20/09/2010
Thứ Sáu, 24/9
BIỂN ĐÔNG - ASEAN
+ BBC - 23/9: Bình luận về Biển Đông trước cuộc gặp ngày 24/9 của TTh Obama và các lãnh đạo ASEAN cho rằng việc quốc tế hóa vùng biển này đang thành sự thực, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Trả lời CNN hôm đầu tuần, nhà nghiên cứu Gordon Chang từ Mỹ nói rằng TQ nay đang rơi vào tình thế “cãi cọ” với gần như tất cả các nước láng giềng về lãnh thổ. Gần đây nhất là cuộc tranh chấp bùng lên với Nhật Bản về đảo Điếu Ngư.
Còn Sarah Stewart trong bài đăng trên AFP hôm 23/9 thì nhận định rằng, trước cuộc gặp tại
VN tuy không có tuyên bố cụ thể từ cấp cao nhất nhưng trên thực tế đã đóng vai trò vận động cho giải pháp quốc tế hoá Biển Đông. Về nội bộ, chính quyền VN đã có nhiều đợt vận động dân chúng và bộ máy chính quyền về biển đảo.
Còn về phía Mỹ, có ý kiến nói cũng không nên hiểu sai lời bà
Tuy nhiên, cũng có tiếng nói rằng Mỹ đã khiêu khích các nước châu Á nhằm đặt TQ vào vị thế bất lợi. Thời báo Trung Hoa ra ở Đài Bắc tin rằng “Mỹ đang xúi dục các nước châu Á”, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và ASEAN để “gây sự với TQ”.
Trong lúc chờ đợi phát biểu của TTh Obama, AFP trích lời ông Ernest Bower, từ Trung tâm Centre for Strategic and International Studies ở Washington, nói rằng thất bại của Mỹ trong cố gắng này tại New York sẽ tạo ra “mối nguy không thể chấp nhận được cho tăng tưởng kinh tế, hòa bình và thịnh vượng tại châu Á”.
Còn ông Richard Bush thì cho rằng có lẽ là TQ “cần lùi lại một bước, xem xét lại có phải chính các hành động của họ lâu nay khiến các nước ĐNÁ thay đổi quan niệm và thái độ của họ”. Ông cho rằng TQ nêu ra chủ trương một thế giới hài hòa nhưng có lúc việc làm không nhất quán với lý tưởng đó và nay TQ cần làm sao để cải thiện quan hệ với Mỹ và các nước trong vùng.
+ Tin từ Mỹ - 23/9: Bây giờ là lúc Mỹ cần gây sức ép vấn đề Biển Đông (Walter Lohman - Heritage Foundation). Hãng AP mới đây đã trích lời Trợ lý NT Mỹ Kurt Campbell và Cố vấn các vấn đề châu Á Nhà trắng phát biểu với các Đại sứ ASEAN rằng: lập trường cứng rắn của Mỹ về tuyên bố chủ quyền của TQ tại Biển Đông đã mang lại hiệu quả mong muốn, “khiến TQ phải có cách tiếp cận hợp tác hơn”.
Tại ARF vừa qua, NT Clinton đã đưa ra một thông điệp với lời lẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng. TQ luôn giữ quan điểm rằng các tuyên bố về chủ quyền trên biển xuất phát từ “các đặc điểm trên đất liền”. Với việc tuyên bố rằng các tuyên bố chủ quyền về đất liền của TQ phải hợp pháp thì mới có giá trị tham chiếu sang chủ quyền trên biển, từ ngữ mà NT Clinton sử dụng đã lấp đi lỗ hổng trong lập trường của Mỹ.
Mỹ không có tuyên bố chủ quyền cũng như không ủng hộ bất cứ bên nào trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, tuy nhiên, Mỹ có lợi ích trong việc duy trì tự do hàng hải tại khu vực này. Với việc đặt dấu hỏi đối với tuyên bố chủ quyền đất liền của TQ, Mỹ đã đặt dấu hỏi đối với tuyên bố chủ quyền trên biển của nước này.
Một nguồn tin cao cấp tiết lộ với báo Washington Post rằng, NT Clinton ban đầu định phát biểu rằng tuyên bố chủ quyền của TQ với toàn bộ vùng biển là “vô giá trị”.
Bây giờ không phải là lúc lưỡng lự đối với tuyên bố chủ quyền biển của TQ. Các nước ĐNÁ, đặc biệt VN và PLP là những nước có tranh chấp gay gắt nhất với TQ rõ ràng cảm thấy an tâm hơn khi Mỹ đóng vai trò lãnh đạo trong tranh chấp này. Cuộc gặp thượng đỉnh ASEAN - Mỹ sắp tới là cơ hội lý tưởng để nêu rõ quan điểm trên.
Ngoại giao TQ đã tấn công quan điểm của NT Clinton trong việc giải quyết bất đồng. NFN/BNG TQ tuyên bố: “TQ kiên quyết phản đối bất cứ nước nào không liên quan đến Biển Đông can dự vào tranh chấp. Chúng tôi phản đối việc quốc tế hóa, đa phương hóa hoặc mở rộng vấn đề”. Tóm lại, TQ phản đối cách giải quyết vấn đề không theo phương thức song phương. Họ biết rằng sức mạnh đối phương sẽ tăng theo số lượng.
TTh Obama không bị ảnh hưởng gì khi nhắc lại đề nghị làm trung gian. Tuy nhiên, ông nên nêu lại sự hoài nghi đối với tuyên bố chủ quyền của TQ mà NT Clinton đã đưa ra hồi tháng 7. Chính quyền Mỹ không nên bị ảnh hưởng bởi chiến thuật trì hoãn của TQ. Với một tranh chấp nghiêm trọng hơn với NB đang diễn ra, TQ sẽ tìm cách giảm thiểu tối đa trên mặt trận kia. Bây giờ chính là lúc cần gây sức ép với họ.
