18/10/2010
Thứ Sáu, 22/10
Đông Bắc Á
+ Tin từ Nhật, Trung Quốc - 21/10: TQ - NB. Ngày 19/10, Thời báo Hoàn cầu điện tử chuyên về các vấn đề quốc tế của TQ đưa tin CP/TQ cử 3 tàu tuần tiễu ngư chính ra vùng biển các đảo Senkaku (Điếu Ngư) từ ngày 14/10, và có thể hiện nay 3 tàu vẫn hoạt động tại đó. Việc cử tàu thể hiện cố gắng của Bắc Kinh muốn thiết lập sự hiện diện 24/24 giờ gần các đảo Senkaku. Ngày 19/10, trả lời phỏng vấn của Japan Times, TTK Đảng Dân chủ Nhật Bản, ông Okada, nói Nhật và TQ phải cẩn trọng không sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan sau vụ va chạm tàu tại Senkaku.
Trong khi đó, ngày 201/0, các quan chức BQP/NB cho biết Bộ này sẽ tăng hạm đội tàu ngầm lên 22 từ 16 chiếc hiện tại, một phần trong kế hoạch tài khóa 2011 - 2015. Kế hoạch này sẽ được trình vào tháng 12/2010 trong bối cảnh hoạt động của Hải quân TQ gần lãnh thổ Nhật đang được tăng lên. Các quan chức cho rằng BQP/NB nên có lực lượng tàu ngầm mạnh hơn để tăng cường cảnh giác ở những vùng nước gần Nhật, đặc biệt là biển Hoa Đông. Từ khi thông qua kế hoạch phòng vệ năm 1976, Nhật chưa hề có lực lượng tàu ngầm đến 20 chiếc. Trong chính sách phòng vệ hiện nay được Nội các thông qua vào tháng 12/2004 có ghi rằng “phải chú tâm” đến các tiến triển, bao gồm các hoạt động của TQ mà hiện đang đi tiên phong hiện đại hóa hải quân và không quân và các cố gắng mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân TQ. Kế hoạch này phản ánh lo lắng của Nhật trước vụ va tàu Senkaku. Ngoài 22 tàu như dự kiến, Nhật có 2 tàu ngầm khác để huấn luyện. TQ cũng tăng cường lực lượng tàu ngầm với 60 hiện tại và một căn cứ ngầm ở đảo Hải
Trong một diễn biến liên quan, Mạng Nhân dân của TQ ngày 21/10 dẫn nguồn tin từ NB cho biết, hội đồng nhân dân TP Ishigaki, huyện Okinawa đã triệu tập cuộc họp, nhất trí thông qua “quyết tâm đến đảo Senkaku mà CP/NB nghiêm cấm đến”; đồng thời tiến hành thị sát và điều tra tại đảo này. Trong nghị quyết này, thành phố Ishigaki có kế hoạch đưa đảo Điếu Ngư vào quy hoạch khu hành chính của thành phố này, do vậy, cần phải đi đến đảo để thị sát môi trường tự nhiên và tình trạng sinh thái tại đây và nghiên cứu vấn đề sửa chữa bến cảng tại đây khi thời tiết xấu tàu thuyền có thể cập cảng; đồng thời áp dụng biện pháp thích ứng.
+ Tin từ Đài Loan - 21/10: Báo Liên hợp, Thanh niên ngày 21/10: - Trong bài diễn thuyết tại New York, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác Đài Loan của Quốc vụ viện TQ Vương Nghị bày tỏ: tới đây, tính toán quan trọng nhất của Bắc Kinh cho quan hệ hai bờ sẽ là việc theo đuổi “ổn định phát triển”, dựa theo lối tư duy cơ bản “kinh tế trước, chính trị sau; dễ trước, khó sau”, nhưng đương nhiên không phải là máy móc và tuyệt đối, mà là “trong dễ có khó, trong kinh tế có chính trị” và lấy “đi sâu hợp tác kinh tế” làm trọng điểm từ nay về sau. Vương Nghị nhấn mạnh, hiện nay nhất thời chưa thể bàn hết những vấn đề phức tạp giữa hai bờ như chính trị, quân sự... nhưng có thể đối thoại chính trị bằng nhiều hình thức khác nhau, tăng thêm hiểu biết, tích lũy nhận thức chung, có thể qua kênh giao lưu học thuật dân gian để mở đường cho đàm phán trong tương lai.
Cách nói “kinh tế trước, chính trị sau” của Vương Nghị cũng giống với cách nói của TTh Mã Anh Cửu. Về câu chuyện cuộc gặp “Mã – Hồ”, Vương Nghị đáp lại “có bột ắt gột nên hồ, thuần kỳ tự nhiên”.
Khi phóng viên bản báo hỏi về vấn đề đại lục dỡ bỏ tên lửa nhằm vào ĐL, Vương Nghị đáp “TTg Ôn Gia Bảo đã trả lời tại New York là “vấn đề rốt cục sẽ được giải quyết” là một câu trả lời rất hay, mọi ý tứ đều đã bao hàm trong câu trả lời này; theo đà phát triển liên tục và hòa bình của quan hệ hai bờ, hai bên tăng cường hơn nữa tin cậy lẫn nhau, giảm bớt nghi kỵ, hai bên có thể ngồi lại bàn với nhau bất cứ vấn đề gì.
- Tin đồn “Cuộc gặp Mã - Hồ” gây ra tranh luận sôi nổi, TTh Mã Anh Cửu đã phải mấy lần đính chính là “thời cơ chưa thích hợp”. Ngày 20/10, Phó TTh Tiêu Vạn Trường đã viện dẫn mô hình của
- Kỳ họp giữa nhiệm kỳ lần thứ 5 khóa 17 của Trung Quốc đã bầu ông Tập Cận Bình giữ chức Phó CT quân ủy Trung ương, bên ngoài giải đoán rằng Tập Cận Bình đã là Lãnh đạo hạt nhân thế hệ thứ 5 của Trung Quốc. Trong phát biểu tại Viện Lập pháp, Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Thái Đắc Thắng nêu: Tập Cận Bình được coi là “phái am hiểu ĐL”, nhưng không có nghĩa là hữu hảo với ĐL; Trung cộng không có dư địa để thỏa hiệp về chủ quyền lãnh thổ.
Thái Đắc Thắng cho rằng, Tập Cận Bình trước đây thường xuyên tiếp xúc với thương gia ĐL tại Phúc Kiến, Chiết Giang, Thượng Hải và thuộc phái “am hiểu ĐL” nếu so với các nhân vật chính trị khác của Trung Quốc; nhưng bất cứ một vị lãnh đạo nào của Đại lục cũng đều thuộc phái dân tộc chủ nghĩa, Tập cũng không phải ngoại lệ, chỉ cần liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ, vấn đề ĐL, quyền lợi biển, tất cả đều không thể nhượng bộ. Ông còn cử ví dụ, trong chuyến thăm Nhật năm 2009, Tập không hề báo trước mà tức thì quyết định gặp Nhật Hoàng, phía Nhật đành phải bố trí do chịu áp lực, cho thấy Tập là 1 người cứng rắn. Ông cũng chứng thực, cậu em vợ Tập sống tại Gia Nghĩa - ĐL; Bành Lệ Viên – vợ Tập đã từng sang ĐL 8 ngày hồi năm 1997 với danh nghĩa là giao lưu văn hóa. Uỷ viên lập pháp Trương Hiển Diệu cho biết Bành Lệ Viên cũng sang thăm ĐL trong năm 2001 với tư cách là Ủy viên Chính hiệp.
- Ngày 20/10, tại Viện Lập pháp, Cục trưởng Cục an ninh quốc gia Thái Đắc Thắng đã chứng thực: số lượng tên lửa đạn đạo của Trung cộng bố trí tại duyên hải Đông Nam nhằm vào ĐL đã tăng từ 1328 - thời Dân Tiến Đảng cầm quyền- lên đến 1410 hiện nay; kể từ tháng 5/2008, Trung Quốc áp dụng mô hình “1 tháng 1 tỉnh”, tổng cộng đã có 62 đoàn mua sắm cỡ lớn đến ĐL, ký được 16,2 tỷ USD thỏa thuận mua sắm nhưng “tỷ lệ thực hiện không được cao như vậy”.
+ Tin từ Ấn Độ - 21/10: Ấn - Trung: Quan chức cấp cao TQ thăm ẤĐ. Nhân vật số 9, Trung ương Đảng Cộng sản TQ, ông Zhou Yongkang sẽ dẫn đầu đoàn quan chức cấp cao TQ thăm New Delhi vào cuối tháng 10. Mục đích chuyến thăm là cố gắng làm ấm lại mối quan hệ với ÂĐ sau một số va chạm gần đây như: việc khước từ cấp thị thực vào TQ cho Trung tướng ÂĐ BS Jaswal. Điều này đã làm ÂĐ hủy bỏ các cuộc trao đổi quốc phòng giữa hai nước. Tuy nhiên, phía ÂĐ chưa khẳng định đón ông Zhou Yongkang. Có tin cho rằng, chuyến thăm này được TQ xem là chuẩn bị cho chuyến thăm của TTg Ôn Gia Bảo tới ÂĐ trong vài tháng sắp tới.
Bài báo của Du Youkang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Á, Viện nghiên cứu Quốc tế, Đại học Fudan đăng trên tờ báo lớn của TQ viết: “TQ, ÂĐ nên bảo vệ lẫn nhau để tránh bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Mặc dù, hai nước vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết, từ xung đột biên giới đến cạnh tranh về năng lượng, tài nguyên và thị trường, xung đột trong thương mại và việc ÂĐ hạn chế thu hút các đầu tư TQ vào ÂĐ”. Bài báo cho rằng: “ÂĐ bác bỏ những cam kết của TQ với các nước Nam Á và xung đột biên giới năm 1962 đã ngăn cản hai nước phát triển quan hệ. Hiện nay, lãnh đạo hai nước đang cố găng tạo niềm tin giữa hai nước”.
Việc từ chối cấp thị thực cho Trung tướng BS Jaswal đã làm cho giới lãnh đạo ÂĐ bực bội, buộc ÂĐ khép lại trao đổi thương mại với TQ, mặc dù ÂĐ đang tiến hành chiến dịch thương mại toàn diện với TQ trong các lĩnh vực như công nghệ, dược phẩm, nông sinh nghiệp, thiết bị điện được xem là những hàng hóa nhập khẩu tiềm năng. ÂĐ dự kiến sẽ xuất khẩu các nguyên liệu thô như quặng sắt. ÂĐ ước tính nếu thương mại song phương phát triển, ÂĐ sẽ đạt 60 tỷ USD năm 2010 tương đương với TQ.
PHỤ LỤC
1. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ HỘI NGHỊ ADMM +
+ Tin từ Mỹ - 21/10: Một số đánh giá về Hội nghị ADMM + (David Capie, ĐH
Một thành quả chủ yếu nữa của ADMM + là Tuyên bố chung Hà Nội và Tuyên bố của Chủ tịch, xây dựng nên cơ chế Cuộc họp quan chức cấp cao thuộc 5 nhóm làm việc để giải quyết các vấn đề quốc phòng và an ninh, triển khai các quyết định và thỏa thuận đã được thông qua.
Cuộc gặp ở Hà Nội cũng là điều kiện thuận lợi cho các cuộc gặp song phương bên lề trong bối cảnh đang có những căng thẳng giữa các nước liên quan giữa BTQP Mỹ - Trung, Trung - Nhật.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ADMM + sẽ phải đối mặt với những hạn chế trong tương lai như:
- Hạn chế lớn nhất là HN chỉ diễn ra 3 năm/lần. Mặc dù các BTQP Asean vẫn thường xuyên gặp định kỳ 1 năm/lần, khả năng tiếp tục duy trì động lực của ADMM + sẽ là một trở ngại lớn do quãng thời gian dài giữa 2 lần Hội nghị.
- Vai trò trung tâm của Asean và sự chấp thuận hình mẫu của tổ chức này chắc chắn sẽ gây tranh cãi giữa các thành viên của ADMM +.
- Chương trình làm việc của ADMM + khá đơn giản, tập trung vào giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống mà đã, đang được đề cập hoặc giải quyết ở một số diễn đàn khác. Bên cạnh đó, một số định chế quốc tế khác đang tập trung giải quyết các vấn đề bức thiết hơn như sự bùng nổ hiện đại hóa quân đội trong khu vực hoặc nguy cơ xung đột trên biển gia tăng. Hiện vẫn chưa rõ liệu ADMM+ có đưa vào thảo luận các vấn đề an ninh truyền thống giống như ARF và EAS hay không.
Cho dù phải đối mặt với những thách thức trên, ADMM+ nay đã có một vị trí vững chắc trong cấu trúc an ninh khu vực châu Á. Một số đánh giá cho rằng nó sẽ thay thế diễn đàn đối thoại Shang ri la.
ADMM + được coi là một diễn biến tích cực. Tuy nhiên, chỉ có thời gian mới có thể trả lời liệu cơ chế này có thể giải quyết được những vấn đề mà các định chế khu vực chưa giải quyết được hay không.
