ từ 26 - 29/9 để tham vấn về Hội nghị Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) sẽ được tổ chức ngày 12/10 tại Hà Nội và chuẩn bị cho chuyến thăm sắp tới của BTQP Mỹ tới VN ngày 11/10.
Thông Tấn xã VN trích lời ông Vịnh nói "BQP Mỹ và cao hơn là CP Mỹ đã ủng hộ ở mức cao đối với ADMM+ … Mỹ cũng hoàn toàn đồng tình với những mục đích và những vấn đề có tính nguyên tắc mà các nước Asean đã thống nhất". Ông cũng khẳng định hội ngḥị này là "diễn đàn bàn về hợp tác" vì hòa bình và ổn định của khu vực, chứ không phải để tranh cãi đối đầu.
Khi được hỏi liệu vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông có được đề cập tới tại ADMM+ lần 1 hay không, ông Nguyễn Chí Vịnh nói hội nghị sẽ "không đi vào các vấn đề cụ thể" vì lý do "không đủ thời gian". ADMM+ lần này sẽ đề cập "các vấn đề chung", như an ninh biển, trong có hàm chứa vấn đề Biển Đông, nhưng không bàn riêng chuyện Biển Đông. Tuy nhiên, ông nói "trong phần phát biểu về chính sách an ninh, các nước có quyền đưa ra quan điểm của mình". Trên cương vị nước chủ nhà, Trung tướng Vịnh nói VN đặc biệt quan tâm làm sao để hội nghị ADMM+ lần đầu tiên diễn ra "minh bạch, ôn hòa, tôn trọng lẫn nhau, không biến thành nơi tranh cãi, tranh luận giữa các nước".
+ Tin từ
Tiến bộ trong quan hệ giữa VN và Mỹ là rất ngoạn mục, bà nói khi đề cập đến những nỗ lực tìm kiếm chung giữa hai nước trong quá trình tìm kiếm một viên phi công Mỹ đã bị mất tích 33 năm trước trong cuộc chiến tại VN, việc này diễn ra khi bà lần đầu đến thăm VN. Bà cũng nhấn mạnh đến sự hợp tác “chưa từng có” giữa hai nước và những cá nhân, cũng như các nhà lãnh đạo như TNS John McCain, John Kerry, cựu ĐS Mỹ tại VN Peter Peterson và nhiều gia đình bình thường khác của hai nước đã nỗ lực tìm kiếm những giải pháp hòa bình và đã giúp hai bên hiểu biết thêm về lịch sử một cách đầy đủ để giờ đây có thể để lại quá khứ đằng sau và cùng nhau tiến tới phía trước.
Bà phát biểu: quan hệ hữu nghị của chúng ta (VN và Mỹ) đã thành một nguồn đáng tin cậy cho an ninh và ổn định tại khu vực. Một thế hệ mới những người trẻ tuổi lớn lên chỉ biết đến hòa bình giữa VN và Mỹ và quan hệ hữu nghị hiện đang thiết lập thông qua trao đổi về giáo dục và văn hóa, hợp tác kinh doanh và các mạng lưới xã hội sẽ đưa hai nước lại gần nhau hơn bao giờ hết. Trong thế giới ngày nay, điều cần thiết hơn bao giờ hết là tìm cách chấm dứt xung đột và tìm con đường có thể liên kết dựa trên bản chất chung của loài người. Chúng ta có thể không thống nhất về mọi điều, chúng ta có những hệ chính trị khác nhau, nhưng chúng ta phải tìm kiếm cách thức có được một nền tảng chung, hợp tác cùng nhau hướng tới nguyện vọng chung và hoàn thiện vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng.
Trong khi đó, theo AP, phát biểu tại Hội thảo, Cựu NT Mỹ Henry Kissinger cho biết ông tin rằng hầu hết những gì làm cho Mỹ thất bại ở VN là do chính người Mỹ gây ra, bắt đầu với việc đánh giá thấp sự kiên trì của giới lãnh đạo Bắc Việt. Theo ông, vấn đề cốt lõi đối với Mỹ đó là: mục tiêu duy trì một nhà nước độc lập và có thể tồn tại ở miền Nam VN là không thể đạt được và địch thủ của Mỹ nhất định không chịu thay đổi lập trường, trong khi “Mỹ muốn thỏa hiệp thì Hà Nội muốn chiến thắng.”
Tại cuộc hội thảo, ông Kissinger cũng đã tán dương ông Lê Đức Thọ, đối thủ của ông trong cuộc hòa đàm dẫn tới việc 2 bên ký kết một hiệp định hòa bình vào tháng Giêng năm 1973. Theo ông, ông Thọ đã rất khéo léo và trung thành thực hiện những chỉ thị của CP ở Hà Nội.
BIỂN ĐÔNG
+ RFA, VOA - 30/9: TQ, ASEAN họp bàn về quy tắc hành xử ở Biển Đông. Ngày 30/9 tại Manila, Đại sứ TQ tại PLP Lưu Kiến Siêu cho các phóng viên biết TQ đã bắt đầu các cuộc thảo luận với đại diện 10 nước ASEAN để hoàn thành bản quy tắc hành xử chung ở Biển Đông.
Hiện đang có nhiều áp lực nhắm vào Bắc Kinh để đòi nước này thương thuyết tìm một giải pháp đa phương cho cuộc tranh chấp quần đảo Trường Sa, nơi mà TQ, VN, PLP, Malaysia, Brunei và ĐL đều nhận chủ quyền toàn thể hay một phần. Cho đến nay, TQ chỉ muốn thương thảo riêng với từng quốc gia láng giềng một.
Hồi tháng 7, tại một diễn đàn an ninh tại VN, Mỹ và 11 nước khác đòi giải quyết tranh chấp bằng đường lối đa phương. Tuần qua, tại hội nghị thượng đỉnh ở New York, TTh Mỹ B.Obama và các lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN đã nhắc lại lời kêu gọi tìm giải pháp ôn hòa cho các cuộc tranh chấp Biển Đông.
+ Tin từ TQ - 30/9: China Daily ngày 30/9 đăng bài của phóng viên Chen Weihua nhan đề “TTg Malaysia hoan nghênh cải thiện quan hệ với TQ”, nội dung chính như sau: Hôm 28/9, TTg Malaysia Najib Tun Razak, đang ở New York dự Kỳ họp 65 ĐHĐ/LHQ đã phát biểu với một nhóm các thành viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Mỹ rằng Malaysia không cho là TQ muốn nổi lên thành cường quốc, mà chỉ muốn can dự với các cường quốc láng giềng để đạt được sự cân bằng trong khu vực. Ông tin rằng việc Bắc Kinh tăng cường xây dựng quân đội “không cho thấy họ đang đi theo hướng đó”. Mặc dù “TQ đã trở nên hung hăng hơn lúc nào hết, nhưng chúng tôi cho rằng TQ không muốn làm mất ổn định khu vực”. “Chúng tôi có những cơ chế để giải quyết xung đột với TQ vì người TQ có xu hướng khá thực dụng. Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể làm việc và tham vấn với người TQ. TQ là một cường quốc toàn cầu đang lên và điều tất yếu là bạn phải chấp nhận điều đó”.
Ông Najib nói ông không ngạc nhiên với quan điểm của TQ về “Nam Hải” vì đây là khu vực có nguồn tài nguyên dầu khí phong phú. “Thực ra thì tất cả các nước đều muốn có phần tài nguyên dầu khí. Không phân biệt quy mô nước đó thế nào, người ta đều không muốn từ bỏ tiềm năng tài nguyên dầu khí giàu có của mình”.
Ông Najib cho rằng ASEAN muốn can dự với TQ cũng nhiều như họ muốn can dự với Mỹ. “Chúng tôi không coi khu vực này là dành riêng cho một cường quốc. Cần có sự cân bằng thật tốt để khu vực này là nơi của hòa bình và ổn định”.
Khi TTg Najib gặp TTg Ông Gia Bảo tại Bắc Kinh năm 2009, hai bên đã nói họ sẽ hợp tác trong việc giải quyết tranh chấp các đảo ở “Nam Hải” và phát triển quan hệ thương mại chặt chẽ hơn.
Ông Najib dường như quan ngại nhiều hơn về sự nổi lên trong khu vực của các cường quốc kinh tế mới là TQ, Ấn Độ và VN, khả năng cạnh tranh của họ buộc Malaysia phải điều chỉnh nền kinh tế của mình.
Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn nhất của TQ trong ASEAN. Theo The Financial Times, trong tháng 9, ngân hàng trung ương của Malaysia đã trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên mua trái phiếu phát hành bằng NDT để dự trữ, sau khi TQ cho phép một số ngân hàng trung ương nước ngoài đầu tư vào thị trường trái phiếu nội địa TQ.
Ông Najib không lạc quan về một hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Mỹ, nói rằng QH Mỹ thậm chí vẫn chưa phê chuẩn hiệp định thương mại tự do với HQ. Nhưng ông cho biết ASEAN sẽ tiếp tục đàm phán với Mỹ về hiệp định đó; Mỹ là bạn hàng lớn thứ ba của Malaysia, sau TQ và Singapore.
Mạng sina.com.cn ngày 30/9 đăng bài: “Sách lược ngoại giao Châu Á mới của TQ: chủ động quản lý và giải quyết tranh chấp khu vực”, nội dung như sau: Đối với tranh chấp khu vực, nhất là tranh chấp quyền lợi biển, gần đây TQ đã không còn đơn thuần nhấn mạnh nguyên tắc “gác tranh chấp cùng khai thác” mà bắt đầu trở nên tích cực hơn. Không lâu sau khi xảy ra sự kiện va chạm tàu tại khu vực đảo Điếu Ngư, tàu ngư chính TQ đã tiến hành tuần tra thường xuyên tại khu vực này. Giới phân tích TQ bắt đầu lo ngại thái độ tích cực đó của TQ đã khiến các nước xung quanh tập trung “bao vây” TQ. Nửa năm gần đây, CP Mỹ không ngừng lôi kéo các nước ASEAN có ý đồ quốc tế hóa vấn đề “Nam Hải” và lấy đó làm điểm đặt chân.
Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Phúc Đán, Giáo sư Ngô Tâm Bác đã đưa ra một số ý kiến như sau: Hiện nay, TQ không nên tiếp tục đề cập vấn đề “gác tranh chấp cùng khai thác” như những năm trước đây, nên chủ động quản lý và giải quyết tranh chấp trong khu vực. “Gác tranh chấp” đã gây ra sự hoài nghi đối với các nước láng giềng. Rất nhiều chuyên gia của các nước láng giềng lo ngại TQ chỉ tạm thời gác lại tranh chấp, đợi cơ hội thuận lợi hơn mới giải quyết. Trước tình hình hiện nay, chiến lược ngoại giao Châu Á của TQ luôn phải điều chỉnh phù hợp. Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, sách lược ngoại giao Châu Á của TQ chủ yếu là theo đuổi “ổn định”, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cải cách kinh tế và mở cửa đối ngoại. Đến cuối những năm 90 TK trước, TQ bắt đầu nhấn mạnh “hợp tác”, thể hiện trong các cơ chế hợp tác mang tính khu vực như Khu vực mậu dịch tự do TQ-ASEAN, Thỏa thuận Chiềng Mai. Hiện nay, sách lược Châu Á của TQ cần phải tăng thêm nội dung mới: quản lý và giải quyết có hiệu quả tranh chấp khu vực. Trước đây, TQ thường áp dụng biện pháp “gác lại” đối với các tranh chấp trong khu vực, và sách lược đó là đúng đắn trong bối cảnh TQ đang trỗi dậy. Nhưng sách lược này hiện nay đã bị các nước xung quanh nghi ngờ. Về vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, TQ cần xem xét đầy đủ hậu quả tiêu cực của việc giữ nguyên trạng. TQ và ASEAN đã ký “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” năm 2002. Tuyên bố này chủ yếu xác định 2 định hướng lớn về giải quyết tranh chấp, đó là: (i) giải quyết tranh chấp liên quan ở Biển Đông bằng phương thức hòa bình; (ii) trước khi giải quyết tranh chấp, các bên cần giữ kiềm chế, không áp dụng các hành động mở rộng và làm phức tạp tranh chấp. Điều đó có nghĩa là không thay đổi hiện trạng. Một số nước ASEAN có ý định sẽ xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc hơn thay cho Tuyên bố trên. Xét tổng thể, tình hình an ninh khu vực Châu Á đối với TQ không phải quá xấu. Về vấn đề Biển Đông, gần đây chỉ có VN là thực sự xuất đầu lộ diện. 10 nước ASEAN đều có tiếng nói khác nhau. Các nước như TL, CPC, Myanmar, Lào thực tế có thể coi như bạn của TQ. Vai trò của Mỹ trong vấn đề Biển Đông là có giới hạn. Mỹ không phải là nước có lợi ích gắn liền trực tiếp với Biển Đông, nhiều nhất cũng chỉ đứng cạnh “gõ tang trống”. Hơn nữa, trong khi quan hệ với ASEAN, Mỹ cũng phải cân nhắc tới quan hệ với TQ. Mỹ sẽ không đặt quan hệ Mỹ - ASEAN lên trên quan hệ Trung - Mỹ. Việc Tuyên bố chung của cuộc gặp cấp cao Mỹ -ASEAN không nhắc đến vấn đề Biển Đông đã nói lên điều đó. Trong hợp tác khu vực Châu Á, quan hệ Trung - Nhật là quan trọng, nhưng trong các vấn đề an ninh của khu vực Châu Á, quan hệ Mỹ - Trung mới là cốt lõi. Trong tình hình đó, TQ cần thực hiện chính sách vừa hợp tác vừa đấu tranh với Mỹ; trong ngoại giao với Nhật cần phân tích và đánh giá thận trọng các động thái. Ví dụ, trong sự kiện va chạm tàu tại khu vực đảo Điếu Ngư, TQ cần đánh giá kỹ, thái độ cứng rắn của CP Nhật là đối với riêng rẽ sự kiện đó hay là sự điều chỉnh tổng thể chính sách ngoại giao của họ.
+ Tin từ Đài Loan - 30/9: TQ Thời báo ngày 30/9 đăng bài “Mỹ nêu khái niệm “ngoại giao bình tĩnh” cho việc xử lý tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông)”, nội dung như sau:
Đứng trước tình hình “Nam Hải” có khả năng leo thang, ngày 28/9, Chính phủ Mỹ đã đưa ra 1 từ mới là “ngoại giao bình tĩnh”, một mặt nhắc lại quyền tự do qua lại, một mặt khác muốn tìm cách giảm bớt sự lo ngại của TQ.
Tại cuộc hội thảo về chuyên đề “Nam Hải”do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS của Washington Think Tank, Trợ lý Quốc vụ khanh chuyên phụ trách các vấn đề CÁ - TBD của quốc vụ viện Mỹ Campbell bày tỏ, các bên nên với thái độ “ngoại giao bình tĩnh” để xử lý tranh chấp “Nam Hải”. Ông ta đồng thời giải thích việc Mỹ có mặt tại “Nam Hải”không phải là “thâm nhập” mà là “sự hưởng ứng”, “chúng ta không hề nhằm vào bất cứ nước nào, mục tiêu của chúng ta chỉ là tạo ra môi trường ổn định hơn, có nhiều trông đợi hơn, chúng ta không có ý định lựa chọn phe phái hay làm cho tình hình leo thang”. Mỹ là lực lượng đã có từ lâu tại CÁ - TBD, TQ là lực lượng đang nổi với tốc độ nhanh, hành động bành trướng và thái độ của TQ tại “Nam Hải”gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định ở khu vực. Do vậy, Mỹ cần phải có một chính sách châu Á thích hợp, tức là không nên chỉ quan hệ với Bắc Kinh mà cũng cần thắt chặt quan hệ với các nước đồng minh, đồng thời cũng phải thắt chặt quan hệ đối tác với Ấn Độ và các nước mới phát triển ở khu vực ĐNÁ.
Có bài báo nói rằng, quan chức TQ bày tỏ “Nam Hải”là lợi ích cốt lõi của TQ...Về việc này, cựu Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh nói, cho đến nay chưa hề có bất cứ văn bản hay tuyên bố chính thức nào của TQ về vấn đề này, ông ta cho rằng, nội bộ TQ còn đang tranh cãi kịch liệt về việc có nên đưa ra tuyên bố như vậy hay không. Giám đốc chương trình nghiên cứu ĐNÁ của CSIS Ernest Bower cũng bày tỏ sự hoài nghi “bài báo đâu có nói rõ là vị quan chức nào nói và nói khi nào?”.