Mặc cho những nỗ lực của NT Clinton, chính quyền Mỹ hiện vẫn mắc lỗi trong việc gắn quan điểm của Mỹ với việc thông qua Công ước LHQ về luật biển. Tuyên bố chủ quyền “đường chín đoạn” của TQ không hoàn toàn dựa trên UNCLOS mà nó chỉ là cái vỏ bọc của họ. TQ có thể giải quyết toàn bộ tranh chấp bằng cách xóa bản đồ và nói rằng, tuyên bố chủ quyền của họ hoàn toàn dựa trên UNCLOS, như vậy sẽ hướng phương thức giải quyết tranh chấp theo cơ chế mà họ tạo ra.
Lập trường của TQ là, Biển Đông thuộc về TQ bởi vì nó thuộc về TQ. Đơn giản là như vậy cho dù có UNCLOS hay không có nó. Lập trường này của TQ sẽ không thay đổi cho dù Mỹ có thông qua UNCLOS hay không. Trên thực tế, việc áp dụng UNCLOS có thể khiến tranh chấp trở nên phức tạp hơn tình hình hiện tại. Lập trường của Mỹ sẽ tăng thêm sức nặng nếu họ đã thông qua UNCLOS.
Mỹ cần có thêm một số hành động như:
- Gây sức ép để TQ từ bỏ bản đồ đường 9 đoạn là cách tốt nhất để TQ lộ rõ ý định của mình tại khu vực Biển Đông.
- Cùng với bạn bè và đồng minh trong khu vực tiếp tục tìm kiếm lập trường chung về vấn đề này.
- Cùng với các đối tác và đồng minh trong khu vực, đặc biệt là VNvà PLP xây dựng khả năng phòng thủ biển.
- Tại các vùng biển mở, Hải quân Mỹ cần tiếp tục thực thi quyền hàng hải quốc tế của mình.
- Tăng cường đầu tư nhằm duy trì lâu dài sự có mặt quân đội Mỹ.
NT Clinton đã làm đúng khi đặt quyền lợi của Mỹ vào việc duy trì tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông, đồng thời có lập trường chung với các nước bạn bè và đồng minh trong khu vực. Chính phủ Mỹ cần tạo dựng áp lực chính trị quốc tế lên TQ trong khi hạn chế khả năng áp đặt chủ quyền của họ. Cuộc gặp thượng đỉnh ASEAN - Mỹ tại
+ RFI - 23/9: Châu Á ngày càng lo ngại trước việc TQ khẳng định chủ quyền. Ngày 23/9, hãng tin AFP trích lời ông Simon Tay, thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Singapore, cho rằng các nước nhỏ phải cố tránh rơi vào cảnh “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”. Nói cách khác, nếu các cường quốc trong khu vực bắt đầu đụng độ nhau, khối ASEAN phải đoàn kết thành một khối, không để bị chia rẽ giống như vào thời Chiến tranh Lạnh.
Cho đến nay, TQ đang có nhiều tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng như VN, Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei, NB, và Ấn Độ… Trong khi một số quốc gia, đặc biệt là VN, hoan nghênh việc Mỹ tỏ ý muốn làm đối trọng với TQ tại khu vực, thì theo một nhà nghiên cứu ở Singapore, các nước không có tranh chấp lãnh thổ với TQ như Thái Lan, Campuchia và Singapore lại chẳng hào hứng chút nào vì họ có thể rơi vào thế khó xử khi buộc phải chọn theo 1 trong 2 phe.
Trong khi đó, theo lời ông Rodolfo Severino, cựu TTK ASEAN, nói chung, các nước ĐNÁ cũng không muốn TQ và NB hay TQ và Mỹ đi đến xung đột. Đồng thời ông cho rằng, TQ không nên bị khiêu khích đến mức có những biện pháp vũ lực.
___________________________
Thứ Năm, 23/9
ASEAN - BIỂN ĐÔNG
+ Tin từ Trung Quốc - 22/9: Tờ Tin tức tham khảo ngày 21/9 dẫn đăng lại bài “ASEAN rơi vào tình thế khó khăn” đăng trên báo “Thời báo eo biển” của Singapore ngày 16/9, nội dung như sau: Hiện nay, một số nước ASEAN đang cân nhắc xem việc họ thúc giục Mỹ can dự vào vấn đề Nam Hải (Biển Đông) có phải là sáng suốt không. Họ cảm thấy rất kinh ngạc trước phản ứng mạnh mẽ của TQ, lo ngại quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu đi, khi đó họ sẽ bị ép phải đứng sang một trong hai bên. Ngoài ra, người ta cũng hoài nghi liệu Mỹ sẽ giữ được quyền uy của mình tại ĐNÁ ở mức độ nào. Người ta ngày càng nhận thấy rằng Hillary Clinton dường như tự mình phát biểu những lời đó, mục đích là nhằm kiếm điểm từ TQ.
Do Mỹ và Nga năm 2011 sẽ trở thành thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á, một điều lo ngại mới nữa là Mỹ có ý đồ đưa vấn đề “Nam Hải” vào chương trình nghị sự. Như vậy rất có thể quan hệ Mỹ - Trung sẽ xấu thêm, đe doạ đến tương lai của Hội nghị cấp cao Đông Á đã được mở rộng.
Theo kế hoạch, năm 2010, TQ và các nước ASEAN sẽ tổ chức Hội nghị chính thức lần thứ 4 Nhóm công tác liên hợp bàn về các hành động tiếp theo nhằm thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (Tuyên bố). Nhưng rất có thể hội nghị này sẽ bị hoãn lại, bởi vì Bắc Kinh từ lâu đã không còn hứng thú với 6 nội dung mà các bên đã đồng ý nhằm thực hiện “Tuyên bố”. Ngoài ra, Bắc Kinh còn phản đối 10 nước ASEAN hợp nhất lại để đàm phán với TQ, thậm chí còn phản đối 4 nước ASEAN có đòi hỏi chủ quyền bàn bạc với nhau trước khi đàm phán với TQ. Các nước ASEAN cho rằng lập trường của TQ là quá vô lý, bởi vì không có biện pháp thực tế nào có thể ngăn cản được các nước thành viên ASEAN gặp nhau và thảo luận tất cả những vấn đề mà họ muốn thảo luận.
