13/09/2010
Thứ Sáu, 17/9
Việt
+ RFI - 16/9: VN - Mỹ: Trong bài báo tựa đề “Vì sao có hiệp định hạt nhân Mỹ - Việt?”, đăng ngày 15/9 trên trang web của tờ The Diplomat, tạp chí chuyên đăng những bài phân tích địa lý chính trị về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhà nghiên cứu Saurav Jha nhận định rằng hiệp định hợp tác hạt nhân có thể mở đầu cho một mối quan hệ nồng ấm hơn giữa hai kẻ thù cũ. Chuyến viếng thăm của hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington đến VN vào tháng trước không chỉ có ý nghĩa biểu tượng của việc Mỹ can dự trở lại với kẻ thù cũ. Trên thực tế, đó là chỉ dấu cho thấy
Không có gì đáng ngạc nhiên, hiệp định nói trên đã gây phản ứng mạnh từ phía TQ và các nước chủ trương không phổ biến hạt nhân, vì họ thấy rằng hiệp định ký với VN không theo những tiêu chuẩn được quy định trong các hiệp định khác ký với những quốc gia hạt nhân đang trỗi dậy, như Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả-rập. Hiệp định này giống với hiệp định ký với Ấn Độ hơn. Vậy câu hỏi ở đây là tại sao Mỹ lại quan tâm đến việc ký với VN một hiệp định như vậy? Câu trả lời là TQ. Là láng giềng luôn ngán ngại của TQ, VN có thể là đối tác của Mỹ trong mọi nỗ lực nhằm kềm chế tham vọng bành trướng của TQ ở Biển Đông. Với truyền thống lâu dài về hàng hải và với những thành tích về quân sự (VN đã từng đánh bại Pháp, Mỹ và TQ), cộng thêm một lực lượng vũ trang có quy mô đáng kể, VN có tiềm năng của một đồng minh thiết yếu mỗi khi bùng nổ xung đột trong khu vực.
Vậy thì sau hợp tác hạt nhân sẽ là vũ khí của Mỹ? Dĩ nhiên là VN sẽ không thay thế toàn bộ vũ khí thời Liên Xô bằng vũ khí Mỹ. Nhưng trong khuôn khổ một quan hệ đối tác chiến lược chặt chẽ hơn, VN chắc chắn sẽ muốn tiếp nhận những công nghệ giúp nước này hạn chế một số lợi thế mà lực lượng hùng hậu hơn của TQ đang nắm. Ấy là chưa kể, cũng giống như với Ấn Độ, VN muốn có các nguồn cung cấp vũ khí đa dạng hơn.
Nhưng dầu gì đi nữa thì vũ khí hạt nhân cũng sẽ chẳng giúp thêm gì cho việc bảo vệ an ninh của VN ở Biển Đông đối với TQ, bởi vì nếu như vũ khí nguyên tử có thể giúp VN được lợi thế trên bộ, thì chính trên Biển Đông mới cần có những hành động thật sự. Tuy vậy, VN có hai lý do để đòi được quyền làm giàu chất uranium trên lãnh thổ của mình. Thứ nhất, nước này phải nghĩ đến tương lai, tức là có thể chương trình hạt nhân của VN sẽ phát triển đến mức mà họ cảm thấy cần phải tự sản xuất nhiên liệu thay vì nhập nhiên liệu. Thứ hai, có thể VN nay nghĩ rằng cách tốt nhất để tuần tra bảo vệ các giếng dầu ngoài khơi là trang bị một tàu ngầm hạt nhân (
Chắc chắn VN nay rất quan tâm đến việc tăng cường lực lượng trên biển. Nước này đã đầu tư đáng kể cho khả năng phòng thủ ở đáy biển, chẳng hạn như qua việc đặt mua 6 tàu ngầm hạng kilo của Nga. Tuy nhiên, những tàu ngầm chạy bằng điện diesel này, nếu như rất hiệu quả trong những chiến dịch tuần tra ven biển, thì chúng lại không có khả năng bảo vệ những tài sản ở biển sâu như các dàn khoan dầu. Một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân đối với Hải quân VN được coi là một khả năng có thể thực hiện được. Điều khá mỉa mai ở đây là trước kia TQ đã được Mỹ tiếp sức để làm đối trọng với Liên Xô, một phần là thông qua các hợp tác công nghiệp và chuyển giao công nghệ, giống như những gì đang làm, ở cấp độ khác nhau, với các quốc gia láng giềng của TQ.
+ VOA - 16/9: VN dẫn đầu nỗ lực ASEAN nhằm xây dựng hệ thống hải quan một cửa. Thông cáo ngày 15/9 của ĐSQ Mỹ tại Hà Nội cho biết tiếp nối Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 17, Cơ quan Thương mại và Phát triển Mỹ (USTDA) đã thể hiện cam kết với VN, thông qua việc hỗ trợ tài chính cho một dự án thí điểm về cơ chế hải quan một cửa. Dự án với khoản tài trợ gần 728.000 USD này sẽ giúp giảm bớt thời gian thông quan, mở rộng thương mại và thị trường quá cảnh của VN. Phát biểu tại lễ ký thỏa thuận tài trợ, Đại sứ Mỹ tại VN Michael Michalak nói rằng “Việc khởi động sự hợp tác này một lần nữa thể hiện cam kết của Mỹ trong việc phối hợp với VN để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự hội nhập khu vực của ASEAN”.
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ Trung Quốc - 16/9: Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan. CCTV1, Mạng Tin tức TQ ngày 16/9 đưa tin: Sáng 16/9, hai bờ eo biển ĐL đã diễn tập cứu hộ liên hợp tại vùng biển gần Hạ Môn, Kim Môn, với chủ đề “Đảm bảo tam thông hai bờ, cùng xây dựng eo biển bình yên”. Đây là lần đầu tiên hai bờ diễn tập cứu hộ trên biển kết hợp cả lực lượng không quân và hải quân; có 3 đặc điểm lớn: (i) Lần đầu tiên lực lượng cứu hộ trên biển hai bờ cùng bàn kế hoạch, tổ chức, tham gia, cùng hoàn thành diễn tập cứu hộ trên biển với quy mô lớn bao gồm 14 tàu cứu hộ, 3 máy bay trực thăng cứu trợ, 2 tàu mô phỏng sự cố, 10 tàu cảnh giới, 7 tàu tham gia các công việc khác, có tới hơn 20 đơn vị với hơn 400 người tham gia diễn tập; (ii) Nội dung diễn tập tập trung gồm các khoa mục như cứu hộ tàu bị nạn, xác minh thông tin, phối hợp kịp thời, tổ chức cứu hộ, tìm kiếm trên biển, y tế cấp cứu, công tác tái thiết; (iii) Lần đầu tiên hai bờ chung một đài chỉ huy, một đài quan sát, diễn giải, luyện tâp. Khu vực diễn tập là khu vực biển tiếp giáp giữa Hạ Môn và Kim Môn, cụ thể là khu vực biển gần bãi thả neo số 4 cảng Hạ Môn với diện tích là 6,2 km2.