ĐÔNG BẮC Á
+ RFI, RFA, VOA - 30/9: Quan hệ Trung - Mỹ: Ngày 29/9, sau các cuộc đàm phán kéo dài hai ngày tại Bắc Kinh giữa ông Michael Schiffer, Phó Trợ lý BQP Mỹ đặc trách Đông Á cùng với các quan chức quân sự TQ, NFN/BQP Mỹ Dave Lapan cho biết quan chức quốc phòng hai nước sẽ gặp nhau trong hai ngày 14 và 15/10 tới đây ở Hawaii, để thảo luận về các vấn đề an toàn và liên lạc với nhau trên biển. Vào cuối năm, hai bên cũng sẽ tiến hành hội đàm quốc phòng ở cấp cao tại
Trên bình diện kinh tế, ngày 29/9, Hạ viện Mỹ đã thông qua với số phiếu áp đảo (348 phiếu thuận và 79 chống) một dự luật nhắm vào chế độ ngoại hối của TQ, bị xem là trợ giá xuất khẩu với tỷ giá đồng NDT quá thấp. Cuộc biểu quyết diễn ra chỉ vài giờ sau khi TTh Obama phát biểu bày tỏ quan ngại về phương cách TQ duy trì tỷ giá đồng NDT ở mức thấp. Vài giờ trước cuộc biểu quyết, Ngân hàng Trung ương TQ đã hứa sẽ gia tăng sự linh hoạt của đồng NDT. Theo dự luật này, Bộ Thương mại Mỹ có thể áp đặt các sắc thuế nhập khẩu trên hàng hóa của các quốc gia bị xem là lũng đoạn tỉ giá đồng tiền của mình để hỗ trợ xuất khẩu. Tuy văn bản luật không nêu đích danh nước nào, thế nhưng mục tiêu chính là gây sức ép, buộc TQ nâng giá đồng tiền của họ. Theo thủ tục, dự luật này sẽ được đưa sang Thượng viện để bỏ phiếu vào tháng 11 tới. Nhà Trắng chưa nói gì về dự luật này, nhưng các nhà quan sát chính trị ở Washington đều tin nếu Thượng viện thông qua dự luật này, TTh Obama sẽ dùng quyền phủ quyết để không ký ban hành, vì muốn tiếp tục sử dụng con đường ngoại giao để vận động, thúc đẩy Bắc Kinh định lại tỷ giá đồng bạc của họ cho hợp lý hơn.
Ngay trong ngày 30/9, Bắc Kinh đã phản ứng khá gay gắt với dự luật trên, cho rằng nó không phù hợp với quy tắc của WTO. NFN/BNG TQ Khương Du nói Bắc Kinh phản đối dự luật trên, nhưng không cho biết chính phủ Bắc Kinh có đưa ra biện pháp gì để trả đũa, hoặc có định đưa vụ việc ra trước WTO nhờ phân xử hay không. Bà cũng nói rằng dự luật này là bằng chứng xác nhận phía Mỹ cố ý chính trị hóa vấn đề, và chỉ tạo thêm bất lợi cho quan hệ thương mại giữa hai nước cũng như cho nền kinh tế toàn cầu. Không chỉ có Bắc Kinh phản đối, giới doanh nhân Mỹ hoạt động tại TQ cũng không hài lòng. Phòng Thương mại Mỹ tại Bắc Kinh kêu gọi Thượng viện Mỹ xem xét kỹ và hy vọng là dự luật sẽ bị ngăn chặn tại định chế này. Theo Phòng Thương mại Mỹ, chĩa mũi dùi vào TQ không giúp ích gì cho kinh tế Mỹ mà trái lại còn làm mất thêm công ăn việc làm ở Mỹ. GS kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Mỹ cho rằng tới 60% số xuất khẩu của TQ là do các tập đoàn kinh doanh Mỹ xướng xuất. Họ đầu tư vào TQ, giao cho doanh nghiệp TQ làm gia công với mức lợi thấp, để sản xuất rồi bán ra ngoài, và bán về Mỹ cho hệ thống phân phối của họ. Vì vậy, các doanh nghiệp này ít phàn nàn về tỷ giá đồng NDT.
+ Tin từ
Trong khi đó, ngày 30/9, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, NFN/BNG TQ đã yêu cầu NB nên ngưng ngay việc đưa ra những phát biểu có hại cho quan hệ đôi bên. Phát biểu này nhắm tới tuyên bố trước báo giới tại Tokyo của NT Nhật Seiji Maehara ngày 29/9 rằng cả thế giới đều nhìn thấy thái độ cứng rắn của Bắc Kinh, ám chỉ việc TQ đã tạo thêm trở ngại, thay vì phải cùng NB tìm cách giải quyết vấn đề.
Về phía TQ, NFN/CP TQ cũng cho biết đã trả tự do cho 3 trong 4 công dân Nhật bị bắt giữ hồi tuần trước, sau khi những người này nhìn nhận có lỗi khi quay video tại một khu quân sự của nước này.
+ Tin từ Nhật, RFA - 30/9: Nga - Nhật. Báo Asahi ngày 30/9 đưa tin: ngày 29/9, TTh Nga Medvedev đã tỏ rõ ý định “chắc chắn sẽ sớm thăm quần đảo Kurin” (bao gồm cả khu vực lãnh thổ phía Bắc) và cho rằng đây “là khu vực cực kỳ quan trọng của Nga”. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Nga (kể cả thời Liên xô cũ) sẽ đi thăm khu vực lãnh thổ đang tranh chấp giữa Nhật - Nga.
Sáng ngày 29/9, NT Nhật Maehara đã triệu Đại sứ Nga tại Nhật và cảnh báo nếu TTh Nga thực hiện kế hoạch thăm các đảo phương Bắc sẽ “gây trở ngại lớn trong quan hệ Nhật - Nga”.
Trong khi đó, NFN/BNG Nga Andrei Nesterenko nhấn mạnh là với tư cách nguyên thủ quốc gia, TTh Dmitry Medvedev có toàn quyền hoạch định lộ trình mà ông muốn đi đến, trong nội địa nước Nga. Vẫn theo ông Andrei Nesterenko, mọi nhận định từ bên ngoài là điều hoàn toàn vô căn cứ và không thể chấp nhận được.
Trong chuyến thăm chính thức TQ ngày 26-28/9, TTh Nga và Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào đã ra Tuyên bố chung, theo đó TQ thống nhất với lập trường của Nga về vấn đề lãnh thổ phương Bắc, khẳng định “theo kết quả của đại chiến thế giới thứ 2, lãnh thổ này đã được chuyển giao từ nước bại trận là NB sang Liên xô cũ và nay Nga là nước tiếp quản”.
Việc TTh Nga tuyên bố đi thăm các đảo phương Bắc nhằm kiềm chế chủ trương của NB trong việc khẳng định chủ quyền khu vực lãnh thổ phương Bắc. Trong bối cảnh quan hệ Nhật - Trung căng thẳng quanh vấn đề quần đảo Senkaku, Nhật lại tiếp tục bị Nga công kích.
Theo nguồn tin ngoại giao của Nga, chuyến thăm quần đảo Kurin của TTh Nga ngoài mục đích thị sát tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quần đảo Kurin trong 15 năm từ năm 2007, còn để truyền đạt thông điệp “Kurin là một phần lãnh thổ của Nga” đến nội bộ Nga. Trong trường hợp TTh Nga không đi thăm Kurin đợt này, sẽ có nhiều khả năng ông Medvedev sẽ thăm quần đảo Kurin vào tháng 11 tới, nhân dịp dự Hội nghị APEC tại Yokohama.
__________________________________
Thứ Năm, 30/9
BIỂN ĐÔNG
+ RFI, VOA - 29/9:
Tuyên bố của nhân vật được xem là người thân cận nhất của đương kim TTh và được mệnh danh là “Tiểu TTh PLP” được đưa ra vào lúc quan hệ
Trong khi đó, phát biểu tại một cuộc thảo luận tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược (CSIS) ở thủ đô Washington, Trợ lý NT Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell cho biết Washington quan ngại về căng thẳng gia tăng tại vùng biển tranh chấp và chờ đợi “chính sách ngoại giao bình tĩnh thay thế các cảm xúc nóng vội”. Ông Kurt Campbell nói: “Từ trước tới nay, Mỹ không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp này”.
Phát biểu trước hàng trăm người tham dự, mà theo ban tổ chức, có cả đại diện đại sứ quán TQ và VN, ông
Về ý kiến cho rằng ASEAN không nêu rõ vấn đề Biển Đông trong tuyên bố chung là “nhượng bộ TQ”, ông Ernest Bower, cố vấn cao cấp đồng thời là Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS, cho biết ông “ủng hộ sự kiềm chế của Mỹ, vì điều này phù hợp với tình hình ở ĐNÁ. Mỹ không buộc các quốc gia trong khu vực rơi vào thế khó xử. Các quốc gia ở khu vực này sẽ đối mặt với tình thế này trong hai hay thậm chí mười năm tới. Họ đã phải đối phó với một nước TQ hàng trăm năm qua. Tôi nghĩ các quốc gia này đánh giá cao lập trường kiên định của Mỹ cũng như việc
+ Tin từ Trung Quốc - 29/9: Tờ Tin tức tham khảo ngày 29/9 dẫn đăng lại bài: “Mây đen dày đặc trên bầu trời châu Á” của học giả người Mỹ Woodrow Wilson với tít mới: “ASEAN hoài nghi việc Mỹ can dự vào vấn đề Nam Hải (Biển Đông)”. Nội dung như sau: Nếu như coi Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN tại
Bắc Kinh thực sự có dã tâm chiến lược đối với ĐNÁ. Theo quan điểm của TQ, ĐNÁ là cửa ngõ lớn phía
Mỹ sẵn sàng bày tỏ lập trường ủng hộ Biển Đông trở thành biển quốc tế chứ không phải vùng nước nội thủy, phớt lờ quyết tâm tìm kiếm giải pháp song phương của TQ, ủng hộ ngoại giao đa phương. Điều đó đã nhận được hoan nghênh của nhiều quốc gia ĐNÁ và phát đi một tín hiệu quan trọng: Chính phủ các nước ASEAN không muốn chỉ làm bạn với TQ. Về mặt này, phát biểu của Hillary đã tiếp thêm dũng khí và sự tự tin cho các nước ASEAN trong xử lý quan hệ với TQ. Nếu như Washington muốn quyết đấu với Bắc Kinh, chí ít cũng sẽ có một số nước ASEAN chuẩn bị ra trận tiếp sức Mỹ thị uy, nhưng không nên hy vọng họ xung trận thực sự.
+ Tin từ Đài Loan - 28/9: TQ thời báo ngày 28/9 đăng bài “Mỹ có mặt ở "Nam Hải" thì chỉ gây thêm phiền phức”, nội dung như sau:
TTh Mỹ Obama và lãnh đạo các nước ASEAN tổ chức Hội nghị thượng đỉnh tại New York, đây không đáng gọi là HN thượng đỉnh thực sự. Nếu Mỹ thực sự muốn tổ chức HN thượng định thì sẽ tổ chức ở Washington, tổ chức họp báo tại Nhà Trắng. Đây chỉ là bữa ăn của Obama với lãnh đạo các nước bên lề ĐHĐ/LHQ, ông ta nói chuyện và đưa ra một tuyên bố chẳng được mấy ai chú ý, chẳng thế mà TTh Indonesia Yudhoyono – nước lớn nhất trong ASEAN đã không tham dự với lý do “bận việc”.
Nguyên nhân từ đâu? Nói một cách khái quát: Mỹ mong muốn các nước này ủng hộ mình nhưng lại không chịu đưa ra bất cứ hứa hẹn thực tế nào, trong tay cũng chẳng có gì dành cho các nước ASEAN; ASEAN mong muốn Mỹ tiếp cận họ, giúp đỡ họ nhưng lại không muốn trở thành con tốt đen trong bàn cờ của họ, nhất là không muốn vì Mỹ mà mất đi những lợi ích thực tế có thể đạt được từ phía TQ. Do vậy, xu hướng của mối quan hệ Mỹ - ASEAN trở thành thứ mà các bên đem ra rêu rao, hù dọa nhau.
Trong Tuyên bố chung dù sao cũng có chút phúc đáp đối với một số nước ASEAN, Obama nói: “phản đối bất cứ quốc gia nào tuyên bố có chủ quyền đối với "Nam Hải" định sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để thực thi chủ quyền tại vùng biển Nam Trung Hoa có tranh chấp”. Nhìn từ bề ngoài, đây là cảnh cáo nhằm vào TQ, nhưng trên thực tế, TQ luôn chủ trương giải quyết vấn đề bằng phương thức hòa bình hữu nghị. Vậy thì Mỹ sẽ để các nước ASEAN và TQ tự giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Nói một cách nghiêm túc, chỉ có PLP và VN có tranh chấp với TQ tại "Nam Hải", Malaysia cũng có thể coi là có, nhưng Brunei thì hoàn toàn không đáng kể, các nước còn lại thì chẳng bận tâm. Những nước này muốn lôi kéo ASEAN vào còn khó huống hồ lại còn có ý định lôi kéo cả Mỹ vào.
PLP biết rằng lôi kéo Mỹ vào là không thiết thực, vì vậy không chỉ NT Romulo phản đối, TTh Aquino III cũng chỉ muốn lôi kéo các nước ASEAN, ông nói: “Nếu TQ ra sức tranh giành chủ quyền tại "Nam Hải", chúng ta là ASEAN, sẽ đứng trên lập trường của một tổ chức khu vực để phản đối”.
Nhìn nhận vấn đề rõ nhất chính là Indonesia và TL, Tờ Bưu điện Jakarta nói: “Indonesia cần phải tránh làm phần đệm trong cuộc tranh đua Mỹ - Trung vì điều này chỉ làm tổn hại mối quan hệ giữa Jakarta với Bắc Kinh, bất kể là về địa lý hay về kinh tế, chúng ta gần Bắc Kinh hơn Mỹ rất nhiều, so sánh với việc từ chối ủng hộ Mỹ, tổn hại trong quan hệ với TQ càng có hại với chúng ta hơn”.
Chuyên gia trường Đại học Chulalongkorn của TL nói: “vừa muốn được lợi từ sự trỗi dậy của TQ, vừa lo ngại TQ quá lớn mạnh, nhưng cho dù thế nào, hợp tác với TQ khiến cho đại bộ phận các nước ASEAN không muốn nảy sinh xung đột với TQ”. Tờ “Nam dương Thương báo” của Malaysia cảnh cáo rằng “Mỹ được hoan nghênh tại "Nam Hải", nhưng đừng trống rong cờ mở mà đi gây rối và không giải quyết vấn đề”.
Rốt cục, Mỹ có mặt ở "Nam Hải" là để giải quyết vấn đề hay để gây rối? Xem chừng vấn đề không giải quyết được mà chỉ gây thêm phiền phức.
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ Iran, Mỹ, RFA, RFI, VOA - 29, 30/9: Trung - Mỹ. Ngày 29/9, với sự ủng hộ của nhiều thành viên 2 Đảng, Hạ viện Mỹ dự kiến biểu quyết thông qua dự luật nhằm gây sức ép buộc TQ điều chỉnh lãi suất đồng NDT nhanh chóng hơn. Tin hàng lang QH Mỹ cho biết chắc chắn dự luật sẽ được thông qua với tỷ lệ phiếu ủng hộ rất lớn, nhưng chưa rõ số phiếu ủng hộ ở phía Thượng viện như thế nào. Một số người ủng hộ đang thúc giục Thượng viện sớm tiến hành bỏ phiếu dự luật ngay sau cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào tháng 11 tới. Tuy vậy, hiện cũng có một số nhóm doanh nghiệp Mỹ lại mong muốn Hạ viện sẽ bác bỏ dự luật trên vì e ngại các biện pháp trả đũa của TQ sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của họ.
Trong khi đó, Nhà Trắng không muốn quan hệ Trung - Mỹ căng thẳng hơn sau một số va chạm thời gian qua giữa 2 bên. Vấn đề tiền tệ và thâm hụt thương mại trong cuộc gặp gần đây giữa lãnh đạo 2 nước cũng không được Nhà Trắng tiết lộ với lý do nhạy cảm. Cách đây 2 tuần, BT Tài chính Mỹ Geithner phát biểu tại QH Mỹ rằng, Mỹ sẽ làm việc với các nước trong nhóm G20 để thúc giục TQ tăng giá đồng NDT nhanh hơn nữa.
Ngày 28/9, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Brazil nói rằng, ông hy vọng nhóm G20 sẽ thảo luận nhằm giải quyết sự mất cân bằng trong vấn đề tiền tệ quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, nhiều nước thuộc nhóm này vẫn tỏ ra miễn cưỡng khi đề cập tới đồng NDT.
Ngày 29/9, vài giờ trước lúc Hạ viện Mỹ bỏ phiếu, Ngân hàng Trung ương TQ đã đưa ra tín hiệu trấn an. Trên trang web của mình, Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục áp dụng một “chính sách tiền tệ mềm mại thích hợp” và “tăng cường tính chất linh hoạt của ngoại hối”. Bắc Kinh luôn cho rằng trị giá đồng NDT của họ được ấn định tùy theo đà phát triển kinh tế và chỉ trích
Trả lời phỏng vấn của RFA, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng đạo luật ngoại hối của Hạ viện Mỹ chỉ là một màn tranh cử. Nhiều dân biểu đang cần tái đắc cử vào tháng 11 này nên phải cho thấy là họ quan tâm đến quyền lợi của cử tri. Theo ông Nghĩa, nếu Hạ viện Mỹ có biểu quyết xong đạo luật thì còn phải chờ Ủy ban Tài chính Thượng viện nghiên cứu đề nghị, rồi thông qua để Thượng viện biểu quyết. Trong hoàn cảnh hiện tại, chưa chắc Thượng viện có đủ số phiếu để lo nổi việc đó, chưa kể nhiều trở ngại về nghị trình quá eo hẹp ngay trước ngày bầu cử là ngày 2/11 tới. Bên cạnh đó, về mặt pháp lý, phán quyết gọi là TQ có “trợ giá xuất khẩu” qua tỷ giá quá thấp của đồng NDT chưa chắc đã được Tổ chức Thương mại Thế giới xem xét và phân xử.