Bắc Kinh chưa đưa ra được lý do thuyết phục đối với việc họ từ chối thực hiện các điều khoản của “Tuyên bố”, do đó các nước ASEAN cảm thấy thất vọng. Một quan chức cao cấp của ASEAN cho rằng: “Điều đó đi ngược lại với mong muốn duy trì hoà bình ở "Nam Hải" mà họ tuyên bố. Nhưng rốt cuộc họ không thèm để ý đến”. Cục diện liên tục bế tắc như vậy dường như đã làm cho “Tuyên bố” trở thành một tờ giấy trắng.
Nước Chủ tịch luân phiên VN và một số nước khác đã ngầm kêu gọi Mỹ tuyên bố Mỹ có lợi ích trong vấn đề “Nam Hải”. Đó là phản ứng của họ trước sự ngăn cản của TQ. Do đó, NT Mỹ Clinton đã đưa ra lập trường như vậy tại Diễn đàn khu vực ASEAN. Mới đầu, phần lớn các nước ASEAN đều rất vui mừng vì đã tìm thấy sự ủng hộ công khai của một nước duy nhất trên thế giới có thể kiềm chế được TQ. Nhưng sau khi NT TQ Dương Khiết Trì bày tỏ phẫn nộ, đưa ra 7 điểm phản bác lại, hai bên đã nhanh chóng đánh giá lại tình hình. Báo chí và giới học giả TQ cũng vào cuộc. Họ đã đưa ra lời cảnh cáo về chiến lược “chia để trị” của Mỹ đối với châu Á, đồng thời chỉ trích VN “đang đùa với lửa”.
Theo một số nhà phân tích của ASEAN, phản ứng quyết liệt của TQ đã có hiệu quả đối với ASEAN. Bắc Kinh đã tiên liệu rằng, tranh chấp “Nam Hải” sẽ trở thành một vấn đề khi VN làm Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Do đó, họ đã có chuẩn bị từ trước. Không ai muốn bị cuốn vào cuộc chiến với TQ.
+ Tin từ
+ BBC - 22/9: Tờ Bưu điện Hoa
Sự xuất hiện trở lại của Mỹ làm TQ nổi giận nhưng tất cả những vấn đề nêu trên sẽ lại được mang ra bàn hội nghị vào tháng tới tại Hà Nội, khi các BTQP ASEAN họp với 8 đối tác trong có Mỹ, Nhật và TQ. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cũng cảnh báo rằng các biến chuyển trên trường ngoại giao và chiến lược khu vực, vốn xảy ra khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, sẽ không dừng lại khi chiếc ghế chủ tịch được chuyển sang cho Indonesia vì bản thân nước này cũng gặp nhiều vấn đề với TQ tại khu vực Biển Đông. Bài báo kết luận: “Trong khi chiến dịch ngoại giao gia tăng xung quanh việc Nhật Bản bắt thuyền trưởng tàu cá TQ đang khuấy động tinh thần dân tộc sâu sắc trong dư luận TQ, nó cũng gây nên các quan ngại khác trong một khu vực đang tìm cách đối mặt với TQ”.
Đông Bắc Á
+ Tin từ
Cũng trong ngày 21/9, BNG TQ cho biết cuộc họp giữa TTg Ôn Gia Bảo và người đương nhiệm phía Nhật Bản Naoto
Trong khi đó, theo AFP, ngày 22/9, một nhóm những người Hồng Kông đấu tranh để bảo vệ chủ quyền TQ tại khu vực quần đảo Điếu Ngư đã lên đường đi ra vùng biển này. Có 3 người tham gia vào chuyến đi này, cùng với 4 thủy thủ. Chuyến đi được hai tàu cảnh sát biển Hồng Kông theo sát. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, trước đó, ngày 21/9, cơ quan phụ trách hàng hải của Hồng Kông đã gửi đến chủ tàu một lá thư cảnh báo, theo đó, con tàu không có quyền rời Hồng Kông với hành khách trên tàu, vì tàu chỉ được cấp giấy phép đánh cá. Hiện tại, NFN của cơ quan này không đưa ra lời giải thích nào thêm về vụ việc này.
Về phía NB, trả lời báo Financial Times,
Bình luận về thái độ của TQ, báo Nikkei ngày 22/9 phân tích cho rằng phản ứng của TQ đã vượt quá “ranh giới” từ trước đến nay. Nguyên nhân chính của việc TQ có thái độ cứng rắn lần này là lý do nội bộ làn sóng phản đối trong nước sẽ tăng cao nếu không kiên quyết đối với NB; TQ muốn thử chính sách ngoại giao và an ninh của Đảng Dân chủ NB trong bối cảnh xuất hiện rạn nứt trong quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ về một số vấn đề như di chuyển căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa. Việc quan hệ Trung - Đài được cải thiện và sự lớn mạnh của TQ về tiềm lực kinh tế, quân sự cũng là một nguyên nhân dẫn đến TQ tính toán rằng có thể áp đặt quan điểm về chủ quyền đối với các quốc gia có tranh chấp ở châu Á. Nếu quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ không thực sự bền chặt thì TQ sẽ tăng cường các hoạt động tại vùng biển thuộc chủ quyền của NB cũng như ngày càng có thái độ cứng rắn hơn trong vấn đề chủ quyền.
Xã luận báo Nishinippon ngày 22/9 cho rằng do TQ không ngừng mở rộng giành giật tài nguyên biển phục vụ tham vọng phát triển nên có thái độ cứng rắn trong vấn đề đảo Điếu Ngư. Việc TQ có thái độ cứng rắn như vậy chỉ gây ra thiệt hại đối với hai nước Nhật - Trung. Vì vậy, chính phủ hai nước cần sớm tìm ra giải pháp xử lý khéo vụ việc này tránh kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan.
