VIỆT NAM

+ BBC, RFA, RFI, VOA, tin từ Vụ Báo chí (BNG) - 14/9: Tính đến chiều ngày 14/10 theo giờ VN, 9 ngư dân VN “được TQ thả” vẫn chưa về đến nhà. Ngày 14/10, trả lời phỏng vấn báo chí, NFN/BNG VN cho biết: Chiều 14/10, BNG VN đã gửi công hàm đến ĐSQ TQ tại VN một lần nữa yêu cầu phía TQ phối hợp tìm kiếm tàu QNg 66478TS và 9 ngư dân VN; nếu có thông tin gì thì kịp thời thông báo cho phía VN.

Trong khi đó, cùng ngày, các hãng thông tấn DPAAP cũng đưa tin, Đại tá Bùi Phụ Phú, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi nói rằng giới hữu trách đã dùng mọi phương tiện để liên lạc với các ngư dân, nhưng không thành công. Còn Phó Chủ tịch xã An Hải, Lý Sơn, ông Dương Nhật nói với BBC rằng “đến bây giờ cũng không biết các ngư dân này ở đâu”.

Trước đó, ngày 12/10, truyền thông VN trích lời Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu với báo chí ở Hội nghị BTQP ASEAN (ADMM+) tại Hà Nội rằng phía TQ đã thả các ngư dân. Cùng ngày, TTXVN cũng trích lời NFN/BNG/VN nói các ngư dân sẽ về nhà vào đêm hôm đó. Báo Sài Gòn Tiếp thị thì dẫn lời Chủ tịch UBND Võ Xuân Huyện nói rằng các ngư dân trên tàu của ông Mai Phụng Lưu, xã An Hải, về tới nhà tối hôm 12/10 bằng đường biển. Các hãng thông tấn nước ngoài cũng đã loan tải tin TQ đã thả tàu và ngư dân VN.

Báo Tuổi Trẻ trích lời Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội VN nói rằng việc thả ngư dân trên biển nhưng không bảo đảm về mặt thông tin là rất nguy hiểm cho sinh mạng của các ngư dân. Báo Tiền Phong trích lời những ngư dân từng bị TQ bắt giữ tại đảo Hoàng Sa nói có thể chiếc tàu này phải chạy chậm vì biển động, nhưng cũng có thể là bị hết nhiên liệu, và nếu như thế, tính mạng của các ngư dân rất nguy hiểm do thiếu phương tiện liên lạc, ứng cứu.

+ Tin từ Đài Bắc - 13/10: Việt Nam - Đài Loan. Trung Quốc thời báo ngày 13/10 đăng bài với tiêu đề “Tiệc chiêu đãi Quốc khánh của Đài Loan tại VN không có Quốc hiệu”, nội dung như sau:

Tiệc chiêu đãi Quốc khánh của Văn phòng ĐL tại Hà Nội bị chính phủ VN gây áp lực, không hề nhìn thấy quốc kỳ, quốc hiệu, vẻn vẹn chỉ có hàng chữ “Tiệc chiêu đãi mừng Tết Song Thập”. Viện trưởng Viện Hành chính (tương đương TTg) Ngô Đôn Nghĩa ngày 12/10 bày tỏ, những vấn đề liên quan đã từng phát sinh từ năm 2007, hiện nay quan hệ hai bờ phát triển theo hướng hòa bình ổn định, TQ cần phải thể hiện thiện chí, không nên có quá nhiều hành động đè nén như vậy.

Ngày 12/10, tại buổi chất vấn của Viện Lập pháp, Uỷ viên Lập pháp - người của Đảng Dân Tiến - Lý Tuấn Nghị đã yêu cầu từ năm 2010, phía chủ trì tổ chức phải chịu trách nhiệm. BTNG Dương Tiến Thiêm đã bày tỏ sẽ không thoái thác trách nhiệm về vụ việc này; BNG đang tiếp tục kháng nghị, từ 2006, phía chính phủ VN đã gây áp lực cực kỳ lớn đối với Văn phòng của ĐL, thậm chí yêu cầu không được để xuất hiện quốc kỳ hoặc quốc hiệu tại buổi chiêu đãi, nếu không, sẽ phong tỏa hiện trường và ngăn không cho khách tới dự. Phía ĐL đã giao thiệp nhiều lần nhưng không có kết quả.

Ông Ngô Đôn Nghĩa bày tỏ, tân nhiệm Đại diện của ĐL tại VN Hoàng Chí Bằng vừa mới lên đường nhậm chức ngày 6/10, đối với ông Bằng quả là “gánh nặng đường xa”, mong rằng ông Bằng có thể tăng cường quan hệ với phía VN, cải thiện tình trạng này.

BIỂN ĐÔNG - ASEAN

+ RFA - 14/10: Biển Đông Nam Á hay Biển Nam Trung Hoa. Trong nỗ lực đổi tên biển Nam Trung Hoa thành Biển Đông Nam Á, tổ chức Nguyễn Thái Học Foundation đang vận động hàng nghìn chữ ký của nhiều dân tộc khác nhau để tìm sự xác lập lại cái tên chính xác của khu vực tranh chấp này. Trả lời phỏng vấn của RFA, ông Lý Kỉnh Dương, Chủ tịch HĐQT của tổ chức này cho biết tổ chức của ông không phải là những người nghĩ ra vấn đề, nhiều học giả cũng đã viết những bài trước đây về tên biển trước khi chúng tôi đưa ra việc vận động đổi tên biển này. Tên Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) là tên do thương nhân người Bồ Đào Nha đặt khi chưa biết đến vùng này nhiều mà chỉ biết biển này nằm ở phía Nam TQ. Thư kiến nghị việc đổi tên được gửi đến 11 hội địa lý trên thế giới, trong đó Hội địa lý Quốc gia Mỹ là hội địa lý lớn nhất và lãnh đạo của của 11 quốc gia ĐNÁ. Đối với kiến thức của nhân loại về vùng biển đó về mặt địa lý thì các cơ quan truyền thông, những cơ sở địa lý giáo dục họ đổi lại như vậy.

Ông cho rằng không có tổ chức nào có thẩm quyền đổi tên, nhưng họ xét lại vấn đề. Tương tự như trong trường hợp quần đảo Hoàng Sa, Hội Địa lý Quốc gia Mỹ không phải là một cơ quan thẩm quyền về vấn đề chính trị mà họ chỉ làm bản đồ nhưng tiếng nói của họ có ảnh hưởng về giáo dục. Kiến thức của nhân loại cần phải cập nhật hóa đối với tình hình thực tế.

Theo ông Dương, TQ sẽ vẫn dùng mọi hình thức ngoại giao để khống chế một vài nước trong vùng ĐNÁ về vấn đề Biển Đông, nên vấn đề đổi tên biển cũng không có gì mới. Lãnh đạo các nước ĐNÁ cần nói lên việc đổi tên là mong muốn của người dân thì TQ không thể khống chế được. Việc đổi tên không phải để xác định chủ quyền mà để khẳng định thái độ của vùng ĐNÁ nói chung, VN nói riêng. Các nước không chấp nhận TQ xâm chiếm biển nhưng tên biển không nói lên rằng biển này là thuộc ĐNÁ mà chỉ để gọi tên cho nó phù hợp với vùng địa lý mà thôi. Ông Dương tin rằng người TQ không có lý do gì để phản đối vấn đề này một cách công khai.

+ Tin từ Trung Quốc - 14/10: Theo mạng Phượng Hoàng ngày 14/10, Đại sứ TQ tại VN Tôn Quốc Tường khi trả lời phỏng vấn Đài Phượng Hoàng (Hồng Kông) cho rằng, trong thời gian ngắn tới đây vẫn chưa thể có một giải pháp về vấn đề Biển Đông mà hai bên có thể chấp nhận được. Vấn đề Biển Đông luôn nhạy cảm đối với quần chúng nhân dân hai nước, do đó chính phủ hai nước cần tăng cường ngoại giao nhân dân. ĐS Tường cho rằng, mặc dù trước mắt chưa có giải pháp có hiệu quả, nhưng chỉ cần tăng cường lòng tin chính trị giữa hai bên thì sẽ giảm được tranh chấp. Vấn đề tranh chấp khu vực Biển Đông đã ảnh hưởng đến cảm nhận của quần chúng nhân dân. Đặc biệt thế hệ trẻ VN, do các thế hệ trước đã trải qua cuộc chiến tranh 30 năm trước, nên có những tình cảm không tốt đối với TQ. Do đó việc triển khai ngoại giao nhân dân là rất cấp thiết.

+ Tin từ Đài Bắc - 13/10: Báo Liên hợp ngày 13/10: Tại hội nghị an ninh quốc phòng 18 nước, Nhật bị phớt lờ khi nêu vấn đề đảo Điếu Ngư. Lần lượt trong các cuộc hội đàm song phương với BTQP VN, Indonesia, Australia, TL và Singapore tại Hà Nội, BTQP Nhật Toshimi Kitazawa luôn luôn mở đầu bằng việc nhấn mạnh “đảo Senkaku là lãnh thổ của NB từ xưa đến nay, không còn nghi ngờ gì kể cả từ góc độ lịch sử hay góc độ pháp lý quốc tế” nhưng không hề nhận được bất cứ sự tán đồng nào, ngược lại Kitazawa còn được nghe câu nói “mong phía NB giải quyết hòa bình vấn đề này trên cơ sở luật pháp quốc tế”. Kitazawa còn nêu thêm “vì những năm gần đây, TQ dồn dập tập trung hướng ra biển nên sự hợp tác mật thiết giữa các bên là vô cùng quan trọng, hy vọng mọi người có thể đi sâu trao đổi ý kiến”. Kitazawa thậm chí đề cập cả đến vấn đề chủ quyền các quần đảo ở Nam Sa và Tây Sa, mong gây được sự chú ý với BTQP VN, từ đó thúc đẩy hợp tác quân sự với VN, nhưng BTQP VN không đề cập đến tình hình Nam Hải làm Kitazawa được phen hẫng hụt.

BTQP TQ Lương Quang Liệt nhấn mạnh, sức mạnh quốc phòng của Đại lục là nhằm bảo vệ an ninh của bản thân, vì sự hòa bình ổn định phát triển của các khu vực.

BTQP Mỹ Robert Gates nói, tranh chấp chủ quyền vùng biển ở châu Á đe dọa tới sự ổn định của khu vực, cho dù bị TQ phê phán, nhưng Mỹ vẫn sẽ kiên trì lập trường không rút lực lượng hải quân Mỹ tại vùng biển Á-Thái. Ông cho rằng, những ý kiến bất đồng về chủ quyền lãnh thổ và quyền sử dụng thích đáng vùng biển dường như đã là một thách thức ngày càng nghiêm trọng đối với ổn định và phồn vinh của khu vực. Phát biểu này tại Hà Nội của BT Gates tuy không hề điểm mặt TQ nhưng cho thấy sự cọ xát ngày càng tăng với TQ

Đông Nam Á.

+ Tin từ Đài Bắc - 13/10: Báo Liên hợp ngày 13/10: Indonesia giao đảo Morotai cho Đài Loan khai thác. Thời kỳ hậu ECFA, quan hệ kinh tế thương mại đối ngoại của ĐL đạt được tiến triển cụ thể. Gần đây, cấp cao nhất của chính phủ Indonesia - nước vốn quan hệ không mấy mật thiết với ĐL trong vài năm trước - đã chủ động giao toàn bộ cho ĐL hòn đảo Moratai ở phía Bắc để khai thác. Trong tháng 11, phía Indonesia sẽ cử đoàn quan chức cấp BT sang ĐL để bàn chi tiết. Moratai là một trong những hòn đảo nằm tận cùng phía Bắc Indonesia, diện tích khoảng 2.400km2, bằng 1/15 diện tích ĐL với khoảng 50 nghìn cư dân. Phía ĐL sẽ cử đoàn sang khảo sát, xác định giá trị đầu tư phát triển tại đây, hy vọng đầu năm 2011 sẽ cho kết quả cụ thể.

Tháng 9 vừa rồi, BT Kinh tế Thi Nhan Tường đã dẫn đầu 1 đoàn kinh tế thương mại với 158 thành viên sang thăm Indonesia và được CP Indonesia nhiệt liệt đón chào. BT Công nghiệp Hidayat, BT Ngư nghiệp Fadel Muhammad, Chủ tịch Ủy ban điều phối đầu tư Gita Wirjawan đã liên danh chiêu đãi đoàn ĐL. Ngoài ra, BT Thi Nhan Tường cũng đã lần lượt có các cuộc gặp với BT Thương mại Mari Elka Pangestu, BT Lao động và Di cư Muhaimin Iskandar. Đây là lần đầu tiên hai bên ĐL - Indonesia tiếp xúc ở cấp cao nhất và có nhiều quan chức nhất. Có tin cho hay, nhà cầm quyền Đại lục đã bày tỏ quan ngại với chính phủ Indonesia, cho rằng quan hệ Indonesia - Đài Loan “đi quá nhanh”.

Về việc chính phủ Indonesia mời ĐL khai thác đảo Morotai, Viện trưởng Viện Hành chính Ngô Đôn Nghĩa đã chứng thực: hai bên ĐL - Indonesia đã thảo luận vấn đề khai thác đảo Morotai trong nhiều tháng qua, hiện nay hai bên đang bàn về những dự án, chưa xác định thời gian biểu cụ thể. Đồng thời, ngày 12/10, đại diện của Indonesia tại Đài Bắc Hamming đã tháp tùng một đoàn thương gia ĐL về Indonesia để khảo sát đảo Morotai. Ngô Đôn Nghĩa cũng nhấn mạnh, thời đại hậu ECFA, kinh tế thương mại đối ngoại của ĐL đạt được tiến triển rõ rệt; quan hệ hai bờ từ đối đầu căng thẳng chuyển sang phát triển hòa bình ổn định, ECFA là một khởi điểm quan trọng.

Quan chức cấp cao Bộ Kinh tế cũng bày tỏ, BNG và Cục ngư nghiệp Bộ Nông nghiệp sẽ nhanh chóng cử đoàn đi khảo sát môi trường đầu tư của đảo Morotai trong tuần tới.

 ĐÔNG BẮC Á

+ BBC, RFI - 14/10: Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương TQ. Ngày 15/10, ĐCS TQ sẽ khai mạc Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương. Về mặt chính thức, cuộc họp kín kéo dài 4 ngày này là nhằm vạch ra những đường lối cho kế hoạch kinh tế 5 năm 2011 - 2015. Theo BBC, Hội nghị dự kiến sẽ xác định chiến lược 5 năm tới và đưa ông Tập Cận Bình lên nữa trong bộ máy Đảng, chuẩn bị cho vai trò kế vị.