Thêm vào đó, hơn 60% số xuất khẩu của TQ là do các tập đoàn kinh doanh Mỹ đứng đầu. Nếu các tổ hợp ấy còn có lời thì còn tiếp tục và sẽ khuyên chính quyền đừng theo chủ trương bảo hộ mậu dịch vì lợi bất cập hại. Cũng vì thế mà trước khi Hạ viện Mỹ biểu quyết ngày 29/9, ngày 28/9, Phòng Thương mại Mỹ và 35 nhóm thương mại Mỹ gửi thư lên các dân biểu nghị sĩ để đề nghị QH Mỹ không nên đơn phương gây sức ép về chuyện tỷ giá đồng NDT vì chẳng có lợi. Tuy nhiên, khi mà các doanh nghiệp ấy thấy kém lời và làm ăn khó khăn tại TQ thì họ sẽ chuyển qua thị trường khác. Đến lúc ấy thì TQ mới thấy sợ.
Trong một diễn biến liên quan, TNS Mỹ Jon Kyl cùng TNS Chuck Schumer đang khuyến nghị chính phủ Mỹ trừng phạt công ty Dầu khí Quốc gia của TQ CNPC và các công ty khác đầu tư vào Iran. Hai nhà làm luật này cũng nêu tên hai công ty khác của TQ và một công ty dầu khí của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cung cấp cho
Về phía TQ, Uỷ viên Bộ chính trị TQ, ông Li Chang đang có chuyến thăm Iran, nêu quan điểm rằng TQ phản đối tất cả các lệnh trừng phạt đơn phương và gây sức ép đối với Iran về chương trình hạt nhân, TQ luôn cho rằng giải quyết vấn đề hạt nhân phải thông qua đàm phán và đối thoại.
+ Tin từ Nhật, RFI - 29/9: Ngày 29/9, theo báo NB Nikkei, nhiều nghị sĩ của Đảng Dân chủ NB đang nắm quyền của TTg Naoto Kan đã gây sức ép đối với chính phủ để đưa quân đến đóng tại chính quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, hiện tại, BTQP Nhật tỏ ra thận trọng đối với khả năng này. Bà Valérie Niquet, Giám đốc Trung tâm châu Á (Học viện Quan hệ quốc tế Pháp), nhận định về mối quan hệ Trung - Nhật trong thời gian này: “Hiện tại TQ không còn ở vào vị thế của nước đi tìm sự hòa dịu và đây chính là vấn đề. Về phần mình,
Trong một thông tin liên quan, theo tờ Yomiuri Shimbun ngày 29/9, TQ đang gia tăng áp lực kinh tế với Nhật sau vụ va chạm vừa qua. Mặc dù TQ vẫn khẳng định không cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật song hàng loạt công ty thương mại Nhật đã chỉ ra tình trạng đình trệ này do chậm trễ trong cấp phát giấy tờ thông quan. Tuy nhiên, ngày 29/9, các doanh nhân cho biết giới chức hải quan TQ một lần nữa đã lại giải quyết thủ tục cho các chuyến hàng “khoáng sản đặc biệt”, sau một tuần lễ đình hoãn, dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á đã giảm bớt.
TRUNG Á
+ Tin từ Kazakhstan - 29/9: TQ tăng cường NK khí đốt qua đường ống Trung Á. Theo báo cáo thì năm 2011, TQ sẽ NK 17 tỷ m3 khí tự nhiên từ các nước TA qua dự án đường ống dẫn khí được thiết kế nối các vùng trữ lượng khí đốt ở khu vực Caspi với một nước TQ khao khát năng lượng.
Đường ống dẫn khí đốt TQ - TA là dự án có quy mô lớn đầu tiên mang lượng khí đốt tự nhiên đáp ứng nhu cầu của TQ đối với các nguồn năng lượng tại TA. Đây là đường ống chạy dài khoảng 10.000 km từ
Đến khi hoàn tất, công suất của dự án này dự kiến sẽ tăng lên đến 15 tỷ m3 cuối năm 2010 và đến cuối năm 2011 sẽ lên tới 30 tỷ m3. Tập đoàn dầu khí quốc gia TQ, đối tác phía TQ của dự án này tính đến giữa tháng 7 đã nhận được gần 2 tỷ m3 khí đốt từ giai đoạn 1 của dự án này. Dự án được thực hiện trong 5 giai đoạn và sẽ hoàn thành vào năm 2013. Phần dự án TQ -
Việc đàm phán về dự án này với các nước TA được bắt đầu từ năm 2003 và công trình bắt đầu từ năm 2007. Đây là đường ống dẫn khí đốt thứ tư nối TQ với các nước khác sau đường ống dẫn dầu và khí đốt TQ -
PHỤ LỤC
TẤN CÔNG VÀO CÁC CƠ SỞ HẠT NHÂN CỦA TEHRAN
KHÔNG CÓ LỢI CHO BẤT CỨ AI
+ Tin từ Nga - 29/9: Tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Tehran không có lợi cho bất cứ ai (Nezavisimaya 29/9). Washington đã ra tuyên bố chính thức về thành quả trong hợp tác chặt chẽ với Moscow nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran, tuy nhiên trên góc độ phi chính thức lại coi chính sách của Nga đối với Iran là có tính "thận trọng". Mỹ, dường như cũng hiểu được nguyên nhân buộc Nga phải thận trọng là do Nga lo ngại tác động gây bất ổn định của tình hình Iran đối với khu vực Caucasus và Trung Á. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa sẵn sàng để tính tới một cách đầy đủ các mối quan ngại của Moscow.
Một nguồn tin thân cận của chính quyền Barack Obama cho biết, tình hình tại Iran rất nghiêm trọng, bởi vì Mỹ không đưa ra được một giải pháp thực sự, nhằm ngăn chặn tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran. Với diễn biến như hiện nay, thì có thể thấy tình hình tại Iran sẽ còn tồi tệ hơn trong thời gian tới. Tương lai được đề cập ở đây không phải là năm, mà là chỉ vài tháng. Nguồn tin trên cũng cho rằng từ góc độ chính trị và kỹ thuật, hoàn toàn có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Cả Mỹ và Israel đều có thể thực hiện điều đó. Nhưng cái khó là liệu bên nào sẽ sẵn sàng cho một bước chuyển như trên. Chưa thấy một ai dám đưa ra câu trả lời thuận cho giả thuyết trên. Còn trong trường hợp phải lựa chọn giữa tấn công hay chấp nhận việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, thì sẽ phải cân nhắc một cách nghiêm túc phương án sử dụng vũ lực. Nhưng đây có phải là những giải pháp triệt để hay chưa.
Đến nay, các lệnh trừng phạt về kinh tế đối với Iran, kể cả biện pháp ngoại giao đều không mang lại hiệu quả. Có lẽ, chúng ta đang đi trệch hướng. Washington hy vọng sự gia tăng áp lực kinh tế, có thể gây ra sự bất mãn bên trong Iran và buộc Tehran phải xem xét lại ưu tiên của mình. Có thể các biện pháp trên sẽ có tác động, nhưng sự thay đổi đó có lẽ sẽ quá muộn. Ai sẽ có lỗi trong vấn đề này? Báo chí Mỹ tạo ấn tượng rằng Moscow vì lợi ích thương mại, mà bỏ qua sự cảnh báo của Washington về hậu quả nghiêm trọng, khi Iran trở thành một cường quốc hạt nhân. Nên nhắc lại, chính Moscow năm 1991, đã cảnh báo người Mỹ về tuyên bố đáng lo ngại của Iran về triển vọng sử dụng hạt nhân. Tuy nhiên, lúc đó người Mỹ không nghe lời cảnh báo này của Moscow.
Vì vậy, hiện nay Moscow có lý do để thận trọng. Tại Washington, người ta cũng hiểu rằng động cơ của Nga không chỉ là thương mại. Nga cũng không muốn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng đối với họ ngay cả khả năng này vẫn không phải là ngày tận thế. Iran có thể không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nga. Nhưng liệu Nga có tin tưởng Iran hay không? Rõ ràng là không. Liệu Nga có coi việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt là tốt không? Cũng không. Liệu Nga có tin vào khả năng thương lượng với với ban lãnh đạo Iran hiện nay hay không? Vẫn là không.
Mặt khác, Nga cũng hiểu những ảnh hưởng tiêu cực của Iran tại Chechnya và Tajikistan. Nhiều người Nga lo ngại rằng nếu quan hệ với Iran căng thẳng thì có thể làm tình hình tại Bắc Caucasus và Trung Á thêm phức tạp. Báo Nezavisimaya trước đó đã đưa tin rằng, người Iran đã thành công trong việc tăng cường quan hệ với các khu vực của Nga, đặc biệt với Tatarstan. Giới chuyên gia Nga nhấn mạnh rằng, không nên bỏ qua khả năng sử dụng yếu tố tôn giáo của Iran, gây mất ổn định và tăng xu hướng đòi ly khai tại vùng Caucasus, cũng như các vùng khác của Nga.
Lợi ích thương mại của Nga, bao gồm việc bán vũ khí và hợp tác hạt nhân dân sự. Nga đang cố gắng cân bằng lợi ích của mình tại Iran. Nga vừa không muốn giúp đỡ người Iran, nhưng đồng thời cũng không muốn chống lại họ.
Do đó, Mỹ cho rằng Nga đang mặc cả với Mỹ liệu Mỹ sẽ giúp điều gì, một khi Nga chọn phương án mạo hiểm là đối đầu với Tehran. Hiện Hiệp ước 123 Nga-Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình vẫn chưa có hiệu lực. Giới chuyên gia cũng cho rằng, việc Nga cung cấp vũ khí cho Saudi Arabia là sự đánh đổi, để Moscow kiềm chế mối quan hệ quân sự-kỹ thuật với Iran.
Tuy nhiên, tại Washington, chưa có nhiều người hiểu được tính phức tạp trong động cơ chọn chính sách thận trọng của Moscow. Đối với Mỹ, Nga vẫn là một mối ngờ vực nghiêm trọng và là một đối tác phức tạp./.
________________________________
Thứ Tư, 29/9
BIỂN ĐÔNG
+ Tin từ Thái Lan, Nga, RFI - 28/9: ASEAN - Mỹ tăng cường quan hệ nhưng tránh đụng chạm Trung Quốc. Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại
Tuy nhiên, dù quyền lợi của nhiều thành viên ASEAN tại Biển Đông bị TQ trực tiếp đe dọa, cho đến lúc này, khối ĐNÁ vẫn duy trì một thái độ thận trọng đối với láng giềng hùng mạnh phương Bắc. Điều này đã được thấy rõ qua Hội nghị tại New York vừa qua. Theo ghi nhận của nhật báo Indonesia The Jakarta Post, số ra ngày 28/9, Hội nghị Mỹ - ASEAN đã tránh đề cập trực tiếp đến các tranh chấp giữa TQ và một số thành viên ASEAN như VN, PLP, Malaysia… về chủ quyền lãnh thổ trong vùng Biển Đông. Bản thông cáo chung của Hội nghị cũng đã đề cập đến các điểm nóng trong hồ sơ Biển Đông, nhưng với lời lẽ hết sức chừng mực, và kêu gọi “giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình”. Theo The Jakarta Post, lời lẽ trong bản dự thảo thông cáo được hãng tin Mỹ AP tiết lộ trước đó, cứng rắn hơn nhiều khi có nêu lên quyết tâm của các lãnh đạo Mỹ và ASEAN chống lại việc sử dụng võ lực trong vùng biển tranh chấp. Thế nhưng yếu tố này đã bị lược bỏ khi dự thảo được trình lên cho các lãnh đạo phê duyệt. Đối với The Jakarta Post, lập trường nói trên đã thay đổi đáng kể so với quan điểm cứng rắn từng được NT Mỹ Hillary Clinton tuyên bố công khai tại Hà Nội vào tháng 7 vừa qua. Giải thích về thay đổi này, nhật báo Indonesia cho rằng có lẽ các lãnh đạo của cả ASEAN và Mỹ đều thấy là một bản thông cáo phê phán TQ quá mạnh có thể tạo ra cảm tưởng là các nước họp lại tại New York để mưu đồ cùng nhau chống lại Bắc Kinh. Trong bối cảnh Mỹ vẫn còn cần đến TQ trong các hồ sơ quốc tế quan trọng, cũng như trong vấn đề giảm bớt thâm thủng mậu dịch của Mỹ, còn các nước ASEAN cũng cần đến TQ về phương diện kinh tế, hành động đó sẽ không có lợi.
Mặc dù phát biểu bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ, TTh PLP Benigno Aquino III tuyên bố ASEAN sẽ hợp thành một khối nếu TQ sử dụng sức mạnh trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, trên thực tế thì không phải nước ASEAN nào cũng nghĩ như vậy. Một số nước không đòi chủ quyền ở Biển Đông không muốn Mỹ can thiệp quá sâu vào việc này. Vì đơn giản những nước ASEAN còn lại không muốn rơi vào tình thế các nước lớn tranh giành lợi ích sẽ làm các nước nhỏ thiệt hại. Các nhà lãnh đạo ASEAN đều ý thức được độ quan trọng và tầm ảnh hưởng của mối quan hệ song phương của quốc gia mình với Mỹ và TQ. Mối quan hệ song phương Trung - Mỹ được coi là mấu chốt quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của các nước. Trên thực tế, mối quan hệ song phương Mỹ - Trung cũng có sức mạnh chi phối bức tranh chính trị, an ninh, kinh tế của thế giới.
Liệu thái độ nhân nhượng của ASEAN có tác dụng đối với TQ hay không? Trước mắt, Bắc Kinh vẫn có những tuyên bố dọa nạt. Ngày 26/9, tức hai ngày sau HN Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN, tờ Global Times của TQ đã lại lên tiếng tố cáo Mỹ tìm đường trở lại châu Á bằng cách lôi kéo các nước ASEAN rời xa TQ và gây hỗn loạn trong khu vực. Riêng đối với các nước ĐNÁ, tờ báo này cho rằng họ không nên để mất cơ may trở thành thịnh vượng nhờ tham gia vào đà vươn lên của TQ về mặt kinh tế. Đến ngày 27/9, báo chí quốc tế đã tiết lộ thêm một động thái mới của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền của họ trên mọi vùng biển mà họ đòi hỏi khi BNG/TQ vừa thêm một chương mới vào quyển sách trắng thường niên nhằm khẳng định quyền về biển. Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo News International, nội dung chương này xác định là biên giới và các vấn đề liên quan đến biển đều thuộc phạm vi lợi ích về chủ quyền, an ninh, phát triển của TQ và là một thành tố quan trọng trong chính sách ngoại giao. Đối với giới phân tích, sự kiện trên đây phản ánh quyết tâm của TQ trong việc bảo vệ các đòi hỏi lãnh thổ của họ.
Đến thời điểm hiện nay, ASEAN, Mỹ và TQ cùng tham gia vào bàn cờ chính trị ở khu vực ĐNÁ. Các bên đều có lợi ích và quyền lợi tại khu vực, nên rất khó dự đoán tương lai của mối quan hệ tam giác này. Đối với các nước ASEAN, đây như một trò chơi mạo hiểm, con dao hai lưỡi. Một điểm khác đáng chú ý là nếu phía ASEAN không lên tiếng công khai về vấn đề Biển Đông vì không muốn đụng chạm đến TQ, thì phía Mỹ đã có thái độ dứt khoát hơn khi ngay sau Hội nghị New York, Nhà Trắng đã ra thông cáo, trong đó xác định rõ ràng là nhân cuộc họp, TTh Mỹ và các lãnh đạo ASEAN đã đồng ý về tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, của quyền tự do hàng hải, ổn định khu vực và tôn trọng luật lệ quốc tế, “kể cả tại vùng Biển Đông” (từ ngữ trong nguyên văn).
Đông
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ TQ - 28/9: Trung - Mỹ (Mạng Hoàn Cầu ngày 28/9): Dẫn nguồn tin từ Thời báo phố Wall ngày 27/9 cho biết Lầu Năm Góc đang triển khai đối thoại với TQ nhằm tái khởi động quan hệ quân sự giữa hai nước, tìm kiếm việc xây dựng một mối quan hệ mang tính bền vững hơn với quân đội TQ, nhằm hoán giải tình hình căng thẳng khu vực và xử lý những vấn đề chiến lược quan trọng hơn.
Từ ngày 27- 28/9, Phó Trợ lý BTQP Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á, Michael Schiffer, đã đến TQ nhằm triển khai các cuộc thảo luận hữu quan, ông Schiffer bày tỏ hy vọng tạo dựng được một cơ sở vững chắc cho khôi phục giao lưu quân sự cấp cao giữa hai nước. Mỹ mong muốn tăng cường phối hợp giữa hải quân và không quân hai nước, cùng xây dựng một diễn đàn lâu dài hơn cho thảo luận về các vấn đề vũ khí hạt nhân và hệ thống phòng thủ tên lửa, nhằm giảm những hiểu lầm có thể xảy ra giữa hai bên. Một trong những hoạt động giao lưu đầu tiên sẽ là chuyến thăm Mỹ của Phó TTMT Quân Giải phóng TQ Mã Hiểu Thiên vào mùa thu năm 2010. Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ nói rằng hiện nay mới đang thảo luận sơ bộ về tính khả thi của chuyến đi này.
(Mạng Liên hợp buổi sáng ngày 28/9): Ngày 27/9, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định trưng thu mức thuế cao nhất là 60,85% đối với ống đồng nhập khẩu từ TQ. Hãng tin Reusters cho biết năm 2009, Mỹ nhập khẩu ống đồng từ TQ trị giá 233 triệu USD, từ Mexico là 130 triệu USD. Được biết, BTM/TQ cũng đã tiến hành đánh thuế đối với sản phẩm thịt gà nhập khẩu từ Mỹ bắt đầu từ ngày 27/9 .