+ Tin từ Nhật Bản, RFI, RFA - 16/9: TQ - NB. Ngày 15/9, Hải quân NB đã công bố cho báo chí biết hoạt động tuần tra cảnh giới ở vùng biển Senkaku bằng máy bay trinh sát chống tàu ngầm P-3C. Vùng biển Senkaku là nơi đã xảy ra vụ tàu cá TQ xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của NB, đâm vào tàu tuần tra thuộc Cục bảo vệ biển NB và đã bị NB bắt giữ. Máy bay P-3C của Hải quân Nhật sẽ bay tuần tra ở tầm thấp ở độ cao khoảng 80 mét, mỗi ngày 1 lần, đối tượng là hoạt động của các tàu Hải quân TQ và các tàu cá các nước hoạt động ở khu vực này.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 16/9, ĐSQ/NB ở Bắc Kinh đã kêu gọi kiều dân đang sinh sống tại TQ đề cao cảnh giác vào lúc mà nhiều cuộc biểu tình bài Nhật dự trù sẽ diễn ra tại Bắc Kinh và Thượng Hải vào cuối tuần này. Trong khi đó, một viên chức Ngoại giao Nhật cho hãng thông tấn AFP biết đến giờ vẫn chưa rõ đoàn biểu tình có kéo đến trước cửa ĐSQ Nhật ở Bắc Kinh và tòa Tổng lãnh sự đặt ở Thượng Hải hay không. Viên chức ngoại giao này cũng nói rằng không được cảnh sát TQ thông báo tin tức liên quan đến các cuộc biểu tình chống Nhật.
Từ khi vụ việc xảy ra, BNG/TQ đã 5 lần triệu ĐS/NB đến để phản đối, khẳng định vùng biển đảo Điếu Ngư mà chiếc tàu đánh cá TQ bị bắt là vùng biển chủ quyền thuộc về TQ. Đây cũng là khu vực mà NB nói chủ quyền thuộc về họ. Ngày 16/9, NFN/BNG/TQ Khương Du nhắc lại với báo chí rằng chính phủ Nhật phải trả tự do ngay tức khắc cho viên thuyền trưởng người Hoa mà Nhật đang giam giữ. Trong khi đó, tại Tokyo, BT Phủ TTg/NB Yoshito Sengoku cho biết hai nhà lãnh đạo NB và TQ sẽ không gặp nhau bên lề phiên họp ĐHĐ/LHQ để giải quyết chuyện đang xảy ra.
+ Tin từ Nhật Bản - 16/9: Phản ứng của Mỹ về kết quả bầu cử chủ tịch DPJ của Nhật (Daily Yomiuri, ngày 16/9). Ngày 15/9, tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở Tokyo, Cựu Thứ trưởng NG Mỹ Armitage đã hoan nghênh việc ông Naoto Kan thắng cử và gợi ý TTG Nhật nhắc nhở khéo léo TQ rằng Tokyo và Washington vẫn giữ vững liên minh.
Theo ông Armitage, thắng lợi của ông Kan “dường như đã làm êm dịu các làn sóng chính trị ở NB” và điều đó tỏ ra “đa số trong đảng DPJ muốn bình tĩnh trong tính toán chính sách, do vậy đã chọn ông Kan, người mà theo họ sẽ hạ nhiệt được tình hình (NB)”. Ông Armitage cho rằng Nhật đã đúng khi xử lý cẩn trọng vụ bắt giữ thuyền trưởng tàu cá của TQ gần các đảo Điếu Ngư, mà ông cho rằng TQ muốn “thử Nhật” xem phản ứng thế nào. “TQ cảm thấy được khe hở trong quan hệ Nhật - Mỹ và đang lợi dụng khe hở này” và cho rằng cách tốt nhất để gửi đi tín hiệu về lâu dài là tăng thêm chi tiêu quân sự dù không lớn, “thông điệp sẽ là ở chỗ này”.
Ông cũng gợi ý Nhật Mỹ cùng tổ chức tập trận lính thủy đổ bộ ở
Ông Armitage cũng kêu gọi TTh Mỹ và TTg/NB thỏa thuận “một tuyên bố chung về tầm nhìn trong tương lai để chúng ta có thể loại bỏ mọi băn khoăn tồn tại trong nhiều các nước bạn châu Á về tương lai của quan hệ Mỹ-Nhật”
Theo một số học giả,
Với Mỹ, hình ảnh ông Ozawa không được tốt lắm, nhất là gần đây khi ông Ozawa nói người Mỹ đầu óc đơn giản. Một nhà nghiên cứu của Heritage Foundation nói quan điểm của Ozawa phản lại những gì người Mỹ cần từ một đồng minh. Còn ông Ozawa thì đặt Mỹ và TQ ngang nhau theo nghĩa độc tài.
Một số học giả cho rằng ông
+ Tin từ Ấn Độ - 16/9 : Ngày 16/9, Tư lệnh Hải quân ÂĐ Nirmal Verma bắt đầu chuyến thăm Mỹ 10 ngày nhằm đáp lại chuyến thăm
Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố Báo cáo về Tình hình chuyển giao vũ khí thông thường cho các nước đang phát triển giai đoạn 2002-2009, trong đó ÂĐ xếp thứ hai, sau Ả-rập Xê-út, với tổng giá trị các thoả thuận chuyển giao vũ khí lên tới 32,4 tỷ USD. Tuy nhiên, giá trị các trang thiết bị quân sự mà ÂĐ đã nhận được trên thực tế chỉ đạt khoảng 14,2 tỷ USD. Mức tăng này thể hiện các nỗ lực hiện đại hoá quân sự mà cả ÂĐ và Ả-rập Xê-út đã bắt đầu từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Các nước đang phát triển chiếm 68,3% tổng giá trị các hợp đồng, tiếp tục là tâm điểm để các nhà cung cấp vũ khí mà đứng đầu là các nước Mỹ, Nga, Pháp nhắm tới.