Theo các chuyên gia về TQ, cũng như những năm trước, hội nghị này sẽ là nơi diễn ra các vụ đấu đá chính trị. Càng gần đến thời điểm 2013, tức là khi CT Hồ Cẩm Đào và TTg Ôn Gia Bảo hết nhiệm kỳ, cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm càng gay gắt hơn:

Vốn được xem như là nhân vật có đầu óc cởi mở hơn Hồ Cẩm Đào, ông Ôn Gia Bảo đã gây bất ngờ vào đầu tháng 10 vừa qua với những lời tuyên bố chưa từng có trên đài truyền hình Mỹ CNN, những tuyên bố đã bị kiểm duyệt ở TQ. Ông Ôn nói: “Tô i tin là quy ền tự do ngô n lu ận là cần thiết ở mọi quốc gia. Chúng ta phải tạo đ i ều kiện cho người dâ n ch ỉ trích hành động của chính phủ” . Ông Ôn Gia Bảo còn thừa nhận là những lời kêu gọi cho dân chủ và tự do sẽ trở nên “khô ng c ưỡng lại được” . Ngày 14/10, AFP trích lời nhà phân tích chính trị Willy Lam, thuộc Trường Đại học Trung Hoa Hồng Kông, nhận định rằng: “Những lời tuyên bố gần đâ y c ủa ô ng Ô n Gia B ảo phản ánh ý ki ến của một bộ phận trong Đảng đ ang hy v ọng cải tổ nhanh hơ n, nh ư ng phe này ch ư a ch ắc sẽ thắng được” . Thật ra, theo ông Willy Lam, những yêu cầu đó không phải được thúc đẩy bởi mong muốn dân chủ hóa TQ, mà là bởi sự bất bình trước việc ban lãnh đạo đương nhiệm kiểm soát ngày càng nhiều các quyết định lớn của ban chấp hành trung ương.

Một số quan chức của Đảng cũng chỉ trích ban lãnh đạo đương nhiệm là bị khống chế bởi các tập đoàn công nghiệp thân cận với Nhà nước. Theo họ, điều này dẫn đến việc giảm sức cạnh trạnh và gia tăng những bất bình đẳng ở TQ.

Một chuyên gia tại Bắc Kinh, ông Russel Leigh Moses, được AFP trích dẫn, xác nhận rằng: “ Hội nghị ban chấp hành lần này trên nguyên tắc là bàn về kế hoạch kinh tế, như ng m ột số lã nh đạo rất muốn đư a vào ch ươ ng trình ngh ị sự vấn đề cải tổ chính trị” .

Theo các nhà quan sát, dẫu sao thì hội nghị này sẽ là một dịp mới để đương kim Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, một nhân vật thuộc phái “Thái tử đỏ”, con của nhân vật lão thành cách mạng Tập Cận Huân, người được coi là sẽ kế nhiệm Hồ Cẩm Đào tiến gần hơn đến chiếc ghế lãnh đạo tối cao. Cụ thể là trong phiên họp toàn thể, ông Tập Cận Bình theo dự kiến sẽ được bổ nhiệm vào Quân ủy trung ương. Theo thông lệ của chính trị TQ, vị trí trong quân ủy trung ương, cơ quan của Đảng nắm quân đội, tạo quyền lực trọn vẹn cho người lên kế vị ông Hồ Cẩm Đào, hiện nắm cả ba chức: Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước và Chủ tịch quân ủy trung ương.

Giới quan sát từ bên ngoài cho rằng nếu được thăng tiến thì ông Tập, năm nay 56 tuổi, quê gốc ở Thiểm Tây nhưng sinh ra ở Bắc Kinh, có cơ hội lên nắm quyền tại TQ trong cả một thập niên nữa. Hiện ông đứng vị trí số 6 trong Bộ Chính trị và có tiếng là kín đáo, bảo thủ.

Ngoài ra, Phó TTg thứ nhất Lý Khắc Cường cũng sẽ nhân dịp này củng cố thêm vị thế của người được coi là sẽ kế nhiệm Ôn Gia Bảo.

Theo các nhà phân tích, cho dù ai lên ở vị trí nào, hiện chưa thấy TQ sẽ chuyển đổi theo hướng “cải tổ chính trị” mà bản thân TTg đương nhiệm Ôn Gia Bảo công khai kêu gọi.

Theo bình luận của BBC Tiếng Trung tại London, hiện trong nội bộ chính quyền TQ đang có hai phái cạnh tranh về quan điểm. Một bên cho rằng ĐCS phải chủ động đưa vào cuộc sống các biện pháp cải tổ chính trị, mở đầu bằng “dân chủ trong Đảng”, sau mở rộng ra xã hội. Họ cho rằng “thiếu dân chủ và tham nhũng của quan chức chính quyền” sẽ dẫn đến sự tan rã của quyền lực Đảng nếu không chịu cải tổ. Phái kia cho rằng mở cửa cho dân chủ là con đường đưa Liên Xô và Đông Âu cũ đến chỗ xóa bỏ Chủ nghĩa Cộng sản. Họ cho rằng các thay đổi vào lúc này chỉ khiến hệ thống chính trị bị suy yếu trước sự “tấn công từ bên ngoài”.

Phái quân đội và an ninh cũng nhân hội nghị này đòi tăng cường vai trò của họ trong bối cảnh họ cho là TQ bị thách thức, thậm chí “bao vây”.

Cho tới nay, không rõ ông Tập Cận Bình theo quan điểm nào.

+ RFA, RFI, VOA - 14/10: Nhật Bản đòi Google xóa tên Điếu Ngư trên bản đồ. Ngày 14/10, trước Quốc hội NB, NT Nhật Seiji Maehara tuyên bố ý định yêu cầu tập đoàn tin học Google xóa tên Điếu Ngư mà TQ dùng để chỉ quần đảo đang tranh chấp với NB. Người Nhật gọi đây là Senkaku. Hiện nay, dịch vụ bản đồ Google Maps ghi cả hai tên bằng tiếng Nhật và tiếng Hoa. Ông khẳng định “quần đảo Senkaku là một phần đất của NB và hiện nay không có tranh chấp chủ quyền tại khu vực biển Hoa Đông”.

Tuyên bố nói trên được đưa ra sau khi một dân biểu đối lập ông Itsunori Onodera ngày 13/10 đã ghé thăm văn phòng của Google tại Tokyo với một bức thư yêu cầu tập đoàn tin học này bỏ hẳn tên TQ, để chỉ giữ lại tên NB của quần đảo Senkaku trên bản đồ. NT Nhật nói chính quyền Tokyo tán thành hành động của dân biểu Onodera và nếu cần nội các Naoto Kan sẽ phối hợp với phe đối lập trên hồ sơ này.

Đại diện của tập đoàn Google tại NB cho biết chưa nhận được thư chính thức từ BNG với nội dung vừa nêu, nhưng Google “sẵn sàng cứu xét yêu cầu của chính quyền Tokyo”.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại khu vực biển Hoa Đông nằm ở phía Bắc ĐL và phía Nam NB. Tuy không có cư dân, nhưng đây là một vùng đất được coi là có nhiều tài nguyên thiên nhiên

PHỤ LỤC

KINH TẾ THẾ GIỚI


+ Tin từ Thái Lan - 12/10: (Supavud Sacheua, Giám đốc điều hành Phatra Securities Plc đăng trên báo Bangkok Post ngày 11 - 12/10):

Phần I: Đang âm ỷ một cuộc chiến tiền tệ?

Sự cọ xát gia tăng về tỷ giá hối đoái dự kiến sẽ bao trùm hội nghị hàng năm IMF - WB. Khả năng giải quyết được về ngắn hạn là không nhiều, có nghĩa là vấn đề vẫn còn đó trước khi các Bộ trưởng Tài chính họp tại HQ cuối tháng 10 và hội nghị G20 vào tháng 11.

TQ là mục tiêu

Tháng 9, Quốc hội Mỹ đã thông qua với số phiếu áp đảo một dự luật nêu rõ “thao túng tiền tệ” là thương mại không công bằng. Điều đó đã tạo điều kiện cho hàng nghìn đơn kiện từ các nhà sản xuất Mỹ với kết cục là Bộ Thương mại Mỹ áp đặt thuế nhập khẩu dựa trên tính toán của Mỹ về mức độ thao túng tiền tệ. Dự luật căn bản là hướng vào Trung Quốc bị cáo buộc là đã phá giá đồng tiền nội tệ 20 - 40%. Dự luật còn chặng đường dài để trở thành luật và hình như không phù hợp với các quy định thương mại toàn cầu. Nhưng điều quan trọng là chính quyền Mỹ đã không tỏ thái độ ngăn cản với Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner bầy tỏ đồng tình với dự luật. Tiếp đó, sức ép từ phía Mỹ tiếp tục tăng lên. Cảm nhận được nguy cơ, Trung Quốc đã cố gắng thuyết phục châu Âu với những hứa hẹn mở rộng hợp tác kinh tế và mua thêm trái phiếu Hy Lạp. Dẫu vậy, Liên minh châu Âu không lay chuyển và hợp cùng phía Mỹ chỉ trích chính sách tỷ giá hối đoái cố định của Trung Quốc. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đáp trả sự chỉ trích quốc tế đối với chính sách tiền tệ của Trung Quốc: “Đừng gây áp lực đối với tỷ giá NDT. Nhiều công ty xuất khẩu của chúng tôi sẽ phải đóng cửa, công nhân sẽ phải trở lại ngôi làng của họ. Nếu Trung Quốc gặp phải những xáo động về xã hội và kinh tế thì sẽ là thảm họa đối với thế giới”.

Gia tăng áp lực phá giá

Ngày 6/10 là một ngày bận rộn. Bên cạnh việc Thủ tướng Trung Quốc bảo vệ mạnh mẽ chính sách tiền tệ của mình, thì IMF công bố Viễn cảnh kinh tế thế giới dầy 238 trang. Bản báo cáo đã đánh giá tổng thể hiện trạng và viễn cảnh của nền kinh tế toàn cầu và nêu những khuyến nghị chính sách cụ thể. Giám đốc Vụ nghiên cứu của IMF, người chịu trách nhiệm soạn thảo báo cáo nói với báo chí rằng: “Sự phục hồi kinh tế thế giới đang tiến triển, nhưng không đồng đều. Phục hồi chậm chạp tại các nền kinh tế phát triển và mạnh mẽ hơn tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển... Nhiều nước phát triển, nhất là Mỹ, đã dựa quá mức vào nội nhu trước khi xảy ra khủng hoảng và bây giờ họ phải dựa nhiều hơn vào xuất khẩu thực. Đây là vấn đề liên quan đến duy trì tăng trưởng đối với họ. Nhiều nước mới nổi, cụ thể là Trung Quốc, đã dựa quá mức vào xuất khẩu thực trước khủng hoảng và giờ đây phải chuyển hướng nhiều hơn vào nội nhu. Đây là những điều chỉnh cần thiết để giữ sự phục hồi mạnh mẽ và cân bằng”.

Cùng ngày tại Viện Brookings, Bộ trưởng Geithner phát biểu: “Tăng trưởng mạnh có tại nhiều nền kinh tế đang nổi. Tuy vậy, tại các nền kinh tế phát triển sản lượng và việc làm vẫn thấp hơn đáng kể so với mức trước khủng khoảng và tốc độ phục hồi không đủ nhanh để khắc phục mau lẹ phần lớn những tổn thất kinh tế tồn tại sau khủng hoảng. Để phục hồi được bền vững, cần có sự thay đổi cho tăng trưởng toàn cầu. Thời gian dài, nhiều nước hướng nền kinh tế vào sản xuất cho xuất khẩu hơn là tiêu dùng nội địa và trông đợi Mỹ nhập khẩu nhiều hơn hàng hoá và dịch vụ của họ hơn là họ mua của chúng ta”. Sự tương đồng giữa suy luận (và thời điểm) giữa Mỹ và IMF có vẻ bất thường. Cả hai đều đưa ra tình huống thuyết phục về việc Trung Quốc đã giảm giá đáng kể đồng NDT nhằm củng cố cơ sở cho sự cân bằng lại tăng trưởng toàn cầu. Tại phần hỏi và đáp, Bộ trưởng Geithner bầy tỏ sự tin tưởng rằng nếu Trung Quốc vẫn duy trì hạ giá đồng NDT thì các nước châu Á khác cũng nhanh chóng thực hiện theo. Nhu cầu hạ giá đồng USD so với các đồng tiền khu vực châu Á có ý nghĩa lớn với chính quyền Mỹ vốn đang tìm kiếm tăng trưởng hơn và thực hiện cam kết tăng gấp đôi xuất khẩu của Mỹ sau 5 năm.

Sự chia sẻ bắt buộc cho tăng trưởng?

Bài bình luận của Thời báo phố Wall ngày 8/10 đã bớt tính ngoại giao đối với vấn đề “cân bằng lại toàn cầu”, viết rằng: “Ý tưởng của Ngài Geithner về hợp tác là động tác dương dùi cui buộc Trung Quốc nâng giá NDT để Mỹ có thể hạ giá đồng USD và đoạt được nhiều hơn nhu cầu kinh tế toàn cầu”. Theo dự báo tăng trưởng của IMF, phục hồi kinh tế tại các nền kinh tế phát triển năm 2010 là yếu ớt chỉ đạt mức 2,7% (để phục hồi từ suy thoái thông thường phải đạt mức tăng trưởng 5 - 6%). Hơn nữa, tăng trưởng năm 2011 dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại do nhu cầu tư nhân tại các nền kinh tế phát triển vẫn còn thấp bởi thất nghiệp cao, thị trường nhà đất đình trệ, các ngân hàng thiếu vốn và sự cấp thiết phải rút các gói kích thích do nợ công tăng. Vì vậy IMF coi dự báo còn phụ thuộc vào những rủi ro tiêu cực và cho rằng sự phục hồi “không mạnh cũng không cân bằng và có nguy cơ không bền vững”

Đứng trước sự lâm nguy và dự báo tăng trưởng rộng rãi tại các thị trường đang nổi, các nước phát triển yêu cầu “chia sẻ” tăng trưởng toàn cầu trên nền tảng vì lợi ích chung cho kinh tế toàn cầu. Do đó, các thị trường đang nổi sẽ bị coi là thiếu trách nhiệm nếu từ chối thực hiện nghĩa vụ vì “lợi ích chung”. Nói cách khác, các nước phát triển đã thể hiện điều họ muốn (là các nền kinh tế thị trường mới nổi chia sẻ sự tăng trưởng) và biết cách làm để đạt được (gây sức ép với Trung Quốc nâng giá đồng NDT). Còn các nền kinh tế thị trường đang nổi sẽ phải đề ra lập trường chung đối với vấn đề này. Không thể hoàn toàn phủ nhận những yêu cầu của IMF và các nền kinh tế phát triển, mà cần xem xét kỹ lưỡng, bởi vì cân bằng lại toàn cầu sẽ làm các thị trường mới nổi có sức mạnh kinh tế hơn. Điều đó có thể trở nên hiện thực một cách thân thiện qua công nhận và tôn trọng địa vị mới có của các nền kinh tế đang nổi; hoặc sẽ là vấn đề gây tranh cãi xấu đi theo chiều hướng là cuộc chiến tiền tệ.