_________________________
Thứ Tư, 22/9
BIỂN ĐÔNG
+ RFI, RFA, VOA, BBC – 21/9: ASEAN - Mỹ - Trung Quốc. Ba ngày trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN bên lề Đại Hội Đồng LHQ, chính quyền TQ đã lên tiếng chống lại điều mà họ gọi là Mỹ “can thiệp vào chuyện không phải của mình”. Trong cuộc họp báo ngày 21/9 tại Bắc Kinh, NFN/BNG TQ Khương Du tuyên bố TQ “theo dõi sát bản thông cáo chung mà Mỹ và hiệp hội ASEAN” sẽ công bố trước cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 24/9. Bà Khương Du nói thêm là TQ “kiên quyết chống lại hành động của những nước không liên hệ can thiệp vào cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa TQ và các quốc gia trong vùng”. Bà khẳng định hai việc: Thứ nhất, “hiện thời, Biển Đông ổn định và TQ củng cố và nới rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á”. Thứ hai, “TQ có chủ quyền không thể tranh cãi trên vùng biển đảo này”. Theo bà Khương Du, bất cứ một tuyên bố nào về vấn đề này cũng làm dấy động sự căng thẳng và làm vấn đề thêm phức tạp. Cuối cùng, bà nhấn mạnh là Bắc Kinh từ chối “quốc tế hóa” hồ sơ Biển Đông, viện cớ giải pháp thích hợp nhất là đàm phán song phương với từng nước trong ASEAN.
Truyền thông và giới chuyên gia TQ cũng đã ngay lập tức lên tiếng phản đối cuộc gặp này. China Daily dẫn lời ông Xu Liping từ Viện các Khoa học Xã hội TQ nói: “Mỹ không có tư cách gì để can thiệp vì là nước ở ngoài khu vực”. Ông Xu khẳng định rằng vấn đề Biển Đông là “chuyện giữa TQ và các nước ĐNÁ và nỗ lực quốc tế hóa chủ đề này chỉ làm nó thêm phức tạp mà thôi”. Nhà bình luận Tao Wenzhao thuộc Viện Nghiên cứu châu Mỹ thì nói: “TQ sẽ không cấm các tàu bè, kể cả của Mỹ qua lại các vùng biển này, nếu như họ tuân thủ Hiến chương LHQ về Luật biển”. Bởi vậy lý lẽ của phía Mỹ, theo ông Tao, chỉ là ngụy biện nhằm che dấu mục tiêu chính là tăng sức mạnh trong khu vực.
Trong khi đó, theo các nguồn tin ngoại giao, vấn đề tranh chấp vùng đảo Trường Sa sẽ là nghị trình ưu tiên, khi TTh Philippines Benigno Aquino gặp gỡ các thành viên ASEAN và TTh Mỹ Barrack Obama tại New York.
ĐÔNG
+ Tin từ Indonesia - 21/9Châu Á - Thái Bình Dương cần tránh “Chiến tranh Lạnh” (Jakarta Post 21/9). Ngày 17/9, phát biểu trước các thành viên của Diễn đàn lãnh đạo Banyan Tree tại
+ VOA, BBC - 21/9: TQ - NB. Ngày 21/9, NFN/BNG TQ tuyên bố NB đã làm quan hệ song phương xấu đi vì tiếp tục bắt giữ thuyền trưởng một tàu đánh cá của TQ. Bà Khương Du nhắc lại lời kêu gọi của Bắc Kinh yêu cầu NB thả viên thuyền trưởng này ngay lập tức. Bà bác bỏ lập luận cho rằng NB đang thực hiện theo các thủ tục pháp lý và nói rằng
Trong khi đó,
Trong một diễn biến liên quan, 1.000 sinh viên NB dự định đến hội chợ triển lãm Thượng Hải trong tuần này đã nhận thông báo từ Bắc Kinh nói rằng họ không nên tới.
+ VOA - 21/9: TQ tìm cách đối trọng sức mạnh hải quân của Mỹ tại TBD. BQP Mỹ nói rằng TQ đang chế tạo tên lửa đạn đạo có thể nhắm bắn các tàu sân bay ở cách xa hơn 1.500 km, bổ xung cho hệ thống phòng thủ tên lửa sẵn có với hơn 1.000 tên lửa hướng về ĐL; đồng thời, TQ cũng đang đóng tàu sân bay đầu tiên để phô trương sức mạnh trên hải phận quốc tế. Theo các chuyên viên an ninh châu Á, các động thái trên của TQ xuất phát từ hai lý do.
Thứ nhất là ĐL: TQ dọa sẽ sử dụng vũ lực nếu ĐL tuyên bố độc lập. Ông Vũ Sinh Bạc, giáo sư môn Quan hệ quốc tế tại trường Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải nhận định: “Nếu có xung đột quân sự tại eo biển ĐL, TQ cần một lực lượng răn đe nhằm ngăn không cho tàu sân bay của Mỹ vào khu vực để xen vào cách xử lý tình hình của TQ. Ngoài ra, TQ cũng muốn đóng một tàu sân bay lớn để bảo vệ các thủy lộ quốc tế mà TQ xem rất quan trọng cho kinh tế đang dựa vào xuất khẩu của mình”.
Thứ hai, theo GS Vũ Sinh Bạc, là tiền, cụ thể là điều kiện kinh tế hiện tại đã cho phép TQ đóng tàu sân bay.
Trong khi đó, Denny Roy, chuyên viên cao cấp của East-West Center ở Hawaii thì cho rằng: “Người TQ có kinh nghiệm lâu đời về chế tên lửa, do đó khi họ dựa vào tên lửa để làm thế đối trọng với sức mạnh của Mỹ thì cũng là chuyện tự nhiên”. Còn ông James Nolt, Giám đốc chi nhánh của viện Công nghệ
Về phần mình, Bắc Kinh đã bác bỏ nội dung báo cáo mới đây của BQP Mỹ và nói rằng đây chỉ là chuyện xây dựng quân sự và phòng vệ quốc gia bình thường. Cùng lúc, Bắc Kinh ngày càng lớn tiếng đòi các tàu của Mỹ phải tránh xa một số vùng biển rộng lớn, bao gồm Hoàng Hải, Biển Đông và Biển Nam TQ; là những nơi mà TQ nói là thuộc chủ quyền của mình.
_______________________
Thứ Ba, 21/9
BIỂN ĐÔNG
+ BBC - 20/9: TTXVN cho biết Hải quân VN và TTXVN mới đây đã ký thỏa thuận hợp tác tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về biển đảo. Theo thỏa thuận mới ký, TTXVN sẽ “giới thiệu và phổ biến tin tức về biển đảo và hoạt động bảo vệ chủ quyền biển của hải quân VN”. Ngược lại, Hải quân VN cam kết cung cấp thêm thông tin cũng như tạo điều kiện để các phóng viên TTXVN tường thuật kịp thời về tình hình các hải đảo cũng như của hải quân. Đây là một phần trong chiến dịch tuyên truyền về chủ đề biển, hải đảo và biên giới lãnh thổ đang được tiến hành trong nước.