|
|
Tổng giá trị thoả thuận (tỷ USD) |
Giá trị đã bàn giao (tỷ USD) |
1. |
Ả-rập Xê-út |
39,9 |
31,5 |
2. |
Ấn Độ |
32,4 |
14,2 |
3. |
|
12,5 |
6,0 |
4. |
TQ |
11,7 |
14,4 |
“
Thực tế là sức mạnh và ảnh hưởng đang gia tăng của TQ cần được xử trí trong bối cảnh chính trị khu vực. An ninh và tương lai của khu vực sẽ phụ thuộc đáng kể vào sự lựa chọn của TQ. ÂĐ cũng có các lựa chọn của riêng mình. Ngay cả khi ÂĐ không thể vượt qua TQ về kinh tế thì vẫn sẽ trở thành quyền lực thứ hai trong khu vực và là mối kiềm chế đáng gờm nhất của TQ. Điều đó có nghĩa rằng cách thức và phương hướng mà ÂĐ lựa chọn trong việc sử dụng quyền lực cũng không kém phần quan trọng so với những hành động của TQ trong việc tác động đối với ổn định khu vực.
Các lựa chọn của ÂĐ sẽ khó khăn hơn của TQ. Cốt lõi của vấn đề là khu vực Nam Á chỉ có được hoà bình, ổn định nếu ÂĐ hợp tác với TQ. Nếu không thì sẽ xảy ra chiến tranh và đưa đến tình trạng cực kỳ lộn xộn mà lịch sử có thể đưa ra nhiều dẫn chứng. Điều quan trọng ở đây là sự lựa chọn chủ yếu giữa “ảnh hưởng” và ổn định. ÂĐ và TQ thuộc về cùng một phía, cả hai đều muốn có ảnh hưởng và không bên nào muốn mất ổn định.
Tuy nhiên, sự ổn định khu vực không đồng nghĩa với vị trí đứng đầu của ÂĐ. Sự gia tăng ảnh hưởng của TQ trong khu vực có thể dẫn tới hoà bình và ổn định khu vực với điều kiện ÂĐ từ bỏ khái niệm đã lỗi thời về “phạm vi ảnh hưởng”. Ngược lại, sẽ không thể tránh khỏi một cuộc đấu giữa 2 bên nếu ÂĐ tranh giành ảnh hưởng đang gia tăng của TQ vì thực chất của lựa chọn đó là ÂĐ sẵn sàng hy sinh hoà bình và ổn định nhằm đánh đổi vị trí đứng đầu trong khu vực. Các nước láng giềng Nam Á sẽ coi lựa chọn này là sự tìm kiếm quyền bá chủ khu vực và ÂĐ không thể trông chờ họ ủng hộ sự ngạo mạn của mình.
Một nhóm trong cộng đồng chiến lược ÂĐ dường như vẫn cho rằng Nam Á chỉ có thể hoà bình dưới sự giám hộ của ÂĐ. Họ cho rằng mong muốn mở rộng ảnh hưởng của TQ trong khu vực vốn đã là mối đe dọa. Nhưng sự lựa chọn khác là gì? TQ đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. Với quyền lực kinh tế đó thì quyền lực chính trị và chiến lược chắc chắn sẽ đi theo.
Đến giờ, mọi bằng chứng đều cho thấy TQ mong muốn mở rộng ảnh hưởng của mình ở Nam Á mà không vi phạm luật pháp quốc tế hay các điều khoản quy định trong Hiến chương LHQ. TQ chưa hề sử dụng quyền lực của mình một cách không thích hợp. Trên thực tế, việc TQ mong muốn phát triển mối liên lạc qua Nam Á tới thị trường thế giới là để tránh eo biển Malacca (một “điểm nghẽn” của Mỹ) hay tham vọng của họ muốn khai phá tiềm năng thương mại và đầu tư to lớn ở Nam Á không có nghĩa rằng các chính sách của TQ là bất hợp pháp. ÂĐ cảm thấy khó xử do đã quen với vị trí đứng đầu ở khu vực và có thể đã coi điều đó như một bản sắc dân tộc. Rõ ràng là bản năng “chiến đấu” để giữ vững vị trí được cho là đứng đầu khu vực đó bắt nguồn từ một ý niệm sai lầm.
Sự gia tăng ảnh hưởng của TQ không có nghĩa là ÂĐ yếu kém mà là câu chuyện về sức mạnh của TQ. Điều gì ngăn cản các công ty ÂĐ mở rộng chi nhánh tới các vùng rừng, núi và bãi biển ở
Kiểu “thách thức” này từ TQ trước đây chưa hề xuất hiện ở khu vực Nam Á. Nhật, Mỹ hay Anh đều có thể tạo ra điều đó trong sáu thập kỷ qua nhưng họ đã không làm. Tuy nhiên, các nước này không phải láng giềng của Nam Á. Nhưng TQ là nước láng giềng của khu vực này.
___________________________________
Thứ Năm, 16/9
ĐÔNG BẮC Á
+ Tin từ TQ - 15/9: Ngày 15/9, " Hội nghị Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông TQ - ASEAN" lần thứ 2 đã diễn ra tại Bắc Kinh. Chủ đề của hội nghị là “Tăng cường trao đổi thông tin, xây dựng quan hệ khu vực cùng có lợi, cùng thắng”. Bộ trưởng hoặc đại diện Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông TQ và 10 nước ASEAN đã thảo luận sâu rộng về tăng cường giao lưu và hợp tác trên lĩnh vực báo chí của hai bên. Chủ nhiệm Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện TQ Vương Thần nói hiện nay, kinh tế thế giới đang từng bước phục hồi sau khủng hoảng tài chính quốc tế, khu vực mậu dịch tự do TQ-ASEAN đã hoàn thành toàn diện, quan hệ đối tác chiến lược hướng tới hòa bình và phồn vinh giữa TQ và ASEAN tiếp tục sâu sắc. Đứng trước tình hình này, cơ quan thông tin, truyền thông TQ và các nước ASEAN cần phải phát huy vai trò lớn hơn, cần phải dốc sức hơn nữa để tạo môi trường dư luận có lợi cho hòa bình và phát triển. Các đại biểu tham dự hội nghị cho rằng TQ và ASEAN đang đứng trước vấn đề quan trọng là tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, giữ gìn hòa bình của châu Á, cùng đối mặt với nhiệm vụ gian nan xóa đói giảm nghèo và lạc hậu, mưu cầu phát triển kinh tế.