+ Tin từ Nhật, RFI, RFA, VOA - 28/9: Trung - Nhật. Liên quan tới vụ va chạm với tàu cá TQ tại khu vực đảo Senkaku, từ khi Nhật thả thuyền trưởng TQ, tàu thăm dò hải dương TQ đã liên tục tập trung tại khu vực khai thác khí gas ở biển Hoa Đông và đảo Senkaku. Theo 1 quan chức chính phủ, có tới hơn 10 tàu thăm dò hải dương, trong đó có 1 tàu là tàu tuần tra số 51 trực thuộc Cục Hải dương Quốc gia TQ. Các tàu này chưa xâm nhập vào khu đặc quyền kinh tế biển của NB nhưng việc tập trung một lượng tàu lớn như vậy ở khu vực này là điều chưa từng xảy ra trước đây, bộc lộ tham vọng khẳng định chủ quyền đảo Điếu Ngư của TQ và khả năng TQ sẽ gia tăng áp lực, từ tàu cá đến tàu thăm dò hải dương rồi tàu chiến.
Tuy cả Bắc Kinh và
Ở một khía cạnh khác, BNG/TQ mới đây đã công bố sách trắng ngoại giao bản 2010 gồm 9 chương, 463 trang. Đáng chú ý có chương 7 gồm 6 trang với tiêu để “biên giới và hải đảo”, giới thiệu tổng quát về quyền lợi hải dương của TQ với các quốc gia lân cận. Phần biên giới đề cập đến vấn đề biên giới với 12 quốc gia trong số 14 quốc gia tiếp giáp với tổng chiều dài 22.000km. Phần hải đảo thừa nhận các tranh chấp chủ quyền tại Điếu Ngư Đài với Nhật và Biển Đông với VN.
Trong một diễn biến khác, trong một cuộc họp báo hôm 28/9, Bộ trưởng kinh tế Nhật Banri Kaieda đã kêu gọi cải thiện nhanh chóng quan hệ với TQ, vì một lệnh mới của TQ cấm xuất khẩu sang Nhật những loại khoáng sản chuyên biệt, có thể gây tai hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Nhật, và liên hệ kinh tế cần phải được lập lại “càng sớm càng tốt”.
PHỤ LỤC
CHÂU Á PHẢI ĐỐI MẶT VỚI SỰ ĐE DỌA
NGÀY CÀNG TĂNG TỪ TRUNG QUỐC
+ Tin từ Mỹ - 27/9: Châu Á phải đối mặt với sự đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc (Xã luận WP ngày 27/9). Mỹ bắt đầu can dự với TQ từ cách đây 4 thập niên với nỗ lực của TTh Mỹ Richard Nixon nhằm ngăn mối đe dọa từ Liên Xô. Kể từ đó, sau khi Liên Xô sụp đổ, quan hệ Mỹ - Trung đã phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực. Chính sách của Mỹ đối với TQ dựa trên giả thuyết: Mỹ càng phát huy sự thịnh vượng của TQ và khuyến khích nước này tham gia nhiều hơn vào các định chế quốc tế sẽ khiến Bắc Kinh dần trở thành một lực lượng hòa bình và ổn định.
Sự trỗi dậy hòa bình của TQ diễn ra nhanh chóng trong một thời gian đã khiến nhiều nước châu Á, trong đó có cả những đối thủ truyền thống như NB, HQ đã có lúc từng coi TQ như một đối tác đảm bảo cho sự ổn định của khu vực, thay thế cho một nước Mỹ đang suy yếu. Thậm chí có khái niệm nhóm G-2 nhằm xử lý các vấn đề toàn cầu.
Nhưng thái độ gần đây của TQ đã nhắc nhở thế giới rằng, họ là một nước độc tài gây ra nhiều mối bất hòa về lãnh thổ và các vấn đề quốc gia, bên cạnh đó là cách họ sử dụng sức mạnh kinh tế để đạt được các mục tiêu về chính trị và quân sự. Với sự cố va chạm giữa tàu cá của TQ với tàu tuần tiễu NB, Bắc Kinh đã biến một tranh chấp nhỏ trở thành một trận đấu địa chính trị.
Ngoài ra, TQ vẫn tiếp tục đặt dấu hỏi với những nỗ lực của Mỹ áp đặt cấm vận chống Iran, thúc đẩy xây một lò phản ứng hạt nhân tại Pakistan, việc làm có thể vi phạm luật quốc tế về cấm phổ biến vũ khí. Mặc dù TTh Obama và nhiều đối tác khác bị ảnh hưởng bởi chính sách đồng NDT, lập trường của TQ không có dấu hiệu thay đổi.
Hình ảnh mà TQ đã thể hiện dường như không giống như những gì có thể thấy từ một cường quốc ôn hòa, phù hợp với hệ thống các quy chuẩn quốc tế. Vụ va chạm Trung Nhật gần đây có lẽ là liều thuốc thử chính phủ mới ở Nhật cũng như sức mạnh của liên minh an ninh này. May mắn là chính quyền Obama sau một số tín hiệu lẫn lộn đã bày tỏ sự ủng hộ liên minh. NB, HQ và các đồng minh khác của Mỹ trong khu vực dường như đã lại nhận ra tầm quan trọng trong quan hệ với Mỹ trong bối cảnh TQ đang thể hiện mình. Mỹ cần ủng hộ họ một cách mạnh mẽ.
Mỹ cần đứng lên chống lại TQ.
Mặc dù mạo hiểm, có lẽ chúng ta cần phải tiến hành một cuộc chiến thương mại với TQ cho dù sẽ gặp phải sự trả đũa của họ trong bối cảnh sự khôi phục của nền kinh tế toàn cầu vẫn còn mong manh.
Trong một thập niên qua, TQ đã từ một nước rộng lớn nhưng nghèo đói trở thành một gã khổng lồ về kinh tế. Mặc dầu thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 1/7 Mỹ nhưng quy mô nền kinh tế TQ đã vượt qua NB trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với tầm ảnh hưởng toàn cầu. TQ cũng đã vượt Đức thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới và cũng là nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới.
Vấn đề là ở chỗ, TQ chưa bao giờ chơi theo các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thế giới. Họ chỉ áp dụng những nguyên tắc trong trường hợp có lợi cho họ, nếu không phù hợp với các lợi ích của họ thì tìm cách phản đối, điều chỉnh hoặc lờ đi. Tất cả các nước, kể cả Mỹ, đều muốn làm như vậy và hầu hết đều đã thử làm. Sự khác biệt là trong khi các nước đều thừa nhận tính hợp pháp của các nguyên tắc trên, đòi hỏi một sự hy sinh nhất định của bản thân nền kinh tế nước mình, nhưng không nước nào lớn như TQ. Sự khác biệt của họ đối với các thông lệ không ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống.
Việc làm xấu xa nhất của TQ là định giá thấp đồng NDT và tăng trưởng kinh tế thông qua xuất khẩu. Không chỉ có Mỹ mà các đối tác thương mại khác như Brazil và Ấn Độ cũng trở thành nạn nhân của việc giảm giá các mặt hàng xuất khẩu cũng như tăng giá các mặt hàng nhập khẩu của TQ khiến tỷ lệ xuất khẩu của TQ tăng từ 7 lên 10 % tổng giá trị xuất khẩu của thế giới trong giai đoạn 2006 - 2010.
TQ cần định giá lại đồng tiền của họ để giảm bớt tính cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của họ. TQ thừa nhận nước này cần tăng mạnh tiêu dùng nội địa nhưng dường như chỉ để đồng NDT tăng giá nếu nó không thực sự ảnh hưởng tới xuất khẩu của nước này. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson, việc nâng giá đồng NDT khoảng 20% sẽ tạo ra từ 300.000 đến 700.000 việc làm tại Mỹ trong vòng từ 2-3 năm. Có chuyên gia cho rằng, thương mại với TQ đã cướp đi khoảng 3,5 triệu việc làm tại Mỹ.
Nếu TQ không định giá lại đồng NDT, sự lựa chọn sẽ là biện pháp trả đũa. Điều này có thể gây ra một cuộc chiến thương mại, bởi TQ sẽ mua ít sản phẩm của Mỹ mà thay vào đó bằng các sản phẩm của nước khác. Lý tưởng nhất là thuyết phục được nước này định giá lại đồng NDT một cách đáng kể.
Hệ thống thương mại sau chiến tranh thế giới thứ 2 được xây dựng trên nguyên tắc ưu tiên các bên cùng có lợi. TQ thì muốn một hệ thống thương mại hỗ trợ cho các nhu cầu của họ: tăng thị phần xuất khẩu nhằm bảo đảm công ăn việc làm, giữ quyền lực cho Đảng CS; chiếm lấy các nguồn dầu mỏ, lương thực và các nguyên liệu thô khác; giành lấy sự ưu việt về công nghệ. Các nước thắng hay thua phụ thuộc vào việc phục vụ các lợi ích của TQ.
Với tư cách là kiến trúc sư của hệ thống thương mại TG tồn tại từ hậu Thế chiến hai, Mỹ đang đứng trước lựa chọn khó khăn: chống lại tham vọng của TQ và có nguy cơ gây nên một cuộc chiến thương mại khiến tất cả thua cuộc; hoặc không hành động gì và để cho TQ tạo ra hệ thống thương mại mới. Lựa chọn thứ nhất thì nguy hiểm, còn lựa chọn thứ hai tiềm tàng mang lại tai họa./.
___________________________________
Thứ Ba, 28/9
VIỆT
+ Tin từ Đức - 27/9: Báo Đức đưa tin về đàm phán hợp tác hạt nhân Việt - Mỹ. Tờ Thế giới (die Welt) ngày 24/9 đưa tin sau gần 6 tháng ký MOU về hợp tác năng lượng hạt nhân dân sự, VN và Mỹ sắp đạt được thỏa thuận chia sẻ công nghệ hạt nhân, đồng thời cho phép VN làm giàu uranium và tái chế plutonium. Thỏa thuận này không có điều khoản cấm VN làm giàu uranium, do đó vô hình chung VN có quyền làm giàu uranium phục vụ dân sự, đồng thời cũng có thể phục vụ sản xuất vũ khí hạt nhân. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, VN dự kiến xây dựng 13 nhà máy điện hạt nhân đến năm 2030, trong đó đưa nhà máy đầu tiên vào hoạt động vào năm 2020 theo công nghệ của Nga.
Tờ Thế giới bình luận TQ phản ứng thận trọng về thỏa thuận trên giữa VN và Mỹ. Một số chuyên gia TQ và quốc tế (như Hiệp hội giải trừ và kiểm soát trang bị TQ, GĐ Chương trình ANNL của Viện Brookings- Mỹ...) chỉ trích Mỹ đang áp dụng tiêu chuẩn “kép”, trong đó thay đổi quy định tùy theo từng nước trong hợp tác hạt nhân. Năm 2009, Mỹ ký hợp tác hạt nhân với UAE, trong đó cấm UAE làm giàu uranium dưới mọi hình thức; nhưng không áp dụng điều khoản này với VN. Tuy nhiên, một số chuyên gia khác cho rằng việc không cấm làm giàu uranium đối với các nước đã tham gia Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) là “bình thường”, thỏa thuận Việt- Mỹ vẫn “phù hợp với NPT”. Thỏa thuận với UAE được đàm phán dưới thời TTh Bush, khi đó Mỹ muốn đặt ra một chuẩn chung nghiêm ngặt cho các nước Trung Đông trong vấn đề năng lượng hạt nhân. GS Harnisch tại ĐH Ruprecht- Karls bình luận thông qua đạt thỏa thuận với VN, Mỹ muốn đưa ra 2 thông điệp: (i) Ngăn chặn ảnh hưởng của TQ ở ĐNÁ và Biển Đông; (ii) Đánh tín hiệu cho VN thấy bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ là tiến trình đang tiếp diễn và Mỹ quan tâm làm sâu sắc hơn quan hệ với VN.
Có ý kiến đánh giá thỏa thuận hợp tác hạt nhân Mỹ - Ấn có tác động “nguy hiểm hơn” vì Ấn Độ chưa ký NPT và đang có vũ khí hạt nhân. Thỏa thuận Việt - Mỹ chủ yếu chỉ khẳng định quan hệ giữa “hai cựu thù” đang phát triển tốt đẹp và Mỹ muốn bán công nghệ hạt nhân cho VN. Các chuyên gia cho rằng thỏa thuận Việt - Mỹ không ảnh hưởng xấu đến quan hệ Mỹ - Trung, bởi VN không theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân ít nhất trong tương lai gần, trong khi bản thân TQ đã ký hợp tác hạt nhân với VN và đang dự định bán 2 lò điện hạt nhân cho
BIỂN ĐÔNG - ASEAN
+ Tin từ
+ BBC - 27/9: Hội nghị Mỹ - ASEAN. Hội nghị Mỹ - ASEAN tại
Theo các nhà quan sát, đặc biệt, chủ đề Biển Đông mới chỉ được nêu ra rất nhẹ trong một diễn biến được cho là không muốn làm TQ bực bội. Mỹ, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, còn cần phải làm việc rất nhiều và rất cẩn thận để thực sự thu hút các nước ASEAN về phía chiến lược “tự do hàng hải”. Minh chứng cho điều này là tại Hội nghị, trong buổi TTh Mỹ Obama tiếp ông Aquino, Mỹ đã đặt ngược lá cờ của PLP, nước đồng minh truyền thống của mình. Giới ngoại giao Mỹ đã xin lỗi về sơ suất đó.
Về phía mình, TTh PLP Aquino đã làm nhiều hơn người ta chờ đợi bằng việc nêu trực tiếp vấn đề quần đảo Kalayaan (Trường Sa) ở Hội nghị. Báo chí PLO cũng ghi nhận ông Aquino được bố trí ngồi cạnh TTh Obama và hai người còn nói chuyện riêng bên lề Hội nghị.
Trong một động thái khác, Mỹ cũng chỉ nhắc đến vùng biển Nam Trung Hoa (South China Sea) trong tuyên bố của Nhà Trắng đọc sau cuộc gặp. Còn trong bản tuyên bố chung chính thức đưa ra cho báo giới, ông Obama và các lãnh đạo ASEAN chỉ nói chung về cam kết gìn giữ hòa bình trong vùng. Nội dung chính của tuyên bố nói Mỹ ủng hộ giải quyết mọi tranh chấp một cách hòa bình: “Chúng tôi xác nhận một lần nữa tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trong khu vực, của an toàn hành hải, của thương mại không bị ngăn trở và của tự do hải hành, phù hợp với các nguyên tắc phổ quát đã được đồng ý bởi luật quốc tế, gồm cả Công ước Luật Biển của LHQ (UNCLOS) và các luật hàng hải quốc tế khác, cùng phương thức giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình”.
Các nhà bình luận cho rằng đây là cách để không làm TQ phật ý. Tuy thế, có thể nói tuyên bố chung khiến các nước trực tiếp tranh chấp với TQ như VN, PLP,
Báo Los Angeles Times tin rằng tuyên bố chung “nhắm thẳng vào TQ” dù thừa nhận cuộc họp diễn ra trong một bối cảnh tế nhị vì vụ tranh chấp Trung - Nhật quanh đảo Điếu Ngư.
Về cuộc họp Mỹ - ASEAN: Tân Hoa Xã của TQ cho rằng cuộc họp của TTh Obama và các lãnh đạo ASEAN có “nhiều biểu tượng nhưng thiếu nội dung”. Tân Hoa Xã cho rằng hai bên Mỹ và ASEAN mới chỉ “có ý định rõ ràng về việc cùng vào cuộc nhưng nội dung của tuyên bố chung thiếu sức nặng cụ thể”. Nơi diễn ra cuộc họp là
Theo giới quan sát, có thể Tân Hoa Xã tìm cách làm nhẹ đi tầm vóc của cuộc họp vì theo các bình luận của báo chí phương Tây thì không phải là nội dung, mà là bối cảnh của Hội nghị làm TQ lo ngại. Ngược lại, chính bối cảnh đưa ra tuyên bố chung tại
Các bình luận quốc tế khác với Tân Hoa Xã cũng tin rằng Mỹ thời ông Obama đã thực sự bắt đầu quay trở lại Đông Nam Á. Không ai phủ nhận ông Obama bằng hai cuộc họp cao cấp năm 2009 và năm 2010 với ASEAN, đã đi một bước xa khỏi chính sách thụ động tại châu Á và chiến lược “trở lại châu Á” (back-to-Asia strategy) đang được Mỹ kiên quyết theo đuổi. Clifford McCoy trên Asia Times hôm đầu tuần này viết rằng chủ đề biển Nam Trung Hoa sẽ còn được Mỹ bàn tiếp với ASEAN tại hội nghị ở Hà Nội vào tháng 10 này.
Trong một dấu hiệu ngoại giao gắn liền với an ninh và quân sự, NT Mỹ H. Clinton sẽ đến Hà Nội để đại diện cho TTh Obama, còn BTQP Mỹ Robert Gates sẽ đến dự Hội nghị các BTQP. Đây sẽ là lần thứ nhì chỉ trong một năm bà
+ RFI - 27/9: Châu Á: TQ hung hăng, Mỹ hưởng lợi. Ngày 23/9, trang blog của tuần báo Anh The Economist đăng bài “Giành được ảnh hưởng nhờ không hiếu chiến” của tác giả M.S., trong đó nhận định Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN lần thứ hai ngày 24/9 là một cột mốc mới trong tiến trình được chính quyền Obama khởi động nhằm khôi phục ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á từng bị TQ bào mòn trong thập niên vừa qua. Bí quyết thành công của Mỹ là một đường lối ôn hòa, tôn trọng lợi ích của các nước nhỏ trong vùng, đối nghịch với thái độ hung hăng của Trung Quốc ngày càng khiến các láng giềng quan ngại.