Phần II. Triển vọng của các nền kinh tế thị trường mới nổi

Điều mà các nước phát triển muốn (chia sẻ sự tăng trưởng) đã được thể hiện khá rõ còn điều mà các nền kinh tế thị trường đang nổi muốn thì chưa. Cố gắng đề cập đến nhận thức và ước vọng của các nền kinh tế thị trường đang nổi qua một quan điểm chung mạch lạc là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng tôi coi đó là việc đáng làm. Một lập trường chung như vậy giữa các nền kinh tế đang nổi trong G20 sẽ rất có ích nhằm thảo luận tạo khuôn khổ cho quan hệ và hợp tác kinh tế quốc tế dự kiến tại HNCC G20 vào ngày 11-12/11. Nhiều nền kinh tế thị trường đang nổi, gồm Thái Lan, cho rằng trước tiên suy thoái kinh tế năm 2009 cần được đặt trong một viễn cảnh thích hợp. Khủng hoảng xảy ra do áp dụng quá mức biện pháp đòn bẩy và rủi ro cao tại Mỹ và các nước phát triển. Đồng thời, tổng thể các nền kinh tế thị trường đang nổi thì duy trì chính sách chặt và hạn chế sự quá mức. Thực tế các nền kinh tế của họ phục hồi nhanh hơn là kết quả xứng đáng cho sự thận trọng. Trong khi đó, các nước phát triển đã có sự điều chỉnh cơ cấu đau đớn bởi sự mất cân bằng đã gây ra suy sụp nền kinh tế. Hợp tác và hỗ trợ từ các nền kinh tế thị trường đang nổi cần được tính đến vì lợi ích chung đối với kinh tế toàn cầu, nhưng sự hợp tác đó cần được đánh giá đúng và các nền kinh tế thị trường đang nổi cần được tôn trọng. Tuy vậy, sức ép chính trị tại Mỹ hình như đang làm gia tăng sự thiếu kiên nhẫn, tạo sự đe dọa và hăm dọa.

Hai là, tôi cho rằng vấn đề bền vững của sự phục hồi kinh tế tại các nền kinh tế phát triển cần được đề cập đến. Giả định các nền kinh tế thị trường đang nổi để cho các đồng tiền của họ tăng giá, bằng cách đó chuyển một phần tăng trưởng của họ sang các nước phát triển. Khả năng dễ thấy là các nước phát triển vẫn tồn tại tình trạng bất ổn bởi nợ công trung hạn quá mức (3-5 năm). Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernanke ngày 4/10 đã cảnh báo do dân số già đi và hệ thống chăm sóc sức khoẻ và an sinh xã hội không đủ cấp vốn, nợ công Mỹ có thể sẽ là vấn đề nghiêm trọng.

Quả thực, quỹ đạo chính sách hiện tại còn xa mới làm yên lòng Chủ tịch Cục dự trữ liên bang: “Nếu việc hoạch định chính sách hiện nay được duy trì và với giả định hợp lý về tăng trưởng kinh tế, ngân sách liên bang sẽ theo hướng không bền vững trong những năm tới. Thách thức đối với tài khoá của chúng ta là nghiêm trọng bởi đó là sản phẩm của các xu thế chủ chốt, không phải là các yếu tố ngắn hạn hoặc tạm thời. Vấn đề là liệu sự điều chỉnh sẽ được thực hiện thông qua quá trình bàn thảo thận trọng, có tính đến những ưu tiên và tạo cho người dân đủ thời gian để thích ứng với những thay đổi qua các chương trình của Chính phủ hoặc chính sách thuế, hoặc liệu những điều chỉnh tài khoá cần thiết sẽ là sự đáp lại nhanh và đau đớn đối với cuộc khủng hoảng tài chính đang đến hoặc thực sự đã xảy ra”. Những vấn đề mà Mỹ đang gặp không phải là riêng biệt. Ngài Bernanke nói tại một dịp tương tự rằng: “Đó có thể là sự an ủi hiếm hoi, nhưng Mỹ không đơn độc khi ứng phó với những thách thức tài khóa. Suy thoái toàn cầu đã giáng đòn mạnh vào quan điểm tài khóa của đa phần các nền kinh tế phát triển khác cũng như tại Mỹ. Chi tiêu của họ cho chăm sóc sức khỏe và hưu trí dự kiến sẽ tăng lên đáng kể trong những thập kỷ tới khi mà dân số đang già đi. Thực sự, tổng thể dân số Mỹ trẻ hơn nhiều nước châu Âu cũng như Nhật Bản”.

Nói đơn giản, các nền kinh tế thị trường đang nổi có thể lưỡng lự “chia sẻ sự tăng trưởng của họ” ngày hôm nay chỉ để thấy rằng các nền kinh tế phát triển đối mặt với những vấn đề sẽ trầm trọng hơn một vài năm tới. Tóm lại, chia sẻ tăng trưởng có thể là uổng phí. Sẽ là thận trọng hơn nếu giữ nền kinh tế của bạn trên sự thăng bằng vững chãi nhất trường hợp sự việc tiến triển chệch hướng thời gian tới? Sự lựa chọn là việc chia sẻ tăng trưởng cần được song hành với đảm bảo khá chắc chắn rằng các nền kinh tế phát triển sẽ có khả năng khôi phục thắt chặt tài khóa.

Điều mà các nền kinh tế thị trường đang phát triển sẽ không đánh giá cao

Tại bài phát biểu ngày 6/10, Bộ trường Tài chính Mỹ Timothy Geithner nhắc lại lịch sử thành lập IMF năm 1944 và đề cập đến “mối đe dọa đối với ổn định tài chính toàn cầu do sự thặng dư lớn và liên tục”. Ông nói rằng: “Điều quan trọng là thấy sự tiến bộ hơn của các thị trường đang nổi chủ chốt có hướng tới cần hệ thống hối đoái linh hoạt, có định hướng thị trường hơn. Đây là điều đặc biệt quan trọng đối với các nước mà đồng tiền của họ đang được định giá thấp đáng kể. Đây là vấn đề bởi khi các nền kinh tế lớn có tỷ giá hối đoái được định thấp hành động nhằm giữ không cho đồng tiền tăng giá và tạo khuyến khích các nước khác hành động tương tự. Việc đó làm tăng thêm động lực gây thương tổn”. Thực tế phát biểu đó có thể được hiểu với ngụ ý các thị trường đang nổi đang gây bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu, tạo nguy cơ có sự phủ nhận mạnh mẽ trước tổn thương thực sự gây ra bởi thị trường thứ cấp và những CDO tại Mỹ những năm qua. Điều đó đưa tôi đến vấn đề nền tảng khác: Vai trò của đồng USD như là đồng tiền dự trữ thế giới.

Ngày 3/12/2009, khi điều trần tại Thượng viện gia hạn nhiệm kỳ Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Ben Bernanke đã thừa nhận rằng: “Đang có sự than phiền đối với chính sách tiền tệ của Mỹ góp phần gây bong bóng tại nước ngoài. Cần phải hiểu rằng tại Mỹ chính sách tiền tệ là nhằm giải quyết cả vấn đề tài chính và kinh tế tại Mỹ. Các quốc gia khác có cách riêng để ứng phó với bong bóng, gồm các chính sách tỷ giá hối đoái và tiền tệ”. Thực tế, Cục dự trữ liên bang đã nới rộng cân đối ngân sách (in thêm tiền) từ 800 tỷ USD lên hơn 2 nghìn tỷ chưa đầy 2 năm. Với nỗ lực tiếp thêm sức cho phục hồi kinh tế Mỹ, ý kiến chung đều cho rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ đang chuẩn bị cho đợt in tiền nữa.

Trở lại với phát biểu của Bộ trưởng Geithner, Tuần báo phố Wall viết: “Vấn đề lớn hơn với phát biểu của Ngài Geithner là đã từ chối thừa nhận hoặc bỏ qua vai trò của Mỹ đối với tình trạng đổ vỡ tiền tệ hiện nay. Là nước có đồng tiền được sử dụng làm dự trữ, Mỹ có nghĩa vụ đặc biệt là duy trì giá trị của đồng USD. Dẫu vậy, chính sách công khai của cả Bộ Tài chính và Cục Dự trữ liên bang là giảm giá đồng bạc xanh nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ để bù đắp lại cố gắng chưa đạt được qua chính sách chi cho kích thích kinh tế 3 năm qua”. Trước bối cảnh đó, thuyết trình của Bộ trưởng Tài chính Mỹ về một châu Á thặng dư là “vấn đề” đối với phục hồi toàn cầu có thể được xem là lời lẽ trống rỗng và tạo sự bất bình.

Như đã nêu trên, nếu Mỹ thờ ơ với trách nhiệm của họ đối với đồng USD như là đồng tiền dự trữ của thế giới và khả năng hậu quả tiêu cực của việc in thêm USD, thì lời kêu gọi hợp tác quốc tế của Mỹ có thể bị bỏ ngoài tai. Theo tôi nhìn nhận, thực tế Bộ trưởng Geithner nói các nền kinh tế đang nổi dự kiến sẽ đóng vai trò lớn hơn tại các thể chế tài chính quốc tế như IMF khi họ chấp thuận yêu cầu của Mỹ sẽ chỉ làm tình hình xấu thêm. Tại bài phát biểu, Bộ trưởng Geithner nói: “Ở khía cạnh quản trị, chúng ta đang đạt được tiến triển hướng tới thỏa thuận về một loạt cải cách nhằm tạo IMF mạnh hơn. Những thay đổi đó sẽ tăng cường vị trí tài chính của Quỹ cho phép ứng phó nhanh hơn và mạnh mẽ hơn trước những khủng hoảng tương lai và dành cho những nền kinh tế thị trường đang phát triển nhanh chia sẻ số lượng ghế nhiều hơn tại Hội đồng. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng sự thay đổi đó đủ xa tới mức cân bằng lại quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên tham gia các thể chế. Và với lý do đó, một thỏa thuận nhằm hiện đại hoá sự điều hành quản trị IMF cần song hành với đạt được tiến bộ hơn đối với khuyến khích các nước, nhất là các nước thặng dư, thực hiện các chính sách tỷ giá hối đoái định hướng thị trường hơn và giảm dựa trên xuất khẩu, tăng cường nội nhu”. Nói cách khác, quy mô kinh tế tăng lên của các nền kinh tế thị trường đang nổi sẽ không tự động đem lại cho họ vai trò và trách nhiệm lớn hơn tại IMF. Có lẽ, cân bằng lại quyền lợi và nghĩa vụ tại IMF nhằm thể hiện thích đáng tầm mức của các nền kinh tế thị trường đang nổi sẽ chưa diễn ra khi nào các nước thặng dư nâng giá đồng tiền của họ đáp ứng Mỹ. Tôi cho rằng giữ cải cách IMF làm con tin đối với yêu cầu tiền tệ của Mỹ sẽ không hỗ trợ cho hợp tác toàn cầu đang rất cần để đem lại “nền kinh tế thế giới mạnh, cân bằng và bền vững” mà Mỹ và IMF đang hướng tới./.

 

___________________________

Thứ Năm, 14/10

VIỆT NAM

+ VOA - 13/10: Ấn Độ sẽ giúp VN nâng cấp quân đội. Thời báo Kinh tế Ấn Độ đưa tin, tại các cuộc họp song phương với giới lãnh đạo VN, bao gồm CTN Nguyễn Minh Triết, TTg Nguyễn Tấn Dũng và BTQP Phùng Quang Thanh, BTQP ÂĐ A.K. Anthony đã loan báo sự trợ giúp của ÂĐ đối với VN trong việc cải thiện và nâng cấp khả năng của cả ba quân chủng nói chung, đặc biệt là hải quân.

Bản tin trích lời ông Anthony nói rằng “ÂĐ sẽ giúp VN trong việc xây dựng năng lực sửa chữa và bảo dưỡng tại các cơ sở hải quân, hợp tác trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin và giúp sĩ quan VN trau giồi tiếng Anh. Quân đội hai nước cũng sẽ tham gia một chương trình huấn luyện chung về chiến tranh rừng núi ở ÂĐ vào năm 2011. Ngoài ra, ÂĐ cũng sẽ giúp VN đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình để tham gia hoạt động duy trì hòa bình của LHQ, một lĩnh vực mà ÂĐ có rất nhiều kinh nghiệm.

+ BBC - 13/10: Ngư dân được TQ thả về đến VN. Báo Sài Gòn Tiếp thị trích lời Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, ông Võ Xuân Huyện, nói rằng 9 ngư dân được TQ trả tự do đã về tới nhà tối hôm 12/10 bằng đường biển. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 21 tàu cá với khoảng 90 ngư dân Quảng Ngãi đang bị “nước ngoài” giam giữ.

Bên cạnh đó, cũng có tin giới chức Quảng Ngãi vừa duyệt chi 4,5 tỷ Đồng để hỗ trợ ngư dân trong năm 2010 tại các huyện ven biển và đảo Lý Sơn đánh bắt xa bờ.

ASEAN - BIỂN ĐÔNG

+ Tin từ Ấn Độ, Angola, Nhật, ABC, BBC - 13/10: Thời báo hoàn cầu của TQ ngày 13/10 đăng bài: “Hội nghị ADMM+ không tránh được vấn đề nhạy cảm: đạt nhận thức chung về hợp tác khu vực, vấn đề Nam Hải (Biển Đông) vẫn là điểm nóng”. Nội dung như sau: Hội nghị ADMM+ đã được tổ chức tại Hà Nội ngày 12/10. Với tư cách là nước sáng kiến ra cơ chế này, VN kêu gọi Hội nghị lần thứ nhất nên giành nhiều thời gian thảo luận về phương thức vận hành của cơ chế, không thảo luận các vấn đề cụ thể, bao gồm cả vấn đề nhạy cảm. Nhưng vấn đề “Nam Hải” vẫn là vấn đề được quan tâm.

Mặc dù Hội nghị họp kín, nhưng việc tham dự của BTQP Mỹ và TQ rất được dư luận quan tâm. BTQP Mỹ Gates nhấn mạnh Mỹ cho rằng tranh chấp lãnh hải ở khu vực CÁ-TBD sẽ ảnh hưởng đến an ninh khu vực, cho rằng tàu chiến Mỹ có mặt tại khu vực CÁ-TBD là cần thiết. Hãng tin Reuters bình luận, phát biểu của BT Gates không đề cập rõ TQ, có thể là do Mỹ cân nhắc đến việc khôi phục quan hệ quân sự yếu ớt Trung - Mỹ. BTQP một số nước ASEAN lo ngại, việc Trung - Mỹ đối chọi nhau về vấn đề “Nam Hải” sẽ làm cho các nước ASEAN khó xử. Báo Nhà kinh tế của Anh cho rằng, TQ trỗi dậy đã làm cho so sánh lực lượng trong khu vực thay đổi. Mỹ lo ngại và muốn tăng cường sự hiện diện trong khu vực. Tranh chấp lãnh thổ giữa TQ với các nước xung quanh và giữa các nước xung quanh với nhau liên tục xảy ra. Nếu không có cơ chế trao đổi cần thiết thì rất dễ xảy ra cọ sát, thậm chí là xung đột. ADMM+ sẽ là một diễn đàn điều hòa để các bên liên quan bàn bạc vấn đề và tránh tranh cãi về “quốc tế hóa tranh chấp”.