+ Tin từ TQ, RFA, RFI - 15/9: TQ - NB. Ngày 15/9, TQ lại cho triệu ĐS/NB đến để tiếp tục phản đối việc CP Nhật giam giữ viên thuyền trưởng tàu đánh cá TQ. Theo thông cáo của BNG/TQ, trong cuộc gặp, Bắc Kinh nhắc lại rằng
Bên cạnh đó, hãng thông tấn xã Jiji và Kyodo của Nhật trích dẫn những nguồn tin chính phủ ẩn danh cho biết TTg NB Naoto Kan và TTg TQ Ôn Gia Bảo có thể tránh đàm phán trực tiếp tại hội nghị thượng đỉnh tại ĐHĐ/LHQ trong tháng 9 này.
Tại
Trong khi đó, theo báo Nhật Asahi Shimbun, một cuộc biểu tình chống Nhật dự định sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 18/9. Tờ báo này cho biết hiện nay, các cơ quan an ninh TQ đang được đặt trong tình trạng báo động tối đa, vì ngày 18/9 tới cũng là ngày kỷ niệm 79 năm sự cố Mukden, mở đầu cho cuộc chiến Trung - Nhật tại Mãn Châu (1931). Tờ báo cũng cho biết thêm Lãnh sự quán Nhật tại Quảng Châu đã khuyên các kiều dân nước này không nên tỏ ra là người Nhật để phòng ngừa các hành động bạo lực.
Ngày 15/9, Thời báo Hoàn cầu đăng bài “Naoto Kan đang phải đứng trước thách thức thả thuyền trưởng của phía TQ” của GS Lưu Giang Vĩnh, Đại học Thanh hoa cho rằng, hiện nay quan hệ Trung Nhật đang đứng trước một ngã rẽ quan trọng và đây là một thách thức với Naoto Kan. Chính phủ TQ ngày 14/9 đã tuyên bỗ hoãn chuyến thăm của Phó CT/QH Lý Kiến Quốc. Chủ nhiệm văn phòng nội các NB cho rằng chỉ 1 ngày trước chuyến thăm, phía TQ đột ngột thông báo hoãn, đây là một việc rất đường đột và là rất đáng tiếc. Còn NFN/BNG TQ Khương Du thì nói rằng vụ việc nghiêm trọng lần này là do Nhật gây nên, Nhật phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này. Bà Khương Du nói thêm TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với đảo Điếu ngư, chính phủ TQ kiên định bất di bất dịch và quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Theo BBC, việc TQ hoãn chuyến thăm cho thấy tranh cãi Trung Nhật ngày càng leo thang. Báo khoa học của đạo Kito nói, những năm gần đây, các Thủ tướng Nhật đều là những người có cảm tình với TQ, tuy nhiên, việc tranh chấp của vụ va chạm này chưa có dấu hiệu kết thúc và đây là bước lùi trong quan hệ của hai nước có nền kinh tế lớn nhất châu Á này. Trong bối cảnh quan hệ kinh tế hai nước đang phát triển mạnh mẽ, việc tranh chấp mới nhất về lãnh thổ giữa hai nước này đã cho thấy rằng quan hệ hai nước này vẫn còn rất yếu ớt. Còn báo Người Australia ngày 14 thì đăng bài cho rằng, lần tranh chấp này giữa Trung Nhật là một tiếng chuông cảnh tỉnh về trật tự hải dương của châu Á và đây không hẳn chỉ là việc có được đánh cá hay không mà là vấn đề “nể mặt hay không”.
Theo AP, việc NB kiên trì xử lý thuyền trưởng TQ theo luật của NB cho thấy các kênh ngoại giao của TQ vẫn chưa thành công, chính phủ TQ đang có các hành động thực tế để chứng minh đảo Điếu ngư là lãnh thổ cố hữu của TQ.
Trong khi đó, một số nhà phân tích cho rằng, tranh chấp Trung Nhật cho đến thời điểm này chưa được giải quyết là do sự mâu thuẫn Trung Nhật đang lan rộng sang cả lĩnh vực kinh tế, NB đã chỉ trích việc đồng Yên Nhật tăng giá là do phía TQ, đặc biệt là GDP năm 2010 của TQ đã vượt qua NB và điều này là làm tổn thương tính tự tôn của người NB. CNN của Mỹ lại cho rằng việc TQ tuyên bố đảo Điếu ngư và gần như toàn bộ Nam Hải (Biển Đông) là của TQ nhằm tranh chấp với các nước láng giềng và việc này đã trở thành vấn đề mâu thuẫn sâu sắc của khu vực CÁ - TBD.
Giáo sư Lưu Giang Vĩnh nhận định rằng chính sách của Nhật đối với TQ của Naoto Kan là sẽ không thay đổi, tuy nhiên những hai bên có những mâu thuẫn rất là cấp bách. Một là, phía NB vẫn giam giữ thuyền trưởng và mối quan hệ chiến lược cùng có lợi Trung Nhật phải chịu những ảnh hưởng. Hai là, NB hiện đang lo lắng với sự tăng cường quân sự của TQ và trong lúc tranh cử, TTg Naoto Kan cũng bày tỏ lo ngại này.
_________________________
Thứ Tư, 15/9
BIỂN ĐÔNG
+ Tin từ Trung Quốc - 14/9: Mạng Tài chính kinh tế TQ ngày 14/9 đưa tin, phát biểu tại Diễn đàn dầu khí nước sâu ngày 14/9, Phó phòng Nghiên cứu Hải dương, Viện nghiên cứu Nam Hải TQ Lưu Phong bày tỏ, mỗi năm các nước xung quanh khai thác khoảng gần 15 triệu tấn dầu ở vùng biển Nam Hải (Biển Đông) thuộc quyền quản lý của TQ, trong đó liên quan đến hơn 150 công ty dầu khí của các quốc gia ngoài khu vực. Các nước xung quanh đã khoan 1824 giếng dầu ở “Nam Hải”, phát hiện hơn 200 mỏ dầu với trữ lượng khoảng 20 tỷ tấn dầu khí, trong đó có 58 mỏ dầu, 45 mỏ khí trong vùng biển truyền thống của TQ. Lưu Phong cho rằng việc khai thác dầu khí quy mô lớn ở khu vực biển phía
Chuyên gia về năng lượng Trương Kháng cho rằng, để khai thác tài nguyên ở vùng biển phía Nam “Nam Hải”, TQ cần phát triển mạnh ngành thiết bị công trình biển, sản xuất nhiều hơn dàn khoan và đội tàu khai thác trên biển có kỹ thuật tiên tiến.