Cùng ngày 23/9, nhật báo Mỹ New York Times cũng cho đăng một bài viết của nhà báo Edward Wong nói về cách bà Hillary Clinton đã lợi dụng chính sách ngoại giao sai lầm chuyên bắt nạt của TQ để xây dựng ảnh hưởng của Mỹ ở vùng Đông Á. Chủ trương quan tâm nhiều hơn đến khu vực và đặc biệt là đến Đông Nam Á, là một trọng tâm xuyên suốt của chính quyền Mỹ kể từ khi ông Obama nhậm chức. Bà Clinton đã nhiều lần viếng thăm Đông Nam Á, nơi trước đây bị chính quyền Bush lơ là vì bị các sự kiện ở Trung Đông làm phân tâm.
Có thể thấy, hầu hết các động lực thúc đẩy các nước châu Á xích lại gần Mỹ là xuất phát từ các động thái phi lý và hiếu chiến của TQ đối với các nước láng giềng. TQ tiếp tục khẳng định đòi hỏi chủ quyền đơn phương trong vùng biển quốc tế xung quanh, điều mà theo các quan chức Mỹ là không có cơ sở luật pháp quốc tế. Với giọng điệu ngày càng mạnh mẽ, Bắc Kinh đòi Tokyo trả tự do cho thuyền trưởng một chiếc tàu đánh cá TQ bị Nhật Bản cho là đã đâm vào tàu tuần tra của Nhật gần quần đảo Senkaku đang tranh chấp giữa hai bên. TQ cũng phản đối các cuộc tập trận hải quân chung Mỹ - Hàn ở Hoàng Hải, chọc giận HQ vốn muốn gửi một tín hiệu phản ứng lại hành động của Bắc Triều Tiên bắn chìm của tàu khu trục Cheonan.
Bài học cơ bản ở đây là nước lớn giành được ảnh hưởng và quyền lực khi tuân thủ các hệ thống quốc tế dựa trên căn bản luật pháp, công bằng đối với các nước nhỏ. Các nước lớn sẽ mất đi ảnh hưởng và quyền lực nếu hành động một cách hung hăng và vô lối để mở rộng quyền lợi của mình, gây mất mát cho các nước nhỏ hơn.
Tuy nhiên, các nước lớn thường bị các làn sóng to lớn của chủ nghĩa dân tộc nội bộ chi phối. Bên trong hệ thống chính trị của các nước lớn, thường có những hình thức kích động tinh thần yêu nước và chủ nghĩa dân tộc để giành chiến thắng chính trị bằng cách cáo buộc các đối thủ là phản bội đất nước khi không mạnh tay đối với người nước ngoài. Điều đó thúc đẩy các chính trị gia đề ra các lập trường đối ngoại hung hăng mà sau đó sẽ gây tổn hại cho lợi ích thực tế của chính nước họ vì tạo ra sợ hãi và ác cảm ở nước ngoài, dẫn đến các phản ứng đối phó.
Phân tích kể trên ít ra có thể giúp giải thích được động thái tự hủy diệt và không thể lý giải được bằng cách khác của TQ khi họ tuyên bố rằng Biển Đông thuộc phạm vi “lợi ích cốt lõi” của họ, qua đó họ tự ràng buộc mình vào một vị trí đàm phán mà họ không thể giành chiến thắng và cũng không thể thối lui.
+ Tin từ Thái Lan - 27/9: Sự trở lại của Mỹ ở khu vực châu Á (The Matichon ngày 26/9). Trong vài năm qua, sự trỗi dậy của TQ đã trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về tương lai châu Á và các nước trong khu vực đã bị hút vào quỹ đạo của TQ, tìm cách “thân thiết” với một siêu cường mới của khu vực.
Và dĩ nhiên, cường quốc phải hứng chịu tổn thất nhiều nhất về việc trỗi dậy của TQ chính là Mỹ - cường quốc mà sự giàu có và ảnh hưởng đã bị ném vào những cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan cộng thêm những khó khăn trong kinh tế đã làm xói mòn vị thế của Mỹ tại một châu Á đang ngày càng năng động.
Tuy nhiên, những va chạm gia tăng giữa TQ và các nước láng giềng thời gian gần đây xung quanh vấn đề an ninh đã đặt vào tay Mỹ một cơ hội xác lập lại vị thế của mình tại khu vực châu Á này và chính quyền Obama đã nhanh chóng tận dụng triệt để thời cơ hiếm có này.
Washington đang “nhảy vào” cuộc tranh chấp lãnh thổ ngày một nóng dần giữa TQ và các quốc gia Đông Nam Á bất chấp việc Bắc Kinh cảnh báo đó là chuyện riêng của họ. Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung với HQ bất chấp TQ phản đối mạnh mẽ khi cho rằng Mỹ đã “xâm phạm” các khu vực nơi quân sự TQ hoạt động.
Trong khi đó, việc TQ gia tăng đối đầu với NB xung quanh vụ một tàu cá nước này va chạm với hai tàu tuần tra của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật tại vùng biển tranh chấp đang đẩy NB trở lại dựa dẫm vào chiếc ô an ninh của Mỹ. Tầm quan trọng của liên minh Nhật - Mỹ được thức tỉnh khi mà TTg Nhật Naoto Kan nhấn mạnh liên minh Nhật - Mỹ là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật. Chính sự hiện diện của TQ làm cho NB và Mỹ cảm thấy bất an.
Và một lần nữa, trong cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại New York, đích thân TTh Obama đã cam kết rằng Mỹ sẵn sàng giúp đỡ các quốc gia này giải quyết hòa bình vấn đề tranh chấp lãnh thổ với TQ trên Biển Đông. Động thái này tiếp sau động thái của NT Mỹ Hillary Clinton hồi tháng 7 khi tuyên bố Mỹ sẵn sàng làm trung gian tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp giữa các nước này với TQ ở Biển Đông. Trong khi TQ tuyên bố giải quyết vấn đề này với từng quốc gia Đông Nam Á riêng rẽ, còn bà Clinton thì nhấn mạnh, lập truờng của Mỹ ủng hộ đàm phán đa phương và tự do hàng hải trên biển là một lợi ích quốc gia của Mỹ.
Có thể nói ở khắp nơi, TQ đang chứng kiến bầu không khí thay đổi nhanh chóng. Ý nghĩ về mối đe dọa TQ lại đang hồi sinh. Mỹ đang nỗ lực kiềm chế TQ. Mỹ đã rất khôn ngoan khi tìm cách lấy lại vị trí của mình bằng cách trợ giúp các nước trong khu vực - những nước có những quyền lợi sát sườn với TQ hay nói cách khác Mỹ đang cố gắng “nuôi dưỡng một liên minh chống lại TrQ ngay chính tại khu vực”.
+ Tin từ TQ - 27/9: Báo China Daily ngày 27/9 đăng bài của phóng viên Báo Daozu với sự cộng tác của Wang Haishan nhan đề “Quan hệ Trung - Mỹ chao đảo (falter) do Nam Hải”, nội dung như sau: Theo các nhà phân tích, tại hội nghị với lãnh đạo các nước châu Á hôm thứ 24/9, TTh Mỹ Barack Obama đã kêu gọi “giải pháp hòa bình” cho các tranh chấp lãnh thổ ở “Nam Hải”, lộ rõ ý đồ mạnh mẽ của Washington nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực. Theo các chuyên gia, động thái này cho thấy rõ thực chất của các mối quan hệ cần có để giải quyết các vấn đề này.
Ông Obama nói tại Hội nghị với ASEAN gồm 10 nước rằng: “Với tư cách là Tổng thống, tôi đã nói rõ Mỹ có dự định đóng vai trò lãnh đạo ở châu Á”. Trong một thông báo về Hội nghị có nói rằng, “Tổng thống và các nhà lãnh đạo (ASEAN) đã nhất trí về tầm quan trọng của giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, tự do hàng hải, ổn định khu vực và tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm cả ở "Nam Hải”.
Nhóm nước ASEAN, gồm VN, Indonesia, PLP, TL, Malaysia và Singapore rất muốn Mỹ thể hiện lập trường và khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng chiếc ô bảo trợ an ninh. Báo The Los Angeles Times nói rằng, trong số đó thì VN là nước hăng hái nhất với tuyên bố của Mỹ.
Tuy nhiên, theo tin báo chí trích dẫn lời Ernest Bower, chuyên gia phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế - một cơ quan nghiên cứu của Washington, do tính chất nhạy cảm đối với tất cả các bên, các quan chức ASEAN muốn thông điệp đó được thể hiện với một sắc thái khác (more nuanced).
Quan hệ Trung - Mỹ xấu đi trong những tháng gần đây do sự hiện diện ngày càng mạnh của Mỹ ở châu Á, trong đó có phát biểu của NT Mỹ Hillary Clinton ám chỉ “lợi ích quốc gia” của Mỹ trong các tranh chấp ở “Nam Hải”.
Đầu tuần này, TQ đã bày tỏ quan tâm đến tuyên bố chung Mỹ-ASEAN, phản đối quốc tế hóa các tranh chấp ở “Nam Hải”.
Hôm 25/9, NFN/BNG TQ Khương Du nhấn mạnh tầm quan trọng của giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở “Nam Hải” thông qua đàm phán bạc song phương, hữu nghị, “TQ đã và sẽ luôn luôn hướng tới một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp”.
Trong khi đó, hôm 24/9, nguyên Ủy viên Quốc vụ TQ Đường Gia Triền nói rằng hòa bình và ổn định là phù hợp nhất với lợi ích chung của TQ, ASEAN và các nước khác ở “Nam Hải”, nhưng phải không có sự can thiệp từ bên ngoài bởi điều đó có thể mở rộng và làm phức tạp vấn đề.
Các nhà phân tích TQ coi phát biểu của Obama là sự thách thức trực tiếp đối với cơ chế đàm phán song phương để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Giáo sư Fu Mengzi thuộc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế hiện đại TQ nói rằng “TQ sẽ nỗ lực hết mình để giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở Nam Hải”. Bắc Kinh trước sau như một bác bỏ cố gắng của các bên không liên quan chen vào các đàm phán này, điều mà rút cục chỉ có thể làm phức tạp vấn đề. Theo ông Fu, “Nếu Mỹ là người lãnh đạo ở châu Á như Obama mô tả thì Mỹ nên khuyến khích đàm phán song phương hơn là quốc tế hóa vấn đề”.
Ông Shi Yinhong, một học giả cao cấp nghiên cứu về Mỹ của trường ĐH Nhân dân TQ tại Bắc Kinh nói với báo China Daily rằng: “Phần lớn các tranh chấp lãnh thổ trên thế giới đều được giải quyết thông qua đàm phán song phương”, TQ “sẵn sàng đàm phán với từng nước về các tranh chấp, nhưng không chấp nhận đàm phán với ASEAN như một khối, đó là chưa kể nếu có Mỹ tham gia, điều không phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Tờ Tin tức tham khảo ngày 27/9 đăng lại bài: “Cách làm của Nhật trợ giúp cho dã tâm của TQ trong việc bảo vệ lợi ích biển” trên báo “Asahi Shimbun” của Nhật ngày 26/9, nội dung như sau: Về sự kiện va chạm tàu ở vùng biển đảo Senkaku, cuối cùng Nhật đã thả thuyền trưởng TQ. Điều đó sẽ trợ giúp cho TQ mở rộng các hoạt động bảo vệ quyền lợi biển ở khu vực này. Về tranh chấp chủ quyền “Nam Hải” với VN, TQ cũng đang từng bước tăng cường kiểm soát thực tế. TQ đang sử dụng thực lực kinh tế mạnh mẽ để hậu thuẫn cho chiến lược biển của họ. Ngoại giao TQ rất coi trọng “sự thực hóa”. Chính phủ TQ thông qua sự kiện va chạm tàu để tuyên truyền trong ngoài nước về lập trường của họ đối với vùng biển đó. Mục tiêu chiến lược của TQ là xác lập quyền kiểm soát trên biển bên trong chuỗi đảo thứ nhất từ quần đảo Okinawa, qua ĐL, đến PLP, coi đó là vùng biển phòng ngự quan trọng nhất.
Về vấn đề “Nam Hải”, kiểm soát thực tế của TQ đã được tích lũy tương đối. Sự kiện va chạm máy bay Trung - Mỹ năm 2001 là nhằm ngăn chặn các hoạt động của Mỹ trên vùng biển “Nam Hải” về sau. Rất nhiều tàu cá TQ đến vùng biển “Nam Sa”, “Tây Sa” đang có tranh chấp với VN và các nước khác hoạt động. Chính phủ TQ lấy danh nghĩa bảo vệ tàu cá để mở rộng quyền kiểm soát ở khu vực này. TQ đang chế tạo tàu ngư chính cỡ lớn, có kế hoạch tuần tra thường xuyên trên các vùng biển này và nhằm tăng cường bảo vệ tàu cá của TQ.
Từ tháng 3/2010, TQ bắt đầu thực hiện “Luật bảo vệ hải đảo”, nhằm bảo đảm về mặt pháp luật cho các biện pháp trên. TQ hiện có khoảng hơn 6900 đảo có diện tích lớn hơn 500m2 ở các vùng biển gần. TQ lấy cớ cần quản lý và bảo vệ các đảo này để tăng cường kiểm soát đối với các vùng biển có tranh chấp chủ quyền.
Thời báo hoàn cầu ngày 27/9 đăng bài bình luận: “Không nên hiểu lẫn lộn khái niệm về vấn đề Nam Hải (Biển Đông)” của Nghiên cứu viên Viện Khoa học xã hội Thượng Hải Thái Bằng Hồng, nội dung như sau: Những năm gần đây, vùng biển “Nam Hải” xảy ra hàng loạt các sự kiện và đều bị coi là “vấn đề Nam Hải”. Việc quy nạp một cách tùy tiện các sự kiện xảy ra ở “Nam Hải” thành “vấn đề Nam Hải” không phải là cách thức biểu đạt lý tính có hiệu quả đối với công tác quản lý các vùng biển của Chính phủ TQ.
Về phương diện nghiên cứu khoa học, cách dùng từ “vấn đề Nam Hải” chưa được chặt chẽ, không có ý nghĩa khoa học. Cần phải định nghĩa rõ “vấn đề Nam Hải” để sức mạnh lòng dân và chính sách ngoại giao của chính phủ có thể hợp lực với nhau.
Thứ nhất, cần sử dụng “tranh chấp Nam Sa” thay cho “vấn đề Nam Hải”. TQ tồn tại tranh chấp chủ quyền các đảo ở “Nam Hải” với một số nước ASEAN. Thực tế, tranh chấp đó chỉ liên quan đến khu vực Nam Sa (Trường Sa), các khu vực khác như quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Đông Sa không tồn tại bất kỳ tranh chấp nào. Do đó, “Nam Hải” không có vấn đề, vấn đề chỉ tồn tại ở khu vực “Nam Sa”. TQ và ASEAN năm 2002 đã ký DOC, nhưng chỉ là văn bản chính trị nhằm duy trì ổn định khu vực, không phải là Hiệp ước hoặc cơ chế giải quyết tranh chấp “Nam Sa”. Tranh chấp “Nam Sa” chỉ có thể thông qua phương thức song phương để giải quyết. Nếu liên quan đến bên thứ 3, cũng phải trên cơ sở hoàn thành đàm phán song phương sau đó mới thỏa thuận với bên thứ 3.
Thứ hai, nên sử dụng “cơ chế qua lại hàng hải được luật pháp cho phép” thay cho “vấn đề Nam Hải”. Tàu thuyền thương mại quốc tế, bao gồm tàu thuyền thương mại của TQ, NB và HQ căn cứ các quy định liên quan của luật quốc tế có quyền qua lại tự do trên các tuyến đường biển ở “Nam Hải”. Đồng thời, theo luật pháp quốc tế, tàu thuyền Mỹ cũng có quyền như vậy. Các nước ASEAN và TQ không có ý kiến gì khác. Mỹ sử dụng khái niệm không rõ ràng về “vấn đề Nam Hải” để tuyên truyền hàng hải ở “Nam Hải” bị cản trở và không ổn định là vô lý và có ý đồ khác.
Thứ ba, nên sử dụng “đơn phương và cùng khai thác tài nguyên dầu khí ở Nam Hải” thay cho “vấn đề Nam Hải”. “Nam Hải” tài nguyên phong phú, ước tính vùng biển này có trữ lượng 27 tỷ tấn dầu và 200 tỷ m3 khí thiên nhiên. Năm 1984, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra chủ trương: TQ mong muốn cùng các nước thực hiện “gác tranh chấp cùng khai thác” ở khu vực quần đảo “Nam Sa”. TQ quyết không cho phép một số nước lợi dụng khái niệm không rõ ràng về “vấn đề Nam Hải” để cướp đoạt, đơn phương kêu gọi các công ty nước ngoài vào khai thác tài nguyên dầu khí ở khu vực “Nam Sa”.