Thời báo hoàn cầu ngày 13/10 cũng dẫn nguồn từ báo Độc lập của Nga đăng bài: “Nga - Trung không tồn tại xung đột lợi ích ở Nam Hải (Biển Đông)”, trong đó đề cập: Hội nghị ADMM+ được tổ chức tại Hà Nội trong khi tranh chấp lãnh thổ giữa TQ và các nước xung quanh căng thẳng. Mặc dù Mỹ kêu gọi giải quyết hòa bình, nhưng lại có dã tâm khuấy động các nước trong khu vực kiềm chế TQ. Do nguyên nhân suy thoái kinh tế, Nga không đủ sức tham gia tranh giành tài nguyên ở ĐNÁ. Về việc giới phân tích Mỹ cho rằng Nga ủng hộ các nước kiềm chế TQ phát triển, chuyên gia cao cấp thuộc Viện Khoa học Nga Alexander Larin cho rằng, việc nhuốm màu chống Hoa lên Thỏa thuận quân sự Nga - Việt là sai lầm. Đối với Nga, việc bán vũ khí cho VN đầu tiên là yếu tố kinh tế, bởi vì vũ khí là nguồn xuất khẩu quan trọng của Nga, nếu Nga không bán vũ khí cho VN thì các nước khác sẽ làm. Nga và TQ không tồn tại xung đột lợi ích ở “Nam Hải”. Sự tồn tại của Nga trong khu vực đó là rất nhỏ, do đó không thể nói là đối kháng.

Cũng tại Hội nghị ADMM+, BTQP ÂĐ Antony đã kêu gọi thông qua “các biện pháp hợp tác” nhằm đảm bảo an ninh đường biển khu vực CÁ-TBD và các quốc gia châu Á cần tăng cường phối hợp trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Ông cũng hoan nghênh Tuyên bố chung Hà Nội, cho rằng tuyên bố đã tạo một khuôn khổ khả thi về hợp tác và đối thoại an ninh - quốc phòng trong khu vực, bày tỏ sự ủng hộ của ÂĐ đối với 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên và ý tưởng thành lập nhóm chuyên gia để phát triển hợp tác trên các lĩnh vực này.

Ngày 13/10, sau cuộc họp ADMM+ tại Hà Nội, khoảng 20 quan chức ASEAN, Nhật, TQ, HQ đã dự Diễn đàn quốc phòng ASEAN+3 tại Học viện quân sự Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc của TQ nhằm cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng trong lúc còn có khác biệt về khái niệm an ninh biển. Diễn đàn đã ra tuyên bố nhấn mạnh đến các “đe dọa phi truyền thống” cho an ninh vùng. Theo một số hãng thông tấn nước ngoài, ông Vũ Văn Khánh, đại diện phái đoàn quân sự VN ở Thạch Gia Trang, cho rằng “cản trở đầu tiên là sự khác biệt về nhận thức điều gì là mối đe dọa an ninh phi truyền thống với từng nước trong khu vực”. Một phần dư luận tại VN, ít ra là theo các mạng không chính thống, coi việc TQ kiểm soát Biển Đông và tuần tra, bắt giữ các tàu cá của ngư dân VN là “mối đe dọa”. Ngược lại, TQ coi hoạt động đánh bắt cá của nước ngoài ở vùng biển tranh chấp là “đe dọa” cho nguồn hải sản. Việc đưa các tàu Ngư Chính ra tuần tra Biển Đông được TQ coi là “hoạt động chống cướp biển”.

+ Tin từ Trung Quốc, VOA - 13/10: Ngày 13/10, BTQP TQ Lương Quang Liệt đã về nước, kết thúc chuyến thăm VN trong 4 ngày. Theo Tân Hoa Xã, tại cuộc họp Hội nghị BTQP ASEAN mở rộng tổ chức ở Hà Nội, Thượng tướng Lương Quang Liệt đã trình bày chính sách quốc phòng của TQ và đưa ra những đề nghị về hợp tác an ninh khu vực.

Bên lề Hội nghị, ông Lương Quang Liệt cũng đã gặp gỡ các vị BTQP của một số quốc gia. Tại cuộc gặp với Phó TTg, BTQP Singapore Teo Chee Hean, Bộ trưởng Lương Quang Liệt nói, quân đội TQ sẵn sàng cùng quân đội Singapore tiếp tục sâu sắc hợp tác trong các lĩnh vực, tăng cường trao đổi và điều phối trong cơ chế đa phương như Hội nghị BTQP các nước ASEAN mở rộng. Về phần mình, Bộ trưởng Teo Chee Hean nói: BT Lương Quang Liệt dẫn đoàn tham dự Hội nghị BTQP các nước ASEAN mở rộng là biểu hiện cụ thể TQ tham gia mang tính xây dựng vào các công việc của khu vực ĐNÁ; hy vọng hai bên tăng cường hiểu biết và tin cậy, mở rộng lĩnh vực hợp tác, học tập và tham khảo lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ quân đội hai nước không ngừng phát triển.

Còn tại cuộc gặp Bộ trưởng Indonesia Pu-nô-mô, Bộ trưởng Lương Quang Liệt nói, quân đội TQ sẵn sàng nỗ lực cùng quân đội Indonesia mở rộng lĩnh vực hợp tác, đổi mới nội dung hợp tác, nâng quan hệ quân đội hai nước lên tầm cao hơn. Bộ trưởng Pu-nô-mô nhiệt liệt chúc mừng 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao TQ - Indonesia. Ông nói, quân đội Indonesia sẵn sàng cùng quân đội TQ sâu sắc hợp tác trong các lĩnh vực như thương lượng quốc phòng, huấn luyện quân sự, giao lưu các trường quân sự, cứu trợ nhân đạo, các công việc quốc tế và khu vực v.v…

+ Tin từ Australia - 14/10: BTQP Australia Stephen Smith kêu gọi TQ hãy giải quyết các tranh chấp lãnh hải một cách hòa bình trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Theo báo chí Australia, Hội nghị BTQP ASEAN mở rộng (ADMM+) tại Hà Nội đã lựa chọn Australia và Malaysia đồng chủ trì phiên họp về an ninh biển. Trong phiên họp này, BTQP Stephen Smith nói “trong khu vực của chúng ta và một số khu vực khác đang có một loạt các tranh chấp lãnh thổ bao gồm cả các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và một số vùng biển khác. Australia mong muốn các vấn đề này được giải quyết một cách thân thiện và hòa bình giữa các bên liên quan phù hợp với luật pháp quốc tế và đảm bảo an ninh cho khu vực”.

Theo giới phân tích Australia, mặc dù BTQP Stephen Smith không chỉ rõ tên TQ trong vấn đề này, nhưng rõ ràng ông có hàm ý nói về những căng thẳng gần đây giữa TQ với các nước láng giềng, như yêu sách lãnh hải của TQ đối với Biển Đông có liên quan đến chủ quyền của VN, PLP, Malaysia, Brunei và ĐL hay yêu sách đối với Biển Đông Bắc của TQ có liên quan đến chủ quyền của NB.

Bộ trưởng Quốc phòng Smith khẳng định sự thịnh vượng của Australia nói riêng và của các nước khác trong khu vực nói chung phụ thuộc vào sự ổn định và an ninh của các đại dương, vùng biển và eo biển của khu vực và thế giới. 8 trong số 10 đối tác thương mại lớn của Australia hiện đang có mặt trong Hội nghị này, đều dựa vào thương mại biển. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith, việc các nước đối tác ASEAN cố gắng đề cập tới Bộ Qui tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông có thể được xem là bước khởi đầu tốt đẹp cho vấn đề này.

ĐÔNG BẮC Á

+ Tin từ Trung Quốc - 13/10: Thời báo hoàn cầu ngày 13/10 dẫn nguồn từ báo Liên hợp buổi sáng của Singapore cho biết, Cục trưởng Chi cục Nam Hải, Cục Hải dương nhà nước TQ tiết lộ, TQ có kế hoạch đóng 30 chiếc tàu chấp pháp biển trong vòng 5 năm tới. TQ quản lý vùng biển rộng lớn, nhưng hiện nay tàu chấp pháp trên biển của TQ vừa ít vừa nhỏ, chưa đạt được mức 1 tàu chấp pháp/1.000 km2 biển, kém xa so với các nước phát triển. Hiện nay, TQ có 10 bộ ngành thực hiện quản lý chấp pháp trên biển, trong đó có 5 cơ quan chấp pháp chính trên biển. Lực lượng chấp pháp trên biển phân tán như vậy đã dẫn đến tình trạng không thống nhất, xây dựng chồng chéo, gây lãng phí, năng lực chấp pháp trên biển không mạnh, hiệu quả thấp.

+ Tin từ Trung Quốc, VOA - 13/10: TQ - Đài Loan. Mạng Tân hoa ngày 13/10 đưa tin, ngày 13/10, trong cuộc họp báo thường kỳ, khi được hỏi bình luận về việc Mã Anh Cửu (10/10) nói mong muốn Đại lục nhanh chóng dỡ bỏ tên lửa, NFN Ủy ban Công tác ĐL Dương Nghị cho biết hai bờ chủ trương vào thời điểm thích hợp sẽ tiếp xúc giao lưu về vấn đề quân sự bao gồm bố trí quân sự giữa hai bờ, nghiên cứu thảo luận xây dựng cơ chế tin cậy lẫn nhau về an ninh quân sự hai bờ, có lợi cho ổn định cục diện ĐL, giảm bớt lo lắng về an ninh quân sự; đồng thời cho biết năm 2010 có tới 1,2 triệu lượt khách Đại lục tới ĐL; với tiền đề không tạo thành “hai nước TQ”, “một Trung một Đài” sẽ thông qua trao đổi thực chất hai bên để sắp xếp ổn thỏa việc ĐL tham gia hoạt động của tổ chức quốc tế. Ngoài ra, Dương Nghị còn cho biết trong hai ngày 24 và 25 /10, tại Phúc Châu (Phúc Kiến), hai bờ sẽ tổ chức Diễn đàn tiêu chuẩn kĩ thuật ngành nghề thông tin lần thứ 7 bàn về các vấn đề kĩ thuật như giải mã chữ số, hình ảnh, âm thanh (AVS), kĩ thuật thông tin di động thế hệ thứ 3 (TD-SCDMA), kĩ thuật hiển thị trên mặt phẳng, bộ nhớ di động… Đặc biệt, Dương Nghị cho biết Quy hoạch “5 năm lần thứ 12” là bản đồ phát triển kinh tế xã hội Đại lục trong 5 năm tới và sẽ là cơ hội thương mại lớn cho tăng cường hợp tác kinh tế hai bờ, thúc đẩy phát triển kinh tế ĐL, tạo điều kiện phát triển tại Đại lục cho đồng bào ĐL.

Cùng ngày 13/10, nhà lãnh đạo Ngô Đôn Nghĩa của ĐL nói rằng tiến trình xây dựng niềm tin tưởng lẫn nhau vào thời điểm này nên tập trung vào các vấn đề kinh tế.

+ RFI - 13/10: Đối đầu Trung - Nhật tác hại đến kinh tế ĐNÁ. Tờ báo The Nation của TL đăng bài viết nhan đề “Đã đến lúc TQ và NB xây dựng lại các cầu đã gẫy”, trong đó thúc giục hai quốc gia đàn anh châu Á gấp rút cải thiện quan hệ để không ảnh hưởng đến kinh tế khu vực. Theo tờ báo, mọi dấu hiệu thù nghịch giữa Tokyo và Bắc Kinh trên sân khấu thế giới là điều không tốt lành vì cả hai đều là những trụ cột chính cho sự trù phú và ổn định ở Đông Á. Hợp tác kinh tế giữa họ bị gián đoạn sẽ tác hại lớn trên toàn vùng. Vào thời điểm khủng hoảng hiện nay, thì thế giới sẽ không chiụ nổi tác động của sự gián đoạn này. Do đó, vì lợi ích của cả hai quốc gia và của toàn vùng, NB và TQ phải nhanh chóng bình thường hoá quan hệ. Tuy nhiên, The Nation cũng thận trọng cảnh báo là sẽ mất nhiều thời gian để hai bên ngồi lại với nhau để tìm giải pháp trên các vấn đề tranh chấp, cho dù qua các phát biểu chính thức sau các cuộc gặp gỡ, hai bên đều muốn giải quyết càng nhanh càng tốt tranh chấp giữa hai nước, ít ra là ở bề mặt.

+ Tin từ Mỹ, Trung Quốc, VOA - 13/10: Trung - Mỹ. Mạng BNG TQ ngày 12/10 đưa tin: Ngày 12/10, tại Trung Nam Hải, Phó TTg TQ Vương Kỳ Sơn đã hội kiến với Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ Baucus. Ông Vương Kỳ Sơn nói rằng Trung - Mỹ tăng cường hợp tác kinh tế mậu dịch là vô cùng quan trọng đối với thúc đẩy phục hồi kinh tế hai nước và kinh tế toàn cầu. Hai bên cần xuất phát từ hiện tại, nhìn về lâu dài, suy nghĩ đầy đủ về sự khác biệt về giai đoạn phát triển và tính kết cấu của kinh tế hai nước, tăng cường hiểu biết, nhằm xử lý thỏa đáng bất đồng bằng trí tuệ đầy đủ, tránh chính trị hóa vấn đề kinh tế. Hai bên cần xuất phát từ đại cục, bảo vệ tốt quan hệ Trung - Mỹ tích cực, hợp tác, toàn diện trong thế kỷ 21, đem lại hạnh phúc cho nhân dân hai nước. Ông Baucus bày tỏ quan hệ Mỹ - Trung là mối quan hệ song phương quan trọng nhất, mong muốn cùng với TQ tăng cường hiểu biết, cùng thúc đẩy quan hệ Mỹ - Trung phát triển lành mạnh, tuy nhiên ông cũng nói có nhiều khả năng Thượng viện Mỹ sẽ thông qua dự luật trừng phạt TQ về giá trị đồng NDT và cho rằng nhiệm vụ của ông là phải cho CP TQ biết vấn đề này nghiêm trọng đến mức nào.

Cũng về quan hệ Trung - Mỹ, tờ New York Times ngày 13/10 có bài “TQ trở thành vật tế thần cho tranh cử tại Mỹ”, nội dung tóm tắt như sau: Trong bối cảnh người dân Mỹ ngày càng lo ngại về sự đi xuống của nền kinh tế nước nhà, một số ứng cử viên thuộc Đảng Dân chủ và Cộng hòa chạy đua vào QH Mỹ đang đưa ra những khẩu hiệu quảng cáo cho chiến dịch tranh cử có yếu tố TQ nhằm giành được sự ủng hộ của cử tri. Theo đó, các ứng viên đã buộc tội đối thủ quá “thông cảm” với TQ, khiến người dân Mỹ phải chịu thiệt. Trong một số đoạn quảng cáo, các ứng viên buộc tội lẫn nhau đã ủng hộ chính sách tự do thương mại, tạo việc làm cho TQ. Mục đích các đoạn quảng cáo trên là nhằm đánh vào vấn đề mà các cử tri Mỹ đang lo ngại, là tình trạng thiếu việc làm và căng thẳng song phương đang gia tăng xung quanh vấn đề tỷ giá đồng NDT.

Các ứng viên Đảng Dân chủ đặc biệt chú trọng việc sử dụng yếu tố TQ trong vận động tranh cử. Đầu năm 2010, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã bắt đầu khuyến khích các ứng cử viên trong đảng nhấn mạnh việc phê phán TQ. Khuyến nghị này được đưa ra sau khi một cuộc điều tra của đảng thực hiện cho thấy, cử tri rất ủng hộ việc cắt chính sách miễn thuế cho các công ty làm ăn tại TQ. Nhiều người lo ngại cách làm này có thể gây phức tạp thêm mối quan hệ Trung - Mỹ. Có chuyên gia cho rằng chưa bao giờ TQ lại bị các chính trị gia Mỹ chỉ trích mạnh như hiện nay.