Thắng lợi quá đắt của TQ (CSIS). Vụ va chạm Trung - Nhật gần đây xung quanh việc NB bắt giữ và xét xử thuyền trưởng một tàu đánh cá của TQ gần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã phủ bóng tối lên quan hệ song phương. Trong khi
Khi tòa án Nhật định xét xử thuyền trưởng tàu cá của TQ, phía TQ có những phản ứng ngày một quá mức: Hoãn các cuộc trao đổi cấp chính phủ và liên tục triệu đại sứ Nhật, ngừng đàm phán hiệp định khai thác chung các mỏ khí với Tokyo trong khu vực. Sau đó, Bắc Kinh tiếp tục leo thang một cách không cần thiết bằng việc áp dụng các biện pháp trừng phạt trong các lĩnh vực không hề liên quan tới sự việc như: Hoãn đón 1000 sinh viên đại học của Nhật sang dự Triển lãm Thượng Hải; hủy buổi biểu diễn nhạc pop ở Thượng Hải; kêu gọi các hãng du lịch TQ không bố trí các tua du lịch sang Nhật; ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật và tăng cường kiểm tra hải quan tạo chậm trễ và gây tốn kém thông quan cho tất cả các lô hàng xuất sang Nhật. TTg TQ thậm chí còn cảnh báo sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa hơn nữa nếu Nhật không thả người và cuối cùng là việc TQ bắt giữ 4 công dân Nhật với tội quay video các mục tiêu quân sự bất hợp pháp. Nhật đã phải thả viên thuyền trưởng của TQ.
Việc TQ xử lý vụ việc một cách thiếu kiềm chế sẽ để lại hậu quả tiêu cực lâu dài đối với hình ảnh phát triển hòa bình mà nước này đang cố gây dựng.
TQ từ lâu đã tìm cách rũ bỏ “thế kỷ bị lăng nhục” và trở thành một cường quốc. Trong khi phương Tây luôn cảnh giác với chương trình hiện đại hóa quân đội của TQ với chi tiêu quốc phòng liên tục tăng hai con số trong suốt hai thập kỷ qua, lãnh đạo TQ phải cố gắng để trấn an các nước láng giềng rằng điều đó không có gì đáng sợ. Những hành động của TQ đối với NB gần đây đã triệt tiêu những cố gắng trên, khiến người ta càng nhìn nhận TQ như một cường quốc đang trỗi dậy đầy hung hăng. Việc gắn các vấn đề không liên quan gì tới tranh chấp lãnh hải để trừng phạt Nhật dường như là một minh họa nữa cho thấy TQ đang ngày càng mạnh tay trong các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, biển Hoàng Hải, và cả biển Hoa Đông.
Những người chỉ trích TQ đã dùng các sự kiện trên để minh họa ý đồ đen tối của TQ cho dù TQ phản bác. Bên nào đúng không quan trọng. Mặc dù rất nhạy cảm trước dư luận quốc tế, các nhà lãnh đạo TQ dường như không hiểu rằng các nước láng giềng nhìn vào hành động của TQ và coi TQ như một kẻ xâm lược tiềm tàng. Một khi các nước láng giềng càng lo ngại trước những hành xử cứng rắn của TQ trong xử lý các tranh chấp lãnh thổ, TQ sẽ càng khó có được ủng hộ của khu vực mà càng khiến các nước nghi ngại về động cơ đằng sau các nỗ lực hiện đại hóa quân đội của TQ, khiến họ đoàn kết với nhau hơn và đẩy họ gần hơn về phía Mỹ, nước không có tranh chấp chủ quyền mà chỉ đề cao tự do hàng hải trong khu vực.
Từ lâu đã không còn những lo ngại về Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á của Nhật mà thay vào đó là những lo sợ về một TQ tìm cách tái lập sự thống trị trong khu vực giống như hệ thống triều cống Trung Hoa ngày xưa. TQ không thể khẳng định sự trỗi dậy hòa bình đối với khu vực nếu Bắc Kinh còn áp dụng các biện pháp ngoại giao nặng tay quá đáng. Bắc Kinh cần nhận ra rằng thắng lợi trước mắt có thể tạo ra thất bại lâu dài.
2. ẤN ĐỘ "HƯỚNG ĐÔNG" ĐỂ PHÁ GỌNG KỀM CỦA TRUNG QUỐC.
+ RFI - 21/10: Từ mùa hè năm 2010, thái độ của TQ tại biển Hoa Đông đối với Nhật gây quan ngại cho nhiều nước trong vùng. Trong những tuần lễ vừa qua, tại Ấn Độ cũng phát sinh tâm lý “phẫn nộ” đối với Bắc Kinh, bị xem là có những hành vi thiếu thân thiện với lân bang tại Nam Á.
Từ biên giới đang có tranh chấp trong vùng Hymalaya đến Cachemire và sự trợ giúp của TQ cho Pakistan, những “điểm nhấn” đang có dấu hiệu nóng lên. Vài ngày trước, giới chính trị và công luận Ấn rất bất mãn khi nhận được tin Bắc Kinh từ chối cấp visa nhập cảnh cho Tướng tư lệnh quân khu miền Bắc Ấn B .S Jaswal, mặc dù nhân vật này được mời chính thức viếng thăm TQ. Theo báo chí Ấn, TQ viện cớ viên tư lệnh này có gốc gác ở tỉnh Jamu-et-Cachemire nơi hai nước tranh chấp chủ quyền.
Trước đó, một bài báo của New York Times tiết lộ Bắc Kinh đưa 11.000 quân vào Gilgit - Baltistan, một khu vực của Pakistan trong dãy Hymalaya. Đây là một vương quốc nhỏ của Ấn trước khi cắt chia cho Pakistan năm 1947. Ấn Độ xem sự kiện TQ đưa quân vào đây như là một hành động thách thức trong lúc Pakistan giải thích những quân nhân TQ này là “cán bộ” hoạt động nhân đạo củng cố đất đai sau trận lũ lụt.
Theo một chuyên gia quốc phòng ở New Delhi, Bắc Kinh đang “thổi vào đám than hồng” để kềm chân Ấn Độ ở Nam Á không cho vươn dậy. Vì đối với ban lãnh đạo TQ, Ấn Độ đang siết chặt quan hệ với Mỹ, điển hình là qua hiệp ước hợp tác hạt nhân Mỹ - Ấn, để bao vây TQ.
Câu hỏi đặt ra là ai đang có kế hoạch kềm chế ai? Chính sách “lưỡi bò của TQ tại biển Đông” và tham vọng thiết lập hàng loạt hải cảng trong vùng Ấn Độ Dương, ở Myanmar, ở Sri Lanka mà Bắc Kinh gọi là “chuỗi trân châu” đang gây quan ngại cho các nước khu vực. Chuyên gia Pháp Jean-Pierre Cabestan, giáo sư chính trị đại học Hongkong nhận định: Chuỗi trân châu là một mạng lưới nhện bao vây Ấn Độ như một thế cờ GO. Thời bình thì TQ sử dụng làm thương cảng, khi có khủng hoảng thì không loại trừ các thương cảng biến thành quân cảng giới hạn khả năng đối phó của Ấn ngay trên vùng biển nhà. Trong bối cảnh này, TTg Ấn Độ, Manmohan Singh đã phải lên tiếng là “TQ muốn đặt chân vào Nam Á. TQ muốn kiềm chế Ấn Độ ở vị trí một quốc gia phát triển giới hạn. Ấn Độ phải chuẩn bị mọi tình huống”. Sau lời tuyên bố này, BTQP Ấn độ A.K Antony đã sang thăm VN và ký một loạt thỏa thuận hợp tác quân sự. Hãng tin Công giáo AsiaNews của Italia nhận định là khi New Delhi và Hà Nội thắt chặt quan hệ, TQ bị cô lập thêm.
Phải chăng Ấn Độ đang đẩy mạnh “chiến lược hướng Đông” để phá thế gọng kìm của TQ? Giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine (Mỹ) cho rằng: “Từ khi TQ tỏ thái độ mà giới phân tích gọi là “trịch thượng” trên hồ sơ biển Hoa Đông và biển Đông, bất chấp những nguyên tắc ngoại giao với các nước trong khu vực- điển hình là qua xung khắc với Nhật, các nước trong vùng từ NB, Indonesia, Malaysia, Australia và New Zealand đều tỏ thái độ quan ngại. Thế nhưng, ngoài lý do địa lý, thì còn có những nguyên nhân sâu xa khiến cho Ấn Độ chọn VN làm đối tác quốc phòng”./.
__________________________
Thứ Năm, 21/10
Việt
+ Tin từ Indonesia - 20/10: Hai tàu cá treo cờ VN bị bắt tại Natuna (Antaranews 18/10): Tàu tuần tiễu của Hải quân Indonesia đã bắt 2 tàu cá treo cờ VN số hiệu BV-99678 và KG-15381 bị cho là đang đánh cá trộm tại vùng biển Natuna. Ngày 18/10, NFN của Tư lệnh Hạm đội phía Đông, Trung tá Yayan Sugiana cho biết, hai tàu cá trên bị bắt vì họ đã ở trong Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia tại Biển Đông mà không có giấy phép. Hiện 2 thuyền trưởng và 22 thuyền viên đang được giam giữ tại căn cứ hải quân Ranai, đảo Riau. ASEAN
+ RFA - 20/10: Thượng đỉnh ASEAN 17 sẽ diễn ra từ 28 - 30/10 tại Hà Nội. Ngày 19/10, Ủy ban Quốc gia về ASEAN 2010 cho biết HN Thượng đỉnh ASEAN 17 với quy mô lớn sẽ diễn ra từ ngày 28 - 30/10 tại Hà Nội. Thượng đỉnh lần này dự kiến sẽ đưa ra nhiều nội dung và thông qua các văn kiện quan trọng như Kế hoạch tổng thể nối kết ASEAN, Tuyên bố chung ASEAN - HQ về đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng, Tuyên bố về hợp tác tìm kiếm và cứu hộ người và tàu thuyền gặp nạn trên biển…
Đây là hội nghị cấp cao cuối cùng trong năm 2010 do VN chủ trì tổ chức với cương vị là Chủ tịch ASEAN 2010. Lãnh đạo các nước ASEAN và các quốc gia đối tác quan trọng của ASEAN là TQ, NB, HQ, Ấn Độ, Nga, Australia, New Zealand và TTK LHQ Ban Ki-moon sẽ tham gia hội nghị lần này.
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ Côn Minh - 20/10: Báo “Tin tức Vân Nam” ngày 19/10 đăng ý kiến của một số học giả TQ về nội dung liên quan đến chính sách đối ngoại của TQ, nêu trong thông cáo của Hội nghị toàn thể TW ĐCS TQ Khóa 17 kỳ họp thứ 5, kết thúc ngày 18/10 như sau: Những năm gần đây, những nước như Mỹ, Nhật ... liên tiếp có những tranh chấp lợi ích chủ quyền cốt lõi với TQ; an ninh khu vực truyền thống và vấn đề do lịch sử để lại luôn nảy sinh những vấn đề mới, làm cho an ninh chủ quyền của TQ càng trở nên nổi bật. Thời gian gần đây, cùng với việc xảy ra các sự kiện như tập trận chung Mỹ Hàn, tranh chấp đảo Điếu Ngư giữa TQ và NB, tranh chấp chủ quyền ở Nam Hải (Biển Đông), giới lãnh đạo TQ bao gồm TTg Ôn Gia Bảo, BNG và các Bộ ngành khác đã có phát biểu ở một số diễn đàn về an ninh chủ quyền và lợi ích cốt lõi của TQ.
Thông cáo của Hội nghị TW lần này nêu rõ: Cần giương cao ngọn cờ hòa bình, hợp tác, phát triển; thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình độc lập tự chủ, kiên trì đi theo con đường hòa bình phát triển, tích cực tham gia hợp tác quốc tế; bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của TQ, cùng các nước trên thế giới xây dựng một thế giới hòa bình lâu dài, cùng phồn vinh và hài hòa.
Các học giả cho rằng, đây cũng là lần đầu tiên Hội nghị toàn thể TW ĐCS TQ công khai đề cập đến “bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của TQ”. Hội nghị cũng đã đề cập “kiên trì chính sách ngoại giao hòa bình độc lập tự chủ”, “kiên trì bảo vệ an ninh quốc gia”. Hơn nữa, từ Đại hội 16 đến nay, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy TW Hồ Cẩm Đào và một số lãnh đạo khác cũng đã đề cập vấn đề này ở nhiều diễn đàn khác nhau. Theo quan điểm của Vương Dật Chu - Phó Viện trưởng học viện Quan hệ quốc tế - Đại học Bắc Kinh thì quan niệm về những vấn đề nêu trên là chủ đề luôn được phát triển từ Đại hội 16 đến nay. Cùng với sự trỗi dậy của TQ thì nhiệm vụ của TQ không chỉ là quản lý tốt đất nước mà còn cần tăng cường ảnh hưởng đối với an ninh ở xung quanh. Một nước yếu hoặc suy tàn thì ngay cả đến an ninh của nước mình cũng không thể bảo đảm được. Tuy nhiên đối với một nước đang lớn mạnh như TQ thì tầm nhìn càng rộng ra và lợi ích cũng càng lớn hơn.