Thứ tư, nên sử dụng “duy trì an ninh trên biển” thay cho “vấn đề Nam Hải”. Về vị trí địa chính trị, TQ hiện nay đang đứng trước vấn đề an ninh trên biển ở khu vực “Nam Hải”. “Nam Hải” có ý nghĩa chiến lược rất lớn đối với TQ, là bộ phận giữa của chuỗi đảo thứ nhất ở Tây TBD, là mắt xích quan trọng trong chiến lược tranh giành quyền khống chế trên biển của 2 nước lớn ở Tây TBD. Về phòng thủ, “Nam Hải” là tuyến đầu trên biển ngăn chặn thế lực bên ngoài xâm nhập vào TQ. Trong bối cảnh nền kinh tế TQ ngày càng có quan hệ mật thiết với kinh tế thế giới và khu vực, vấn đề an ninh ở “Nam Hải” càng trở nên quan trọng. Do đó, TQ không thể vì khái niệm mơ hồ về “vấn đề Nam Hải” mà bị bó chân bó tay. Cần phải hiểu rõ, cơ chế an ninh trên biển mà Mỹ và đồng minh xác lập ở Tây TBD là nhằm vào TQ. Nguy cơ về an ninh đối với TQ đến từ vùng biển phía Đông, bao gồm cả khu vực “Nam Hải”. Trong tình hình đó, quân đội có đầy đủ lý do để đẩy nhanh việc xây dựng quân bị, nâng cao sức mạnh uy hiếp quân sự.
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ TQ, BBC, RFA, RFI, VOA, - 27/9: Trung - Nhật. Ngày 27/9, lại có một loạt dấu hiệu cho thấy quan hệ Bắc Kinh - Tokyo tiếp tục căng thẳng do “sự cố tàu cá”, mặc dù Nhật đã trả tự do cho viên thuyền trưởng người TQ từ ngày 24/9. Sau khi TTg Nhật Naoto Kan bác bỏ đòi hỏi xin lỗi của Bắc Kinh, Tokyo bắt đầu phản công. Trong cuộc họp báo ngày 27/9, NFN chính phủ NB, Chánh văn phòng Nội các Yoshito Sengoku cho biết là Tokyo sẽ yêu cầu Bắc Kinh phải bồi thường cho việc sửa chữa hai tàu tuần tra NB bị tàu cá TQ đâm vào ngày 08/9, trong vùng biển gần quần đảo Senkaku - mà TQ gọi là Điếu Ngư. Đồng thời, Tokyo yêu cầu Bắc Kinh rút hai tàu tuần tra TQ ra khỏi khu vực biển đang có tranh chấp chủ quyền, không được để cho hai tàu này tiến lại gần khu vực quần đảo Senkaku. Ông Yoshito Sengoku giải thích rõ là hai tàu tuần tra của TQ chưa xâm nhập được vào vùng lãnh hải của nước này bởi vì bị tàu tuần duyên của NB ngăn chặn. Tokyo cũng đã triệu Đại sứ TQ đến để đưa ra yêu cầu cho phép tiếp xúc lãnh sự thông thường đối với 4 công dân NB bị phía TQ bắt giữ giữa tuần trước với lý do họ quay phim một căn cứ quân sự của TQ ở tỉnh Hà Bắc.
Ông Sengoku nhấn mạnh “quả bóng hiện ở bên sân TQ”. Được hỏi về việc Bắc Kinh có thái độ quyết đoán, đưa ra những đòi hỏi phi lý về chủ quyền tại biển Hoa Đông, ông Sengoku mỉa mai đáp “đó là phương thức mà TQ thực hiện sự trỗi dậy một cách hòa bình trên chính trường quốc tế”. Đồng thời, Tokyo kêu gọi hai bên tiến hành thương lượng, tìm ra những biện pháp giúp tránh tái diễn sự cố.
Trong khi đó, hơn một chục nghị sỹ thuộc Đảng Dân chủ NB của TTg Naoto Kan, đã ra một tuyên bố phê phán chính quyền nhượng bộ Bắc Kinh khi trả tự do cho viên thuyền trưởng tàu cá TQ. Các nghị sỹ còn đề nghị Nhật nên xem xét đến việc đưa binh sĩ ra canh giữ thường trực tại quần đảo Senkaku.
Theo một số nhà phân tích, cho đến nay, sở dĩ Nhật có thái độ kiềm chế và thậm chí nhân nhượng TQ là theo lời khuyên của Mỹ. Chính quyền Washington kêu gọi hai bên giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ đối với Tokyo, đồng minh truyền thống trong khu vực. Dường như, Mỹ không muốn để TQ khai thác vụ tàu cá để đánh lạc hướng, tránh được áp lực của phương Tây trong vấn đề tỷ giá đồng NDT và ngoại thương.
Trong một diễn biến khác, Nhật báo Yomiuri của Nhật ngày 27/9 loan tin TQ đã cho thắt chặt biện pháp thông quan khiến cho nhiều chuyến tàu chở hàng ra vào Nhật bị chậm lại. Tờ Yomiuri cho biết, Tokyo đang điều tra xem liệu có phải hải quan TQ tăng cường kiểm soát các lô hàng khoáng chất “đất hiếm” xuất sang Nhật cũng như hàng hóa đi và đến từ Nhật hay không. Hải quan Thượng Hải đã có lệnh phải kiểm tra toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến Nhật.
+ Tin từ TQ - 27/9: Báo China Daily ngày 24/9 đưa tin ngày 23/9, NFN Bộ Thương mại TQ Chen Rongkai đã phản bác lại một báo cáo đăng trên tờ thời báo New York rằng phía TQ đã cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật sau khi Nhật bắt giữ thuyền trưởng tàu cá TQ tại khu vực đảo Điếu Ngư. Theo ông Chen Rongkai, TQ không ban bố bất kỳ một biện pháp nào nhằm hạn chế việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật; bày tỏ không biết tại sao tờ thời báo New York lại đưa ra tin này, đây là điều không đúng sự thật.
Đất hiếm là một loại đất bao gồm 17 nguyên tố kim loại dùng để sản xuất pin, máy tính, vũ khí và nhiều ứng dụng khác. TQ là một nguồn cung cấp đất hiếm lớn nhất trên thế giới, năm 2009 cung cấp 97% lượng đất hiếm trên toàn thế giới. Đến năm 2010, TQ đã tiến hành cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm và tổng lượng xuất khẩu chỉ bằng 40% của năm 2009. Ông Bruce Zhang, một chuyên gia tư vấn về đất hiếm và kim loại châu Á cho rằng, đến nay thì hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm trong năm đã cơ bản sử dụng hết và không thể xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ chứ không chỉ là riêng đối với Nhật, nó không phải do sự cố va chạm tàu giữa hai nước mà hạn ngạch xuất khẩu này đã được ban hành từ rất sớm.
Trong những năm qua, TQ đã từng bước thông qua hạn ngạch để giảm lượng xuất khẩu đất hiếm và kim loại khác nhằm giữ nhiều khoáng chất cho ngành công nghiệp của mình. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã bị phá hoại bởi giới buôn lậu, đặc biệt là thông qua VN.
Trong khi đó, Báo Thời báo hoàn cầu 27/9 đăng bài các nước phương Tây lo sợ TQ lấy con bài đất hiếm làm vũ khí. Nhật báo phố Wall cho rằng, việc TQ khống chế thị trường khoáng sản làm cho các nhà quân sự và các nhà hoạch định chính sách Mỹ bắt đầu cảm thấy lo lắng, việc sản xuất điện thoại thông minh và bom thông minh cũng như nhiều thiết bị kỹ thuật cao trong thế kỷ 21 sẽ bị hạn chế; do vậy có khả năng Nhật, Mỹ và nhiều nước khác sẽ liên hợp lại để phản đối việc TQ lợi dụng ảnh hưởng của mình đến vấn đề mậu dịch toàn cầu để giải quyết tranh chấp về chính trị song phương. Còn theo AP, cho dù việc TQ có thật sự hạn chế việc xuất khẩu đất hiếm hay không thì đây cũng là vũ khí của TQ nhằm để hạn chế hành động của các nước.
Nhật báo Trung ương của HQ thì cho rằng việc TQ có ý định lấy đất hiếm làm vũ khí làm cho Chính phủ HQ lo lắng, đồng thời làm cho các nhà sản xuất cảm thấy căng thẳng. Hiện nay doanh nghiệp HQ rất lo lắng vì cùng với việc tăng cường hàm lượng khoa học kỹ thuật trong những ngành nghề kỹ thuật cao, nhu cầu về tài nguyên đất hiếm ngày càng lớn, tuy nhiên đại bộ phận đều phải dựa vào nhập khẩu từ nước ngoài.
Báo Frankfurt của Đức cho rằng, đất hiếm đã trở thành tranh chấp giữa TQ và các nước phương Tây và tranh chấp này càng ngày càng mạnh mẽ; đồng thời TQ hạn chế đất hiếm đang là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với Nhật và Mỹ. BQP Mỹ đang đánh giá mức độ phụ thuộc vào TQ trong việc chế tạo vũ khí. Tờ tin tức Tokyo của Nhật cho rằng, Nhật đang trở thành “kẻ ăn mày đất hiếm” của TQ, cho rằng Nhật ngoài việc tiếp tục đàm phán với TQ thì cũng cần phát huy năng lực kỹ thuật của mình tiến hành ngoại giao tài nguyên và mục tiêu sắp tới của Nhật là hướng về Mông Cổ.
+ Tin từ TQ - 27/9: Trung - Đài: Mạng Liên hợp buổi sáng của
Cách nói của Ôn Gia Bảo khi trả lời phóng viên vào ngày 22/9 tại Đại hội đồng LHQ ở Newyork rằng việc dỡ bỏ tên lửa nhằm vào ĐL “cuối cùng có thể thực hiện” đã khiến dư luận ĐL quan tâm. Một học giả ĐL cho rằng Ôn Gia Bảo đã bày tỏ thiện ý, ĐL có khả năng dỡ bỏ tên lửa trong khuôn khổ lòng tin lẫn nhau về quân sự giữa hai bờ, nhưng hiện nay lòng tin về kinh tế thương mại giữa hai bờ vẫn chưa đủ, nên cần phải có thời gian đề đạt được lòng tin về quân sự. Một học giả ĐL lại cho rằng để tặng cho Mã Anh Cửu món quà trong đợt bầu cử Tổng thống năm 2012, không loại trừ việc Đại lục sẽ có hành động vào năm 2011.
Còn việc Đại lục dỡ bỏ tên lửa có ảnh hưởng đến việc Mỹ bán vũ khí cho ĐL hay không, học giả cho rằng nếu tiền đề “một TQ” trong chính sách hai bờ của Đại lục không thay đổi, thì Mỹ sẽ vẫn tiếp tục bán vũ khí cho ĐL.
Từ khi Mã Anh Cửu lên nắm quyền, quan hệ hai bờ ấm lên nhanh chóng. Về kinh tế, ký được ECFA; về văn hóa, hiện đang triển khai; về không gian quốc tế, ĐL đã tham gia WHA với tư cách là quan sát viên dưới danh nghĩa Đài Bắc Trung Hoa. Vậy cách trả lời trên của Ôn Gia Bảo liệu có phải là sau kinh tế và văn hóa, trước khi bàn đến chính trị, Đại lục đã phát đi tín hiệu về đàm phán quân sự
Theo Thời báo TQ cho biết, khi đề cập đến tình hình hai bờ, Ôn Gia Bảo cho rằng, hai năm qua đã làm được hai việc lớn, thứ nhất là thực hiện toàn diện tam thông; thứ hai là ký và có thực hiện ECFA, đều là việc then chốt nhằm phát triển hòa bình quan hệ hai bờ. Ông ôn Gia Bảo còn cho biết sau khi ký ECFA và quan hệ hai bờ càng trở nên mật thiết, thì hai bờ có thể thúc đẩy hơn nữa lòng tin về chính trị và quân sự; Hai bờ đã đạt được nhận thức chung “kinh tế trước, chính trị sau, dễ trước khó sau, nắm chắc tiết tấu, tuần tự tiệm tiến”, quan hệ hai bờ phải bao gồm sự giao lưu qua lại về kinh tế, chính trị, văn hóa, nhân văn. Như vậy, việc dỡ bỏ tên lửa không thể nhanh chóng, Đại lục chưa chắc sẽ chủ động dỡ, vì lòng tin về kinh tế giữa hai bờ chưa được xây dựng hoàn toàn, phải cần có một thời gian mới đạt tới giai đoạn tin tưởng lẫn nhau về quân sự.
Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Đại lục nói một cách thoải mái về việc dỡ bỏ tên lửa. Trước đó NFN/BQP TQ đã nói trên nguyên tắc “một TQ”, việc gì cũng có thể bàn, bao gồm việc Đại lục dỡ bỏ tên lửa.
Theo GS Vương Cao Thành ở Viện Nghiên cứu Chiến lược và Vấn đề Quốc tế thuộc Đại học Đạm Giang thì cho dù Đại lục có chấp nhận dỡ bỏ tên lửa cũng không dỡ hết, Đại lục luôn nhấn mạnh không phải toàn bộ tên lửa đều nhằm vào ĐL, do đó ĐL vẫn phải mua vũ khí để duy trì sức mạnh quốc phòng
Có tin cho biết, hiện có khoảng 1400 tên lửa Đại lục nhằm vào ĐL, đe dọa ĐL, đây cũng là lý do ĐL mua vũ khí của Mỹ, mà chính quyền Mã Anh Cửu lại coi việc dỡ bỏ tên lửa là điều kiện tiên quyết để đàm phán hiệp định hòa bình với Đại lục.
GS Vương Côn Nghĩa ở ĐH Đạm Giang cho rằng hai bờ sẽ tuần tự từng bước kinh tế, quân sự, chính trị, việc Đại lục dỡ bỏ tên lửa sẽ ngầm thông báo không sử dụng vũ lực đối với ĐL, lãnh đạo Đại lục không thể nào nói không suy nghĩ, có thể thấy họ đã có kế hoạch tính toán. Để chuẩn bị quà tặng cho chính quyền Mã vào đợt bầu cử Tổng thống 2012, không loại trừ khả năng Đại lục sẽ dỡ bỏ tên lửa vào năm 2011, sau đó hai bờ sẽ bước vào giai đoạn đàm phán Thỏa thuận hòa bình, nhưng Thỏa thuận này không thể tránh khỏi vấn đề “một TQ”, hai bên còn phải bàn nên không thể nhanh chóng ký kết. một khi Đại lục vẫn kiên trì nguyên tắc “một TQ” mục đích thống nhất hai bờ không thay đổi, thì Mỹ sẽ vẫn tiếp tục bán vũ khí cho ĐL. Nhưng việc Đại lục dỡ bỏ tên lửa sẽ ảnh hưởng tới cục diện Đông Á, Mỹ, Nhật và Hàn phải trực tiếp đối mặt với vấn đề TQ, khó có thể tiếp tục chơi “con bài ĐL”.
Từ 1995, sự lo lắng của dân chúng ĐL đối với tên lửa Đại lục ngày một gia tăng, năm 1995 - 1996
Theo GS Thái Vĩ ở Viện Nghiên cứu Trung Sơn thuộc Đại học Văn hóa, việc ông Ôn Gia Bảo đề xuất dỡ bỏ tên lửa cho thấy sự tự tin lớn và tư duy mới của Đại lục, vừa có thể chuyển từ thế bị động trong việc dỡ bỏ tên lửa sang chủ động, lại tranh thủ được tình cảm người dân ĐL. Vì như điều tra dân ý năm 2006, có tới 70% cảm thấy lo ngại việc Đại lục dùng vũ lực đối với ĐL, cho rằng Đại lục bố trí tên lửa ở ven biển là nhằm vào ĐL; 57% dân ĐL lo lắng trong tương lai Đại lục sẽ phát triển quân lực đe dọa an ninh khu vực ĐL. Đến thời Mã Anh Cửu, giao lưu hai bờ được tăng cường nhưng dân ĐL vẫn còn ấn tượng không tốt đối với Đại lục
Phản ứng của chính giới ĐL, Viện trưởng Viện Hành chính ĐL Ngô Đôn Nghĩa cho rằng dỡ bỏ tên lửa là biểu hiện rất cụ thể và có thiện ý, chính quyền ĐL xem phát ngôn của Đại lục là xuất phát từ thiện ý, mong rằng thiện ý này sẽ nhanh chóng được thực hiện. Còn Chủ tịch Dân Tiến Đảng Thái Anh Văn cho rằng Ôn Gia Bảo nói rất hồ đồ, thậm chí còn vô nghĩa vì TQ có rất nhiều tính toán chính trị, hơn nữa sẽ thay đổi theo sự biến đổi của chính trị ĐL. Điều khiến mọi người nghi ngờ là tên lửa sau khi bị dỡ bỏ, thì tốc độ bố trí lại tên lửa sẽ nhanh như thế nào, dễ như thế nào. Nếu việc bố trí lại tên lửa là dễ dàng, thì phát ngôn của Ôn Gia Bảo chỉ là nói miệng mà thôi.
+ Tin từ Triều Tiên, Hàn Quốc, RFI - 27/9: Mỹ - HQ tập trận tại Hoàng Hải (Yonhap ngày 27/9): Tổng tham mưu liên quân Mỹ - Hàn cho biết, vào lúc 7 giờ sáng ngày 27/9, đội tàu chiến của liên quân Mỹ - Hàn đã bắt đầu cuộc tập trận chống tàu ngầm tại Biển Tây kéo dài 5 ngày nhằm tiếp tục biểu dương lực lượng răn đe BTT. Địa điểm diễn tập là ngoài khơi thành phố Taean về phía
Trước đó, Ban Thư ký Ủy ban Hòa bình thống nhất BTT ngày 26/9 đã ra tuyên bố: Cuộc tập trận kể trên của Mỹ và HQ là “hành động khiêu khích quân sự hủy hoại các nỗ lực giảm căng thẳng trên bán đảo TT” và sẽ “giội gáo nước lạnh vào bầu không khí cải thiện quan hệ liên Triều, làm trầm trọng thêm tình trạng đối đầu”. Việc HQ diễn tập chiến tranh với Mỹ vào thời điểm hai miền đang tiến hành đối thoại giải quyết vấn đề nhân đạo “là hành động giễu cợt và thách thức đối tác đối thoại không thể tha thứ”. Các cuộc tập trận chưa có tiền lệ cho thấy Mỹ và HQ đang đẩy nhanh chuẩn bị cho một cuộc chiến thực sự. BTT sẽ không tha thứ và sẽ quét sạch bất cứ kẻ khiêu khích nào.