Theo thăm dò dư luận, người Mỹ không chỉ ngày càng lo ngại về sự suy giảm địa vị kinh tế trong những năm tới, mà còn ngày càng có nhiều người tin là TQ sẽ giữ vai trò cường quốc kinh tế số 1. Việc các ứng cử viên nghị sỹ Mỹ sử dụng yếu tố TQ trong nội dung tranh cử năm 2010 cũng giống như những gì họ đã làm đối với NB vào thập niên 1980 trong lĩnh vực sản xuất xe hơi, hay Mexico vào thập niên 1990 trong Thỏa thuận tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).

+ Tin từ Hàn Quốc, VOA - 13/10: HQ tổ chức diễn tập chống buôn bán vũ khí giết người hàng loạt trên biển. BQP HQ cho biết, ngày 13/10, HQ tổ chức diễn tập đa phương chống buôn bán vũ khí giết người hàng loạt trên biển dưới tên gọi “Nỗ lực phương tây 10” ở vùng biển phía Nam cảng Busan kéo dài trong 2 ngày. Cùng tham gia diễn tập với HQ còn có Mỹ, NB, Australia. Pháp và Canada cử quan sát viên tới theo dõi diễn tập. Tham gia diễn tập gồm có 10 tàu, trong đó có tàu khu trục USS Lassen 9.000 tấn mang theo tên lửa có hệ thống dẫn đường của Mỹ; 2 tàu khu trục KDX-II 4.500 tấn của HQ; Australia cũng cử máy bay tuần tra trên biển P-3C và trực thăng chống tàu ngầm tới tham gia diễn tập. Nội dung diễn tập bao gồm phát hiện, ngăn chặn và tìm kiếm các tàu bị nghi ngờ chuyên chở các loại vũ khí giết người hàng loạt. HQ đã tham gia vào Kế hoạch An ninh và Phổ biến Vũ khí (gọi tắt là PSI) của Mỹ từ năm 2009 sau khi BTT thử hạt nhân lần thứ 2 và thông báo kế hoạch diễn tập chống phổ biến từ tháng 5 sau sự cố tàu hải quân Cheonan bị chìm ở Biển Tây.

Mặc dù các giới chức quốc phòng HQ nhấn mạnh rằng cuộc thao dượt không nhắm đặc biệt vào một nước nào, nhưng theo ông Carl Baker, Giám đốc các chương trình tại Diễn đàn Trung tâm Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược quốc tế tại tiểu bang Hawaii của Mỹ, thì chương trình rõ ràng là nhắm vào BTT để gửi cho họ một thông điệp và rõ ràng BTT từng là một trong những quốc gia đã can dự vào các hoạt động phổ biến vũ khí.

Trong khi đó, BTT nói rằng việc HQ tham gia vào cuộc thao dượt đã vi phạm bản hiệp định đình chiến năm 1953 vì hành động này tương đương với việc ngăn chặn các tuyến đường biển.

Được biết, ngày 14/10, các giới chức của nhiều nước thuộc PSI, trong đó có Argentina, Canada, Chile, Pháp, Italy, New Zealand, HQ, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ sẽ thảo luận việc hợp tác trong việc ngăn chặn các tàu bè.

PHỤ LỤC

Về vấn đề “khát” nhiên liệu

và sự bành trướng của các tập đoàn nhà nước của TQ ra nước ngoài


+ Tin từ Frankfurt - 13/10: Về vấn đề “khát” nhiên liệu và sự bành trướng của các tập đoàn nhà nước của TQ ra nước ngoài, Thời báo Frankfurt (FAZ) có bài với một số nội dung chính như sau :

Gần đây đáng chú ý là việc các tập đoàn năng lượng nhà nước của TQ gia tăng việc mua luôn hoặc ký các hợp đồng kếch xù về cung cấp năng lượng với các tập đoàn nước ngoài. Số liệu mới nhất cho thấy các tập đoàn khí đốt và dầu mỏ nước này đã thực hiện những thương vụ lên đến 19 tỷ USD riêng trong năm 2010 (năm 2009 là 16 tỷ). Cả TQ và bên đối tác nước ngoài đều “thiện chí” làm điều này, vì bên TQ thì có tiền và cần nhiên liệu, còn nước ngoài cần tiền này để đầu tư vào kinh tế nước mình sau đợt khủng hoảng vừa qua. Phía TQ cũng rút ra bài học là cứ “đánh lẻ” mau đạt được mục tiêu hơn là mua toàn phần những tập đoàn năng lượng của nước ngoài vì các nước phương Tây chắc chắn sẽ chống lại việc thâu tóm đó. Thí dụ mới nhất là việc tham gia của TQ vào mỏ khai thác khí đốt lớn nhất của Mỹ Chesapeake Energy Corporation, công ty dầu khí lớn thứ hai ở châu Mỹ. Còn công ty TQ National Offchore Company (Cnooc) là công ty khai thác dầu khí ngoài khơi hàng đầu của TQ. Trong thương vụ này Cnooc đã tham gia 1/3 vào dự án khai thác “Eagle Ford” ở Nam Texas với số tiền là 1,08 tỷ USD.

Năm 2005, cũng công ty này của TQ đã đưa ra giá 18,5 tỷ USD tiền mặt để dự định mua tập đoàn cung cấp dầu khí Unocan của Mỹ. Dự án này sở dĩ không thành vì chính quyền Mỹ lo ngại điều này ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Mỹ. Theo các chuyên gia thì lần này họ dự định mua toàn bộ tập đoàn Unocan và tiếp quản luôn cả nhân công và chắc chắn sẽ nhận được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Mỹ.

Tập đoàn Cnooc và Sinopec vừa gợi ý tham gia vào tập đoàn dầu khí Brazil OGX với số tiền lên đến 7 tỷ USD; Cnocc còn dự định tham gia vào tập đoàn Opti và Nexen của Canada. Gần đây, tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha dự định bán cho Sinopec 40% cổ phần (7,1 tỷ USD). Với số tiền này Repsol sẽ mở rộng khai thác ở vùng biển Brazil.

Số tiền mà phương Tây cần thường được cung ứng trực tiếp từ các tập đoàn nhà nước hoặc từ ngân hàng quốc doanh của TQ. Tháng 5 vừa qua, Ngân hàng phát triển TQ đã cho tập đoàn dầu khí Brazil Petrobas vay khoản tín dụng 10 tỷ USD với điều kiện phải cung cấp dầu thô cho Sinopec trong khoảng thời gian liên tục 10 năm. Ngoài ra, tập đoàn thương mại lớn nhất của TQ Sinochem đã nhận 40% cổ phần (3 tỷ USD) từ tập đoàn Staoil của Na Uy để tham gia vào giếng dầu Peregrino ở Brazil.

Thông qua việc tham gia vào những dự án lớn như nêu trên, TQ cũng mong muốn tiếp cận với công nghệ mới mà họ rất cần ở trong nước, cũng chính vì vậy có khi họ đưa ra những lời chào cao hơn thực giá đến 20%. Cnooc cũng thông qua đó có tới 7 giàn khoan với những công nghệ khoan sâu mới nhất.

Một điều cũng không thể phủ nhận là chính TQ cũng đang rất cần nguồn nhiên liệu cho phát triển kinh tế của mình. Trong 15 năm liên tục, kinh tế TQ đã phát triển ở mức 9%, sản xuất một nửa số thép cho thế giới, hơn cả Nhật, Mỹ, Nga và Ấn Độ cộng lại. Để làm được việc đó TQ cần một nửa số quặng sắt, 1/3 nhôm, 1/4 đồng của toàn thế giới. TQ cũng là nơi tiêu thụ nhiều than đá nhất thế giới (1/3 tổng số của thế giới) để sản xuất 70% nguồn điện năng tiêu thụ nội địa. TQ cũng nhập khẩu nhiều dầu thô hơn là họ khai thác trong nước (53% trong tổng số 8,1 triệu thùng dùng trong một ngày và cho đến 2020 con số này có thể lên đến 13 triệu thùng). Năm 2009, TQ đã là thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, TQ cũng khát khí đốt, hiện họ cần 89 tỷ mét khối/năm và cho đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên 6 lần./.

 

 

_____________________________

Thứ Tư, 13/10

VIỆT NAM

+ RFA, Báo Quân đội nhân dân - 12/10: VN - Australia ký bản ghi nhớ về hoạt động quân sự chung. Ngày 11/10, tại Hà Nội, BTQP VN Phùng Quang Thanh và người đồng nhiệm Australia Stephen Smith đã ký biên bản ghi nhớ về về những hoạt động tập trận và huấn luyện quân sự chung được tăng cường trong tương lai. Theo thông cáo của ĐSQ Australia tại Hà Nội, biên bản ghi nhớ sẽ tạo cơ sở cho sự hợp tác gia tăng thực tiễn giữa hai phía trong những lĩnh vực như đối thoại chính sách cấp chiến lược, tập trận, huấn luyện quân sự, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Đồng thời bản ghi nhớ cũng phản ánh mối quan hệ quốc phòng song phương VN - Australia ngày càng phát triển. Được biết, năm 2009, VN và Australia đã có Thỏa thuận Đối tác Toàn diện bao gồm các lĩnh vực hợp tác về thương mại, hỗ trợ phát triển, an ninh và quốc phòng.

ASEAN - BIỂN ĐÔNG

+ Tin từ Ấn Độ, Đức, Mỹ, Nga, Trung Quốc BBC, VOA, RFA, RFI - 12/10: Hội nghị ADMM+ lần thứ nhất đã khai mạc tại Hà Nội vào ngày 12/10. Phát biểu tại lễ khai mạc, TTg VN Nguyễn Tấn Dũng nói hội nghị ADMM+ là “bước tiến mới quan trọng trong hợp tác quốc phòng của ASEAN”. Ông nói diễn đàn ADMM+ sẽ giúp thúc đẩy “đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng” giữa các nước trong khu vực. Các Bộ trưởng đã thảo luận về 5 chủ đề chính: hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai; chống khủng bố; quân y; an ninh biển và gìn giữ hòa bình. Cuối buổi làm việc, các vị trưởng đoàn đã ký vào tuyên bố chung với kế hoạch thành lập các nhóm chuyên gia làm việc về các nội dung hợp tác ở trên, thống nhất tăng cường đối thoại và trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm. Ông Surin Pitsuwan, TTK/ASEAN, phát biểu khi Hội nghị kết thúc rằng: “Khu vực này mang tính chất vô cùng sách lược, vì thế giao thông đường biển tự do, cởi mở và an toàn là điều quan trọng. Vấn đề này đã được nêu ra và được tất cả các bên đồng ý rằng đó là các mục tiêu mà khu vực nên cố gắng đạt tới và duy trì”.

Mặc dù không nằm trong chương trình nghị sự nhưng vấn đề Biển Đông vẫn phủ trùm Hội nghị. Các giới chức quốc phòng VN được báo chí trong nước trích lời nói rằng tranh chấp ở Biển Đông đã được một số nước ASEAN, Mỹ, Nhật và HQ “nêu lên” tại Hội nghị dù “không nằm trong nghị trình chính thức”. Theo BTQP VN Phùng Quang Thanh, Hội nghị đã chính thức bàn năm chủ đề lớn, trong có an ninh biển, mà theo ông Thanh “trong an ninh biển, có vấn đề Biển Đông”. Chính vì vậy, đại diện ban tổ chức Hội nghị, Thứ trưởng QP VN, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng việc 7 quốc gia trong có VN và Mỹ đề cập tới Biển Đông tại Hội nghị là “việc bình thường”. Sau Hội nghị, Tướng Phùng Quang Thanh nói các nước “nhất trí giải quyết tranh chấp bằng hòa bình và đối thoại trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, không dùng biện pháp quân sự để giải quyết tranh chấp” và VN đã “đề xuất nỗ lực tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” mang tính ràng buộc pháp lý. BTQP Phùng Quang Thanh còn cho biết VN đã “đề xuất tuần tra chung trên biển với hải quân TQ tại Vịnh Bắc Bộ cũng như thiết lập đường dây nóng với lực lượng hải quân này”.

Tại Hội nghị, Mỹ một lần nữa nhấn mạnh tới “quyền lợi quốc gia” trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh hải. Hãng tin AP trích lời BTQP Mỹ Robert Gates nói rằng Mỹ “có quyền lợi quốc gia đối với tự do lưu thông hàng hải” cũng như đối với việc “phát triển kinh tế mà không bị cản trở”. Ông Gates phát biểu rằng các bất đồng về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ dường như là một thách thức ngày càng lớn cho sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Ông Gates lập lại rằng Mỹ không đứng về phía nào trong các vụ tranh chấp, nhưng các tranh chấp phải được giải quyết một cách êm đẹp, không sử dụng vũ lực hay cưỡng ép và theo đúng luật pháp quốc tế, đồng thời nhắc lại đề nghị của Mỹ sẵn sàng hỗ trợ ASEAN trong nỗ lực đề ra Bộ Quy tắc ứng xử cho vùng Biển Đông.

Các phát biểu của BTQP TQ Lương Quang Liệt tại Hội nghị hoàn toàn không đề cập gì tới vấn đề Biển Đông, nhưng đại diện TQ chắc chắn không thể không nghe thấy thông điệp rõ ràng từ các nước đang ngồi quanh bàn đối thoại. TQ đã lên tiếng trấn an các nước láng giềng châu Á về các hoạt động gần đây của nước này nhằm khẳng định quyền kiểm soát đối với các khu vực lãnh hải tranh chấp. Theo hãng tin AP, BTQP TQ Lương Quang Liệt phát biểu trước các đối tác rằng việc TQ phát triển quốc phòng “không nhằm đe dọa và thách thức ai, mà nhằm bảo đảm an ninh của TQ cũng như thúc đẩy hòa bình và ổn định quốc tế lẫn khu vực”. Ông Liệt nhấn mạnh rằng chìa khóa cho nền an ninh khu vực là tôn trọng nguyên tắc chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của nhau, nhưng ông cũng ủng hộ khái niệm xây dựng các khung sườn đa phương để cải thiện hợp tác và tập trung vào các lợi ích chung. Ông Liệt cũng được trích lời nói rằng an ninh của một nước “không thể chỉ dựa vào khả năng tự phòng thủ, mà còn dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau”.

Hội nghị ADMM+ lần thứ nhất đã bế mạc với bản tuyên bố chung khẳng định vai trò chủ chốt của một định chế sẽ là “cơ chế hợp tác và tham vấn về quốc phòng và an ninh cao nhất cấp Bộ trưởng về các vấn đề an ninh khu vực giữa các thành viên ASEAN và 8 nước (Cộng) ”. Hội nghị ADMM+ lần thứ hai sẽ diễn ra tại Brunei vào năm 2013 khi nước này đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN. Theo giới phân tích, nếu như quốc gia chủ nhà, cũng là nước đã có sáng kiến mở hội nghị ADMM+, muốn thông qua diễn đàn khu vực mở rộng để bày tỏ quan tâm và quan ngại của mình về Biển Đông thêm một lần trước khi chuyển chiếc ghế Chủ tịch ASEAN cho nước khác, thì dường như VN đã thành công.