Cao Tổ Quý - Giám đốc Sở nghiên cứu chính trị thế giới Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế TQ đương đại cũng cho rằng đây là sự diễn đạt về chiến lược đối nội đối ngoại gần đây của đảng cầm quyền TQ trước những diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, đây cũng là một sự tuyên bố đối với thế giới bên ngoài, sẽ gây ra sự quan tâm cao độ của cộng đồng quốc tế. Về xu thế ngoại giao của TQ trong thời gian “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12”, Cao Tổ Quý cho rằng môi trường ngoại giao của TQ đan xen những thách thức, nguy cơ có thể dự báo và khó dự báo. Nguy cơ khó dự báo thì rất nhiều, trong đó ngoài lợi ích về chủ quyền của TQ, còn có những lĩnh vực khác như tỷ giá hối đoái, quản lý tiền tệ, chuyển đổi phương thức phát triển.
Vương Dật Chu thì cho rằng, sự phát triển của TQ trong tương lai còn bao gồm vấn đề giao thông năng lượng và tài nguyên ở bên ngoài quốc gia, vì vậy cũng rất dễ dẫn đến sự hiểu lầm của bên ngoài. Tuy nhiên, những vấn đề này không nhất thiết phải dùng vũ lực để giành giật mà phải dùng phương thức vừa cương vừa nhu, để chăm lo cho chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển. Lợi ích chủ quyền của TQ cũng cần phải hài hòa với trách nhiệm đối với quốc tế và láng giềng xung quanh. Chiến lược phát triển của TQ cần phải được cộng đồng quốc tế hiểu biết và thông cảm.
Tin từ Nhật Bản, Mỹ - 20/10: Các báo NB (Yomiuri, Sankei) ngày 20/10 đã đưa lại tin của báo China Daily dẫn nguồn tin chính phủ TQ rằng năm 2011, TQ sẽ giảm khoảng 30% lượng đất hiếm xuất khẩu so với năm 2010. Trong khi đó, năm 2010, TQ cũng đã giảm khoảng 40% lượng đất hiếm xuất khẩu. Một quan chức cấp cao của Bộ Thương mại TQ nói nếu tiếp tục khai thác ở mức như hiện nay, khoảng 15 - 20 năm nữa, đất hiếm của TQ có khả năng bị cạn kiệt. Báo chí Nhật cho rằng nếu nguồn cung đất hiếm từ TQ giảm, việc sản xuất của một số ngành công nghệ cao của TQ sẽ bị ảnh hưởng.
Lập trường cứng rắn hơn của TQ được đưa ra sau khi các quan chức thương mại Mỹ cho biết, họ đang điều tra xem việc TQ tài trợ xuất khẩu nhiên liệu sạch và hạn chế việc nhập khẩu loại nhiên liệu này có vi phạm luật lệ của WTO hay không. Ngoài ra, phía Mỹ cũng đang cân nhắc việc TQ giảm dần hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm và có những hành động bất hợp pháp nhằm buộc các công ty đa quốc gia phải sản xuất nhiều hơn các mặt hàng công nghệ cao ngay tại TQ. Lượng xuất khẩu đất hiếm của TQ giảm tới 40% trong vòng 10 tháng qua đã ảnh hưởng nhiều đến các nước nhập khẩu mặt hàng này, đặc biệt là thị trường châu Âu và Mỹ. Một số nước phát triển hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn đất hiếm do TQ cung cấp. Mỹ, chiếm khoảng 15% trữ lượng đất hiếm của thế giới, từ lâu đã ngừng khai thác trong nước và nhập khẩu đất hiếm. Hành động trên của TQ chắc chắn sẽ gia tăng căng thẳng xung đột thương mại và tiền tệ với 2 đối tác trên. Đây cũng là tín hiệu cho thấy nước này đang tìm cách thể hiện sức mạnh của mình.
ĐSQ TQ tại Mỹ cho biết chính phủ nước này đang đặt ra những hạn chế mới đối với việc khai thác, chế tạo và xuất khẩu đất hiếm nhằm bảo vệ môi trường. Việc làm trên không vi phạm các quy định của WTO. Tuy nhiên, Bộ Thương mại TQ sau đó đã bác bỏ các thông tin liên quan đến việc nước này trì hoãn việc xuất khẩu đất hiếm, đồng thời khẳng định các thông tin về việc nước này dự định giảm hạn ngạch xuất khẩu mặt hàng này khoảng 30 % vào năm 2011 là “hoàn toàn không có cơ sở”.
+ RFI - 20/10: TQ - NB. Ngày 20/10, báo chí NB cho biết là chính quyền TQ lại điều các tàu tuần tra tới khu vực lân cận các đảo Senkaku mà TQ gọi là Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông. Hãng thông tấn NB Jiji cho biết là trong ngày 14/10 vừa qua, phía TQ đã điều một tàu tuần tiễu tới khu vực đảo Senkaku với nhiệm vụ "bảo vệ các quyền lợi chính đáng của ngư dân TQ". Còn theo báo Yomiuri Shimbun, TQ đã điều 3 tàu ngư chính tới vùng này.
Quan hệ Trung - Nhật vừa trải qua cơn sóng gió sau vụ một tàu cá TQ đâm vào tàu tuần tra NB trong khu vực gần quần đảo Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư và vụ việc đã phần nào lắng dịu sau khi NB thả viên thuyền trưởng tàu cá. Tuy nhiên, vào cuối tuần trước, tình hình lại trở nên nóng bỏng. Nhiều cuộc biểu tình bài Nhật xảy ra tại TQ và các phần tử cực đoan NB cũng tổ chức các biểu tình chống TQ.
+ Tin từ Trung Quốc - 20/10: THX ngày 20/10 trích mạng “Truyền thống” của Mỹ cho rằng, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ đảo Điếu Ngư nhằm kiềm chế TQ . Nội dung chính như sau:
Tuần này, phía Mỹ đã khẳng định lại Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ an toàn cho NB trong khuôn khổ "Điều ước đảm bảo an ninh Nhật - Mỹ". Tin tức cho biết, phía Mỹ đã thay đổi ngôn từ không rõ ràng mà lâu nay vẫn làm, đó là lần đầu tiên công khai tuyên bố đảo Điếu Ngư được bảo hộ đặc biệt bởi “Điều ước” và điều này đã chuyển cho TQ một thông điệp chính xác, tức là Mỹ ngày càng tăng cường lực lượng tại khu vực châu Á.
Tin cho rằng, TQ gần đây hoàn toàn thể hiện quyết tâm và sự kiên định của mình về chủ quyền lãnh thổ. Sau sự kiện va chạm tàu Trung - Nhật, TQ nhiều lần yêu cầu NB vô điều kiện thả thuyền trưởng tàu cá TQ, còn ngừng xuất khẩu đất hiếm sang NB. Đồng thời, TQ còn cho rằng, Mỹ - Hàn không nên tiến hành tập trận chung tại Hoàng Hải. Người phụ trách đối ngoại Quỹ truyền thống của Mỹ bày tỏ, đối với những yêu cầu "mang tính khuếch trương của TQ", việc khống chế TQ rõ ràng là một phương thức đúng đắn; nhấn mạnh nếu Mỹ có thái độ mềm mỏng, không chỉ sẽ khuyến khích TQ có các hành vi khiêu khích, mà còn làm cho các đồng minh của Mỹ cho rằng Mỹ chỉ coi nghĩa vụ bảo đảm an toàn với NB là một trò “trẻ con”.
Tin còn cho biết thêm, TTh Obama vừa tiết lộ một tin tức, ám thị có khả năng Mỹ sẽ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí đối với TQ. Phía Bắc Kinh ngay lập tức bày tỏ hoan nghênh quyết định này; đồng thời hy vọng Mỹ tiếp tục thực thi các biện pháp, nới lỏng hạn chế xuất khẩu thiết bị kỹ thuật cao cho TQ và đây chính là ý đồ của phía TQ. Tuy nhiên, trước khi TQ thay đổi các hành vi của mình, việc nới lỏng xuất khẩu vũ khí cho TQ vẫn còn quá sớm.
BNG TQ nhiều lần khẳng định, "Điều ước đảm bảo an ninh Nhật - Mỹ" là điều ước về song phương, không nên tổn hại đến lợi ích của bên thứ 3, trong đó có TQ. TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với đảo Điếu Ngư và các đảo phụ cận, nhân dân TQ sẽ không chấp nhận bất kỳ lời nói và hành động nào đưa đảo Điếu Ngư vào phạm vi của "Điều ước" nêu trên.
Mạng Hoàn cầu ngày 20/10: Báo chí NB gần đây đã đưa nhiều tin về việc giữa NB và ĐL có một "Điều ước bí mật về đảo Điếu Ngư". Tuy nhiên, ngày 19/10, TTK Hiệp hội quan hệ Á Đông, BNG ĐL Hoàng Minh Lãng bày tỏ, phía ĐL không tồn tại bất kỳ một "Điều ước bí mật" nào với phía NB.
Theo dư luận ĐL, tuần báo tin tức AERA của NB cho biết, ĐL và NB ký một "Điều ước bí mật", trong đó Điều ước này quy định NB không cho phép các nhân sĩ trong nước ra đảo Điếu Ngư và các nhân sĩ ĐL cũng không được tiếp cận với đảo này, về vấn đề ngư dân của ĐL sẽ thông qua hình thức khác để quản lý.
Mạng Nhân dân Nhật báo ngày 20/10: Dẫn nguồn tin từ Thời báo NB ngày 19/10 cho biết, 66 nghị sĩ Quốc hội NB đã thăm đền Yasukuni, tuy nhiên, TTg Naoto Kan và lãnh đạo trong Nội các không tham gia, trong thành phần của chính phủ NB chỉ có lãnh đạo liên minh Tân Đảng Takashi Morita tham dự. Khi được hỏi về việc thăm đền Yasukuni sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Nhật - Trung, Trưởng ban cán sự Đảng Dân chủ Tự do NB cho rằng, việc thăm đền Yasukuni và việc phát triển quan hệ Nhật - Trung là hai việc khác hoàn toàn và không liên quan đến nhau; bày tỏ nếu phía NB không tôn trọng tinh thần văn hóa vốn có, không đi thăm đền Yasukuni thì phía NB cũng không có chủ quyền để nói và khi đó cũng không phải là một quốc gia; đồng thời khẳng định lần này không có một quan chức cấp cao trong Nội các NB thăm đền Yakusuni là một điều hết sức "nhục nhã". Thời báo NB cũng bình luận cho rằng, việc 66 nghị sĩ Quốc hội NB thăm đền Yakusuni sẽ ảnh hưởng và không có lợi cho việc giải quyết quan hệ Trung - Nhật đang bị căng thẳng trong thời gian qua.
___________________
Thứ Tư, 20/10
VIỆT
+ Tin từ Trung Quốc - 19/10: VN - Ấn Độ (Mạng Phương Đông ngày 18/10 dẫn nguồn từ hãng tin Dnaindia của Ấn Độ). Một ngày sau khi Hội nghị ADMM+ kết thúc, BTQP Ấn Độ AK Antony đã gặp TTg VN Nguyễn Tấn Dũng và hội đàm với BTQP Phùng Quang Thanh. Qua hội đàm, Ấn Độ sẽ giúp VN “củng cố và nâng cao” năng lực quốc phòng, nhất là hải quân. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ diễn tập quân sự liên hợp tại Ấn Độ với địa hình đồi núi và rừng rậm. Giới chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, việc mua sắm thiết bị quân sự, nhất là hệ thống phòng vệ bờ biển của VN chủ yếu là nhắm vào TQ, khiến TQ phải suy nghĩ kỹ đối với yêu sách chủ quyền. Trong khi đó, viện trợ quân sự của TQ đối với
Báo bình luận, không có động tĩnh gì trong tình hình hiện nay chẳng phải là biện pháp tốt, Ấn Độ có thể tính đến việc cung cấp cho VN tên lửa đối hạm và đối không nhằm chế ngự TQ.
+ RFA - 19/10: Việt - Trung. Trong cuộc tiếp xúc với Phó TTg VN Trương Vĩnh Trọng đang ở Nam Ninh, TQ tham dự Hội chợ quốc tế TQ - ASEAN, Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính trị TQ Giả Khánh Linh đã nhấn mạnh: Củng cố quan hệ hợp tác và sự tin cậy lẫn nhau là nguyện vọng và quyền lợi chung mà hai nước luôn muốn hướng tới. Ông Giả nói thêm Bắc Kinh muốn hợp tác chặt chẽ với VN để đẩy mạnh sự hợp tác về nhiều mặt, đồng thời giải tỏa mọi trở ngại trong việc mở rộng quan hệ song phương. Về phần mình, Phó TTg VN Trương Vĩnh Trọng tuyên bố, VN luôn coi trọng và phát triển chính sách hợp tác và thắt chặt bang giao cùng tình hữu nghị lâu nay đối với Bắc Kinh.
Cũng liên quan tới quan hệ Việt - Trung, chiều ngày 18/10, trước diễn biến của siêu bão Megi, BT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN Cao Đức Phát đã yêu cầu phía TQ phối hợp với cơ quan chức năng VN để bảo đảm an toàn cho 9 ngư dân được TQ thả hôm 11/10 vừa qua. BT đề nghị TQ cung cấp đủ nhu yếu phẩm cho 9 người này trong suốt quá trình tránh bão. Trong khi đó, đại diện Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cũng đề nghị phía TQ phối hợp với chủ tàu để khắc phục sự cố của tàu để tàu có thể tiếp tục hành trình trở về nhà khi điều kiện thời tiết thuận lợi. Ngoài ra, VN cũng đề nghị với TQ, trong trường hợp không đảm bảo an toàn cho tàu về, TQ sẽ thông báo cho VN qua đường liên lạc ngoại giao 4 ngày trước khi tàu cá rời đảo về đất liền để các tàu cá của ngư dân hoặc tàu hải quân VN ra đón về.