+ Reuters, RFA - 14/9: Ngày 14/9, phát biểu với báo giới ở Manila, NFN quân sự của Manila, Thiếu tướng Jose Mabanta, cho biết Philippines có kế hoạch bảo trì và nâng cấp các cứ điểm quân sự tại Biển Đông. Cụ thể, lực lượng kỹ sư xây dựng dân sự được sử dụng để sửa chữa và nâng cấp một sân bay và các cơ sở khác trên quần đảo Trường Sa. Ông cho biết thêm sắp tới sẽ có các cuộc viếng thăm của một số BT PLP tới khu vực này. Thông thường, VN cũng như TQ sẽ nhanh chóng lên tiếng phản kháng những kế hoạch như PLP vừa thông báo.
Hiện PLP đang chiếm cứ 9 đảo trên quần đảo Trường Sa, khu vực mà VN, TQ, Malaysia, Đài Loan và Brunei đã công bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần. VN và các nước nêu trên đã triển khai quân đội tới các vùng đảo tranh chấp ngoại trừ
ĐÔNG BẮC Á
+ RFI - 14/9: TQ - NB. Ngày 14/9, Bắc Kinh đã gia tăng áp lực ngoại giao lên
Mặc dù phía NB kêu gọi chính quyền TQ giữ bình tĩnh và khẳng định là chiếc tàu đánh cá TQ đã “ngăn cản” hai chiếc tàu tuần dương của NB thi hành nhiệm vụ, nhưng Bắc Kinh tiếp tục có động thái leo thang. BNG/NB phản ứng một cách nhẹ nhàng, thẩm định là tình hình xung khắc hiện nay “thật là đáng tiếc”.
Cũng trong vùng đảo Điếu Ngư/Senkaku, ngày 14/9, một nhóm dân ĐL 5 người đã tìm cách đổ bộ lên đảo. Hải quân NB cho biết đã đuổi chiếc tàu đánh cá của ĐL đi nơi khác. Một người ĐL trong ban tổ chức cuộc đổ bộ tranh chủ quyền cho biết nhóm của ông được tàu tuần duyên ĐL hộ tống, nhưng hải quân ĐL tránh chạm trán với hải quân NB.
+ Tin từ NB - 14/9: Tăng cường quân sự của TQ gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế. Việc tăng cường quân sự và các hoạt động của hải quân, không quân TQ vẫn là mối quan ngại của nhiều quốc gia trong khu vực. NB cần phải nỗ lực thương thảo với TQ, mạnh mẽ và kiên trì kêu gọi TQ loại bỏ những quan ngại đó.
Sách Trắng quốc phòng 2010 của Nhật nói sự mập mờ về chính sách quốc phòng và sức mạnh quân sự của TQ là mối lo lắng của Nhật và các nước khác trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Sách Trắng cũng nói cần thiết phân tích kỹ lưỡng các hoạt động của TQ.
Trong những năm gần đây, sức mạnh quân sự của TQ vẫn là một chủ đề quan trọng trong Sách Trắng quốc phòng, tuy nhiên mức độ quan ngại được thể hiện nhiều hơn trong Sách Trắng năm 2010. Đó cũng là điều dễ hiểu khi TQ đang nhanh chóng hiện đại hóa và mở rộng tầm hoạt động của lực lượng quân sự.
Ở Biển Đông, va chạm giữa TQ và các nước ĐNÁ đã tăng lên. Trong những tháng đầu năm 2010, một hạm đội 10 tầu chiến TQ, gồm cả tàu khu trục, đã vào khu vực phía Tây, hòn đảo Okinotorishima, cực Nam của Nhật, và một trực thăng từ khu trục đã bay rất cận một khu trục của Lực lượng Phòng vệ Nhật trong 2 lần.
Hoạt động của Hải quân TQ được xem như một phần trong “chiến lược chống tiếp cận” nhằm đánh dẹp sự can dự của quân lực Mỹ trong các xung đột khu vực, ví dụ trong trường hợp khẩn cấp giữa TQ và ĐL xảy ra. Mỹ, do vậy, cũng rất cảnh giác với các hoạt động hải quân của TQ.
TQ đã bắt đầu áp dụng khẩu hiệu “lợi ích cốt lõi”, được dùng để chỉ chủ quyền lãnh thổ của TQ từ ĐL đến biển Nam Trung Hoa. Một khẩu hiệu tương tự chắc chắn sẽ được sử dụng trong tương lai cho các nỗ lực của TQ nhằm đảm bảo các lợi ích hàng hải của mình ở biển Đông Trung Hoa. Vậy Nhật nên ứng xử đối với những bước đi của TQ như thế nào ?
Trên tiên, Nhật phải tái cấu trúc một hệ thống trong đó liên minh Nhật-Mỹ có thể phát huy tác dụng một cách đầy đủ., khôi phục niềm tin của Washington mà đã bị sứt mẻ vì ngoại giao non nớt của chính phủ do Đảng Dân chủ NB (DPJ) lãnh đạo gây ra.
Các hoạt động giám sát và cảnh báo trong thời bình của Lực lượng Phòng vệ NB phải được tăng cường mạnh mẽ. Các hoạt động đó hướng theo thúc đẩy “răn đe tích cực” qua các hoạt động của quân đội, thay vì “răn đe thụ động” chỉ nhờ việc sở hữu những thiết bị và đơn vị quân sự đơn thuần.
Về điều này, chi tiêu quốc phòng của Nhật trong thập kỷ qua giảm đi 5% đang là một vấn đề. Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của TQ tăng khoảng 4 lần, và của Mỹ, HQ tăng gấp đôi.
Đồng thời, thông qua đối thoại an ninh và các chương trình trao đổi quốc phòng, nỗ lực thúc đẩy Bắc Kinh tăng cường minh bạch về chi tiêu và các hoạt động quân sự, và tuân thủ luật pháp quốc tế là rất quan trọng.