Thời báo Hoàn cầu ngày 12/10 cho rằng VN rất coi trọng Hội nghị ADMM+ lần này, coi đó là một thành quả lớn trong năm VN làm Chủ tịch luân phiên ASEAN. VN không muốn Hội nghị lần này trở thành nơi tranh cãi và gây mâu thuẫn giữa các bên. Do đó khi Nhật, HQ, Mỹ, Australia muốn mang đến Hội nghị các vấn đề nhạy cảm mới xảy ra gần đây, thì VN đã lên tiếng ngăn chặn. Được biết, TL và Lào cũng phản đối HQ và NB làm như vậy.

+ Tin từ Trung Quốc - 12/10: Thời báo Hoàn cầu ngày 12/10 đăng bài: “Mỹ không thể làm chủ đạo cho Bộ quy tắc ứng xử ở Nam Sa (Trường Sa)” của nghiên cứu viên Phòng nghiên cứu CÁ - TBD Viện Khoa học xã hội Thượng Hải, Thái Bằng Hồng. Nội dung như sau: Ngày 28/9, Trợ lý NT Mỹ Cambell phát biểu tại Trung tâm chiến lược và quốc tế Washington bày tỏ, Mỹ sẵn sàng đứng ra tổ chức các hội nghị liên quan để thảo luận về tranh chấp “Nam Sa”. Ngày 4/10, Đại sứ Mỹ tại PLP bày tỏ, Mỹ cần phối hợp với ASEAN và TQ xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử ở Nam Sa”.

Tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) giữa TQ và Mỹ chưa phát triển thành đối kháng chiến lược, vẫn chưa thấy dấu hiệu hai nước bày binh hải chiến ở khu vực “Nam Sa”. Nhưng một cuộc chiến ngoại giao dường như đã hình thành. Từ trước đến nay, chính sách của TQ về tranh chấp “Nam Sa” là kiên định, quần đảo “Nam Sa” xưa nay là lãnh thổ thiêng liêng bất khả xâm phạm của TQ. TQ thực hiện chính sách cũng là lý tính, xuất phát từ quan hệ láng giềng hữu nghị. Tác phong làm việc của TQ vẫn mang tính truyền thống “luôn cân nhắc kỹ và đi sau”. Mỹ dựa vào sức mạnh quân sự làm hậu thuẫn, bố trí tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình tại PLP, hàng không mẫu hạm định kỳ tuần tiễu xung quanh khu vực. Chiến lược toàn cầu của Mỹ đang dần chuyển sang châu Á, có ý đồ thông qua cách thức “thực lực mềm dẻo”, sử dụng cả “thực lực cứng” và “thực lực mềm”, lôi kéo một số nước ĐNÁ xích lại gần Mỹ hơn trong lĩnh vực quân sự, làm cho tình hình “Nam Sa” ngày càng mất ổn định.

Qua việc Mỹ đang can thiệp mạnh mẽ, ngầm ủng hộ đòi hỏi chủ quyền của VN và PLP đối với quần đảo “Nam Sa”, tàu chiến Mỹ tiếp tục hoạt động ở khu vực “Nam Sa”, rất có thể Mỹ sẽ cố ý đi vào khu vực quần đảo “Nam Sa” và vùng lãnh hải của quần đảo này. Sóng gió ngoại giao giữa Mỹ và TQ về quần đảo “Nam Sa” có thể sẽ ngày càng mạnh lên.

Trước tình hình ngày càng phức tạp ở “Nam Sa”, đồng thời với việc không ngừng nâng cao ý thức chủ quyền, TQ cần chủ động xuất quân, đẩy nhanh việc cùng các nước liên quan bàn bạc xây dựng "Bộ quy tắc ứng xử”. Trên cơ sở DOC năm 2002, các bên cần trao đổi xây dựng Bộ quy tắc có tính ràng buộc pháp lý hơn. Chủ trương này của TQ đã được một số các nước ASEAN hưởng ứng. Đáng tiếc trong nội bộ ASEAN còn có mâu thuẫn, nên đã kéo dài tiến trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử. Hiện nay, TQ và ASEAN đã tổ chức được một số vòng họp, sẽ sớm đi vào giai đoạn đàm phán chính thức. Trong bối cảnh đó, việc Mỹ muốn làm chủ đạo trong việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử sẽ khó được các nước xung quanh “Nam Hải” hưởng ứng tích cực.

Trên thực tế, phần lớn các nước ASEAN chưa từng xem xét đến ý tưởng của Mỹ về vấn đề tranh chấp “Nam Sa”. Phát biểu của Cambell cũng rất rõ ràng, cho rằng phát biểu của Hillary chỉ là nhắc lại chính sách nhiều năm qua của Mỹ. Trong hội đàm gần đây giữa các nhà lãnh đạo ASEAN với TTh Obama, vấn đề “Nam Sa” đã không trở thành chủ đề chính. Việc TQ không nên trở thành một mặt đối lập trong hợp tác Mỹ - ASEAN đã trở thành nhận thức chung của các nước ASEAN. Mỹ muốn can dự vào ASEAN, muốn thông qua chủ nghĩa pháp chế của Mỹ nhằm khống chế ASEAN. Nhưng ASEAN cũng có cách hành sự có hiệu quả riêng của mình. Trong tình hình đó, TQ hoàn toàn có thể chủ động xuất kích, cứng rắn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đẩy nhanh việc cùng các nước liên quan xây dựng Bộ quy tắc ứng xử. Hiện tại chỉ duy nhất TQ mới có thể góp phần hóa giải tình hình biến động nguy hiểm xung quanh “Nam Sa”; đồng thời cần có đối sách phù hợp cho việc Mỹ can dự vào “Nam Sa” và ĐNÁ, cần cho Mỹ thấy rõ, không có ai muốn hưởng ứng “thiện chí” can dự của Mỹ, Mỹ nên sớm rút khỏi là tốt nhất.

ĐÔNG BẮC Á

+ Tin từ Trung Quốc - 12/10: Tờ China Daily ngày 12/10 đăng bài: “Giữ bình tĩnh đối với các vấn đề trên biển là cần thiết” của Giáo sư Trung tâm nghiên cứu phát triển hải dương TQ và Viện Khoa học xã hội Thượng Hải Kim Vĩnh Minh. Nội dung như sau: TQ đang đứng trước hàng loạt các vấn đề trên biển và sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới. Ở “Nam Hải” tồn tại tranh chấp phân định biển với một số nước ASEAN; ở biển Hoa Đông là tranh chấp tài nguyên biển, phân định biển và xung đột về an ninh trên biển với NB. Những vấn đề này có ảnh hưởng tiềm tàng đối với an ninh quốc gia và an ninh biển của TQ. Hơn nữa việc giải quyết phải hết sức thận trọng.

Đối với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền các đảo và vùng biển phụ cận ở “Nam Hải”, TQ cần đàm phán với các bên liên quan trên tinh thần và các nguyên tắc của DOC. Các bên cần xây dựng lòng tin, nỗ lực bàn bạc và thúc đẩy hợp tác.

Về tự do hàng hải ở “Nam Hải”, kể cả trong vùng đặc quyền kinh tế của TQ, TQ sẵn sàng tăng cường hiểu biết thông qua đàm phán với các nước khác. TQ bày tỏ hoan nghênh Mỹ tiếp tục đóng vai trò tích cực hơn trong khu vực CÁ - TBD.

TQ cần thực hiện một số nguyên tắc và biện pháp khác nhau đối với các vấn đề trên biển khác nhau. Thứ nhất, TQ nhấn mạnh giải quyết hòa bình các tranh chấp đối với các đảo và phân định biển. Thứ hai, cần cùng các bên tranh chấp bàn bạc về mô hình mới cho khai thác chung tài nguyên và cơ chế mới cho duy trì an ninh trên biển. Thứ ba, trong phát triển lực lượng trên biển, TQ cần tăng cường lòng tin và hiểu biết lẫn nhau với các nước thông qua giao lưu và đối thoại, tránh gây hiểu nhầm và tính toán sai. Thứ tư, cần tham gia có chọn lọc các nhiệm vụ trên biển quốc tế để tăng cường hiểu biết và thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Thứ năm, TQ cần thông qua các website và hội thảo quốc tế tích cực tuyên truyền quan điểm của mình về các vấn đề trên biển, giúp các nước hiểu rõ hơn chính sách biển của TQ.

Ngoài ra, TQ cần nghiên cứu kỹ luật biển để chuẩn bị tốt hơn cho việc sửa đổi và xây dựng một hệ thống và khuôn khổ hợp tác với các nước nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích biển của TQ.

 

 

_______________________

Thứ Ba, 12/10

BIỂN ĐÔNG - ASEAN

+ BBC, RFA, VOA - 11/10: Tân Hoa Xã đưa tin, ngày 11/10, phát biểu trong cuộc gặp BTQP TQ Lương Quang Liệt, TTg VN Nguyễn Tấn Dũng khẳng định VN sẵn sàng tăng cường hợp tác với TQ để thúc đẩy quan hệ quân sự song phương. TTg nhấn mạnh tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung được củng cố bởi nhiều thế hệ lãnh đạo của đôi bên, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng Đảng Cộng sản, nhà nước và nhân dân hai nước nhìn về mối bang giao từ khía cạnh các lợi ích chung và không ngừng thăng tiến quan hệ.

Về phía TQ, BTQP Lương Quang Liệt cho biết Bắc Kinh muốn hợp tác với Hà Nội trong việc phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác - hợp tác chiến lược toàn diện.

Bên cạnh đó, BTQP TQ cũng đã có cuộc hội đàm với BTQP VN. Sau cuộc gặp, BTQP VN Phùng Quang Thanh cho báo giới biết phía Bắc Kinh muốn giải quyết vấn đề tranh chấp tại Biển Đông bằng đàm phán hòa bình, thông qua đường lối chính trị, ngoại giao và hiệp thương, nhằm tránh gây bất lợi cho hai nước Việt - Trung. Về phần mình, ông Thanh nói giải quyết vấn đề Biển Đông cần có thời gian, tránh không cho các nước khác lợi dụng gây chia rẽ mối quan hệ giữa VN với nước láng giềng Cộng sản TQ.

Ngoài ra, hai bên cũng sẽ tiếp tục trao đổi các phái đoàn quân sự cấp cao để thảo luận về chương trình hợp tác quốc phòng và an ninh.

Trong khi đó, theo hãng tin AP, TQ đã trả tự do cho 9 ngư dân VN mà nước này bắt giữ hồi tháng 9. Nhiều ý kiến cho rằng không biết đây có phải cử chỉ nhượng bộ bày tỏ thiện ý của Bắc Kinh trước Hội nghị BTQP mở rộng lần đầu tiên tại Hà Nội hay không.

+ BBC, RFA, RFI, VOA - 11/10: Ngày 10/10, BTQP Mỹ Robert Gates đã đến Hà Nội, mở đầu chuyến công du VN đầu tiên trong tư cách BTQP Mỹ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cách nay 15 năm, đồng thời tham dự Hội nghị BTQP ASEAN mở rộng (ADMM+) được tổ chức vào ngày 12/10. Giới bình luận cho rằng một trong các nội dung chuyến đi Hà Nội lần này của ông Gates là trấn an các quốc gia ĐNÁ, nhất là nước chủ nhà VN, về sự hậu thuẫn của Mỹ dành cho các nước nhỏ trong khu vực, trong khi tình hình căng thẳng gia tăng tại Biển Đông.

Ngày 11/10, ông Gates đã có cuộc nói chuyện với sinh viên VN tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong cuộc nói chuyện, mặc dù không đề cập tới chi tiết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, ông Gates nhắc nhiều lần tới an ninh hàng hải, điều mà Mỹ gọi là “quyền tự do lưu thông” và tới nhu cầu cần hợp tác đa phương trong giải quyết những vấn đề còn vướng mắc tại khu vực, nhất là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Ông nói: “Thời nay, quá phụ thuộc vào quan hệ song phương sẽ không giải quyết được vấn đề mà cần có hợp tác đa phương để đối phó với các thách thức về an ninh quan trọng nhất trong khu vực”. Về vấn đề Biển Đông, BTQP Malaysia hiện đang có mặt tại Hà Nội nói với các nhà báo rằng, hồ sơ Biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự chính thức của Hội nghị ADMM+, bởi vì vấn đề này hơi nhạy cảm, không chỉ đối với VN mà còn đối với một số nước láng giềng khác. Tuy nhiên, theo lời BTQP Malaysia, nếu vấn đề này được nêu lên thì Malaysia cũng sẽ thảo luận. Trước đó, Thứ trưởng QP VN Nguyễn Chí Vịnh cũng đã khẳng định vấn đề Biển Đông không nằm trong nghị trình của Hội nghị.

Cũng trong cuộc nói chuyện với các sinh viên tại Hà Nội, ông Gates khẳng định rằng Mỹ sẽ tiếp tục tham gia tích cực trong mọi lĩnh vực ở châu Á. Ông nói: “Tôi nghĩ toàn thể châu Á có thể tin tưởng rằng Mỹ có ý định tiếp tục cam kết ở châu Á và đã từng làm như thế từ mấy chục năm trước và chúng tôi có ý định đóng một vai trò tích cực, không những về các vấn đề chính trị và kinh tế, mà cả trong các vấn đề quốc phòng và an ninh nữa”. Ông cho biết Mỹ luôn đặt châu Á vào trong danh sách các mối quan tâm lâu dài của mình và lặp lại lời của TTh Obama rằng Mỹ là “quốc gia Thái Bình Dương”.

Theo giới phân tích, đây là một chuyến công du đầy tế nhị, khó khăn đối với ông Gates. Một mặt, ông phải khẳng định lại sự ủng hộ của Mỹ đối với các nước ĐNÁ hiện đang cảm thấy bị TQ đe dọa, mặt khác, Washington phải tìm cách thuyết phục Bắc Kinh cải thiện quan hệ song phương, đặc biệt trong lĩnh vực đối thoại quân sự. Trong ngày 11/10, ông Gates đã gặp BTQP TQ Lương Quang Liệt tại Hà Nội, đây là cuộc gặp đầu tiên giữa BTQP hai nước kể từ sau khi TQ chấm dứt các quan hệ quốc phòng với Mỹ vào tháng 1/2010 vì việc Mỹ quyết định bán vũ khí cho Đài Loan. Thế nhưng Washington không mong đợi cuộc gặp này mang lại những kết quả cụ thể. Thư ký báo chí BQP Mỹ Geoff Morrell nói rằng Mỹ không có ý định thuyết phục TQ là nên tiếp tục quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng, mà chỉ muốn nhấn mạnh với Bắc Kinh rằng các cuộc tiếp xúc quân sự là cần thiết cho cả hai bên, giúp tránh những hiểu lầm, tức là duy trì một hình thức đối thoại giống như trong thời Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ.

Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ Bắc Kinh muốn nối lại các quan hệ quân sự với Washington là do TQ nhận thấy thái độ hung hãn của họ trong thời gian qua đã làm cho Mỹ hưởng lợi, ngoài sự mong đợi của Washington. Chính sách ngoại giao cứng rắn của TQ đã đẩy các nước trong khu vực xích lại gần hơn với Mỹ. Mỹ cũng nhân cơ hội này đã tăng cường hợp tác quân sự với các nước trong khu vực như: VN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Úc, điều này đã khiến các quan chức Bắc Kinh lo ngại và họ mong muốn sớm nối lại các trao đổi quân sự với Washington.