+ Tin từ Nga - 19/10: Với sự giúp đỡ của
Các chuyên gia Nga và VN hy vọng ngay trước chuyến thăm sẽ tháo gỡ được những khác biệt còn lại liên quan đến việc Nga cấp tín dụng xây dựng nhà máy. Hơn nữa, Quốc hội VN vào cuối tháng 11/2009 đã thông qua quyết định chính trị về các vấn đề liên quan tới việc Nga tham gia xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại VN.
Đối với Nga, việc xây dựng thành công nhà máy điện nguyên tử đầu tiên tại VN và đưa vào vận hành, dự kiến năm 2020, có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút các chuyên gia Nga tham gia các dự án khác tương tự trong tương lai. VN có kế hoạh đến năm 2050 sẽ xây dựng 8 nhà máy điện nguyên tử. Cuộc cạnh tranh tại thị trường VN trong lĩnh vực trên đã trở nên gay gắt hơn. Được biết, VN cũng đã đề nghị Nhật Bản và Hàn Quốc tham gia xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Đối với Nga, việc cung cấp thiết bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân sẽ là một trong ba hướng hợp tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á, song song với lĩnh vực dầu khí và xuất khẩu vũ khí. Chúng ta cũng cần phải nói rằng sau 22 năm hợp tác trong liên doanh Nga - Việt Vietsovpetro kể từ năm 1986, phía Nga đã thu được lợi nhuận là 7,3 tỷ USD. Theo một số chuyên gia, trong vài năm tới, VN có thể chiếm vị trí thứ hai sau Ấn Độ trong lĩnh vực mua thiết bị quân sự của Nga. BNG Nga cũng cho rằng, đang có nhiều triển vọng tăng cường hợp tác với VN trong các lĩnh vực như khai thác mỏ, luyện kim, truyền thông và viễn thông, y tế kỹ thuật, nông nghiệp, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, kỹ thuật - quân sự.
Các nhà phân tích chính trị tin rằng, Nga đang cố gắng khôi phục lại mối quan hệ chặt chẽ vốn có với VN và nhằm xây dựng thành đồng minh đáng tin cậy của Nga ở khu vực ĐNÁ. Điều này không chỉ phù hợp với mong muốn của Nga mở rộng ảnh hưởng tại khu vực, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho Nga trong việc mở rộng quan hệ với các nước lớn ở châu Á nhiều tham vọng khác, như TQ.
+ Reuters - 12/10: Quan hệ Việt - Mỹ phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn còn e dè. Chịu sự tác động của động cơ chính trị và kinh tế thị trường, cả Mỹ và VN cùng ca ngợi tốc độ phát triển nhanh chóng của mối quan hệ chính trị và kinh tế trong 15 năm qua kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao 35 năm kể từ khi chiến tranh VN kết thúc. Về mặt kinh tế, mối quan hệ Việt - Mỹ đang phát triển mạnh mẽ. Thương mại giữa VN và Mỹ đã tăng hơn 8 lần về mặt giá trị kể từ khi Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực năm 2001 và đạt gần 16 tỷ USD năm 2009. Mỹ cũng là nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại VN năm 2009.
Theo Reuters, về mặt chính trị, những tranh chấp chủ quyền tại biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) nổi lên mấy tháng gần đây là một trong những điểm đồng chính mà Hà Nội, Washington và các nước khác tìm kiếm nhằm đối trọng lại mối đe dọa từ sự lớn mạnh về mặt quân sự và hành động hiếu chiến của TQ trong khu vực. Tại Hội nghị BTQP ASEAN mở rộng tổ chức tại Hà Nội ngày 12/10, BTQP Mỹ Robert Gates nói rằng ông là người đầu tiên trong 8 đối tác nhận lời mời của VN tham dự hội nghị. Ông Gates đã đề cập trực tiếp tới biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và đưa vấn đề an ninh hàng hải làm trọng tâm thảo luận tại hội nghị.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng khoảng cách địa lý gần kề và cùng chung hệ tư tưởng XHCN VN và TQ sẽ hạn chế mối quan hệ quân sự và chính trị giữa Mỹ và VN. Những lo ngại về hồ sơ nhân quyền tại VN cũng sẽ là một vật cản đối với
Một học giả tại Học viện Nghiên cứu ĐNÁ của
Các nhà phân tích cũng nhận định, mặc dù thái độ nghi ngờ TQ phổ biến ở VN, nhưng một nhóm người có nhiều ảnh hưởng trong hàng ngũ lãnh đạo của VN vẫn muốn tăng cường quan hệ với Bắc Kinh và tiếp tục lo ngại mục đích cuối cùng của Mỹ là tiến hành “âm mưu diễn biến hòa bình”, đưa tới việc ĐCS bị mất quyền lực. Do đó, mặc dù mối quan hệ giữa Mỹ và VN đang phát triển mạnh mẽ khi hai nước cùng quan tâm tới sức mạnh quân sự ngày một lớn mạnh của TQ, những khác biệt về chính trị cuối cùng sẽ hạn chế những bước tiến tiếp theo trong quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù.
ĐÔNG BẮC Á
+ BBC - 19/10: Sau Hội nghị TW 5 khóa 17, Ông Tập Cận Bình lên làm Phó CT Quân ủy TƯ của ĐCS/TQ. Năm nay mới 57 tuổi, theo quy định của ĐCS/TQ, ông Tập có thể sẽ lãnh đạo hai nhiệm kỳ là 10 năm, tính từ 2012.
Hiện đã có những phỏng đoán xem tính cách của vợ chồng ông Tập Cận Bình sẽ có tác động thế nào đến cách TQ nhìn ra bên ngoài. Theo các nhà quan sát, ông Tập Cận Bình, con trai nhà cách mạnh lão thành Tập Trọng Huân, được nói là không ham đi du học thời TQ bắt đầu chính sách Khai phóng, đã bỏ ra hàng chục năm đi về công tác ở các tỉnh và lên dần trong bộ máy Đảng. Các phát biểu của ông bác bỏ không thương tiếc những chỉ trích bên ngoài về TQ khiến một số nhà quan sát lo ngại ông không mềm mỏng trong đối ngoại.
Trong khi đó, dư luận cũng đang hướng sự chú ý đến Phu nhân Phó CT nước Tập Cận Bình là bà Bành Lệ Viện, 48 tuổi, ca sĩ vào lực lượng văn công Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa từ năm 18 tuổi, hiện đã mang hàm thiếu tướng. Nếu ông Tập Cận Bình lên lãnh đạo TQ vào mấy năm tới - ông và bà Bành Lệ Viện, sẽ là đôi vợ chồng "quyền lực" bậc nhất châu Á trong nhiều năm. Người ta hy vọng bà Bành, một người yêu thích nhạc mới và nhạc dân tộc TQ và cũng từng công du biểu diễn ở Mỹ và Canada, sẽ có tác động "cởi mở" với ông chồng.
+ Tin từ Thái Lan - 19/10: TQ bị cô lập khi phản đối giải Nobel hoà bình (The Matichon - 18/10): Vài giờ trước khi tên của người nhận giải Nobel Hòa bình 2010 được công bố, CT Ủy ban Nobel của Na Uy đã cho rằng quyết định của Ủy ban sẽ gây ra tranh cãi. Khi tên nhà đấu tranh bất đồng chính kiến của TQ Lưu Hiểu Ba được công bố, sự kiện này đã lập tức gây chấn động trong dư luận. Quốc gia bị chấn động nhiều nhất không ai khác chính là TQ, vì trong những tháng qua, chính quyền Bắc Kinh đã không ngừng gây sức ép Oslo để ngăn cản việc trao giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba. Khi không đạt được mục đích, Bắc Kinh tỏ thái độ giận dữ, lên án Ủy Ban Nobel và phương Tây vì đã “coi thường” TQ khi trao giải Nobel cho một “tù nhân” và sử dụng giải thưởng như một đòn chính trị “tấn công TQ”.
Phản ứng trả đũa đầu tiên của Bắc Kinh là hủy bỏ một cuộc gặp gỡ với Oslo để bàn về một hiệp ước hợp tác về ngư nghiệp. Hậu quả, Na Uy sẽ không còn hy vọng ký với TQ một hiệp định thương mại tự do vào cuối năm 2010. TQ đã nhắm vào việc Chính quyền Oslo đang mong muốn ký kết với Bắc Kinh một thỏa thuận tự do mậu dịch song phương để làm sức ép và con bài mặc cả với Na Uy. Thế nhưng, Bắc Kinh đã quên đi một điều là trên nguyên tắc, Ủy ban Nobel là một định chế độc lập, không chịu áp lực của chính quyền khi ra các quyết định.
Chủ trương của TQ dùng sức ép chính trị và kinh tế để ngăn không cho một công dân của mình đươc giải Nobel Hòa bình đã hoàn toàn thất bại trước quyết định độc lập của Ủy ban Nobel. Đây là một đòn đau đối với chính quyền Bắc Kinh, vốn không muốn thế giới dòm ngó vào vấn đề thiếu dân chủ và nhân quyền mà Lưu Hiểu Ba đã tố cáo. Ngay sau khi có thông tin về việc ông Lưu Hiểu Ba được trao giải thưởng cao quý này, nhiều tổ chức, các chính phủ cũng như các chính khách tên tuổi trên thế giới đã lên tiếng hoan nghênh quyết định của Ủy ban Nobel đồng thời kêu gọi Bắc Kinh thả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh bị Ủy ban Nobel Hòa bình giáng cho một đòn đau. Trước đó vào năm 1989, Nobel Hòa bình cũng đã được trao cho lãnh tụ tinh thần người Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma, bất chấp các thủ đoạn ngăn chặn của TQ.
Thất bại của TQ cho thấy TQ không có nhiều uy thế trên trường quốc tế. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, hầu hết các quốc gia phương Tây đều tìm cách chiều chuộng TQ. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là mọi quốc gia đều phải lo ngại chính sách gây căng thẳng chính trị và gia tăng sức ép về kinh tế của TQ mà ngành ngoại giao nước này sử dụng như một bảo bối trong các vấn đề nhạy cảm. Ngược lại, chính sách đó làm cho TQ ngày càng cô lập với thế giới.
+ Tin từ TQ - 19/10: Thời báo Hoàn Cầu ngày 19/10 đăng bài “Hòa giải với Mỹ làm giảm thách thức đối với những cường quốc hạng trung” của tác giả Lưu Kiến Hoa, Phó giáo sư Sở nghiên cứu các vấn đề quốc tế trường ĐH tài chính-chính trị Trung Nam, TQ, nội dung chính như sau: Những năm gần đây, quan hệ giữa TQ với các cường quốc hạng trung tại châu Á-TBD như Australia, Canada, VN, Indonexia gặp rắc rối, những quốc gia này thách thức lợi ích quốc gia của TQ trên các lĩnh vực như an ninh, kinh tế, nhân quyền, làm cho môi trường an ninh xung quanh cho phát triển hòa bình của TQ thêm phức tạp, đã gây ra cho ngoại giao TQ những phiền phức. Trong lĩnh vực an ninh, để đối phó với TQ, VN lần đầu tiên đã bắt tay với Mỹ tổ chức diễn tập quân sự. Indonexia và VN còn tích cực mua sắm vũ khí tiên tiến, phòng ngừa TQ; trong lĩnh vực nhân quyền, trong HN nhân quyền LHQ hàng năm, Canada, Australia theo đuôi Mỹ Âu ngang nhiên chỉ trích tình trạng nhân quyền của TQ;… xét về tổng thể, thách thức của các cường quốc hạng trung đã gây ra những ảnh hưởng tuy nhỏ hơn so với các nước lớn như Mỹ, Âu, Nga, Nhật, Ấn hoặc tập đoàn quốc gia, song không thể xem nhẹ, ngoài việc liên kết với Mỹ, họ còn liên kết với nước lớn trong hoặc ngoài khu vực để cần bằng với TQ. Ví dụ như gần đây VN, Ấn Độ triển khai hợp tác quân sự, quan hệ HQ và Ấn Độ ấm lên nhanh chóng. Xét ở phương diện khác, TQ có thể thông qua ngoại giao nước lớn, nhất là đạt được hòa giải chiến lược mới với Mỹ, sẽ có lợi cho hóa giải hoặc làm giảm bớt những thách thức của các cường quốc hạng trung với thực lực tương đối yếu nhằm vào TQ. Trên thực tế, Mỹ vừa là nước lớn mấu chốt chói buộc chiến lược trỗi dậy của TQ, vừa là chìa khóa để TQ xử lý quan hệ với các cường quốc hạng trung xung quanh TQ. Hiện nay, tuy chưa thấy được cơ hội hòa giải chiến lược Trung-Mỹ, nhưng cùng với quốc lực của TQ được tăng cường hơn nữa trong tương lai, hoặc nảy sinh các sự kiện trên phạm vi toàn cầu và khu vực đòi hỏi sự hợp tác chiến lược Trung-Mỹ, ví dụ như khủng hoảng, thiên tai, thì khả năng Trung-Mỹ đạt được hòa giải chiến lược là luôn tồn tại.