Giới bình luận nhận xét chính quyền VN đang phải đi nước cờ thận trọng: một mặt không làm các nước có cùng tranh chấp lãnh hải, nhất là TQ, bất bình; mặt khác khơi gợi lòng yêu nước của người dân và tận dụng hỗ trợ của dư luận trong việc bảo vệ quyền lợi ngoài khơi.
+ Tin từ TQ,
Theo AP, Trợ lý NT Mỹ về vấn đề ĐÁ - TBD Kurt Campbell và Chủ tịch cấp cao về vấn đề châu Á của Ủy ban An ninh quốc gia Mỹ Jeffrey Bader phát biểu với các Đại sứ ASEAN trong Hội nghị chuẩn bị bày tỏ, phát biểu của NT Clinton tại VN đã có hồi âm, TQ đã “nhún mình và có cách tiếp cận mang tính hợp tác hơn”. Trong một cuộc họp gần đây nhất tại Bắc Kinh, khi hai bên Trung - Mỹ trao đổi về vấn đề “Nam Hải”, các quan chức Mỹ đã làm cho các quan chức TQ tin rằng, phát biểu của Clinton không nhằm vào TQ mà nói cho tất cả mọi người nghe.
Đối với hành động và phát biểu của Mỹ, học giả thuộc Học viện nghiên cứu vấn đề quốc tế Thượng Hải Triệu Cán Thành cho rằng, nhìn bề ngoài thì thấy Mỹ đề xướng thiện chí giải quyết vấn đề “Nam Hải” bằng biện pháp hòa bình. Nhưng thực chất Mỹ ngày càng can dự nhiều hơn vào vấn đề “Nam Hải”, đó mới là thực chất của vấn đề. TQ đã nhiều lần tuyên bố, vấn đề “Nam Hải” là vấn đề song phương giữa TQ và các nước ASEAN, cần giải quyết thông qua đối thoại song phương và bàn bạc hữu nghị, không cần bên ngoài can thiệp. Nhưng Mỹ lại muốn làm nổi bật sự tồn tại của mình tại ĐNÁ, muốn thể hiện vai trò chủ đạo của mình ở châu Á, do đó không muốn từ bỏ. Triệu Cán Thành cho rằng, các cách thể hiện của Mỹ chẳng qua là nhằm che đậy sự tồn tại của mình tại ĐNÁ. Mỹ chưa từng từ bỏ ĐNÁ. Tàu thuyền Mỹ chưa từng bị cản trở qua lại ở “Nam Hải”, cái gọi là “tự do hàng hải” chỉ là sự giả tạo. Trên thực tế, khu vực châu Á có hòa bình và ổn định hay không phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của quan hệ Trung - Mỹ, chứ không phải là tranh chấp “Nam Hải” mà Mỹ rêu rao.
+ Tin từ Ấn Độ - 20/9: Tranh chấp ở Biển Đông có thể thay đổi cán cân quyền lực, xã luận của Tổng biên tập tạp chí Strategic Affairs, A.B. Mahapatra, (Vol. 5, Issue No.01, ngày 15/9). Nội dung chính:
- Sự phô trương sức mạnh của TQ tại Biển Đông sẽ làm thay đổi tình hình địa chính trị ở châu Á trong một tương lai gần. Đầu tháng 8, TQ thông qua nghị quyết mới với sự thay đổi rõ ràng so với lập trường trước đây là tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho các tranh chấp tại Biển Đông trong phạm vi khuôn khổ của ASEAN. Lập trường mới này của TQ là rất nguy hiểm. TQ đã đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông, không phải chỉ 80% như trước kia. Rõ ràng là TQ đang tìm kiếm một bệ phóng cho sức mạnh đang gia tăng của họ vào khu vực chiến lược châu Á. Đây dường như là một sự khởi đầu mới để TQ tự khẳng định vai trò vượt trội của họ. Trên hết, thời điểm mà TQ chọn để thông qua nghị quyết này cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm truyền tải một thông điệp là TQ có thể thoả hiệp trên những vấn đề chính trị nhỏ chứ không phải các vấn đề chiến lược. Đồng thời, Bắc Kinh cũng muốn gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới các nước láng giềng rằng họ không nên tiếp tục hoan nghênh Mỹ ở khu vực vì TQ đã nổi lên với một vai trò mới.
- Quan điểm của TQ là mỗi cường quốc đều có phạm vi ảnh hưởng riêng. Theo đó, Mỹ nên giành không gian ở Biển Đông cho TQ. Lần này, nếu xảy ra đối đầu do tranh chấp ở Biển Đông thì TQ sẽ không thoái lui như năm 1996 do lo sợ Mỹ trả đũa vấn đề Đài Loan. Các tướng lĩnh quân đội TQ đang bận rộn tăng cường các khả năng quân sự, từ học thuyết đến chiến lược, thay thế vũ khí cho phù hợp với chiến trường ở Biển Đông. Sinh khí và sức sống mới trong sự tự tin của TQ bắt nguồn từ sai lầm trong chính sách của Obama. Trong chuyến thăm chính thức TQ, Obama cho rằng nhóm G-2 (Mỹ và TQ) sẽ định hình tương lai của thế giới. Đây được xem như lời mời gọi TQ tham gia vào ma trận quyền lực. Khi mới nhậm chức, Obama quên rằng TQ không muốn dàn xếp chia sẻ quyền lực mà muốn có lãnh thổ độc quyền. TQ hiện luôn quảng bá Biển Đông là của TQ. Do đó, một số quốc gia láng giềng đã công khai chất vấn.