Quan hệ quân sự giữa hai nước Trung - Mỹ đang được cải thiện, thế nhưng giới chuyên gia cho rằng chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á cũng như lập trường của Washington về vấn đề Biển Đông hiện không có sự thay đổi lớn, kể từ khi bà Hillary Clinton tuyên bố Biển Đông là “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Trước đó, khi gặp người đồng nhiệm Philippines ở Manila, ông Robert Willard, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng, sự hiện diện của Hải quân Mỹ trong khu vực là quan trọng. Ông Willard đã nói: “An ninh trong khu vực nói chung, an ninh hàng hải và an ninh trên bầu trời tại các vùng biển quốc tế này vô cùng quan trọng. Vì vậy, vai trò của Hải quân Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện liên tục trong khu vực và tiếp tục làm việc với các đối tác của chúng tôi trong khu vực một cách chặt chẽ, để đảm bảo việc đi lại trên các tuyến đường biển và đường hàng không an toàn”. Do vậy, giới chuyên gia nhận định rằng cuộc gặp gỡ giữa hai BTQP Trung - Mỹ vào thời điểm này sẽ không ảnh hưởng đến chính sách hiện tại của Mỹ đối với Biển Đông, cũng như ở khu vực ĐNÁ.

Cũng về mối quan hệ tay ba Mỹ, TQ và ASEAN liên quan đến Biển Đông, cựu TTg Singapore Lý Quang Diệu có bài “Cuộc đấu Mỹ - Trung giành ưu thế tại châu Á Thái Bình Dương”, đăng trên Tạp chí Mỹ Forbes Magazine ngày 11/10, trong đó ông đã khuyến cáo Bắc Kinh không nên thúc ép các nước nhỏ trong ASEAN một cách quá đáng, vì điều đó sẽ gây hại cho TQ. TQ cần phải thận trọng cân nhắc xem là việc nhấn mạnh đòi hỏi thương thuyết riêng lẻ với từng nước ASEAN liệu có sẽ làm cho các quốc gia này xích lại gần Mỹ hơn hay không. Một trong những mục tiêu dài hạn của TQ là hòa nhập được với khối ASEAN về mặt kinh tế, cũng như với NB và HQ. TQ sẽ thất bại trong mục đích của họ nếu đẩy các nước ASEAN về phía Mỹ, đặc biệt là từ khi Mỹ tuyên bố lập trường là một trong những hậu thuẫn cho các yêu cầu hợp pháp của các quốc gia nhỏ hơn đó.

+ Đài TN nước Nga - 11/10: Châu Á đang hình thành một hệ thống an ninh tập thể. Tại Hà Nội, lần đầu tiên trong lịch sử đã diễn ra cuộc tham vấn về các vấn đề quốc phòng giữa khối ASEAN và các quốc gia đối tác của tổ chức. Tham gia có bộ trưởng của 10 nước ASEAN và TQ, NB, Nga, Mỹ - những đối tác đối thoại của ASEAN.

Cách đây không lâu, cơ chế tư vấn giữa các BTQP chỉ tồn tại trong khuôn khổ Hiệp hội ASEAN. Gần đây nhất, họ đã thảo luận và phần nào giải quyết những vấn đề như: tranh chấp biên giới TL - CPC, xung đột chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông. Hiện tại, con số thành viên tham vấn đã mở rộng đáng kể, có thêm sự tham dự của các đối tác về đối thoại. Theo lời Thứ trưởng QP VN Nguyễn Chí Vịnh, yếu tố này sẽ củng cố cho sự tin cậy lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ giữa các nước trong Hiệp hội và các đối tác trên bình diện những nguy cơ ngày càng tăng, đe dọa ổn định và an ninh toàn cầu. Những chủ đề cụ thể được lãnh đạo quốc phòng các nước thảo luận tại đây là đấu tranh chống khủng bố, bảo đảm an ninh trên biển, đối phó trước thiên tai.

 

ĐÔNG BẮC Á

+ Tin từ Trung Quốc, BBC, RFI - 11/10: Nhật - Trung dàn xếp bất đồng tại Hà Nội. Ngày 11/10, tại Hà Nội, bên lề Hội nghị BTQP ASEAN mở rộng (ADMM+) khai mạc ngày 12/10, BTQP NB và TQ đã có cuộc thảo luận riêng. Hai bên đã đồng ý thiết lập một bộ phận liên lạc để giải quyết xung đột trên biển, tránh để xảy ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao.

Theo mạng Hoàn Cầu ngày 11/10, tại cuộc gặp, phía TQ bày tỏ trong thời gian gần đây, quan hệ Trung - Nhật đã ảnh hưởng nghiêm trọng sau vụ NB bắt giữ tàu cá và thuyền viên của phía TQ bất hợp pháp và đây là điều phía TQ không mong muốn. Phía TQ luôn coi trọng phát triển quan hệ với NB, chủ trương thông qua đối thoại tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, thông qua hiệp thương giải quyết những bất đồng giữa hai bên, duy trì đại cục quan hệ hai nước; mong muốn cùng nỗ lực với phía NB, thỏa đáng giải quyết vấn đề nhạy cảm, đưa quan hệ Trung - Nhật nhanh chóng trở lại quỹ đạo bình thường; nhấn mạnh, phía TQ coi trọng triển khai giao lưu quan hệ quốc phòng giữa hai nước, hi vọng hai bên không ngừng tăng cường sự tin tưởng, thúc đẩy quan hệ quốc phòng hai nước phát triển lành mạnh.

BTQP NB Toshimi Kitazawa bày tỏ, Nhật - Trung là hai nước láng giềng, hai bên cần bình tĩnh, thỏa đáng giải quyết các vấn đề tồn đọng. Thông qua tăng cường giao lưu trên các lĩnh vực, đặc biệt là giao lưu về quốc phòng, thúc đẩy quan hệ Trung - Nhật phát triển tiến lên phía trước.

Theo hãng thông tấn Jiji, BTQP hai nước còn nhấn mạnh là Tokyo và Bắc Kinh có ý định củng cố “quan hệ đối tác chiến lược”. BTQP TQ tỏ hài lòng là hai bên đã “giải quyết khủng hoảng nhưng luôn coi việc bảo vệ quan hệ song phương là một ưu tiên hàng đầu”. Theo BTQP Nhật Toshimi Kitazawa thì Tokyo và Bắc Kinh không có lợi ích gì khi đưa vấn đề tranh chấp trên biển ra trước hội nghị Hà Nội lần này.

Theo AFP, hãng thông tấn Jiji của Nhật lo ngại: mặc dù tỏ dấu hiệu hòa hoãn nhưng TQ có khả năng tăng cường các hoạt động tuần tra tại khu vực Biển Đông nơi có tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Quan hệ Trung Nhật căng thẳng sau vụ một tàu cá TQ bị bắt hôm 7/9. Sau sự cố đó, mãi đến ngày 4/10, TTg Nhật và TTg TQ mới gặp nhau trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu, hai bên đã đồng ý là đã đến lúc TQ và Nhật nên cải thiện quan hệ song phương cho dù cả NB và TQ đều khẳng định chủ quyền trên khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trong khi đó, mạng Phượng Hoàng ngày 11/10 dẫn nguồn tin từ quan chức cấp cao quốc phòng NB cho biết, sau khi xảy ra sự kiện va chạm giữa TQ và NB, hải quân TQ đã bắt đầu tiến hành tuần tra xung quanh mỏ dầu khí có tranh chấp với NB tại Đông Hải và đây là lần đầu tiên hải quân TQ đi vào vùng biển có tranh chấp giữa hai nước kể từ sau tháng 9/2005. Ngay sau đó, phía NB đã huy động các tàu bảo vệ “quan sát” các hoạt động của phía TQ và quân đội Mỹ đóng tại NB cũng đã cử tàu đi vào khu vực này.

Tin còn cho biết, hoạt động lần này của hải quân TQ tại Đông Hải là có liên quan đến việc TQ cử 10 tàu điều tra đến khu vực mỏ dầu khí tại Đông Hải và cử tàu ngư chính đến vùng biển đảo Điếu ngư. Sau khi lãnh đạo hai nước có cuộc gặp 25 phút tại Bỉ, 2 chiếc tàu ngư chính của TQ đã rời về TQ, tuy nhiên các hành động hải dương của TQ tại khu vực xung quanh mỏ dầu khí tại Đông Hải là đáng chú ý và không được xem thường.

Phân tích còn cho rằng, việc TQ có hàng loạt các hành động biển gần đây là nhằm tuyên bố chủ quyền của mình, ngoài ra cũng còn có mục đích thử các phản ứng và chính sách chống lại của NB và Mỹ; hiện nay phía NB đang tính toán việc thành lập một trận tuyến phòng ngự chung trên biển với hải quân Mỹ.

+ Tin từ Trung Quốc - 11/10: TQ - Mỹ. Mạng Hoàn Cầu ngày 9/10 dẫn nguồn tin từ trang mạng của Nhà Trắng, Mỹ cho biết trong bức thư gửi QH Mỹ ngày 8/10, TTh Obama bày tỏ mong muốn QH Mỹ phê chuẩn việc Mỹ bán cho TQ máy bay vận tải quân sự C-130 của Mỹ dùng cho việc xử lý dầu tràn trên biển. Nếu yêu cầu của TTh Obama được QH Mỹ phê chuẩn, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1989 Mỹ bán vũ khí quân sự kỹ thuật cao cho TQ. Được biết, trong bức thư gửi Thượng viện và Hạ viện Mỹ ngày 8/10, TTh Obama nói rằng căn cứ vào Giấy phép xuất khẩu sản phẩm quân sự mang tính lâm thời, việc cho phép xuất khẩu sang TQ máy bay vận tải C-130 dùng vào việc ứng cứu dầu rò rỉ trên biển “phù hợp với lợi ích của Mỹ”. Tuy nhiên, tin không tiết lộ thời gian, số lượng và mức tiền của hợp đồng này. Trong điều kiện Mỹ vẫn thực hiện cấm vận vũ khí và kiểm soát xuất khẩu kỹ thuật cao cho TQ, kế hoạch bán C-130 cho TQ khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

+ RFA - 11/10: TQ hủy bỏ buổi họp với Bộ trưởng Na Uy. Ngày 11/10, chính phủ Oslo thông báo cho biết, ngày 10/10, TQ đã hủy bỏ phiên họp với BT Ngư nghiệp Na Uy vì Ủy ban Nobel Hòa bình Na Uy đã quyết định trao giải thưởng cho ông Lưu Hiểu Ba, nhân vật bất đồng chính kiến còn đang ngồi tù ở TQ.

BT Ngư nghiệp Na Uy Lisbeth Berg-Hansen và phái đoàn đang có mặt ở Thượng Hải, chuẩn bị cho phiên họp giữa quan chức hai nước tổ chức vào ngày 12/10 tới để thảo luận kế hoạch mua bán hải sản của nhau. Vào giờ chót cuộc thảo luận đó đã bị Bắc Kinh đơn phương hủy bỏ.

Theo giới quan sát, rồi đây Bắc Kinh sẽ có thể ngưng các cuộc đối thoại chính trị, thương thuyết về kinh tế với Na Uy, nhưng sự căng thẳng đó sẽ không kéo dài từ năm này sang năm khác.

TQ và Na Uy hiện là hai quốc gia xuất khẩu hải sản hàng đầu thế giới. Năm 2009, giá trị xuất khẩu cá của Na Uy sang TQ là trên 257 triệu USD.

+ Tin từ Hàn Quốc, Đài TN nước Nga - 11/10: HQ: Trước Hội nghị G-20, ngày 11/10, đại diện Cơ quan hải quan quốc gia HQ thông báo gần 5.400 người nước ngoài bị HQ đưa vào “danh sách đen” gồm những phần tử nghi vấn dính líu với chủ nghĩa khủng bố. Bản danh sách nói trên là kết quả của công tác thanh lọc tiến hành từ hồi tháng 1/2010 chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20 vào ngày 11 và 12/11 ở Seoul. Mức độ an ninh cao nhất sẽ được đảm bảo trước ngày diễn ra Hội nghị. Đe dọa khủng bố và những hoạt động phản đối của quần chúng ngoài đường sẽ được đặc biệt chú ý. Chính quyền Seoul có kế hoạch thiếp lập 3 tuyến ranh giới ngăn cách xung quanh địa điểm tiến hành diễn đàn thượng đỉnh, kể cả dựng hàng rào cao 2,2 mét. Tuyến bảo vệ đầu tiên trong bán kính cách xa 2-3 km. Chính quyền sẽ phân bổ lực lượng gồm 40.000 người để đảm bảo an ninh tại tất cả các điểm gắn với việc tiến hành Hội nghị thượng đỉnh.

Trong một tin liên quan, Koreaherald ngày 11/10 đưa tin sau Hội nghị thường niên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ở Washington cuối tuần trước, vấn đề tiền tệ đang nổi lên là một chủ đề chính quyết định sự thành công của Hội nghị Thượng đỉnh G20 tổ chức tại Seoul - HQ vào tháng 11/2010, vì Hội nghị của IMF đã không đạt được bất cứ một giải pháp nào cho vấn đề tỷ giá hối đoái. Chủ tịch Ủy ban G20 HQ SaKong Il cho biết, các vấn đề trên sẽ được thảo luận từng bước trong vòng một tháng nhằm đạt được các tiến triển trước Hội nghị G20. Hiện Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước G20 đang chuẩn bị nhóm họp tại Gyeongju, HQ từ ngày 22 - 23/10 nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc chiến tiền tệ hiện nay.

 

 

_____________________________________

Thứ Hai, 11/10

 

ASEAN - BIỂN ĐÔNG

+ RFI, RFA, BBC, VOA, tin từ TQ, Đài tiếng nói nước Nga - 9, 10/10: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất sẽ diễn ra vào ngày 12/10 tới tại Hà Nội, với sự tham gia của Bộ trưởng 10 nước ASEAN cùng với Bộ trưởng các nước đối tác: TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Australia, Nga, Mỹ. Chủ đề của hội nghị đầu tiên này là “Hợp tác chiến lược vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực”, nhằm thúc đẩy việc xây dựng một cơ chế hợp tác an ninh và quốc phòng mới. Tại cuộc họp báo ngày 7/10, Thứ trưởng QP VN, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố, đảm bảo an ninh trên biển và đấu tranh khắc phục hậu quả thiên tai là những đề tài cơ bản của Hội nghị này. Theo ông Vịnh, Hội nghị sẽ tạo điều kiện củng cố sự tin cậy lẫn nhau, thiết lập sự điều phối mật thiết trong bối cảnh phát sinh những đe dọa toàn cầu đối với sự bình ổn và an ninh chung. Hội nghị sẽ cố xác định những quyền lợi chung, tránh trở thành “một nơi tranh cãi giữa các nước”. Tuy nhiên, để bảo đảm cho thành công của Hội nghị này, ông Vịnh cho biết Hội nghị sẽ tập trung vào những vấn đề chung, chứ không đề cập đến những vấn đề cụ thể, như tình hình trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề Biển Đông, vì Hội nghị sẽ không có thời giờ để bàn những vấn đề cụ thể đó.