+ Tin từ TQ, RFI, RFA - 19/10: Trung - Nhật: Ngày 19/10, Hãng thông tấn Nhật Jiji Pres cho biết, ông Satsuki Eda, cựu NFN Thượng viện NB (NB), được xem là một nhân vật thân cận của TTg Naoto Kan, đã tiếp xúc với BTNG TQ Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh với mục đích làm quan hệ đôi bên đỡ căng thẳng, sau vụ bắt tàu cá ở khu vực quần đảo đang tranh chấp, làm dấy lên nhiều cuộc biểu tình suốt ba ngày qua tại TQ. Hai bên thống nhất là TTg Nhật Naoto Kan sẽ gặp TTg TQ Ôn Gia Bảo trong hội nghị thượng đỉnh khu vực tại VN và NB sắp tới. Tin từ phái đoàn NB cho biết nghị trình cuộc gặp đang được dàn xếp, cho dù BNG TQ từ chối xác nhận hay phủ nhận tin này.
Tuy nhiên, cuộc gặp giữa ông Satsuki Eda và NT Dương Khiết Trì đã kết thúc với những dấu hiệu cho thấy vẫn còn những khó khăn trước khi quan hệ giữa 2 quốc gia có thể trở lại bình thường. Tuyên bố với báo chí ngay sau cuộc tiếp xúc với, ông Dương Khiết Trì nói rằng điều Bắc Kinh ngạc nhiên là lời phát biểu mà NT Nhật Seiji Maehara đưa ra trong lúc quan hệ 2 bên đang gặp khó khăn. Trước đó ông Seiji Maehara cho rằng phản ứng của TQ về vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là “quá khích”, cho rằng TQ phải hành xử có trách nhiệm. Ông Dương Khiết Trì nói là những phát biểu như vậy sẽ tạo thêm khó khăn, trong lúc cả 2 nước đều hy vọng sẽ giải quyết mọi vấn đề trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Theo AFP, NFN/BNG TQ Mã Triêu Húc cũng đã chỉ trích phát biểu của NT Nhật. Ông Mã Triều Húc tuyên bố “Chúng tôi bị sốc khi NT của một nước lại có nhận xét như thế. Việc cải thiện quan hệ Trung - Nhật là lợi ích căn bản của cả hai quốc gia”. Ông Mã Triều Húc cũng cho rằng ý kiến mới đây của ông Shinzo Abe, cựu
Liên quan đến việc xuất khẩu đất hiếm, ngày 19/10, Bộ Thương mại TQ cũng trấn an rằng không có việc ngưng xuất sang Nhật, trong khi đó phía Nhật vẫn yêu cầu có đối thoại chính thức trên vấn đề này. Trước đó, tại Tokyo, Bộ trưởng Thương mại Nhật Akihiro Ohata cho biết sau trở ngại xảy ra ở đảo Điếu Ngư, phía Bắc Kinh vẫn giới hạn lượng hàng Nhật có thể xuất khẩu sang TQ. Ông Ohata nói rằng đã chỉ thị cho nhân viên dưới quyền liên lạc với phía Bắc Kinh, và sẵn sàng thảo luận để giải quyết vấn đề.
Trong một diễn biến liên quan, theo Kyodo ngày 18/10, TTg Naoto Kan và Trưởng ban cán sự Đảng Dân chủ đã thảo luận và đạt được nhất trí về việc công khai đoạn băng quay đoạn va chạm tàu Trung - Nhật tại quần đảo tranh chấp, thời gian công khai và phương thức sẽ do Quốc hội NB quyết định. Tuy nhiên, theo dự đoán, Đảng Dân chủ cũng tính đến việc công bố đoạn băng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Nhật - Trung nên hy vọng tiến hành trao đổi với phía Quốc hội, có thể sẽ công bố đoạn băng trong nội bộ chứ không công khai rộng rãi ra quần chúng nhân dân. Dư luận NB cũng cho rằng, có thể hành động này của phía NB sẽ làm cho quan hệ Trung - Nhật đang hồi phục sẽ tiếp tục bị xấu đi.
+ Tin từ TQ - 19/10: Báo Tin tức tham khảo TQ ngày 19/10: Dẫn nguồn tin từ “Báo Thái dương” của Hongkong đăng bài “Điều ước đảm bảo an ninh Mỹ - Nhật làm cho các công việc hai bờ eo biển ĐL ngày càng phức tạp”. Nội dung chính như sau:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã bùng phát chiến tranh Triều Tiên. Khi Chiến tranh lạnh bắt đầu, ĐL cũng giống NB, trở thành quân bài chiến lược quan trọng tại khu vực CÁ – TBD, trở thành “hàng không mẫu hạm không chìm” đối với Mỹ tại Châu Á. Mỹ - Nhật có“Điều ước đảm bảo an ninh Mỹ - Nhật”; Mỹ - Đài có “Điều ước phòng ngự chung Mỹ - Đài”, những thỏa thuận chính là các điều ước về quân sự, có vai trò “thuận tiện” cho Mỹ trong việc xen vào các công việc tại Châu Á, mục tiêu chủ yếu là đối phó với Liên Xô cũ trước đây, BTT và “một màu đỏ TQ”.
Hiện nay, tuy chiến tranh lạnh đã kết thúc từ rất lâu, Liên Xô đã giải thể, tuy nhiên nước Nga vẫn đang phục hưng, TQ đang trỗi dậy, Mỹ, Nhật và ĐL đang cảm thấy bị uy hiếp. Do Trung - Mỹ đã thiết lập quan hệ ngoại giao, “Điều ước phòng ngự chung Mỹ - Đài” đã bị xóa bỏ, tuy nhiên thay thế điều ước này là “Luật quan hệ với ĐL”. Luật này đã đưa rất nhiều điều trong “Điều ước phòng ngự chung Mỹ - Đài” vào. Mỹ vẫn có “trách nhiệm bảo vệ” ĐL, Mỹ vẫn can dự và nhúng tay vào các công việc của hai bờ eo biển ĐL.
Mặc dù vậy, phía ĐL vẫn không yên tâm, luôn cảm thấy “hệ số an toàn” không đủ, do vậy, ĐL vẫn gửi gắm hi vọng vào “Điều ước đảm bảo an ninh Mỹ - Nhật” có thể khi cần thiết có thể phát huy được vai trò của mình. Mã Anh Cửu gần đây đã nói với nghị sĩ của NB rằng, “Điều ước đảm bảo an ninh Mỹ - Nhật” là cơ sở cho sự ổn định tại Đông Á, ĐL luôn ủng hộ và lập trường này đến nay vẫn chưa thay đổi.
Còn Bắc Kinh thì lo ngại đối với “Điều ước đảm bảo an ninh Mỹ - Nhật”, một là liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại đảo Điếu Ngư và lợi ích tại Đông Hải; hai là liên quan đến sự an nguy của bán đảo Triều Tiên; ba là rất có thể nó liên quan đến cả vấn đề phức tạp giữa hai bờ eo biển ĐL, có nghĩa là phạm vi của “Điều ước đảm bảo an ninh Mỹ - Nhật” rất rộng lớn, từ Bắc đến Nam đều uy hiếp an ninh chủ quyền vùng biển của TQ. Gần đây, sự kiện va chạm tàu tại đảo Điếu ngư, Mỹ đã bày tỏ đảo Điếu Ngư nằm trong phạm vi của “Điều ước đảm bảo an ninh Mỹ - Nhật”; đồng thời phía ĐL cũng bày tỏ ủng hộ đã làm cho Bắc Kinh cảm thấy không yên tâm.
Mạng Hoàn cầu ngày 19/10: Theo “Nhật báo Triều Tiên”, hai nước Hàn - Mỹ quyết định, bắt đầu từ năm 2011, hàng năm hai nước sẽ tổ chức 2 lần diễn tập chống ngầm liên hợp tại biển NB và Hoàng Hải. Ngoài ra, đến năm 2018, HQ còn muốn đóng một chiếc tàu với trọng lượng khoảng 14.500 tấn và sẽ được thay đổi thành một hàng không mẫu hạm hạng nhẹ trong khoảng 6 tháng.
NAM Á
+ Tin từ TQ - 19/10: Mạng Hoàn Cầu ngày 19/10 dẫn nguồn tin từ Nhật báo phố Wall ngày 19/10 cho biết, trong chuyến thăm Ấn Độ (ÂĐ) vào tháng 11/2010, TTh Mỹ Obama sẽ ký kết với ÂĐ thỏa thuận mua bán vũ khí lớn, trong đó bao gồm một hợp đồng bán máy bay vận tải quân sự C-17 trị giá 5,8 tỉ USD. Ngoài ra, Mỹ sẽ bán cho ÂĐ động cơ máy bay tính năng cao và máy bay trinh sát quân sự được trang bị kỹ thuật tiên tiến do công ty General Electric sản xuất. Được biết, tổng giá trị của thỏa thuận mua bán này trị giá 12 tỉ USD, phá kỷ lục mới về Mỹ bán vũ khí cho một quốc gia đơn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Được biết, chuyến thăm ÂĐ lần này của TTh Obama nhằm tăng cường quan hệ chiến lược với ÂĐ, đồng thời cũng tăng cường hợp tác rộng rãi hơn nữa giữa Mỹ - Ấn trong lĩnh vực kinh tế và quân sự. Theo kế hoạch, TTh Obama sẽ thăm ÂĐ từ ngày 5 - 9/11/2010. Một trong những mục đích quan trọng khác của chuyến thăm này là tăng cường hợp tác nghiên cứu kỹ thuật hạt nhân dân dụng Mỹ - Ấn, CP Mỹ có khả năng sẽ phê chuẩn việc Công ty General Electric xuất khẩu kỹ thuật hạt nhân cho ÂĐ.
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 19/10 đăng bài cho rằng Mỹ và Nga đua nhau bán vũ khí cho ÂĐ. Sau chuyến thăm ÂĐ của TTh Obama, tháng 12/2010, TTh Nga Medvedev sẽ thăm ÂĐ và mang theo một đơn hàng lớn về vũ khí, theo đó trong vòng 10 năm tới Nga sẽ bán cho ÂĐ từ 250 - 300 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Tờ “Bình luận chính trị quốc tế” của Mỹ phân tích rằng ở thị trường ÂĐ, Nga đã cảm nhận được rõ ràng áp lực từ Mỹ. Với việc Mỹ và Nga tranh giành đưa ra những trang bị tiên tiến cho thấy cạnh tranh Mỹ - Nga sẽ ngày càng gay gắt hơn thời gian tới.
PHỤ LỤC
THÔNG CÁO HỘI NGHỊ TW 5 KHÓA 17 ĐCS TQ
+ Tin từ Trung Quốc, VOA - 19/10: Ngày 18/10, TW ĐCS TQ công bố Thông cáo Hội nghị TW 5 khóa 17 cho biết: Hội nghị họp từ ngày 15 đến 18/10 tại Bắc Kinh đã xem xét thông qua “Kiến nghị của TW ĐCS về việc ban hành Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 về phát triển kinh tế quốc dân và xã hội”
Hội nghị đánh giá những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội của thời kỳ “5 năm lần thứ 11”: Sức sản xuất xã hội phát triển nhanh chóng, sức mạnh tổng hợp quốc gia được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, vị thế quốc tế và sức ảnh hưởng được nâng cao, xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, văn minh sinh thái, xây dựng Đảng đều đạt được tiến triển. Hội nghị phân tích tình hình trong nước và quốc tế trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của TQ từ nay về sau, cho rằng TQ vẫn ở vào thời kỳ chiến lược quan trọng có thể phát huy ưu thế, là cơ hội lịch sử hiếm có, đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức rủi ro, cần phải chủ động ứng phó với thay đổi của môi trường, giải quyết các mâu thuẫn, thúc đẩy cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.
Về Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 (từ 2011 đến 2015): Hội nghị cho rằng Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 là thời kỳ then chốt xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đi sâu cải cách mở cửa, đẩy nhanh chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế. Xác định mục tiêu của 5 năm tới là kinh tế phát triển bình ổn tương đối nhanh, điều chỉnh mang tính chiến lược kết cấu kinh tế đạt được tiến triển quan trọng, thu nhập cư dân thành thị và nông thôn tăng tương đối nhanh, xây dựng xã hội được tăng cường rõ rệt, không ngừng đi sâu cải cách mở cửa, giúp việc chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế đạt tiến triển thực chất, nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, sức cạnh tranh quốc tế, ngăn chặn rủi ro, cải thiện đời sống văn hóa vật chất, củng cố nền tảng cho xây dựng toàn diện xã hội khá giả.
Về xây dựng Đảng: Hội nghị nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng là bảo đảm cơ bản cho việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn “5 năm lần thứ 12”, phải tăng cường xây dựng năng lực cầm quyền và tính tiên tiến của Đảng. Đẩy nhanh xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa.
Về an ninh quốc phòng: Tăng cường xây dựng hiện đại hóa quốc phòng và quân đội, nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ quân sự đa dạng với hạt nhân là khả năng đánh thắng chiến tranh cục bộ trong điều kiện tin tức hóa.