Những năm gần đây, có những bước tiến trong trao đổi các chuyến thăm của Bộ trưởng, sĩ quan quốc phòng, và tàu chiến quân sự giữa Nhật và TQ. Nhưng những hoạt động đó không mang lại kết quả cụ thể, như thiết lập cơ chế trao đổi thông tin về hàng hải để tránh tai nạn và huấn luyện chung cho các hoạt động tìm kiếm và cứu vớt.
Sách Trắng lẽ ra được công khai vào tháng 7 như thường lệ, nhưng đã bị hoãn lại đến tuần vừa qua do cần bổ sung thêm tình hình phản ứng của Mỹ đối với vụ chìm tàu của HQ. Tuy nhiên, phần bổ sung đó chỉ có duy nhất một đoạn văn và một tiêu đề phụ. Lý do thực sự là quá ngần ngại về việc đưa ra trước dịp 100 năm kết thúc thống trị của Nhật ở bán đảo Triều Tiên vào tháng 8. Chính phủ nên tránh những cách nhìn phiến diện chỉ dựa trên một nguyên tắc hòa bình với mọi giá như vậy.
+ RFI - 14/9: Sức mạnh đang lên của TQ đe dọa thế cân bằng giữa các nước tại châu Á. Theo Le Monde, hai trường hợp tiêu biểu nói lên mối đe dọa từ TQ là giữa TQ với Nhật và Ấn Độ.
Xung đột mới đây giữa TQ và NB liên quan đến khu vực tranh chấp tại khu vực quần đảo không người ở Senkaku (Điếu Ngư theo tiếng Trung). Hồi đầu tuần, Nhật đã bắt một tàu đánh cá của TQ. Sau năm ngày căng thẳng với Bắc Kinh, với việc Đại sứ Nhật bốn lần nhận được giấy triệu lên, Tokyo đã quyết định thả toàn bộ thủy thủ đoàn, ngoại trừ thuyền trưởng con tàu vẫn tiếp tục bị giam giữ, vì bị kết tội đã cố tình đâm vào tàu tuần tiễu của Nhật. Để trả đũa Nhật, TQ đã hoãn lại các đàm phán song phương về các tranh chấp tại vùng biển giữa hai nước.
Theo Le Monde, căng thẳng Trung - Nhật nổ ra tại vùng biển được coi là chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt, đúng vào lúc Bắc Kinh cao giọng đòi chủ quyền tại các hòn đảo tranh chấp với các nước ĐNÁ tại vùng biển phía nam TQ, sau khi Mỹ tỏ ý muốn các tranh chấp này phải được giải quyết thông qua con đường thương lượng đa phương.
Để ngăn chặn TQ, NB đang trong quá trình trang bị một lực lượng hải quân, theo mô hình Mỹ, có đủ khả năng bảo vệ hoặc chiếm lại các cụm đảo Tây Nam nước này. Lần đầu tiên, trong một cuốn Sách Trắng về quốc phòng được công bố hôm 10/9, Nhật đã thể hiện rõ nỗi lo sợ của mình về tính thiếu minh bạch trong chính sách quốc phòng của TQ trong đó có việc tăng tổng chi phí lên gấp đôi trong vòng 5 năm gần đây, qua đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Nhật, như là một yếu tố răn đe, để bảo đảm an ninh trong khu vực.
Xung đột giữa TQ và Ấn Độ là trường hợp thứ hai được Le Monde chú ý. Một vài tuần nay, tại khu vực phía Nam dãy núi Himalaya, vùng Kashmir, căng thẳng Trung Ấn đột nhiên tăng mạnh. TTg Ấn, Manmohan Singh, vốn nổi tiếng vì sự ôn hòa, đã có lời tuyên bố rất mạnh mẽ ngày 07/09 vừa qua: “TQ muốn lấn sân tại Nam Á. Người TQ ngày càng tự tin vào bản thân. Họ muốn kìm hãm Ấn Độ. Thật khó mà nói điều này sẽ dẫn đến đâu. Điều quan trọng là cần phải chuẩn bị”.
Căng thẳng Trung Ấn gia tăng cộng với xung đột Ấn Độ - Pakistan, đe dọa cân bằng chiến lược tại vùng Nam Á. Cuối tháng 8, tờ New York Times đăng tải một phát biểu của cựu giám đốc văn phòng Nam Á của Washington Post khẳng định có khoảng 11 nghìn binh sĩ TQ có mặt tại vùng bắc Gilgit-Balistan do Pakistan quản lý, mà Ấn Độ đang đòi hỏi chủ quyền.
Thật ra, đây chỉ là một trong hàng loạt nhân tố căng thẳng giữa hai nước trong vài năm gần đây, như vụ sứ quán TQ từ chối cấp visa cho một sĩ quan cao cấp Ấn Độ, gốc là người vùng Kashmir mà Bắc Kinh coi là vùng lãnh thổ tranh chấp. Việc TQ thỏa thuận cung cấp cho
Theo một chuyên gia thuộc Học viện Nghiên cứu Quốc phòng tại
+ Tin từ Mông Cổ - 14/9: Ngày 14/9, báo “U-nên” đăng bài bình luận dưới nhan đề “NB, bao quanh bằng vùng đất tranh chấp”, có nội dung chính sau:
Trong khi quân phiệt Nhật bị đánh bại cách đây 65 năm, nhưng
Nguyên nhân nào mà
Đúng là NB luôn có vấn đề về lãnh thổ không được thừa nhận với hầu hết các nước láng giềng. Các nước láng giềng của NB có đầy đủ chứng cứ lịch sử, nên mới có nguyên nhân bí ẩn trong từng vấn đề tranh chấp. Với mục đích giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ của mình, NB có tranh chấp tương tự với Nga và HQ, nhưng với TQ thì hoàn toàn ngược lại. TQ luôn tranh đấu để giành quyền kiểm soát lãnh thổ của mình. Một trong những nguyên nhân cơ bản của cuộc xung đột Trung - Nhật ở biển Hoa Đông là ý đồ của mỗi bên nhằm chiếm giữ quyền khai thác nguồn tài nguyên phong phú và dầu mỏ dưới đáy biển.