- Tuy nhiên sự phản đối đơn thuần sẽ không có hiệu quả. TQ đang cố gắng chuyển tới ASEAN một thông điệp rằng Bắc Kinh sẽ không do dự sử dụng sức mạnh quân sự trong tình huống cần thiết, tùy theo cách hiểu chủ quan thế nào là thuận lợi. Thực ra, TQ đang chờ một thời điểm phù hợp. Một khi Mỹ phải can dự vào
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ Trung Quốc - 20/9: Mạng Phượng hoàng ngày 20/9 đưa tin Sách trắng Ngoại giao TQ có thêm một chương mới trình bày về vấn đề biên giới biển. Sách trắng ngoại giao có tổng cộng 9 chương, dày 463 trang. Trong mục quan hệ với các nước, quan hệ Trung - Mỹ chiếm số trang nhiều nhất. Sau khi Mỹ thay đổi chính quyền, quan hệ Trung - Mỹ phát triển tốt đẹp. Giao lưu hợp tác hai bên trên các lĩnh vực đạt được tiến triển mới, phối hợp mật thiết với nhau trong các vấn đề quốc tế quan trọng, ý nghĩa chiến lược và ảnh hưởng toàn cầu của quan hệ Trung - Mỹ không ngừng nâng cao. Sách trắng đồng thời chỉ rõ, các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, kinh tế thương mại, tôn giáo nhân quyền trong quan hệ Trung - Mỹ vẫn tương đối nổi cộm. Chuyên gia ngoại giao về công tác nghiên cứu tổng hợp từng công tác tại Vụ Quy hoạch chính sách BNG Ngô Diệu Điều cho rằng, quan hệ Trung - Mỹ là quan hệ song phương quan trọng nhất của TQ, mặt khác cũng có thể thấy được vị trí và sức ảnh hưởng của TQ và Mỹ trong cộng đồng quốc tế ngày một tăng. Đồng thời, trao đổi kinh tế và thương mại song phương giữa hai nước đạt được tiến triển sâu rộng chưa từng có, hai bên không thể tách rời nhau.
Năm nay, Sách trắng có thêm một trang mới trình bày về công tác biên giới và hải dương trong ngoại giao TQ. “Công tác biên giới và hải dương trong ngoại giao TQ” cho biết hiện nay TQ đã giải quyết xong tranh chấp biên giới trên đất liền với 12 nước láng giềng; nhấn mạnh công tác biên giới và hải dương gắn liền với lợi ích chủ quyền, an ninh và phát triển của nhà nước, là bộ phận cấu thành quan trọng của ngoại giao TQ. Điều này cho thấy TQ đang bày tỏ một thái độ là TQ phải để các nước biết, TQ coi trọng cao độ chủ quyền biển và biên giới. Ngô Diệu cho rằng TQ là một trong những nước phải đối mặt với vấn đề tranh chấp lãnh thổ và biển nhiều nhất trên thế giới. Hiện nay, tình trạng tranh chấp tài nguyên và năng lượng càng ngày càng nổi cộm, trở thành mâu thuẫn vô cùng quan trọng trong cạnh tranh quốc tế hiện nay.
Ngoài ra, lần đầu tiên nhắc tới khái niệm “ngoại giao an ninh”. Sách trắng cho biết sau khi xảy ra sự kiện “5/7” ở Urmqi Tân Cương, công tác nhà nước mang tính trọng điểm đã được sự thông cảm và ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Ngô Diệu cho rằng “ngoại giao an ninh” là phải bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích an ninh TQ. Việc các thế lực chia rẽ Tân Cương gây rối, chủ nghĩa khủng bố Quốc tế ngày càng ngang ngược đã trở thành một bài toán cấp bách, nan giải của TQ hiện nay.
Ngô Diệu cho biết TQ không đe dọa nước khác, mong muốn môi trường quốc tế hòa bình, an ninh, nếu không đảm bảo được môi trường an ninh, thì việc xây dựng gì cũng trở thành vô nghĩa. Ngoại giao an ninh là sự lựa chọn chủ yếu của TQ nhằm thích ứng với tình hình hiện nay.
Từ năm 1987 đến nay, TQ mỗi năm xuất bản một cuốn Sách trắng “Ngoại giao TQ”, trình bày chính sách ngoại giao của TQ và cách nhìn mới nhất của TQ đối với tình hình quốc tế.
+ Đài Tiếng nói Nước Nga, RFI, VOA - 20/9: Trung Quốc - Nhật Bản. Liên quan đến việc TQ ngừng các cuộc tiếp xúc cấp cao để phản đối việc bắt giữ một thuyền trưởng tàu đánh cá của TQ, ngày 20/9, NFN của TTg Naoto Kan đã gọi động thái này là “thực sự đáng tiếc” và kêu gọi TQ hành động thận trọng và bình tĩnh để không làm leo thang tình hình hiện tại.
Trong những ngày qua TQ đã đóng băng các liên lạc với phía NB ở cấp chính phủ và Quốc hội, hủy bỏ những cuộc đàm phán về khai thác khí đốt ở biển Hoa Đông và tăng số lượng chuyến bay thường xuyên, ngừng hoạt động trao đổi khách du lịch. Chưa từng diễn ra những động thái có mức độ căng thẳng như vậy, thậm chí vào năm 2005, khi những người biểu tình đã đốt quốc kỳ NB trước đại sứ quán nước này tại Bắc Kinh để phản đối việc NB bóp méo lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ II.
Cuộc xung đột hiện tại xảy ra trên bình diện sự tăng cường đáng kể của lực lượng hải quân TQ. Ông Valery Kistanov, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu NB, Học viện Viễn Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, nhận xét: “Như người Nhật và người Mỹ nhận định, đằng sau lưng những sự kiện này là sự tăng cường của lực lượng quân sự TQ, trước hết là hạm đội hải quân. Nước Trung Hoa phát triển ngày càng nhanh, đòi hỏi những nguồn tài nguyên mới. Ở TQ có ý kiến cho rằng, trong trường hợp bất chắc, hạm đội phải bảo đảm việc cung cấp dầu mỏ từ nước ngoài. TQ tích cực tăng cường tiềm năng hải quân của mình. Cách đây không lâu đã xảy ra vụ rắc rối, khi hoạt động di chuyển của một đội tầu TQ bị một tầu biển NB theo dõi. Máy bay trực thăng TQ đã hai lần lượn quanh tầu NB ở cự li ngắn. Động thái này không khỏi khiêu khích những bất bình và sự lo ngại ở NB”.