Về vấn đề Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan: Quán triệt phương châm “một nước hai chế độ”, “người Hồng Kông quản lý Hồng Kông”, “người Ma Cao quản lý Ma Cao”. Nắm chắc chủ đề phát triển hòa bình quan hệ hai bờ, đi sâu hợp tác kinh tế hai bờ, mở rộng sự giao lưu các giới giữa hai bờ, thúc đẩy sự nghiệp lớn phát triển hòa bình quan hệ hai bờ và thống nhất tổ quốc.
Về đối ngoại: Giương cao ngọn cờ hòa bình, phát triển, hợp tác, tiến hành chính sách ngoại giao hòa bình độc lập tự chủ, kiên trì con đường phát triển hòa bình, tích cực tham gia hợp tác quốc tế, bảo vệ chủ quyền, an ninh, lợi ích phát triển.
Về nhân sự: Hội nghị quyết định bầu Tập Cận Bình giữ chức Phó Chủ tịch Quân ủy TW; bổ sung Ủy viên dự khuyết BCT Yên Vinh Trúc (sinh năm 1952, Bí thư TP Tế Nam) làm Ủy viên TW; khai trừ chức Ủy viên TW của Khang Nhật Tân, xác nhận việc sử phạt khai trừ Khang Nhật Tân ra khỏi Đảng (vì tham ô, lạm dụng chức quyền) của BCT ngày 29/12/2009.
Theo các nhà quan sát, cuộc họp thường niên của ĐCS TQ diễn ra giữa lúc có những lời đòi hỏi cải tổ chính trị để phù hợp với tiến bộ kinh tế. Những lời kêu gọi này còn được ngay chính nhân vật tầm cỡ như TTg Ôn Gia Bảo đưa ra. Tuy nhiên, các cấp lãnh đạo trong Đảng cho rằng cải cách chính trị rất nhạy cảm và không muốn đặt vấn đề này vào lịch trình của Hội nghị năm 2010. Trong khi đó, một bài báo đăng trên nhật báo Thanh Niên Bắc Kinh ngày 18/10 đã khuyến nghị mọi người không nên xem vấn đề này là một vấn đề nhạy cảm. Bài báo ca ngợi những tiến bộ về chính trị hiện nay của TQ và trích lời TTg Ôn Gia Bảo về sự cần thiết cải tổ để đạt được mục tiêu hiện đại hóa kinh tế.
Một trong những điểm đáng chú ý nhất của phiên họp kéo dài 4 ngày là việc loan báo đã được dư luận rộng rãi dự đoán trước về việc thăng chức cho Phó chủ tịch Tập Cận Bình vào chức vụ Phó Chủ tịch Quân ủy TW. Hiện chỉ có ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình là hai nhân vật dân sự trong Quân ủy TW. Theo ông Willy Lam, một chuyên gia về TQ tại tổ chức Jamestown ở Washington thì đây là một dấu hiệu rõ rệt rằng ông Tập Cận Bình sẽ thay thế cho ông Hồ Cẩm Đào, sẽ rời chức vụ vào năm 2012./.
______________________
Thứ Ba, 19/10
VIỆT
+ Tin từ TQ - 18/10: Chinanews ngày 18/10: Ông Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam trả lời phỏng vấn của báo chí TQ khi dự Hội nghị đối thoại chiến lược think tank TQ - ASEAN bày tỏ, tình hình đất nước Việt - Trung giống nhau, lợi ích chung lớn hơn bất đồng. Ông Sâm nhấn mạnh, tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, cần tăng cường chăm sóc để được đời đời bền vững; việc làm cụ thể và sâu sắc nội hàm quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” Việt - Trung sẽ giúp nhân dân hai nước được sống trong môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Ông Cổ Tiểu Tùng, Phó Viện trưởng Phân viện Khoa học Xã hội Quảng Tây cho rằng, hai nước Trung - Việt cần cố tìm cái chung, gác lại bất đồng, cùng nghiên cứu mô thức phát triển, cùng duy trì môi trường hòa bình và phát triển của khu vực.
Báo Tin tức Tham khảo ngày 16/10: Việt Nam triển khai “ngoại giao du kích” tại Châu Á (đăng lại từ báo Nam Hoa buổi sáng - Hồng Công): Một trong những phương pháp để biết sự thay đổi trong quan hệ Đông Á với TQ và Mỹ đó là nghiên cứu nền “ngoại giao du kích của VN”. Quan chức trong lực lượng quốc phòng của VN không phải là những nhà ngoại giao bẩm sinh, nhưng mấy tháng nay họ lại đột ngột xuất hiện và gắng sức đem tranh chấp Nam Hải vào nghị trình của hội nghị khu vực. Cử chỉ này khiến TQ đau đầu, nhưng cũng giúp tạo cơ hội để Mỹ củng cố địa vị của mình ở khu vực. Tuần qua, lãnh đạo quân đội các nước ASEAN tính toán, lợi dụng dịp Hội nghị ADMM mở rộng để bao vây tấn công Bắc Kinh về mặt ngoại giao. Sự kiện này và Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi tháng 7 đều có đặc điểm của trận đánh du kích. Việc TQ mở rộng sức mạnh đã chọc tức nước nhỏ trong khu vực, tạo điều kiện để VN triển khai chiến thuật du kích. Vẫn còn khá nhiều câu hỏi đặt ra khi phải đối mặt với những sự kiện mang tính mỉa mai này như: Phản ứng của TQ khi đứng trước tình hình mà một năm trước không thể dự đoán? thái độ của TQ sẽ mềm không và nhất là có hay không sự thay đổi trong lập trường về đàm phán song phương trong giải quyết vấn đề Nam Hải. Là sức mạnh đang trỗi dậy của Châu Á, TQ dường như nắm vững như lòng bàn tay, mặc dù một số báo chí cho rằng TQ đã có linh hoạt nhất định đối với vấn đề Nam Hải nhưng hoàn toàn không có sự thay đổi trong thái độ của TQ.
Mạng Phượng Hoàng ngày 13/10 đăng lại bài trên Tuần báo Trung Quốc với tựa đề: Lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ trong mắt Việt Nam, thiên đường ở rất xa, Trung Quốc lại rất gần: Thái độ nhiệt tình thái quá của Mỹ gần đây đối với VN chắc chắn đã động chạm đến tâm lý phức tạp của người Việt. Từ góc nhìn tích cực, việc làm này khiến VN cảm thấy dường như được đưa vào trung tâm vũ đài quốc tế, nhưng đồng thời việc qua lại với nước lớn ở xa mà đắc tội với người khổng lồ ở gần cũng là hạ sách vô cùng nguy hiểm.
Việc định hình vị trí quốc gia là vô cùng quan trọng. Lấy Canada làm ví dụ, một nước có tầm ảnh hưởng không nhỏ trên trường quốc tế và có quan hệ an lành với ông láng giềng khổng lồ Mỹ. Nhưng ngược lại nếu định vị trở thành cường quốc khu vực, toàn lực phát triển quân đội, liên kết Nga chống Mỹ thì chắc chắn Canada sẽ chẳng thể trải qua những ngày tháng tốt đẹp như bây giờ. Trên thực tế VN đã có khoảng thời gian định vị sai lầm kéo dài tới chục năm vì xâm lược Campuchia và liên kết Liên Xô chống TQ. VN đã thực sự chỉ phát triển trong 20 năm qua, nhất là sau khi bình thường hóa quan hệ với TQ, mượn làn gió cải cách của TQ để tiến hành công cuộc đổi mới. VN ngày nay đã và đang bước trên con đường thành công nhưng lại đối mặt với lựa chọn mới. Đáng chú ý là dù cho gần đây giới quan phương Việt - Mỹ tiếp xúc thường xuyên, nhưng báo chí VN lại đưa tin rất kín đáo, không gióng kèn nổi trống. Mặc dù Hillary kích động tâm lý lo sợ TQ trong lòng người Việt nhưng VN cũng thừa hiểu giá trị của người láng giềng và “người thày” TQ giống như nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà nói “thiên đường rất xa mà TQ lại gần”.
Trải qua nhiều năm chiến tranh, VN ngày càng thực tế và lý tính, đồng thời cũng có tâm lý cảnh giác trước âm mưu diễn biến hòa bình của Mỹ. Ngày 25/8, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ, VN không trở thành đồng minh quân sự với Mỹ, cũng không thiết lập tam giác quan hệ và vui mừng trước sự phát triển của TQ. Người ta hy vọng đây cũng sẽ là cái nhìn nhất quán của tập thể lãnh đạo VN.
BIỂN ĐÔNG
+ Tin từ TQ - 18/10: (mạng Phượng Hoàng và mạng Quốc tế Online các ngày 13 và 14/10): khả năng Nga quay lại vịnh Cam Ranh là rất nhỏ, bởi chi phí duy trì hoạt động của quân cảng này dự kiến là 20 tỷ USD/năm, trong khi ngân sách quốc phòng của Nga một năm là 50 tỷ USD. Mỹ cũng chung cảnh ngộ khi chưa hoàn toàn đi ra khỏi bóng đen của khủng hoảng tài chính tiền tệ. Có nhà phân tích cho rằng, đảm bảo kiểm soát vịnh Cam Ranh có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc gia của Việt Nam, việc để nước ngoài đồn trú tại đây cũng vô cùng nhạy cảm nên nhiều khả năng VN sẽ dùng hình thức thích hợp cho phép tàu chiến Nga, Mỹ dừng đỗ tạm thời tại vịnh Cam Ranh để kiếm nguồn thu.
Tân Hoa Xã ngày 17/10 đưa tin, sau hành trình dài 500km, ngày 15/10, đội đua ô tô đường trường Rally ASEAN – Trung Quốc đã đến thành phố biển Nha Trang. Do không có chương trình thi đấu tiếp theo nên không ít các tay đua xuất thân từ giới doanh nghiệp đã tranh thủ tiến hành khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư làm ăn tại Nha Trang.
Đông Bắc Á
+ Tin từ TQ - 18/10: (China Daily ngày 18/10) Hội đàm Trung - Mỹ “làm giảm bớt quan ngại trên biển”: Bắc Kinh và Washington đã tiến hành đối thoại an ninh trên biển hôm 15 - 16/10 tại Hawai, Mỹ. Phía TQ do Đô đốc Liao Shining, Phó Tổng tham mưu trưởng Hải quân dẫn đầu, phía Mỹ do Thiếu tướng Hải quân Rangdolph Alles, Tư lệnh phụ trách Châu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu.
Tân Hoa Xã cho biết, hai bên đã tiến hành cuộc tham vấn thường niên tại Honolulu theo cơ chế Hiệp định tham vấn quân sự trên biển (MMCA) Trung - Mỹ. Hai bên đã trao đổi ý kiến về tình hình an ninh trên biển trong năm nay và các giải pháp cho những quan ngại về an ninh trên biển một cách “thẳng thắn”, “có nội dung”.
Theo các nhà phân tích, đây là dấu hiệu mới nhất về sự ấm lên trong quan hệ quân sự trong vòng 8 tháng qua, một bước thiết thực sau khi hai nước nối lại đối thoại quân sự sớm hơn dự kiến. Tuy nhiên, chừng nào Bắc Kinh và Washington còn chưa tăng cường được sự tin cậy chính trị lẫn nhau thì quan hệ quân sự sẽ vẫn còn chưa suôn sẻ như đã thấy trong suốt 3 thập kỷ qua.
Theo hãng tin AP, trưởng đoàn Mỹ Rangdolph Alles phát biểu kết thúc hội đàm nói rằng cuộc hội đàm nhằm tăng cường an toàn cho binh lính không quân và hải quân tác chiến cận kề, “một cuộc trao đổi mang tính chuyên môn và thẳng thắn”, có ý nghĩa quan trọng cho “mối quan hệ quân sự bền vững, tin cậy và có ý nghĩa”.
Theo ông Zhao Xiaozhuo, TQ và Mỹ không là đồng minh cũng không là kẻ thù. Hai bên cần có tiếp xúc để cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau nhằm bảo đảm trao đổi thông tin kịp thời khi xảy ra những sự cố tương tự. Cả hai đều hiểu rằng đình chỉ quan hệ không có lợi cho bên nào, nhất là xét về mặt quân đội TQ và quân đội Mỹ đều có quy mô lớn đủ để tác động đến khu vực Đông Á.
Ông Yuan Peng, Giám đốc Khoa nghiên cứu Mỹ thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại TQ cho rằng cuộc hội đàm tại Hawai là kịp thời và sẽ giúp cho quân đội hai nước giảm bớt những quyết định không chuẩn xác. “Những căng thẳng gần đây giữa TQ và Mỹ về vấn đề Nam Hải và Hoàng Hải cho thấy quân đội hai nước thiếu sự tin cậy đầy đủ và đôi khi có những quyết định chiến lược thiếu chuẩn xác… Cuộc gặp này có thể kiềm chế các xung đột giữa hai nước trong giới hạn và đưa quan hệ quân sự trở lại hợp lý và lành mạnh”.