Đợt thao diễn quân sự lần này diễn ra vào lúc Đảng Lao động BTT chuẩn bị họp đại hội vào ngày 28/9. Tin trên do báo chí HQ tiết lộ, ông Kim Jon Un, con trai thứ ba của lãnh đạo tối cao BTT đã chính thức được quân đội ủng hộ. Ngày 25/8 vừa qua, quân đội BTT đã bầu cả hai bố con lãnh đạo họ Kim làm đại biểu để tham dự Đại hội đảng ngày 28/9. Cơ quan tình báo HQ chưa xác định tin trên.
PHỤ LỤC
TQ: QUÂN ĐỘI VÀ QUYỀN LÃNH ĐẠO
+ Tin từ Ấn Độ - 25/9: Nội dung bài TQ: Quân đội và quyền lãnh đạo, của Bhaskar Roy, trên mạng Nhóm nghiên cứu chiến lược Nam Á. Nội dung chính:
- Vừa qua TƯ Đảng cộng sản TQ (CPC) tuyên bố rằng Giải phóng quân Nhân dân ( PLA) bắt đầu thực hiện một điều lệ sửa đổi ban hành ngày 13/9 nhằm “tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội”. Điều lệ sửa đổi đã trân trọng những ý kiến của Hồ Cẩm Đào về xây dựng quân đội và bảo vệ tổ quốc, và Chủ tịch Quân ủy TƯ. Bản điều lệ đó cũng mở rộng các chỉ thị cho các chính ủy quân đội về nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, trong đó nhấn mạnh quân đội cần phải rèn luyện các khả năng để đánh thắng ba cuộc chiến tranh: “Chiến tranh báo chí, chiến tranh tâm lý và chiến tranh luật”.
- Công bố mới này cho thấy tầm quan trọng của quân đội TQ trong bối cảnh hiện nay và những diễn biến sắp tới, nhất là vấn đề thay đổi nhân sự chủ chốt sắp tới trong Đảng và quân đội tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 trong năm 2012. Quan hệ giữa Đảng và quân đội TQ đã có một số điều chỉnh sau khi người hùng Đặng Tiểu Bình mất năm 1997, đó là quân đội đã trở thành phía xác định quyền lực ở cấp cao nhất đối với các vấn đề chính trị và nhân sự của Đảng.
- Cả Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân với cương vị là Tổng Bí thư và Chủ tịch Quân ủy TƯ, hầu như đều phải mua chuộc sự hậu thuẫn và trung thành của quân đội. Cả hai đều phải nhượng bộ đối với một số đòi hỏi không chỉ về hiện đại hóa mà cả các vấn đề về nhà nước và chính sách đối ngoại. Hiện đại hóa quân đội đi đôi với kinh tế phát triển và ảnh hưởng quốc tế lớn hơn. Nhưng những tuyên bố và phản ứng quá mức của quân đội trong hai năm qua cho thấy lãnh đạo cấp cao của Đảng nhận ra rằng giới quân đội đã trở nên quá quyết đoán và hung hăng về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ với các nước láng giềng và với Mỹ.
- Những chỉ thị mới còn mang một ý nghĩa chính trị rộng lớn hơn: Hồ Cẩm Đào phải để lại được một di sản đáng được trân trọng trong nghị quyết Đảng năm 2012, giống như các người tiền nhiệm của ông. Tuy nhiên ông lại không có tầm nhìn rộng như Mao hay Đặng. May chăng ông chỉ để lại một di sản giống như ông Giang và “các chỉ thị quan trọng về xây dựng quân đội” của ông ta. Ông Hồ đã thử nghiệm di sản chính trị về “sự trỗi dậy của TQ”, nhưng sau phải đổi thành “sự trỗi dậy hòa bình của TQ” do nhận thức sai trong các nước láng giềng. Ông cũng sáng tạo ra học thuyết “phát triển khoa học” nhưng cũng không đủ mạnh và được coi là một quyết định tập thể như thuyết “Ba đại diện” của ông Giang. Giờ đây ông đang cố thử đóng góp cá nhân cho triết lý chiến lược quân sự. Khác với ông Giang, ông Hồ được Đặng chọn làm nhà lãnh đạo thế hệ 4, còn ông Giang được cả ông Đặng và các lão thành cách mạng chọn sau sự kiện Thiên An Môn, nhưng ông Giang đã tiếp tục giữ chức Chủ tịch Quân ủy thêm hai năm sau khi ông thôi các chức vụ khác vào năm 2002 - 2003. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chức Chủ tịch Quân ủy và do vậy mà rất có thể ông Hồ cũng sẽ cố giữ lại chức này càng lâu càng tốt, vì cho đến nay chức vụ này không bị hạn chế về tuổi tác hay nhiệm kỳ. Ông Hồ vẫn chưa thể đưa được người do ông nâng đỡ là Li Keqiang vào chức Tổng Bí thư. Chức này sẽ thuộc về Xi Jinping, người thân cận với phe Giang và thuộc đội ngũ “thiên tử”. Bố ông Xi nguyên là phó TTg.
- Sách trắng quốc phòng 2008 chịu khá nhiều ảnh hưởng quan điểm chiến lược của Hồ về sự tồn tại của “rất nhiều nhân tố bất ổn trong an ninh châu Á - TBD” do tác động của những vấn đề kinh tế, thay đổi chính trị, lãnh thổ, quyền hàng hải và nhiều “điểm nóng” khu vực. Chỉ đạo chiến lược của ông là “thực hiện các sứ mạng lịch sử” và hiện đại hóa quân đội bằng mọi cách có thể; ông ủng hộ phát triển nhảy vọt về quân sự, hỗ trợ xây dựng kinh tế và các hoạt động quân sự trừ chiến tranh (MOOTW). Chính vì vậy ta thấy Hải quân TQ tham gia chống hải tặc tại vịnh Ba Tư, đến thăm các cảng mới ở Myanmar, quyết đoán về tranh chấp chủ quyền trên biển Nam Trung Hoa (vòng cung thứ nhất) và Đông Hải. TQ đang dọa sẽ thiết lập quyền kiểm soát vòng cung đảo thứ hai kéo đến tận đảo Guam.
- Đánh thắng 3 cuộc chiến tranh không phải là học thuyết mới (người TQ gọi là San Zhong Zhanfa) nhằm (i) triệt phá khả năng tiến hành chiến tranh tâm lý của kẻ thù; (ii) sử dụng báo chí để tác động vào công luận trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ cho hành động tiêu diệt kẻ thù của TQ; và (iii) sử dụng luật pháp quốc gia và quốc tế theo cách của TQ để giành được hỗ trợ quốc tế, chí ít là hạn chế những tác động chính trị do hành động quân sự của TQ gây ra. Nhấn mạnh học thuyết “3 cuộc chiến tranh” vào thời điểm này có ý nghĩa sâu sắc khi các sự kiện căng thẳng diễn ra quanh TQ như vụ tàu chiến HQ bị đánh chìm, tăng yêu sách đòi chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa, đẩy căng thăng ở vùng Đông Hải với Nhật do va chạm giữa tầu tuần tra Nhật và thuyền cá TQ…Trong khi tham vọng của TQ rất rõ ràng, câu hỏi đặt ra là phải chăng các vụ xô sát này gắn liền với chính trị nội bộ của Hồ Cẩm Đào?
Hồ Cẩm Đào có thể sẽ đi vào lịch sử như là kiến trúc sư của việc triển khai sức mạnh của TQ./.
_________________________
Thứ Hai, 27/9
ASEAN
+ Tin từ Mỹ, BBC, RFA, RFI, VOA - 24, 25/9: ASEAN - Mỹ. Ngày 24/9, TTh Mỹ Barack Obama và CTN VN Nguyễn Minh Triết đã cùng chủ trì cuộc họp thượng đỉnh Mỹ -ASEAN lần thứ hai tại
Phát biểu trước khi khai mạc hội nghị, TTh Mỹ Obama cam kết Mỹ sẽ giữ vai trò mạnh trong các vấn đề châu Á. TTh Obama nói ông đã nói rõ trong suốt thời gian ông nhậm chức vừa qua là Mỹ có ý định giữ một vai trò lãnh đạo tại châu Á, đồng thời ca ngợi các nước thành viên của khối ASEAN đã giữ vai trò lãnh đạo ngày càng tăng tại khu vực này. TTh Obama nói ông hy vọng cuộc họp sẽ mang lại sự hợp tác về chính trị và an ninh sâu rộng giữa các quốc gia trong vùng, và xác nhận ông đã nhận lời đến dự hội nghị cấp cao do ASEAN tổ chức ở
Ngày 25/9, bản Tuyên bố chung ASEAN - Mỹ đã được Nhà Trắng công bố, gồm 25 điểm chú trọng tới nhiều lĩnh vực có liên hệ mật thiết tới ASEAN và Mỹ như kinh tế, tài chính, phát triển nông nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, chống tham nhũng, biến đổi khí hậu, vấn đề nhân quyền và hỗ trợ sự tự do trong bầu cử tại Myanmar vào tháng 11 tới. Về vấn đề BTT, Mỹ và ASEAN nhắc lại tầm quan trọng của các nghị quyết LHQ và kêu gọi BTT thực thi các cam kết đã đưa ra tại các cuộc đàm phán 6 bên.
Điểm đặc biệt nhất được trông đợi trong tuyên bố chung Mỹ - ASEAN là vấn đề Biển Đông cũng như cam kết hợp tác của Mỹ đối với ASEAN. Mục thứ 18 ghi rõ hai phía tái khẳng định tầm quan trọng của ổn định và hòa bình khu vực, an ninh hàng hải, không cản trở thương mại và tự do hàng hải theo những quy định liên quan được sự đồng thuận của luật pháp quốc tế, gồm Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) và những điều luật hàng hải quốc tế khác, đồng thời giải quyết hòa bình các tranh chấp. Trước đó, TTh PLP Benigno Aquino đã nói với hãng thông tấn Pháp rằng 10 nước ASEAN sẽ đứng về một khối nếu TQ tìm cách khẳng định chủ quyền tại tất cả các quần đảo trong vùng biển này. Theo báo The Wall Street Journal ngày 24/9, từ ngữ của thông cáo này là sự thách thức đối với TQ vì nó nhắc lại những gì NT Clinton đã phát biểu hồi tháng 7 vừa qua tại Hà Nội, tuy nhiên một số từ ngữ của nó đã được giảm nhẹ để tránh sự phản đối từ TQ.
Ngay trước HN, TTg Singapore Lý Hiển Long cho biết ông sẽ nói với TTh Mỹ rằng, Mỹ cần duy trì sự hiện diện tại châu Á như một cường quốc tại khu vực TBD. “Mỹ đóng một vai trò mà TQ không thể thay thế, trong đó có việc duy trì hòa bình tại khu vực”. TTh Philippines Benigno Aquino III thì tuyên bố ASEAN sẽ hợp thành một khối nếu TQ sử dụng sức mạnh trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, ông nói tới nay TQ chưa "ép buộc chúng tôi". Ông Aquino cũng nói thêm: "Hy vọng chúng tôi sẽ không phải nghe cụm từ “Biển Nam Trung Hoa” với hàm ý đó là biển của TQ".
Ngoài các nước ASEAN, một số nước cũng đang có những tranh chấp với TQ về vấn đề biển như Nhật, đồng minh chủ chốt của Mỹ tại khu vực đã thể hiện một lập trường cứng rắn khác thường với TQ, liên quan đến vụ đụng độ giữa một tàu cá TQ với 2 tàu tuần tiễu Nhật tại vùng biển đang có tranh chấp giữa hai nước. trong khi HQ - nước có quan hệ giao thương mạnh mẽ với TQ, cũng đang xa lánh TQ bởi nước này đã không lên án BTT về vụ chìm tàu hồi tháng 3.
Hàng loạt các diễn biến trên cho thấy dường như chính sách đối ngoại của TQ đang gặp phải thất bại sau một thời gian dài cố gắng cân bằng các mối quan hệ. Trong đó có các nguyên nhân chính là: Chính sách đối ngoại của TQ bị ảnh hưởng bởi Quân Giải phóng nhân dân TQ (PLA), lực lượng có ảnh hưởng ngày càng lớn hơn trong quá trình chuyển giao lãnh đạo từ nay tới năm 2012; Ngoại giao TQ bắt đầu giọng điệu kiêu căng sau khi nước này trở nên mạnh mẽ hơn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu; Dư luận TQ cũng là một nguyên nhân quan trọng. Các nhà ngoại giao TQ chịu sức ép phải có tiếng nói cứng rắn nhằm xoa dịu tinh thần chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao.
Trong khi đó, TTg Ôn Gia Bảo tuyên bố tại LHQ rằng TQ không đe dọa nước khác nhưng "sẽ không bao giờ nhượng bộ trong tranh chấp về các chủ đề có tính quan tâm quốc gia". Ông Ôn Gia Bảo nói: "TQ quý trọng tình hữu nghị và luôn trung thành với các nguyên tắc của mình". Nhưng "Khi nói tới chủ quyền, đoàn kết dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, TQ sẽ không lùi bước hay nhân nhượng".
Trong một diễn biến khác, ngày 24/9, khoảng 200 người Việt đã biểu tình kêu gọi VN tôn trọng tự do nhân quyền và thả tù nhân chính trị trong lúc cuộc họp giữa Mỹ và ASEAN diễn ra tại New York. NFN của Đảng Việt Tân Hoàng Tứ Duy tuyên bố sẽ đấu tranh bằng mọi phương pháp để Đảng này xuất hiện công khai tại VN trong thời gian sắp tới. Ông Duy nói Việt Tân đã vận động mười dân biểu Mỹ ký tên yêu cầu nhà cầm quyền VN hãy thả người… và làn sóng kêu gọi càng lúc càng nhân rộng.
ĐÔNG
+ Tin từ Lào - 24/9: Lào - Thái lan hợp tác giải quyết vấn đề biên giới. Theo VOA, NT TL Kasit Pyrom phát biểu cho biết Ủy ban Liên hợp Biên giới Lào - Thái sẽ nhóm họp ngày 14 - 15/10 tại Bangkok nhằm thảo luận các vấn đề còn mâu thuẫn giữa hai nước về biên giới. Ông Kasit nói: “Nếu hai bên không thống nhất được với nhau về vấn đề biên giới dựa trên luật pháp thì chính phủ hai nước sẽ cố gắng giải quyết trên cơ sở quan hệ chính trị”. Hai nước sẽ giải quyết vấn đề theo nguyên tắc mỗi bên đều có được có mất. Nhân dân TL sẵn sàng cho những thoả thuận theo nguyên tắc đó, điều đó không có nghĩa chỉ có phía TL là bên chịu mất đất. Nhiều nước trên thế giới có tranh chấp biên giới và các nước đó cũng giải quyết trên nguyên tắc “có được, có mất”.
NT Thái nói thêm “đến khi đó BNG TL sẽ giải thích cho nhân dân hiểu rằng hai nước TL và Lào có đường biên giới chung dài 702 km, trong đó 96% đã được phân định cắm mốc giới, chỉ còn 4% hay 4 điểm chưa đạt thoả thuận: Điểm thứ nhất: tại bản Hôm-kan, tỉnh Xaynhabuly (Lào) và tỉnh Phit-xa-nu-lốc (TL). Điểm thứ hai và ba : khu vực núi Xi-pha và Cồn đất Pha-tăng giữa tỉnh Xaynhabuly và tỉnh Xiêng-hay (TL). Điểm thứ tư : khu vực cửa khẩu Văng-kan, huyện Phôn-thay tỉnh Chăm-pa-sắc (Lào) và cửa khẩu Xòng-mốc, tỉnh U-bôn-rat-xa-tha-ni (TL).
Năm 1987, quân đội hai nước này đã đụng độ ác liệt tại ba điểm tranh chấp đầu. Tiếp theo cuộc họp tháng 10/2010, Uỷ ban liên hợp biên giới Lào - Thái sẽ lại họp vào ngày 19/12/2010.
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ Bắc Kinh,
Dư luận trong nước Nhật phản ứng mạnh, các nghị sỹ đối lập và theo đuổi chủ nghĩa dân tộc như Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Tanigaki, nguyên TTg Abe, Thống đốc Tokyo Ishihara... đều cho rằng quyết định này cho thấy thái độ “nhún nhường” của chính phủ và đồng thời đã chuyển một thông điệp “sai lầm” đến TQ trong vấn đề chủ quyền. Báo giới cho đây là sự mất điểm to lớn trong chính sách ngoại giao của Nhật, chịu khuất phục trước sức ép khi TQ tuyên bố ngừng xuất khẩu đất hiếm (nguyên liệu quan trọng sản xuất các thiết bị công nghệ cao), kêu gọi người dân không đi du lịch NB và bắt giam 4 nhân viên người Nhật với lý do xâm nhập trái phép khu quân sự... Mặt khác, có ý kiến cho rằng chính phủ đã tính toán thời điểm thả thuyền trưởng tàu cá TQ là sau khi Mỹ tuyên bố đảo Điếu Ngư là đối tượng áp dụng Hiệp uớc an ninh giữa hai nước trong hội đàm cấp cao Nhật - Mỹ nhằm để răn đe tham vọng biển nhưng đồng thời cũng để xoa dịu thái độ cứng rắn của TQ. Trước mắt, ma sát Nhật - Trung có ảnh hưởng tới hoạt động của Quốc hội Nhật, các đảng đối lập sẽ công kích mạnh vấn đề này sẽ làm trì trệ việc thảo luận các dự luật và ảnh hưởng tới hoạt động ngoại giao của chính phủ.