Điều mà các nước ASEAN mong muốn đó là phải lập ra một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, nhưng TQ có vẻ như đang cố trì hoãn việc này, để có thể tiếp tục chiếm thế thượng phong trong khu vực. Nếu các cuộc họp BTQP/ASEAN mở rộng kế tiếp tiếp tục tránh né vấn đề Biển Đông, thì diễn đàn này sẽ khó có thể được coi là một cơ chế hợp tác quốc phòng và an ninh khu vực. Theo một nguồn tin phát xuất từ Hà Nội, dù không công khai bàn thảo về căng thẳng biển Đông, nhưng có khả năng ASEAN và các nước bạn sẽ ủng hộ đề nghị tổ chức một cuộc họp của cấp chuyên gia của ASEAN ở Manila để bàn thảo về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.

VN và các nước khác trong ASEAN ngày càng lo ngại trước lập trường ngày càng cứng rắn của TQ trong việc tranh chấp chủ quyền Biển Đông, cũng như thái độ ngày càng hiếu chiến của Bắc Kinh. Nhưng theo nhận định của hãng tin Reuters ngày 10/10, tại Hội nghị lần này như tại cuộc họp Thượng đỉnh Đông Á vào cuối tháng này, TQ sẽ cố trấn an các láng giềng châu Á rằng họ là một cường quốc có trách nhiệm, sẵn sàng hợp tác, tuy rằng dư âm vụ đụng độ với NB trên vấn đề chủ quyền các đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn chưa tan. Reuters trích lời GS Carl Thayer, chuyên gia về VN thuộc trường Đai học New South Wales, Australia, cho rằng thành công của Hội nghị ADMM+ sẽ được đo lường bằng việc các BT đã có thể gặp nhau và không một nước nào bị điểm mặt chỉ tên. Theo nhận định của ông Ernerst Bower, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington, các nước tham dự Hội nghị sẽ cố làm giảm căng thẳng Mỹ - Trung để củng cố một diễn đàn BTQP châu Á vừa mới hình thành. Theo ông Bower, “điều này thật sự có ý nghĩa đối với Mỹ, vì đó là cơ chế quốc phòng và an ninh khu vực có tính chất then chốt trong việc giải quyết vấn đề của một nước TQ đang trỗi dậy”.

Hội nghị tại Hà Nội lần này đặc biệt thu hút sự chú ý của quốc tế, vì thủ đô VN sẽ là nơi mà hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và BTQP/TQ Lương Quang Liệt gặp nhau lần đầu tiên kể từ khi Bắc Kinh cắt đứt mọi trao đổi quân sự với Washington. Chuẩn Đô đốc Yang Yi, cựu Giám đốc nghiên cứu chiến lược của quân giải phóng TQ tại Đại học Quốc phòng TQ cho biết, ông tin rằng cuộc gặp giữa BT Lương Quang Liệt và BT Gates là một tín hiệu cho thấy quan hệ quân sự song phương giữa hai nước đang trở lại đúng hướng, mặc dù nó vẫn còn nhiều khó khăn. Theo ông Yang Yi, đối với nhiều vấn đề an ninh mới trong khu vực thì cuộc gặp này có thể giúp xua tan những hiểu lầm và làm giảm sự va chạm giữa hai bên; đồng thời có thể tăng cường lòng tin và loại bỏ được sự chưa ổn định giữa các quốc gia.

Ngày 10/10, hãng thông tấn NB Kyodo cho biết BTQP Nhật Bản Toshimi Kitazawa sẽ hội đàm với đồng nhiệm TQ Lương Quang Liệt bên lề Hội nghị để tìm cách làm giảm căng thẳng giữa hai nước sau sự cố tàu cá TQ bị Nhật bắt giữ. Có một dấu hiệu hòa dịu khác giữa hai nước là ngày 9/10, TQ cũng đã thả chuyên gia Nhật Bản cuối cùng, bị bắt từ ngày 20/9. Trước đó, ngày 8/10, BTQP Nhật Bản Toshimi Kitazawa cho biết ông sẽ hội đàm với BTQP Mỹ Robert Gates bên lề Hội nghị nhằm thảo luận về phương thức đối phó với hải quân của TQ đang ngày càng tăng cường hoạt động tại Biển Hoa Đông. Đối với BTQP Nhật Bản thì các hoạt động ngày càng nhiều của Hải quân TQ đã làm tăng nguy cơ xẩy ra các sự cố đấng tiếc, do vậy điều quan trọng là hải quân Mỹ - Nhật phải phối hợp với nhau về cách thức ứng phó.

+ Tin từ Trung Quốc - 10/10: Thời báo hoàn cầu ngày 8/10 đăng bài: “VN yêu cầu mạnh mẽ TQ thả ngư dân, thổi phồng tranh chấp trước Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, phủ bóng đen lên đối thoại Trung - Mỹ”. Nội dung như sau: Ngày 6/10, các báo lớn của VN đồng loạt đăng tin từ TTXVN nhấn mạnh, VN yêu cầu TQ nhanh chóng và vô điều kiện thả tàu và ngư dân VN bị phía TQ bắt ngày 11/9.  

Hãng tin Reuters dẫn ý kiến của giới phân tích cho rằng, TQ những tháng gần đây ngày càng cứng rắn hơn trong vấn đề chủ quyền biển. Thông tin trên được đăng tải không lâu sau sự kiện va chạm giữa tàu TQ và Nhật. Nhiều người VN rất quan tâm phản ứng phẫn nộ của TQ đối với việc Nhật bắt tàu cá và ngư dân TQ. Có độc giả VN viết trên mạng “Báo mới” của VN như sau: cách đây không lâu, tàu cá và ngư dân TQ khi đi vào vùng biển tranh chấp giữa TQ và Nhật đã bị phía Nhật bắt giữ, phía TQ đã áp dụng các hành động rất cứng rắn. Mặc dù tranh chấp trên biển Trung - Nhật không giống với tranh chấp Việt - Trung, nhưng chính phủ VN nên bảo vệ ngư dân mình như TQ bảo vệ ngư dân họ bị Nhật bắt giữ.

Giáo sư Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Đại học Nam Kinh Kế Thu Phong cho rằng, bất kể là sự kiện va chạm tàu giữa TQ và Nhật hay việc ngư dân VN bị bắt đều do đối phương gây sự nhằm ép TQ phải thỏa hiệp trong vấn đề lãnh thổ, TQ sẽ không nhượng bộ. VN nâng cấp vấn đề tại thời điểm này rõ ràng là muốn lôi kéo các nước khác tại Hội nghị cấp cao ASEAN, dùng dư luận để gây sức ép đối với TQ. Xét về lễ tiết ngoại giao và quy tắc của Hội nghị cấp cao ASEAN, ý định đó của VN sẽ khó có thể thực hiện được.

Chuyên gia về vấn đề VN thuộc Học viện Quốc phòng Australia Carl Thayer cho rằng, thái độ của VN trước Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị BTQP ASEAN mở rộng cho thấy VN không muốn từ bỏ vấn đề này. Còn hãng tin Reuters thì cho rằng, điều này sẽ làm tăng thêm căng thẳng cho Hội nghị BTQP khu vực vào tuần tới.

Nhật báo Phố Wall cho rằng quan hệ Việt - Mỹ những tháng gần đây ngày càng mật thiết. Tranh chấp Việt - Trung gần giống như tranh chấp Trung - Nhật tháng trước đó ở biển Hoa Đông. Sự kiện này sẽ làm tăng thêm lo ngại của các nước châu Á đối với lực lượng quân sự của TQ và cũng tăng thêm nhân tố căng thẳng mới trong quan hệ Trung - Mỹ. Bởi vì trong năm 2010, Mỹ tuyên bố có lợi ích ở Biển Đông và không ngừng tăng cường quan hệ với các nước ASEAN đã làm TQ tức giận.

Hội nghị BTQP ASEAN mở rộng lần này còn được chú ý bởi sẽ có cuộc gặp giữa BTQP TQ và BTQP Mỹ. Hãng tin AFP Pháp cho rằng, cuộc gặp này sẽ kết thúc cục diện bế tắc trong giao lưu quốc phòng Trung - Mỹ kéo dài 10 tháng qua, là tín hiệu cho thấy quan hệ Trung - Mỹ đã trở lại quỹ đạo bình thường.

ÐÔNG BẮC Á

+ Tin từ Mỹ - 8/10: Thách thức thực sự từ TQ: nhân dân TQ chứ không phải tiền tệ nước này (Lược dịch Time). Việc Hạ viện Mỹ với đa số áp đảo thông qua dự luật nhằm trừng phạt TQ do định giá thấp đồng NDT bằng cách áp thuế lên hàng hóa nước này sẽ không giải quyết được vấn đề. Đáng lo ngại hơn, tâm lý chống TQ tại Mỹ sẽ khiến nước này bỏ qua thách thức thực sự đến từ giai đoạn phát triển sắp tới của TQ.

Không ai nghi ngờ rằng TQ đã giữ giá đồng NDT thấp nhằm giúp các nhà sản xuất nước này bán nhiều hàng hóa ra thế giới, đặc biệt tới châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên đây chỉ là một yếu tố khiến TQ thành công xưởng sản xuất của thế giới: chi phí lương thấp, cơ sở hạ tầng hoàn hảo, thân thiện với doanh nghiệp, lao động chăm chỉ… Chỉ đơn thuần tăng giá đồng NDT sẽ không giải quyết được vấn đề.

Hàng hóa sản xuất tại TQ rẻ hơn 25% nếu sản xuất tại Mỹ. Nếu tăng giá đồng NDT 20% sẽ không khiến các nhà máy Mỹ có tính cạnh tranh hơn. Thay vào đó, các nền kinh tế có chi phí thấp khác như VN, Bangladesh và Ấn Độ, những nước sản xuất các loại hàng hóa tương tự TQ, sẽ hưởng lợi do thị trường Mỹ sẽ nhiều hàng hóa từ các nước này nhiều hơn.

Từ 2005 - 2008, dưới sức ép của Mỹ, TQ đã tăng giá đồng NDT lên 21% so với USD. Mặc dù tỷ giá tăng lớn như vậy, khối lượng hàng hóa TQ xuất khẩu sang Mỹ vẫn gia tăng nhanh chóng. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu có giảm đôi chút do ảnh hưởng của suy thoái, nhưng giảm không nhiều như những nước vẫn chưa để đồng tiền nước mình tăng giá. Điều này chứng tỏ TQ làm tốt hơn những nước xuất khẩu khác.

Nhìn lại quá khứ ta có thể đưa ra kết luận tương tự. Năm 1985, Mỹ đã buộc Nhật phải tăng giá đồng Yên. Tuy nhiên mức tăng 50% sau đó cũng không khiến hàng hóa Mỹ trở nên cạnh tranh hơn. Một nghiên cứu của Đại học Yale chỉ ra rằng kể từ 2002, đồng USD đã mất giá 23% so với các đồng tiền của các đối tác thương mại nhưng lượng hàng hóa xuất khẩu của Mỹ vẫn không khá hơn. Mỹ nhập siêu với 90 nước bạn hàng trên thế giới. Phải chăng là do chính sách đầu cơ tiền tệ của các nước này hay do chúng ta đã tạo ra một đất nước ưu tiên tiêu dùng hơn là đầu tư và sản xuất.

Thách thức thực sự từ phía TQ không phải là các loại hàng hóa rẻ mà từ phía đối nghịch: TQ đang tăng cường giá trị trong hàng hóa của mình và điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với nền kinh tế Mỹ trong tương lai.

3 thập kỷ qua TQ chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng mà không cần thiết đầu tư vào người dân của mình. Đến nay, với việc chuyển hướng sang các loại hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn, chính phủ TQ quyết tâm đầu tư cho nguồn lực con người. Kể từ năm 1998, TQ đã tăng gần gấp 3 ngân sách cho giáo dục, số lượng các trường ĐH và sinh viên tăng nhanh chóng. TQ đã đặt mục tiêu xây dựng 9 trường ĐH chất lượng cao tương đương các trường ĐH danh giá ở Mỹ. Trong bối cảnh các trường ĐH ở châu Âu và Mỹ đang vật lộn với cắt giảm ngân sách thì TQ đang theo hướng ngược lại.

Theo nghiên cứu của một nhà kinh tế đoạt giải Nobel, một công nhân tốt nghiệp PTTH có năng suất cao gấp 1,8 lần so với người có trình độ lớp 9, còn một sinh viên ĐH cho năng suất gấp 3 lần. TQ đang mở rộng nhanh chóng mạng lưới PTTH và ĐH. Mặc dù nước này vẫn tụt hậu sau Ấn Độ trong ngành công nghiệp dịch vụ, nhà kinh tế đoạt giải Nobel trên tin rằng số lượng công nhân có tay nghề cao của TQ sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng hàng năm của nước này trong một thế hệ, nâng GDP của TQ lên 123 nghìn tỷ USD năm 2040 và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hoạt động của công ty viễn thông TQ tại Mỹ cho thấy sự thiếu tin tưởng trong quan hệ 2 nước (Lược dịch báo Washington Post). Trong lúc chuẩn bị mua một số thiết bị từ công ty Huawei (TQ), lãnh đạo công ty viễn thông hàng đầu Mỹ AT&T đã nhận được một cuộc điện thoại từ Cơ quan An ninh Quốc gia cảnh báo rằng, nếu AT&T muốn tiếp tục các hợp đồng béo bở với chính quyền Mỹ, công ty này nên chọn các nhà cung cấp khác thay vì Huawei. AT&T sau đó đã mua các thiết bị trên từ Erickson (Thụy điển) và Alcatel (Pháp). Một số Thượng nghị sỹ Mỹ cũng quan ngại tới thông tin một công ty viễn thông khác của Mỹ là Sprint Nextel đang xem xét chọn Huawei cung cấp hệ thống xương sống cho thế hệ điện thoại di động và công nghệ không dây thế hệ mới. Các Thượng nghị sỹ cáo buộc Huawei có liên quan đến Quân Giải phóng TQ, cho rằng thỏa thuận trên sẽ đe dọa tới các công ty Mỹ cũng như an ninh quốc gia.

Huawei là công ty cung cấp thiết bị, phần mềm và dịch vụ cho 35 trong tổng số 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới. Công ty này cung cấp 1/3 thiết bị viễn thông sử dụng tại TQ nhưng chỉ chiếm 2% thị phần tại Mỹ. Huawei cũng là đối tượng từng bị kiện cáo bởi Cisco và Motorola liên quan tới việc đánh cắp bản quyền công nghệ. Mặc dù bác bỏ các cáo buộc trên, Huawei sau đó đã đạt được thỏa thuận với Cisco bằng việc ngưng bán các sản phẩm bị nêu tên trong vụ kiện. Ngoài ra, Huawei cũng bị coi là phục vụ cho mục tiêu của ĐCS TQ khi lãnh đạo công ty đã từng viết rằng: “Chính sách marketing thị trường quốc tế của công ty tuân theo chính sách đối ngoại của đất nước chúng ta”.

Trường hợp Huawei minh họa lỗ hổng trong quan hệ Trung - Mỹ: thiếu sự tin tưởng manh tính chiến lược. Mặc dù TTh Obama luôn nói rằng Mỹ đón nhận sự trỗi dậy của TQ, tuy nhiên một bộ phận đáng kể trong chính quyền nước này coi TQ như một mối đe dọa tới an ninh quốc gia. Sự thiếu tin tưởng trên là trở ngại khá lớn đối với TQ và các công ty nước này khi họ tìm kiếm các mối làm ăn tại những vùng nhạy cảm trong nền kinh tế toàn cầu.