+ BBC, RFA - 18/10: TQ - NB. Phát biểu tại Nghị viện Nhật sáng 18/10, TTg NB Naoto Kan nói ông lấy làm tiếc rằng hai ngày qua có những cuộc biểu tình chống Nhật ở TQ, yêu cầu nhà chức trách TQ hãy bảo vệ an toàn cho các công dân Nhật và các công ty của Nhật ở TQ. Ông cũng kêu gọi hai nước hãy bình tĩnh giải quyết vụ việc trong lúc có tin một cuộc biểu tình nữa dự kiến sẽ được tổ chức ở Vũ Hán trong cùng ngày để phản đối Nhật sau vụ va chạm ở đảo Điếu Ngư.
Trước đó, ngày 17/10, hàng nghìn người TQ biểu tình, đôi khi bạo động. Họ trương biểu ngữ phản đối việc Tokyo tuyên bố quần đảo Senkaku - mà Bắc Kinh gọi Điếu Ngư - thuộc chủ quyền của Nhật. Theo các nhà phân tích, chính quyền TQ cho phép biểu tình chống Nhật rầm rộ nhằm giải toả nỗi phẫn nộ âm ỷ của dân chúng về vụ tranh chấp lãnh hải Nhật-Trung, cũng như ngăn chặn sự bất mãn của người dân nhắm vào chính chế độ ở Bắc Kinh. Những cuộc biểu tình bài Nhật thoạt đầu diễn ra trong ôn hoà, nhưng sau đó xem chừng như vượt ngoài vòng kiểm soát, khiến Bắc Kinh phải cảnh cáo những người chống đối tôn trọng luật pháp.
Trong khi đó cơ quan truyền thông NB cho rằng cuộc tranh chấp giữa NB và TQ bùng phát vì đương kim chính phủ trung tả của Nhật thiếu khôn khéo nên không duy trì được mật ước với TQ liên quan đến quần đảo tranh chấp giữa 2 bên.
Theo tạp chí Aera của tờ Asahi Shimbun, trong giai đoạn lãnh đạo của chính phủ tiền nhiệm ở Tokyo, 2 chính phủ NB và TQ đã đạt thoả thuận mật là sẽ ứng phó mọi bất trắc liên quan đến quần đảo tranh chấp, theo đó NB trên nguyên tắc ngăn chặn người Hoa đổ bộ lên những hòn đảo ấy và không giam giữ họ ngoại trừ trường hợp quan ngại nghiêm trọng. Còn phía TQ thì cam kết ngăn chặn những chiếc tàu chống đối NB tới quần đảo này.
Có vẻ như chính quyền TQ một mặt để cho các cuộc biểu tình bài Nhật diễn ra dưới sự chứng kiến của công an để giúp giải tỏa tâm lý dân tộc chủ nghĩa nhưng không muốn biểu tình lan rộng hay biến thành chống nhà nước. Mặt khác, báo chí chính thống tại TQ lại muốn lái luồng dư luận vào chỗ lên án giải Nobel cho Lưu Hiểu Ba.
__________________
Thứ Hai, 18/10
Việt
RFA, RFI, BBC - 16, 17/10: Theo tin từ báo chí trong nước, ngày 16/10, sau nhiều ngày trôi dạt trên biển, 9 ngư dân Quảng Ngãi đã liên lạc được với gia đình. Thuyền trưởng chiếc tàu là ông Mai Phụng Lưu kể lại là sau khi được TQ thả, chiếc tàu của ông chạy thẳng về Lý Sơn nhưng không may tàu gặp sóng gió lớn khiến hỏng máy và trôi dạt hơn 5 ngày trên biển. Toàn bộ lương thực và nước uống đều cạn nhưng rất may là chiếc tàu của ông Lưu đã được tàu tuần tra TQ phát hiện và giải cứu, đem vào đảo Trụ Cầu thuộc quần đảo Hoàng Sa vào lúc 9 giờ sáng ngày 16/10. Hiện chiếc tàu đang được sửa chữa và sẽ về Lý Sơn trong vài ngày tới.
Cùng ngày 16/10, Thứ trưởng Ngoại giao VN Hồ Xuân Sơn đã gặp Đại sứ TQ để yêu cầu xác minh thông tin nói trên và thông báo cho phía VN để đưa ngư dân và tàu cá về nhà. Trong thời gian tàu mất tin tức, BNG VN đã gặp Sứ quán TQ và "yêu cầu phía TQ phối hợp tìm kiếm tàu cá và ngư dân VN". Bà Nguyễn Phương Nga, NFN BNG VN nói VN cũng "đồng thời đề nghị phía TQ kiểm tra xem khi được thả, tàu QNg 66478TS có được cung cấp đầy đủ nhiên liệu và các trang thiết bị cần thiết đảm bảo an toàn cho tàu cá và ngư dân không". Theo bà Nga, phía TQ cho hay đã cung cấp đ̉ủ nhiên liệu và trang thiết bị cần thiết trước khi thả tàu, thậm chí khi tàu quay trở lại đề nghị cung cấp thêm nhiên liệu, phía TQ cũng đáp ứng. "Do đang có áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông nên phía TQ đã khuyến cáo ngư dân VN có thể ở lại thêm một vài ngày nữa, nhưng ngư dân VN vẫn quyết định về ngay và đã ký cam kết tự chịu trách nhiệm về quyết định này".
Theo VnExpress, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Nguyễn Hòa Bình cho biết ngay sau khi xác minh thông tin tàu cùng 9 ngư dân đang tiếp tục gặp nạn ở đảo Trụ Cầu, tỉnh đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Ngoại giao can thiệp để đưa tàu cứu hộ ra tiếp tế lương thực và lai dắt tàu cùng người sớm trở về. Tuy nhiên, báo Tiền Phong loan tin trong cuộc trao đổi ngày 16/10 với báo này, ông Trần Văn Long, Giám đốc Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Hàng hải KV II nói tính đến cuối ngày 16/10 thì giới chức vẫn chưa có phương án cụ thể để ra tiếp cận, đưa ngư dân trở về.
Theo tin của Tờ Sài Gòn Tiếp thị, về việc đưa các ngư dân từ đảo Trụ Cầu về, tỉnh Quảng Ngãi cho biết họ đã đề nghị một số phương án, trong đó có việc dùng máy bay để đưa các ngư dân trở lại quê nhà. Theo phương án này, tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ Quốc phòng đưa hai máy bay trực thăng đến Sân bay Chu Lai chờ khi được thông tin của Bộ Ngoại giao sẽ bay ra đảo Trụ Cầu đón các ngư dân về nước. Phương án thứ hai là đề nghị Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khu vực 2 đưa tàu ra Hoàng Sa đón ngư dân về. Phương án cuối là Trung ương đề nghị phía TQ lai dắt chiếc tàu đánh cá trên đưa về cho VN. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ông Nguyễn Xuân Huế, cho biết sẽ tổ chức đón những người trở về một cách trang trọng.
+ BBC - 14/10: TQ nhận xét về
+ RFI - 16/10: VN và Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự để đối phó TQ. Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng tại Hà Nội vừa qua, VN và Ấn Độ đã quyết định tăng cường hợp tác về quốc phòng. Trong bối cảnh TQ ngày càng có những hành động khẳng định chủ quyền Biển Đông, VN rõ ràng là muốn dựa nhiều hơn vào đồng minh mới là Ấn Độ và ngược lại, Ấn Độ rất muốn tận dụng vị trí chiến lược của VN.
Điều đáng chú ý là trong hiệp định hợp tác vừa qua, đổi lại việc New Delhi giúp hiện đại hóa quân đội và đặc biệt là Hải quân VN, Hà Nội sẽ giúp sửa chữa, bảo trì và cung cấp nhiên liệu cho các chiến hạm của Hải quân Ấn Độ. Tuy thông cáo chính thức không nói là cảng nào sẽ được sử dụng, nhưng ai cũng nghĩ ngay đến cảng Cam Ranh, từng là căn cứ quân sự của Mỹ và sau đó là của Nga.
Tuy nhiên, ngoài Cam Ranh còn có cảng Hải Phòng, cũng có vị trí chiến lược không kém và có thể nói được giới quân sự Ấn Độ quan tâm nhiều hơn, vì nó nằm gần đảo Hải
Hiện giờ, chưa biết TQ phản ứng như thế nào trước việc Ấn Độ và VN tăng cường hợp tác quốc phòng, nhưng nếu thật sự VN dùng các cảng như Cam Ranh hay Hải Phòng để bảo dưỡng, sửa chữa, tiếp nhiên liệu cho các chiến hạm Ấn Độ, chắc là Bắc Kinh sẽ khó mà để yên. Tuy vậy, bối cảnh đang thay đổi. Biển Đông nay không còn chỉ là tranh chấp song phương giữa TQ với một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là VN, mà đã trở thành vấn đề có sự can dự ngày càng nhiều của Mỹ và nay là của Ấn Độ. Cho nên, TQ tạm thời đã bớt hung hăng.
ASEAN - BIỂN ĐÔNG
+ Tin từ
Các báo Vientiane Times, KPL của Lào trong hai ngày 13 - 14/10 đăng lại một số tin, bài của TTX/VN và THX/TQ viết về Hội nghị ADMM+ tại Hà Nội. Trong đó, đáng chú ý là một số bài viết của THX nhận định HN ADMM+ lần thứ nhất được xem như một diễn đàn hiệu quả giúp ASEAN và các nước Đối thoại tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng vì hoà bình, ổn định trong khu vực, HN ADMM+ là một dấu mốc đầy ý nghĩa trong lịch sử ASEAN, đóng vai trò quan trọng nhằm tăng cường lòng tin giữa các nước Châu Á - TBD trên những vấn đề quân sự, là diễn đàn để các nước tìm kiếm điểm đồng trong hợp tác an ninh trong những năm tới. Các bài viết nêu bật quan điểm của TQ được thể hiện trong phát biểu của BT/QP Lương Quang Liệt tại HN rằng chính sách quốc phòng của TQ không nhằm mục đích thách thức hay đe doạ bất cứ ai, sự phát triển của nền quốc phòng TQ là nhằm bảo đảm an ninh của nước này và thúc đẩy hoà bình, ổn định trong khu vực; TQ ủng hộ ADMM+ tập trung vào hợp tác trên những vấn đề an ninh phi truyền thống, ưu tiên giải quyết những thách thức an ninh phi truyền thống đang đe doạ trực tiếp cuộc sống và sự thịnh vượng của người dân trong khu vực, hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống cần được coi là điểm khởi đầu cũng như tâm điểm của hợp tác an ninh chặt chẽ hơn của ADMM+ trong tương lai; các nước tham gia ADMM+ cần cải thiện nghiên cứu về hợp tác an ninh phi truyền thống, thiết lập khuôn khổ về lý thuyết, pháp lý và thủ tục hợp tác, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo, giúp đỡ về vật chất và trao đổi thông tin; TQ và VN sắp tới sẽ chủ trì một nhóm công tác cấp chuyên gia (EWG) nhằm tăng cường khả năng ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống và nhóm này sẽ tập trung vào hoạt động viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.
Trong khi đó, báo Jakarta Post ngày 12/10 lại có bài “ASEAN đối mặt với thử thách về vai trò lãnh đạo trước sự cạnh tranh Mỹ- Trung”, trong đó viết: ASEAN đang đối mặt với một thách thức lớn trong khi tổ chức HN/BT/QP ASEAN+8 với sự tham gia của các đối thủ gồm Mỹ và đồng minh NB vốn đang có căng thẳng với TQ về tranh chấp trên biển. Diễn đàn này sẽ cho phép ASEAN rèn luyện kỹ năng ngoại giao trong việc chế ngự căng thẳng giữa Mỹ và TQ tại biển Đông cũng như vấn đề liên quan đến 4 nước thành viên ASEAN, cùng với tranh cãi giữa NB và TQ tại biển Hoa Đông. Những căng thẳng trên đang làm tăng mối quan tâm rằng chúng có thể làm chệch sự chú ý đối với các chương trình an ninh phi truyền thống như chống khủng bố, cướp biển và buôn người vốn đang trở thành ưu tiên tại một khu vực thường xuyên xảy ra mối đe dọa khủng bố và cướp biển. Ông Surya Dharma của Viện Tự cường Dân tộc (Lemhanas) cho rằng, các diễn đàn an ninh này nên nhằm tăng cường hợp tác giữa các thành viên và không nên xem như một phương tiện để loại trừ lẫn nhau. Sự thành công của ASEAN sẽ được đánh giá trên cơ sở những cam kết mà Hiệp hội có thể đạt được cho dù có sự khác nhau giữa các nước.
Tin từ
Sau khi thanh sát khả năng sẵn sàng chiến đấu của phi đội 32 tại căn cứ không quân Abdurahman Saleh, Thứ trưởng Sjafrie cho biết thêm, Indonesia cũng đang xem xét mua máy bay C-130 Hercules theo đề nghị của Mỹ và Australia. Chính phủ đã quyết định tập trung mua máy bay vận tải chiến đấu C-130 Hercules. Hiện Chính phủ có 2 lựa chọn, một là tăng khả năng chiến đấu của máy bay Hercules sẵn có thông qua chương trình bổ sung các bộ phận mới hoặc tân trang lại, hai là mua máy bay mới như đề nghị của Mỹ và
RFA, RFI - 15, 16, 17/10: Sông Mêkông. Ngày 15/10, Ủy ban Sông Mêkông (MRC) công bố bản Đánh giá Môi trường Chiến lược của Thủy điện trên dòng chảy chính của sông Mêkông theo đó khuyến nghị các quốc gia vùng hạ lưu sông Mêkông cần phải dừng quyết định xây dựng đập thủy điện trong khoảng thời gian 10 năm. Uỷ ban này cho rằng 10 năm là thời gian tối thiểu cần có để nghiên cứu kỹ lưỡng ảnh hưởng của các con đập này đối với hệ sinh thái và cư dân sinh sống dọc theo con sông, trước khi tiến hành xây các đập thủy điện.