Phản ứng của các nước có khác nhau: Trợ lý BTNG Mỹ hoan nghênh quyết định này của phía NB và tỏ mong muốn quan hệ Nhật - Trung sớm được cải thiện. Trong khi đó, báo New York Times coi đây là thắng lợi của sức ép của TQ đối với Nhật. Chính phủ HQ đánh giá đối lập Trung - Nhật sẽ kéo dài; còn thông tin đại chúng HQ coi đây là cuộc phân tranh Điếu Ngư, trong đó nêu đậm thắng lợi của TQ, riêng đài TV YTN nhấn mạnh “Nhật đã kéo cờ trắng trước sức ép của TQ”. Trong các nước ASEAN, có ý kiến coi đây là điểm tích cực đối việc ổn định khu vực (nghiên cứu viên cao cấp Yusef Wanandy thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Indonesia, ông Lý Quang Diệu), mặt khác, trước sự khuất phục của Nhật, sự lo ngại và cảnh giác đối với TQ đang lan rộng.
Nhân sự kiện này, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học
- Đây là một thái độ rất trịch thượng và ngang tàng của TQ. TQ đã biết trước rằng việc này xẩy ra trong dịp sẽ có nhiều cuộc gặp quan trọng ở LHQ và có những vấn đề lớn hơn để giải quyết. Do vậy, TQ làm lớn vụ tàu cá, để những nước như Mỹ, Nhật phải nhượng bộ bởi vì có những vấn đề lớn đang phải thương lượng với TQ. Mỹ và Nhật không muốn những vấn đề nhỏ chi phối, do vậy, họ chịu nhượng bộ. Nhưng nếu TQ cứ tiếp tục làm như thế, thì càng ngày TQ càng ở vào thế bị động. Tôi nghĩ là Nhật giải quyết ôn hòa vấn đề để cho mọi người thấy là TQ đã quá lố, chứ không phải là NB hay Mỹ sợ trong vấn đề này.
- Có thể hiểu rằng TQ muốn dùng vấn đề tàu cá để đánh lạc hướng sự chú ý của Mỹ, Nhật về vấn đề thương mại và tiền tệ. Trong khi đó, NB, Mỹ cũng không muốn để cho sự cố tàu cá ảnh hưởng đến những vấn đề lớn khác
- Trong các vấn đề tại vùng biển gần đảo Điếu Ngư hay tại biển ĐNÁ mà VN gọi là Biển Đông, TQ đối xử không cân xứng. Khi thuyền chài của VN đi đến gần đảo Hoàng Sa thì TQ bắt thuyền đòi tiền chuộc, thậm chí bắn ngư dân. Trong khi đó, TQ đến đảo của NB, đụng thuyền của Nhật rồi lại bắt phía Nhật xin lỗi. Rõ ràng, thế giới sẽ thấy thái độ, cư xử này của TQ là không cân xứng.
- Có thể TQ có nhiều vấn đề khó khăn ở trong nước, nhưng họ phải làm như vậy để chứng minh cho dân chúng thấy là họ mạnh. Nhưng vấn đề là càng làm như vậy, thì càng có nhiều người gờm TQ. Tôi nghĩ, trong những tháng tới, nhiều nước sẽ có thái độ rất dè dặt với TQ. Do vậy, nếu TQ cứ tiếp tục hành xử như vậy, thì TQ càng ngày càng tự cô lập mình.
- Qua sự cố vừa qua, tôi nghĩ bài học lớn là khi TQ làm điều quá lố, kích động như vậy, thì một nước như VN phải có phản ứng rõ ràng, phải lên tiếng cho thế giới biết là TQ quá lố, thì TQ sẽ bị động, mất uy tín với nhiều nước trên thế giới. Còn im lặng thì họ sẽ tiếp tục làm tới.
+ Global Times, VOA - 25/9: TQ -
Trong một bài tham luận mới đây, ông Hugh White, chuyên viên quốc phòng thuộc trường Đại học Quốc gia Australia cho rằng căng thẳng ngày càng tăng giữa Mỹ và TQ có thể ảnh hưởng đến Australia: “Tương lai khoảng vài năm hoặc vài chục năm mà chúng ta có thể đối mặt khác với quá khứ mà chúng ta đã vui hưởng từ 40 năm qua, trong đó ưu thế không ai tranh cãi của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã giúp châu Á và Australia coi như được quá giang mà không tốn kém gì. Tôi lo ngại rằng nếu TQ tăng trưởng, quan hệ TQ - Mỹ trở nên cạnh tranh hơn, nhiều lấn cấn hơn, khi đó chúng ta sẽ nhận thấy chúng ta sẽ sống trong một thế giới khác, thế giới mà hòa bình ở châu Á rất khó bảo đảm và cơ hội kinh tế dành cho Australia, nhất là cơ hội làm kinh tế với TQ, có thể bị hạn chế thêm”. Cũng trong vòng tuần lễ vừa qua, hai chiếc tàu của hải quân TQ đã cập cảng
PHỤ LỤC
QUAN HỆ TRUNG - MỸ - ASEAN
+ Tin từ TQ - 26/9: 1. Thời báo hoàn cầu ngày 25/9 đăng bài: “TQ có thể phá vỡ thế bao vây của Mỹ không: Mỹ lợi dụng
ASEAN cần gì ở Mỹ? Sau khi NT Mỹ Clinton cao giọng về vấn đề “Nam Hải” tại VN hồi tháng 7 vừa qua, Mỹ luôn bị nghi ngờ lợi dụng vấn đề “Nam Hải” lôi kéo ASEAN kiềm chế TQ. Chủ đề chính của Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN lần này vẫn là “Nam Hải”. Ngoài ra, Mỹ không hứa hẹn nhiều trong việc tăng cường quan hệ với ASEAN ở các lĩnh vực khác. Trong khi đó, TQ đã trở thành nước cung cấp vốn lớn nhất ở các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp và thiết bị hạ tầng cho ĐNÁ. Do đó, các nước ASEAN vừa muốn dựa vào sức mạnh kinh tế phát triển nhanh chóng của TQ, vừa muốn tìm kiếm sự đảm bảo an ninh từ Mỹ.
Đối với
Gần đây, rất nhiều nước ASEAN lo ngại bị cuốn vào tranh chấp Trung - Mỹ, cho dù Mỹ dựa vào vấn đề “Nam Hải” rất được các nước này quan tâm. Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Dương, Đại học Hạ Môn Trang Quốc Thổ cho rằng, hiện nay Mỹ đang sử dụng vấn đề “Nam Hải” để kiềm chế TQ, ép TQ nhượng bộ đối với lợi ích chiến lược quốc tế khác. Thực ra, các nước ASEAN cũng rất rõ, Mỹ không thể “quyết đấu” với TQ về vấn đề “Nam Hải”, các nước ASEAN cũng không cần thiết vì thế mà cột chặt mình vào Mỹ. Tuy nhiên, các nước ASEAN cũng không vì thế mà dựa vào TQ nhiều hơn, ngược lại họ vẫn có quan hệ mật thiết với Mỹ trong lĩnh vực an ninh, quân sự.
Về tranh chấp “Nam Hải”, các nước ASEAN cũng có lập trường khác nhau. Một số nước muốn nâng cấp vấn đề này thành vấn đề trong phạm vi toàn khối, muốn ASEAN có chung tiếng nói trong đàm phán với TQ. Thứ trưởng Ngoại giao PLP Rio từng bày tỏ, 10 nước ASEAN cần xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử” chính thức để tránh gây căng thẳng trong tranh chấp đối với các đảo và vùng biển ở “Nam Hải”. Về vấn đề này, ông Trang Quốc Thổ cho rằng, thực tế “Bộ quy tắc” như vậy là nhằm biến vấn đề “Nam Hải” từ song phương thành đa phương, từ đó tăng thêm điều kiện đối kháng với TQ.
Thực tế, tranh chấp “Nam Hải” vẫn diễn ra liên tục mấy chục năm qua. Việc gần đây VN tuyên bố quyền lãnh hải đối với “Nam Hải” đã trực tiếp kích thích thần kinh của PLP. PLP lo ngại “dã tâm bành trướng” của VN. Hành động đó của VN cũng ảnh hưởng đến lợi ích của
Ông Trang cho rằng, hầu hết các nước trên thế giới đều giải quyết tranh chấp về lãnh thổ thông qua nỗ lực đàm phán song phương. Tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ASEAN cũng cho thấy, sự can thiệp của nhiều bên thực chất không có lợi cho giải quyết vấn đề. Gần đây, một số nước ASEAN phản đối Mỹ can thiệp vào vấn đề “Nam Hải”. Quan chức cấp cao của BQP VN mới đây đến Bắc Kinh và công khai bày tỏ, VN sẽ không trở thành đồng minh của Mỹ. Bởi vì, VN hay PLP đều hiểu rõ, đại cục hợp tác kinh tế thương mại giữa TQ và ASEAN đều lớn hơn rất nhiều tranh chấp về vấn đề “Nam Hải”.
Chuyên gia về vấn đề quốc tế thuộc Đại học Ateneo Manila Lin Jicong cho rằng, cho dù có xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử mới cũng cần phải được TQ chấp nhận. Trong tình hình TQ cảm thấy đang bị một số thế lực bên ngoài hợp sức bao vây, rất khó để TQ chấp nhận đề nghị này.
2. Thời báo Hoàn cầu ngày 26/9 đăng bài bình luận nhan đề: “Mỹ không nên dựa vào việc quấy nhiễu để quay trở lại châu Á”. Nội dung như sau: Obama ngày 24/9 đã tham dự Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN lần thứ hai tại
Việc Mỹ muốn làm là thúc đẩy đối lập giữa các nước ASEAN với TQ. Hàm ý bên ngoài những ngôn từ đó là: TQ có ý đồ sử dụng vũ lực, TQ phản đối tự do hàng hải và thương mại. Như vậy, đôi ủng của Mỹ không phải đá vào không khí ở “Nam Hải”, mà đá vào “cái mông” cứng rắn của TQ. Xem ra sau khi Mỹ rút khỏi Iraq đã vội “quay trở lại châu Á” với cách thức gây rối loạn ở “Nam Hải”, gây đối lập giữa các nước xung quanh với TQ. Nhưng lần này Mỹ đã gặp khó khăn, bởi vì khu vực này không có ai muốn loạn, không có ai muốn đánh nhau. Tất cả các nước đều dồn tâm sức vào việc làm thế nào để thoát nghèo, làm thế nào để giàu lên.
Một số nước liên quan đến vấn đề “Nam Hải” thực sự muốn lợi dụng sức mạnh Mỹ để cân bằng với TQ nhằm kiếm được nhiều lợi hơn khi đàm phán với TQ. Nhưng Mỹ không nên đánh giá quá cao sự sợ hãi của các nước này đối với TQ, vì mong muốn mãnh liệt được hưởng lợi từ nền kinh tế TQ đang phát triển nhanh chóng của họ lớn hơn nhiều so với sự sợ hãi đó. Thực ra, họ chỉ muốn Mỹ đến để “cân bằng”, chứ không muốn Mỹ làm quá.
Năm 2010 không thể trở thành năm khởi đầu cho việc Mỹ câu kết với ASEAN đối phó với TQ. Một số nước liên quan “Nam Hải” hy vọng Mỹ đến an ủi sự sợ hãi của họ, chứ không cần Mỹ đến làm họ sợ hãi hơn. Những nước này đều hiểu rõ, một khi “Nam Hải” hỗn loạn, Mỹ nhiều lắm cũng chỉ đưa mấy chiếc tàu chiến đến, còn họ sẽ phải gánh vác vận mệnh của cả đất nước.
Mỹ gieo mầm bất ổn định ở “Nam Hải” ngược lại sẽ gây bất lợi đối với ảnh hưởng của họ trong toàn khu vực. Việc cột chặt vào Mỹ chống lại TQ không phù hợp với lợi ích của các nước xung quanh “Nam Hải”, mà đó là sự đau khổ của họ. Mỹ muốn thông qua việc đưa hàng không mẫu hạm vào “Nam Hải” để thực hiện chiến lược “quay trở lại châu Á”, như vậy thì quá đơn giản. Châu Á và Mỹ không phải là quan hệ giữa “nước bé” và “nước lớn”.
Quay trở lại châu Á, Mỹ nên đem đến cho khu vực sự phát triển về kinh tế, thúc đẩy hòa hảo trong quan hệ giữa các nước, giảm bớt chứ không phải làm tăng căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Chỉ có như vậy ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực mới được lâu dài, mới có thể trở thành bia miệng. Nếu như đến để “gây sự” thì chắc chắn sẽ bị căm ghét, những người phản đối họ trong khu vực chắc chắn sẽ nhiều lên.
3. Thời báo Hoàn cầu ngày 26/9 đăng bài: “Mỹ và ASEAN đề cập đến vấn đề Nam Hải một cách mơ hồ”. Nội dung như sau: Báo chí Mỹ cho rằng, Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN lần thứ hai đã truyền tải thông điệp cứng rắn đến TQ: Bất kỳ quốc gia nào đều không được sử dụng vũ lực giải quyết tranh chấp “Nam Hải”. Có người còn phỏng đoán, Hội nghị này là sự bắt đầu của việc Mỹ liên minh với ASEAN chống lại TQ. Tuy nhiên, xem kỹ thì Tuyên bố chung không có từ nào nói đến “Nam Hải”. Được biết, việc tránh nhắc đến “Nam Hải” là vì các nước ASEAN không muốn “chọc tức” TQ. Thực tế, trong các Nhà Lãnh đạo ASEAN, công khai nói cứng với TQ chỉ có TTh PLP Aquino, nước đắc tội với TQ trong vấn đề giải cứu con tin vừa qua. Khi được hỏi các nước ASEAN thực sự muốn thách thức TQ như vậy không, nhiều chuyên gia của ASEAN đã phủ nhận điều đó. Một quan chức ngoại giao của ASEAN nói với “Báo Bưu điện Gia-các-ta”, Trung - Mỹ đang triển khai chiến tranh lạnh trên biển, các nước ASEAN không muốn bị cuốn vào trong.
Thực ra, Mỹ và các nhà lãnh đạo ASEAN chỉ ăn với nhau một bữa cơm trưa ngắn ngủi, nhưng Mỹ lại kiên trì coi đó là Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN lần thứ hai. Ngày 25/9, các báo mạng của VN như “Báo điện tử ĐCS VN” khi đưa tin về Hội nghị không thấy nhắc đến “Nam Hải” và TQ, chỉ nêu “Hội nghị đã thúc đẩy quan hệ Mỹ - ASEAN lên một tầm cao mới”, “ASEAN và Mỹ nhất trí cho rằng, cần gìn giữ hoà bình trên biển trong khu vực”. “Báo Bưu điện Bangkok” còn viết, các Nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN trong Hội nghị đã đốc thúc Mỹ không đưa tranh chấp “Nam Hải” vào Tuyên bố chung để tránh chọc tức TQ.
Theo giới phân tích, việc tranh chấp “Nam Hải” lần này bị làm nóng lên, thực chất là sự tiếp diễn của cọ sát Trung - Mỹ trên biển. “Báo Người Pari” của Pháp cho rằng, khi Trung - Mỹ đều khuyếch trương thực lực và tranh giành ảnh hưởng ở khu vực ĐNÁ, các nước ASEAN vừa cảm thấy sợ hãi, vừa tiến thoái lưỡng nan, lo ngại bị kẹp giữa hai gã khổng lồ, như vậy sẽ là một thảm hoạ.
Các nước ASEAN phát hiện ra rằng, khi nền kinh tế của họ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào TQ, việc họ muốn nhấn mạnh đòi hỏi chủ quyền trước TQ càng trở nên khó khăn hơn. Mặc dù đã ra Tuyên bố chung, nhưng phần lớn các nước ASEAN đều không nhiệt tình lắm. Đối với họ, đối kháng Trung - Mỹ không hề có lợi. Rất khó khăn nếu các nước ASEAN phải đưa ra lựa chọn Mỹ hay TQ.
Nghiên cứu viên Phòng nghiên cứu ĐNÁ thuộc Viện Khoa học xã hội Quảng Tây Tôn Tiểu Nghênh cho rằng, phần lớn các nước ASEAN đều có một quy tắc ngầm, đó là không muốn thách thức TQ quá mức. Nhiều nước ASEAN không muốn coi TQ là kẻ thù và cũng không muốn bị bắt cóc nhằm đối kháng với TQ. Ngay cả những nước có mâu thuẫn về vấn đề “Nam Hải” với TQ thì giữa TQ và họ cũng có rất nhiều lợi ích đan xen. Nếu Mỹ đưa ra điều kiện dụ dỗ, muốn lợi dụng ASEAN chống lại TQ, nội bộ ASEAN rất có thể sẽ bị chia rẽ. ASEAN không muốn đến gần Mỹ quá, bởi vì trong lịch sử họ đã bị thiệt thòi quá nhiều. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 đã cho họ thấy bản chất của Mỹ. Một quan chức cấp cao của PLP từng nói, quan hệ giữa chúng tôi và Mỹ là quan hệ bị Mỹ lợi dụng./.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...