Vào tháng 12 tới, trong cuộc tập trận chung của hải quân, Mỹ và NB dự kiến sẽ hoàn thiện các phương pháp phòng thủ hải đảo, nằm gần khu vực xảy ra vụ rắc rối hiện nay giữa
Cuộc tranh chấp xung quanh các hải đảo vốn âm ỉ và có từ lâu. Có lẽ sẽ không trở thành cuộc cãi lộn ngoại giao gay gắt như hiện nay nếu không vì một hoàn cảnh. Đó là âm mưu của Mỹ đóng vai trò trung gian trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở khu vực châu Á.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Quy Vịnh Đào, thuộc Đại học Bắc Kinh, được AFP trích dẫn, nhận định tình hình vẫn có thể kiểm soát được và không gây ra vấn đề chính trị nghiêm trọng giữa hai nước. Cả hai bên nên cố gắng kiềm chế và nên ngồi vào bàn đàm phán càng sớm càng tốt để giải quyết tranh chấp. Cho dù các hành động của chính phủ TQ và NB có leo thang, nhưng không bên nào muốn quan hệ tốt đẹp hiện nay bị xấu đi bởi sự cố tàu cá. Cả TQ lẫn NB đều không muốn bị mất thể diện nhưng đồng thời cũng không muốn gây tổn hại cho quan hệ kinh tế song phương bởi vì cả hai rất cần đến nhau.
______________________
Thứ Hai, 20/9
ASEAN - BIỂN ĐÔNG
+ Tin từ Trung Quốc - 19/9: Mạng Tin tức new365.com.cn dẫn nguồn từ “Báo Đông Phương buổi sáng” (Thượng Hải) ngày 19/9 đưa tin, tại cuộc Hội thảo công khai lần đầu tiên của Diễn đàn TQ - Singapore lần thứ 5 ngày 17/9, Chủ tịch Trung tâm Luật quốc tế Đại học quốc lập Singapore Tommy Koh đã kêu gọi các bên tranh chấp chủ quyền Nam Hải (Biển Đông) sớm khôi phục đàm phán nhằm thực hiện “Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” năm 2002.
Đại sứ TQ tại ASEAN Đồng Hiểu Linh tham gia Hội thảo đã bày tỏ Singapore có thể bày tỏ những quan tâm của mình thông qua kênh song phương với TQ hoặc tại diễn đàn ASEAN, không vì không tham gia đàm phán song phương về chủ quyền lãnh thổ mà lợi ích quốc gia không được đảm bảo. Bà nhấn mạnh TQ và 10 nước ASEAN đã ký “Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” nhưng đó không phải là cơ chế để các bên giải quyết tranh chấp, cơ chế giải quyết tranh chấp duy nhất là tổ chức đàm phán song phương 1-1 giữa TQ với các nước liên quan cá biệt. Đưa tranh chấp ra các cơ chế quốc tế như LHQ để giải quyết là việc không thể. Bản “Tuyên bố” đó chỉ là văn kiện chính trị xây dựng lòng tin giữa các bên. Lập trường nhất quán của TQ là đàm phán song phương với các biệt các nước có tranh chấp chủ quyền với TQ. Không nên để vấn đề “Nam Hải” trở thành vật cản trong quan hệ TQ - ASEAN, không cần thiết phải làm cho vấn đề “Nam Hải” nóng lên.
Nguyên TTK ASEAN Sewei Linuo bày tỏ vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) không chỉ là vấn đề tranh chấp chủ quyền song phương giữa các nước với nhau, mà nó liên quan đến nhiều vấn đề như hoà bình và tự do hàng hải trong khu vực. Sự quan tâm của các nước không có đòi hỏi chủ quyền như
+ Tin từ Trung Quốc - 19/9: THX ngày 16/9 đưa tin nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý ngư chính ở khu vực quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), gần đây xưởng đóng tàu Quảng Châu, TQ bắt đầu đóng chiếc tàu ngư chính đầu tiên thường trực tại “Tây Sa”. Chiếc tàu này có trọng tải 400 tấn, thân tàu dài 56m, rộng 7,8m, cao 3,85m, tốc độ cao nhất 18 hải lý/giờ, có thể hành trình liên tục 2000 hải lý. Sau khi hoàn thành, tàu này sẽ là một trong những chiếc tàu ngư chính hiện đại nhất TQ hiện nay, đóng thường trực tại “Tây Sa” để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, quản lý vùng biển này.
ĐÔNG BẮC Á
+ BBC, RFA, RFI, VOA - 18, 19/9: TQ - Nhật Bản. Ngày 19/9, tư pháp Nhật đã gia hạn bắt giữ ông Chiêm Khởi Hùng, thuyền trưởng tàu cá của TQ, thêm 10 ngày để xem xét có truy tố hay không. Theo hãng thông tấn Kyodo, lệnh tạm giam có thể kéo dài tối đa cho đến ngày 29/9. Cùng ngày 19/9, nhật báo Nikkei cho biết TTg Naoto Kan và NT NB tuyên bố Tokyo sẽ có “những biện pháp bù đắp” cho sự thiệt hại đối với NB, nếu như phía TQ tiến hành khoan và khai thác khí tại vùng biển Xuân Hiểu.
Về phía TQ, trong thông báo đưa ngày 19/9 trên các phương tiện truyền thông nhà nước, BNG TQ tuyên bố ngừng các cuộc trao đổi ở cấp BT với NB để phản đối vụ bắt giữ. Ngoài ra, TQ cũng hoãn các cuộc đàm phán hàng không với NB. Bắc Kinh sẽ có biện pháp mạnh để trả đũa nếu
Trước đó, sáng ngày 18/9, hơn 100 người TQ đã biểu tình trước Đại sứ quán NB tại Bắc Kinh. Dưới trời mưa tầm tã, những người biểu tình vẫy các tấm biểu ngữ ghi “Hãy cút khỏi đảo Điếu Ngư” đồng thời hô khẩu hiệu lên án việc Tokyo giam giữ viên thuyền trưởng TQ. Sau đó khoảng 1 giờ, hàng trăm cảnh sát và nhân viên an ninh đã đưa đoàn người biểu tình ra xa sứ quán Nhật. Cùng ngày 18/9, tại tòa lãnh sự Nhật ở Thượng Hải cũng diễn ra một cuộc biểu tình nhỏ và đã bị cảnh sát giải tán. Cảnh sát TQ theo dõi chặt chẽ các cuộc biểu tình bài Nhật, tuy nhiên chính quyền dường như muốn duy trì tinh thần dân tộc. Xã luận của nhiều tờ báo chính thức của TQ trong những ngày qua đã coi sự cố trên biển hôm 7/9 là một sự sỉ nhục đối với TQ và tố cáo NB vi phạm chủ quyền quốc gia.