MRC đã cho tiến hành công trình nghiên cứu trong bối cảnh 4 nước VN, CPC, Lào và Thái Lan có ý muốn xây dựng 12 con đập trên dòng chảy chính của sông Mêkông và đưa ra kết luận rằng: Nếu cả 12 con đập dự trù được hoàn thành, điều đó chắc chắn sẽ mang lợi ích về điện năng, nhưng nguồn lợi này sẽ không được chia sẻ đồng đều: Trong khi Lào được hưởng 70% thì Thái Lan và CPC được chừng 11 - 12%, còn VN chỉ hưởng khoảng 5%.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là tác hại về môi trường. Bản báo cáo của MRC cho rằng các con đập có thể gây hại đến các loài cá nước ngọt, làm mất tính toàn bộ của hệ sinh thái trên con sông cũng như có thể gây mất ổn định về an ninh lương thực. Bên cạnh đó, theo bản báo cáo, nếu toàn bộ các con đập được xây dựng, thì thiệt hại cho ngành ngư nghiệp có thể lên đến 476 triệu USD mỗi năm, riêng cho các hoạt đông đánh bắt trên sông. Còn trong lĩnh vực nông nghiệp, MRC báo động là 54% các khu vườn dọc theo hai bên bờ con sông sẽ bị mất đi. Kết hợp với việc mất đất trồng trọt để dành chỗ cho các hồ chứa nước và các đường truyền tải điện, các thiệt hại lên đến 25,1 triệu USD mỗi năm
Tóm lại, như bà Tiffany Hacker, người phụ trách báo chí của Ủy ban sông Mêkông đã nhấn mạnh “Việc các nước hoãn xây dựng đập thủy điện trong 10 năm là điều cần thiết hiện nay”. Có tin cho hay 4 quốc gia nói trên sẽ dành ra ít nhất nửa năm để xem xét các kết luận được đưa ra, trước khi có quyết định về những bước tiến hành.
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ TQ - 15/10: Trung - Mỹ (Thời báo Hoàn Cầu 15/10): Dẫn lại tin từ trang mạng “chính sách ngoại giao” của Mỹ ngày 13/10 cho biết NFN Ủy ban an ninh quốc gia Mỹ Mike Hammer bày tỏ: “Lệnh của Tổng thống cho phép tạm thời xuất khẩu máy bay vận tải C-130 cho TQ, song mục đích chỉ trong hành động ứng cứu dầu tràn ở khu vực Đông Nam Á, được tiếp dầu tại TQ hoặc rải thuốc hóa học khắc phục dầu tràn, chứ không phải là máy bay vận tải C-130 đang được bán cho TQ; lệnh này chỉ là một kế hoạch ứng cứu”. Hãng tin Reuteur ngày 13/10 dẫn lời một quan chức cao cấp của Chính phủ Mỹ nói rằng Nhà trắng đáp ứng lời thỉnh cầu của một công ty sử dụng máy bay vận tải C-130 của châu Âu, đồng ý rỡ bỏ hạn chế đối với TQ loại máy bay này. Bất kỳ một máy bay vận tải C-130 nào đưa đến TQ đều sẽ được khống chế, kiểm soát bởi người Mỹ, nhằm bảo đảm cho kỹ thuật nhạy cảm không bị đánh cắp. Tờ Washington Post đã từng phân tích rằng đây là lần “nới lỏng” cấm vận đối với TQ, dự báo có thể là bước đi nhằm nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí đối với TQ. Chủ tịch UB thẩm tra an ninh kinh tế Trung-Mỹ Zeer nói rằng Obama làm như vậy là nhằm giảm phẫn nộ của TQ đối với việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.
Mạng Đài phát thanh quốc tế TQ ngày 15/10: Ngày 14/10, tại Bắc Kinh, Phó TTg TQ Vương Kỳ Sơn đã tiếp cựu Ngoại trưởng Mỹ Albright. Phó TTg Vương Kỳ Sơn nói, hiện nay, hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước không ngừng được mở rộng, quan hệ giữa các doanh nghiệp và thị trường ngày càng gắn bó, hai bên cần tăng cường hơn nữa hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tránh chính trị hóa vấn đề kinh tế. Phương châm mở cửa đối ngoại của TQ sẽ không thay đổi, môi trường đầu tư không ngừng được hoàn thiện. Doanh nghiệp các nước nên có lòng tin, tuy nhiên cũng cần phải nhẫn nại. Bà Albright nói, giữ gìn quan hệ Trung - Mỹ tốt đẹp hết sức quan trọng, nguyện tiếp tục nỗ lực cho việc này. Cùng ngày, NT/TQ Dương Khiết Trì cũng đã hội kiến bà Albright.
+ Tin từ TQ, RFA, RFI, VOA - 15, 16, 17/10: TQ - NB. Ngày 17/10, NFN/BNG/ TQ trả lời việc tại một số thành phố của TQ xảy ra biểu tình chống Nhật cho biết Trung - Nhật là hai nước láng giềng quan trọng, giữa hai nước có tồn tại một số vấn đề nhạy cảm và phức tạp, phía TQ chủ trương thông qua đối thoại, thỏa đáng giải quyết vấn đề, cùng duy trì quan hệ chiến lược cùng có lợi giữa hai nước. Một bộ phận quần chúng bày tỏ sự phẫn nộ của mình trước việc gần đây phía NB có một số lời phát biểu sai lầm là hoàn toàn có thể hiểu được, tuy nhiên phía TQ chủ trương dựa vào pháp luật, bày tỏ sự nhiệt tình yêu nước một cách có lý trí, và không tán thành đối với những hành vi không lý tính, vi phạm quy định. Hi vọng đại đa số quần chúng nhất định biến sự nhiệt tình yêu nước của mình thành các hành động thực tế công việc của mình, duy trì và bảo vệ cải cách, phát triển, ổn định đại cục.
Cùng ngày 17/10, Báo Tin tức tham khảo đăng bài “BT/NG/NB cho rằng sẽ không lùi bước, kiên trì bảo vệ lãnh thổ đảo Điếu Ngư”. Theo Đài truyền hình Phượng Hoàng, trả lời tại buổi họp báo, BT/NG/NB Maehara Seiji bày tỏ, trên vấn đề lãnh thổ đảo Điếu Ngư, NB sẽ không nhượng bộ, dù chỉ là một bước. TQ có thái độ như thế nào thì điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào phía TQ.
Trước đó, ngày 16/10, mạng BNG/TQ đưa tin, trả lời câu hỏi phóng viên về việc vài trăm người của tổ chức cánh hữu của NB đã biểu tình tại cổng Sứ quán TQ tại NB, phía TQ bày tỏ quan tâm nghiêm khắc đối với việc này; phía TQ đôn thức NB thực hiện các nghĩa vụ của quy định công ước quan hệ Ngoại giao Viena, áp dụng các biện pháp hữu hiệu đảm bảo an toàn của ĐSQ, TLSQ, các cơ quan và người của phía TQ.
Theo AFP, sáng ngày 16/10, khoảng 3.000 người Nhật theo chủ nghĩa dân tộc đã tập trung biểu tình chống TQ vì cho rằng Bắc Kinh đã xâm chiếm quần đảo của Nhật. Hàng chục biểu ngữ với các dòng chữ “Nước Nhật lâm nguy” hay “Đừng quên TQ đang xâm lăng NB” được người biểu tình hô vang. Trong khi nhóm người này bắt đầu diễu hành thì có 2 người mà người ta tin là người TQ đã ngồi cản giữa đường với một biểu ngữ có hàng chữ: “Ngừng ngay những hành động đổ dầu vào lửa quấy nhiễu kiều dân TQ tại Nhật”. Hai người này bị cảnh sát Nhật bắt đi sau đó nhưng chỉ vài phút sau đã được trả tự do.
Trong khi đó thì tại TQ, những cuộc biểu tình chống Nhật cũng diễn ra ở ít nhất 3 thành phố Tây An, Thành Đô và Trịnh Châu, nơi tập trung hàng chục nghìn người biểu tình cho rằng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku thuộc về TQ và kêu gọi tẩy chay hàng hóa NB. Các hãng thông tấn cho biết các cuộc biểu tình phần lớn là ôn hòa, nhưng hãng tin Kyodo của Nhật lại trích lời hai người Nhật bán hàng ở TQ nói rằng người TQ biểu tình đã đập vỡ cửa kính và quầy hàng của họ.
Trước đó, ngày 13 và 14/10, Vụ trưởng Vụ châu Á, BNG/NB thăm TQ đã bày tỏ cả NB và TQ đều mong muốn có cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao. NT/NB bày tỏ nguyên tắc cơ bản của NB là tránh xảy ra những sự kiện tương tự vụ va chạm tàu cá vừa qua, đảo Shenkaku là lãnh thổ cố hữu của NB và không tồn tại tranh chấp với TQ tại Đông Hải.
PHỤ LỤC
“GIẢI NOBEL HÒA BÌNH MANG TÍNH CHÍNH TRỊ LÀ NHIỀU”
+ Tin từ Thụy Điển - 17/10: Giải Nobel hòa bình mang tính chính trị là nhiều. Mới đây, trên trang
- Việc chọn trao giải thưởng hòa bình năm 2010 cho nhà hoạt động nhân quyền TQ Lưu Hiểu Ba là một vụ việc khá buồn tẻ. Nếu điều này có thể được coi như một cái gai trong quan hệ TQ với phương Tây, thì đây cũng chỉ là một điểm thứ yếu. Điều quan trọng hơn là kể từ 1901 đến nay, với tổng cộng 120 cá nhân và tổ chức khác nhau được nhận giải, đa số đều là những người thân phương Tây, nhưng riêng những người bất đồng chính kiến được nhận giải thì hầu như chỉ từ các nước ngoài khu vực Âu - Mỹ.
- Thiếu sót hiển nhiên nhất trong số tất cả những thiếu sót của giải Nobel hòa bình có lẽ là việc không trao cho Gandhi giải này, mặc dù về sau một số người hoạt động theo tư tưởng của ông như Martin Luther King, Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi và Dalai Lama đã được trao giải. Tuy nhiên, những người yêu mến Gandhi sẽ phải biết ơn Ủy ban Nobel khi không xếp ông cùng danh sách với Theodore Roosevelt, Menachem Begin, Yitzhak Rabin, Shimon Peres và Henry Kissinger là những người tay đã dính đầy máu người vô tội.
- Trong rất nhiều trường hợp, người nhận giải Nobel hòa bình sau khi giúp thiết lập ngừng bắn, nhận giải và tiền thưởng, đã nối lại chiến tranh. Việc trao giải cho Henry Kissinger năm 1973, Shimon Peres và Yitzhak Rabin sau Hiệp ước Oslo năm 1994 và TTh HQ Kim Đại Trọng năm 2000 chỉ là một vài ví dụ. Adolf Hitler, Joseph Stalin và Benito Mussolini đã từng nhận được đề cử nhận giải Nobel, may là cuối cùng họ không vào được vòng cuối.
- Có những thí dụ khác cho thấy nhiều trường hợp trao giải xong đã thấy sai. Nhà văn Anh Ralph Norman Angell từng xác nhận ông được giải Nobel năm 1910 (tức là vào thời điểm ngay trước thế chiến thứ nhất nổ ra) nhờ học thuyết cho rằng sự nhất thể hóa các nền kinh tế châu Âu sẽ làm cho chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh trở nên tuyệt đối. Rogeberta Menchu, nhà hoạt động nhân quyền của thổ dân
- Có một điều chưa bao giờ gây tranh cãi, đó là giải thưởng Nobel hòa bình chưa từng được trao cho một cá nhân hoặc một tổ chức vì đã nói được ra, dù là bóng gió, xa xôi, rằng vật cản chính đối với hòa bình thế giới ngày nay là những tham vọng bá quyền của các thế lực thống trị phương Tây đứng đầu là Mỹ.
- Nếu những người dân chủ, nhân quyền bất đồng chính kiến ở các nước khác nhau như Lưu Hiểu Ba ở TQ, Shirin Ebadi ở Iran, Lech Walessa ở Ba Lan xứng đáng nhận giải Nobel hòa bình, thì nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ xứng đáng nhất trên thế giới hiện nay là Noam Chomsky.
Trong 5 thập niên qua, Noam Chomsky không chỉ liên tục phấn đấu cho sự nghiệp hòa bình thế giới, mà qua những bài viết sắc xảo của mình đã vạch rõ một cách nhất quán những nguy cơ đối với hòa bình trên hành tinh này. Nhưng liệu ông Chomsky có nhận được giải Nobel không? Chắc chắn là không. Bởi như Fredrik Heffermehl, tác giải cuốn sách xuất bản năm 2008 mang tên Ý nguyện Nobel, đã nói: Các thành viên Ủy ban Nobel không tuân thủ nhiều lời trăng trối của Alfred Nobel, mà chủ yếu là dựa theo tình hình chính trị trên thực địa./.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...