Phải chăng việc NB khuấy động vấn đề lãnh thổ với Nga và HQ, đa phần đều có nguyên nhân về chính trị. Như có ý định đổ lỗi cho hậu quả Thế chiến II chẳng hạn. Nhất là trong thời gian gần đây, ý đồ này của NB càng lộ rõ. Vậy điều gì nằm sau ý đồ đó? Phải chăng NB muốn rũ bỏ cảm giác cay đắng của kẻ bại trận trong Thế chiến II. Để đề cao tinh thần của người dân, lãnh đạo NB thường nói rằng “Chúng ta bị bại trận trong chiến tranh, nhưng chúng ta đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới. Chúng ta là một trong những quốc gia có ảnh hưởng quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế của thế giới”. Khi ký Hiệp ước San Fransisco năm 1951, NB thừa nhận mọi hậu quả chiến tranh và cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình. Nhưng hiện nay, NB đang muốn quên hết những cam kết và mong muốn mọi thứ được sang trang mới.
Rõ ràng là Nga và HQ sẽ không ủng hộ các đòi hỏi của NB. Cách đây 5 năm, khi ở cương vị TTh Nga, ông V.Putin đã tuyên bố “Chúng tôi sẽ không bao giờ và sẽ không thảo luận với bất kỳ ai về những vấn đề liên quan đến quần đảo Kuril”.
_________________________________
Thứ Ba, 14/9
ĐÔNG BẮC Á
+ RFA, RFI, VOA - 13/9: Trung Quốc - Nhật Bản. Ngày 13/9, sau khi bị nhà chức trách NB thẩm vấn, 14 thuỷ thủ của chiếc tàu đánh cá TQ đã được phóng thích và đến chiều cùng ngày họ đã về đến Phúc Kiến. Tuy nhiên, riêng viên thuyền trưởng thì vẫn còn bị giữ lại và có thể bị truy tố hình sự. Theo lời NFN/CP/NB,
Từ tối ngày 12/9, có nhiều dấu hiệu cho thấy sự cố trên biển vừa qua đang bước vào hồi kết. Chẳng hạn như Bắc Kinh đã ngăn cản một cuộc biểu tình để khẳng định chủ quyền của TQ tại quần đảo Điếu Ngư. Tuy nhiên chưa thể nói là quan hệ Nhật - Trung đã dịu lại.
Ông Ralph Cossa, Chủ tịch Viện nghiên cứu chính sách Diễn đàn TBD có trụ sở ở
Ông Robert Dujarric, Giám đốc Viện nghiên cứu các vấn đề châu Á đương đại của trường Đại học Temple ở Tokyo cho rằng đây là một trường hợp điển hình cho thấy TQ đang trở nên ngày càng hung hăng đối với các nước láng giềng trong những vụ tranh chấp lãnh thổ, cả trong những lời tuyên bố lẫn trong thái độ. Và điều này có lẽ sẽ rất có hại cho TQ. Chính phủ hiện thời của NB thực ra đang tương đối và tích cực nghiêng về chủ trương cải thiện bang giao với TQ. NB đã chấm dứt các cuộc viếng thăm đền thờ Yasukuni và đây là một sự kiện khiến cho chính phủ Nhật cũng như dân chúng Nhật cảm thấy là phía TQ không có thiện chí tương đương. Ông Dujarric cũng dự kiến là viên thuyền trưởng của chiếc tàu đánh cá TQ cuối cùng cũng được gửi trả về nước, cho dù ông ta có bị đưa ra toà và kết án, bởi vì NB không có ý muốn leo thang căng thẳng với TQ.
+ VOA - 13/9: Trung Quốc - Đài Loan. Ngày 16/9, ĐL và TQ sẽ mở các cuộc diễn tập chung cho công tác tìm kiếm và cứu hộ trên biển. Cuộc diễn tập sẽ diễn ra trong vùng biển gần chuỗi đảo Kim Môn do ĐL và TP duyên hải Hạ Môn của TQ tổ chức. Để tránh tình trạng mâu thuẫn chính trị đối với vụ diễn tập này, không bên nào treo cờ của mình, mà thay vào đó là treo lá cờ diễn tập chung. ĐL nói rằng họ sẽ gửi 9 tàu tuần tra và máy bay trực thăng tham gia cuộc diễn tập. Trong khi đó, hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu tàu TQ sẽ tham gia.
+ Tin từ TQ - 13/9: Mạng Hoàn cầu ngày 12/9 cho biết theo điều tra của Mạng Hoàn cầu thì 94% cư dân mạng đều cho rằng trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của TQ đến từ trong nước - tham nhũng là kẻ thù lớn nhất. Hiện nay, người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo, nếu không giải quyết tốt vấn đề nhà ở, y tế khám chữa bệnh, dưỡng lão, giáo dục cho người dân thì TQ không thể tiến bộ được.
Cùng với phát triển liên tục của kinh tế, hiện nay TQ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhưng sự trỗi dậy vẫn đứng trước nhiều khó khăn như sự khan hiếm về nguồn năng lượng trong nước và sự công kích của nước bá quyền trên thế giới. Đối với chủ nghĩa bá quyền, TQ cần có chính sách cứng rắn “người không động đến ta, ta không động đến người, nếu người động đến ta, ta ắt động đến người”. Với Mỹ, một nước xâm lược giàu có, nếu TQ không thay đổi sách lược ngoại giao, thì sự trỗi dậy chỉ là một giấc mơ. TQ trước mắt phải “chú trọng cả chính sách đối nội và đối ngoại”, TQ muốn trỗi dậy đều phải xử lý nghiêm khắc đối với thách thức trong và ngoài nước.
CHÂU ÂU
+ RFI - 13/9: Putin khẳng định Nga không có gì phải lo sợ TQ. Ngày 6/9, trong cuộc gặp và thảo luận với giới chuyên gia thuộc nhóm Valdai tại
Trung tâm Carnegie Matxcơva, một cơ quan nghiên cứu độc lập, cho biết là vào năm 1997, chỉ có khoảng 250 nghìn người TQ tại Viễn Đông. Hiện nay, theo Bộ Nội vụ Nga, có khoảng 2 triệu người TQ ở đây. Một số nguồn tin khác nêu ra con số 5 triệu. Do chính quyền Nga không làm thống kê dân số nên khó biết con số chính xác, nhưng theo ước tính của cơ quan phụ trách nhập cư Nga, mỗi năm có khoảng 200 đến 300 nghìn người TQ sang sinh sống và với nhịp độ di dân này thì chỉ trong vòng 20 - 30 năm tới, người TQ sẽ là cộng đồng chiếm đa số ở miền Viễn Đông. Sự hiện diện đông đảo của người TQ tất yếu dẫn đến câu hỏi liệu TQ có đòi lại một số vùng lãnh thổ gần biên giới chung hay không, những nơi bị Nga chiếm mất theo thỏa ước Aigun năm 1858 và Bắc Kinh năm 1860. Mặc dù hai nước đã ký hiệp định về biên giới năm 1999, nhưng chưa bao giờ TQ thừa nhận hai thỏa thuận nói trên.