+ Tin từ Ấn Độ - 17/9: Tờ Economic Times đăng bài “Hãy để sự thực tự nói ra”, phân tích về quan hệ Trung - Ấn của Brahma Chellaney. Nội dung chính:
- Với tốc độ tăng ngân sách quốc phòng gần gấp đôi tốc độ tăng GDP, TQ đang lột bỏ găng tay, tin tưởng rằng họ đã đủ gân cốt cần thiết. Quyền lực gia tăng khuyến khích TQ theo đuổi một chính sách đối ngoại mạnh mẽ hơn không chỉ đối với ÂĐ mà với cả khu vực từ Biển Nam Trung Hoa đến ĐBÁ. Ví dụ, TQ coi Biển Nam Trung Hoa nằm trong lợi ích “cốt lõi” quốc gia, biến các đảo đang tranh chấp thành nơi không thể thương lượng; TQ ngang ngổ phản đối cuộc tập trận chống tầu ngầm Mỹ - Hàn tại vùng biển NB; khẳng định chủ quyền với quần đảo Điếu Ngư như đối với vùng Arunchan Pradesh của ÂĐ.
Rõ ràng các nước láng giềng đang ngày càng lo ngại về tác động của sự trỗi dậy của TQ khi TQ đang tìm cách tạo dựng một châu Á lấy TQ làm trọng tâm. Nhưng hành động của họ khó có thể giúp họ trở thành lãnh đạo châu Á.
- Có 4 lý do cho thấy sự hung hăng của TQ nhằm chủ yếu vào ÂĐ, là: (i) TQ đang tăng cường hăm dọa quân sự cả trực tiếp và gián tiếp chống ÂĐ; (ii) Phần lãnh thổ lớn nhất mà TQ nhòm ngó là ở ÂĐ; (iii) ÂĐ không chính thức liên minh an ninh với bất kỳ nước nào, vì vậy phải tự dựa vào khả năng quốc phòng của mình; (iv) Bằng cách quấy rối ÂĐ trên nhiều mặt, TQ đang đánh đi tín hiệu cho thấy đối thủ thực thụ và lâu dài là ÂĐ chứ không phải là Mỹ. Khu vực láng giềng đang trở thành chiến trường để TQ triển khai bao vây ÂĐ. TQ đã lấn sâu vào khu vực sân sau chiến lược của ÂĐ như
- Hạn chế thông tin về tranh chấp biên giới chỉ có lợi cho TQ vì họ luôn luôn muốn lấp liếm vấn đề biên giới. Bài học là năm 1962 ÂĐ đã lặp lại môt sai lầm khi đánh giá thấp hành động xâm lược của TQ. Tình hình hiện nay đang có những song trùng quan trọng như thời trước năm 1962.
- Cần phải học cách VN lật lại thế ngoại giao với TQ như thế nào bằng cách không ngần ngại vạch trần thủ đoạn xâm lược của TQ, trong khi TQ bị cô lập tại hội nghị ARF mới đây.
Thế cân bằng chỉ có thể đạt được nếu ÂĐ chú trọng vào chính sách ngoại giao đòn bẩy và loại bỏ sự bất cân đối về quân sự xuyên khu vực
+ Tin từ Đài Loan - 17/9: TQ - Đài Loan: Báo chí ĐL ngày 17/9 đưa tin, ngày 16/9, ĐL và TQ đã tổ chức diễn tập cứu hộ cứu nạn ở eo biển ĐL. Chỉ huy cuộc diễn tập phía ĐL là Tổng cục phó Tổng cục tuần tra biển, phía TQ là Thứ trưởng Bộ Giao thông. Lực lượng tham gia của cả hai bên có hơn 400 người, diễn tập trên diện tích 6,2km2. Phía ĐL huy động 4 tàu và 1 máy bay trực thăng; phía TQ huy động 9 tàu và 2 máy bay trực thăng. Sau khi hoàn thành cuộc diễn tập, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tuần tra biển ĐL bày tỏ rằng: trong tương lai, không loại trừ hai bờ sẽ tổ chức sự hợp tác lớn hơn, có thể diễn tập cứu nạn máy bay và tàu vận tải.
Cùng ngày 16/9, Chủ tịch Quỹ hai bờ của ĐL Giang Bỉnh Khôn đã dẫn một đoàn bao gồm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đại lục, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Kinh tế, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm soát tài chính tiền tệ, Thứ trưởng Bộ Nội chính, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tuần tra bờ biển và Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nông nghiệp ĐL sang Thượng Hải. Giang Bỉnh Khôn sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Hiệp hội hai bờ TQ Trần Văn Lâm. Hai bên có thể trao đổi ý kiến về các vấn đề xung quanh việc thực thi ECFA.
Trong khi đó, phát biểu tại Lễ khai mạc tuần ĐL ở Thượng Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban công tác ĐL của TQ Vương Nghị cho rằng hai bên nên sớm trao đổi để đi đến ký kết 4 thỏa thuận về mậu dịch hàng hóa, mậu dịch dịch vụ, bảo hộ đầu tư và hợp tác kinh tế. Hy vọng trong cuộc hội đàm giữa Hiệp hội hai bờ vào cuối năm 2010, hai bên có thể đi đến ký kết thỏa thuận bảo hộ đầu tư. Đồng thời, bắt đầu từ ngày 1/1/2011, hai bên sẽ triển khai công việc cụ thể về danh sách thu hoạch sớm thuộc mậu dịch hàng hóa; cố gắng sớm thành lập Uỷ ban hỗn hợp hợp tác kinh tế hai bờ.
Ngày 16/9, TQ đã cho phép 4 ngân hàng của ĐL lập chi nhánh tại Thượng Hải, Tô Châu và Côn Sơn thuộc tỉnh Giang Tô.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...