Giới quan sát nhấn mạnh, không có lý do gì mà Nga lại buông lỏng sự kiểm soát miền Viễn Đông. Mọi lối thoát ra Thái Bình Dương của Nga đều qua miền này. Hơn nữa, Vladivostok là cảng nước ấm duy nhất của Nga tại Thái Bình Dương. Tại cuộc gặp với nhóm Valdai, TTg Putin cho biết việc phát triển Đông Siberia và miền Viễn Đông là một ưu tiên của Nga. Với lối nói đầy tự tin nhưng hàm ý chặn trước, thậm chí răn đe, TTg Putin nói: “TQ không di dân sang miền Viễn Đông để có được những thứ mà họ cần như tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta cung cấp dầu khí cho họ. Có những trữ lượng lớn về than gần biên giới TQ. TQ không muốn làm cho tình hình thêm trầm trọng trong quan hệ với chúng ta”.
_______________________________
Thứ Hai, 13/9
BIỂN ĐÔNG
+ Tin từ TQ - 12/9: Mạng Phượng hoàng ngày 11/9 dẫn nguồn từ hãng tin Kyodo Nhật Bản cho biết, Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN sẽ khai mạc tại Mỹ vào ngày 24/9 tới. Dự thảo Tuyên bố của Hội nghị hối thúc TQ và ASEAN giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Nội dung Dự thảo nêu rõ, VN và một số nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền quần đảo Nam Sa (Trường Sa) với TQ. Mỹ kiến nghị, nhằm giải quyết hòa bình vấn đề chủ quyền, TQ và ASEAN nên ký kết “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” có tính ràng buộc pháp lý. Ngoài ra, Dự thảo Tuyên bố cũng đề cập đến vấn đề bầu cử ở
ĐÔNG BẮC Á
+ RFA, RFI - 11, 12/9: TQ - NB. Theo BNG TQ, sáng sớm ngày 12/9, Ủy viên Quốc vụ viện TQ Đới Bỉnh Quốc đã triệu Đại sứ NB Uichiro Niwa đến để cảnh cáo Nhật đừng phạm sai lầm khi tiếp tục giam giữ tàu đánh cá của TQ hoạt động trong vùng biển có tranh cãi chủ quyền, đồng thời kêu gọi Nhật lập tức trả tự do vô điều kiện cho thuyền trưởng và thủy thủ đoàn. Đây là điều khác thường khi một Ủy viên Quốc vụ viện có quyền hạn cao hơn BTNG mà lại can thiệp vào sự kiện này, chứng tỏ sự quan tâm lớn lao của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, Thông tấn xã Kyodo dẫn nguồn tin từ thông cáo của Sứ quán Nhật tại Bắc Kinh nói rằng Đại sứ Niwa đã tỏ ra không nhượng bộ khi đáp lời rằng Nhật vẫn duy trì lập trường là xử lý vụ việc một cách nghiêm cẩn theo đúng luật lệ của NB.
Cùng ngày 12/9, hải quân Nhật và tàu vũ trang đã kèm chiếc tàu cá cùng thủy thủ đoàn TQ chạy ra hải phận đảo Okinawa nhằm mục đích trắc nghiệm khả năng hải hành của tàu này, từ đó xem xét khả năng xâm phạm lãnh hải của chiếc tàu.
Trước đó, vào ngày 11/9, theo thông báo của hải quân Nhật, cũng ngay tại vùng tranh chấp đã xảy ra một sự cố tương tự. Hai tàu tuần duyên NB bị một tàu TQ yêu cầu đi nơi khác. Chính phủ NB đã lập tức phản đối với TQ và hai chiếc tuần duyên vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh đó, BNG NB cũng cho biết là vào ngày 12/9, Tokyo đã chuyển đến Bắc Kinh một công hàm phàn nàn thái độ TQ đơn phương đình hoãn vô thời hạn một cuộc thảo luận về hồ sơ tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Đông mà theo chương trình sẽ diễn ra vào giữa tháng 9.
Được biết, ngày 10/9, Bắc Kinh đã thông báo quyết định nói trên sau khi thuyền trưởng tàu Ngư chính TQ bị tòa NB ra lệnh giam giữ thêm 10 ngày để điều tra về vụ va chạm với tuần dương hạm NB gần đảo Điếu Ngư theo tiếng Trung và Senkaku theo tiếng Nhật. Theo Tân Hoa Xã, NFN/BNG TQ Khương Du nói rằng NB đã phớt lờ sự chống đối của TQ và Nhật sẽ phải nếm trái đắng trong thời gian tới.
+ RFI - 12/9: Châu Âu chưa bỏ cấm vận bán vũ khí cho Trung Quốc. NT Pháp Bernard Kouchner cho biết là vào ngày 11/9, tại Bruxelles, vấn đề bán vũ khí cho TQ đã được Ngoại trưởng 27 nước bàn thảo, nhưng không đạt được một lập trường chung. Lý do chính là các nước thành viên muốn TQ phải tuân thủ nhiều điều kiện nghiêm ngặt từ nhân quyền đến tự do chính trị. Tuy nhiên, NT Pháp cũng cho biết thêm là
NT Luxembourg Jean Assenborg cũng nói rằng ông lấy làm tiếc là châu Âu không thống nhất ý kiến. Theo ông, chủ trương mà ông thấy tốt nhất là Liên hiệp châu Âu đề nghị với TQ bỏ cấm vận, đổi lại Bắc Kinh phải phê chuẩn Công ước Quyền Công dân và Chính trị, để giúp cho nhân quyền tại TQ được tiến triển.
Trong khi đó, theo AFP, văn kiện mà các Ngoại trưởng châu Âu thảo luận hôm 11/9 đã đề ra một loạt điều kiện bỏ cấm vận vũ khí, đó là TQ phải cải thiện quan hệ với Đài Loan, ân xá cho tất cả những nhà dân chủ trong phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh và đề ra lịch trình phê chuẩn Công ước về Quyền Công dân và Chính trị.
Từ nhiều năm nay, Liên hiệp châu Âu vẫn nói là sẽ xét lại lệnh cấm vận ban hành sau vụ thảm sát Thiên An Môn 1989, nhưng không bao giờ đi tới một quyết định.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...