BIỂN ĐÔNG

+ “Việt Nam thành lập Cục Kiểm ngư, chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc” (Mạng Nhân dân TQ - 26/1): Ngày 25/1, chính phủ VN công bố thành lập Cục Kiểm ngư trực thuộc Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Mặc dù phía VN tuyên bố mục đích chính thiết lập Cục Ngư chính là để “tăng cường và bảo vệ quyền đánh bắt cá và chủ quyền lãnh thổ của VN”, nhưng mũi nhọn thực sự là nhằm vào TQ. Tranh chấp lãnh thổ “Nam Hải” (Biển Đông) giữa VN và TQ đã có từ lâu. Từ năm 1974 trở lại đây, VN đã tiến hành khai thác rất nhiều dầu mỏ và khí đốt ở “Nam Hải” (Biển Đông) đồng thời tiến hành tranh đoạt tài nguyên và lãnh thổ với TQ. Những năm gần đây, VN ngày càng táo tợn cướp bóc tài nguyên “Nam Hải” (Biển Đông), đồng thời làm trầm trọng hơn tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông). Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2010, VN lợi dụng chức Chủ tịch luân phiên ASEAN để tạo điều kiện cho Mỹ gây sức ép với TQ đối với vấn đề “Nam Hải” (Biển Đông), làm vấn đề này nóng lên nhanh chóng. Tháng 6/2012, Quốc hội VN thông qua Luật Biển, đưa quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) vào trong phạm vi “chủ quyền” và “quản hạt” của VN. Hải quân VN còn tiến hành xua đuổi tàu cá TQ đi vào vùng biển “Nam Hải” (Biển Đông) tác nghiệp đồng thời bắt giữ vô cớ ngư dân TQ, gây ra uy hiếp rất lớn đối với việc đánh bắt bình thường và an toàn nhân thân của tàu cá và ngư dân TQ.

Chuyên gia cho rằng, việc VN hành động dồn dập đối với vấn đề “Nam Hải” (Biển Đông) chủ yếu là do có sự trợ giúp đằng sau của Mỹ, từ khi TTh Obama nhậm chức năm 2009, Mỹ cao giọng tuyên bố quay trở lại châu Á. Đẩy nhanh việc đầu tư cho CÁ - TBD, đặc biệt là khu vực Tây Thái Bình Dương. Ngoài việc tham dự khung hợp tác khu vực, Mỹ còn đẩy mạnh việc can thiệp vào các sự vụ cụ thể ở khu vực CÁ - TBD. Mỹ có lợi ích quân sự tương đối quan trọng ở khu vực CÁ - TBD, ngoài việc đảm bảo cho tuyến hàng hải của hải quân Mỹ đi khu vực Trung Đông thông suốt, điều ước quân sự Nhật - Mỹ và Nhật - Hàn cũng yêu cầu Mỹ đảm bảo sự thông suốt cho tuyến giao thông ra bên ngoài của hai nước Hàn, Nhật. Năm 2013, chiến lược CÁ - TBD của Mỹ chắn chắn sẽ tiếp tục lối cũ, mưu cầu quyền phát ngôn nhiều hơn đối với các vấn đề khu vực, đồng thời gây ra cho TQ nhiều phiền phức hơn đối với vấn đề “Nam Hải” (Biển Đông).

+ 10 công tác trọng điểm năm 2013 của Chi cục Nam Hải, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (báo Hải dương - 25/1) : (i) Lấy việc quán triệt tinh thần Đại hội 18 để tăng cường toàn diện công tác xây dựng Đảng; (ii) Làm tốt, có hiệu quả việc duy trì quyền lợi ở Biển Đông, kiên quyết quán triệt thực hiện tinh thần, chỉ thị của lãnh đạo đối với duy trì quyền lợi biển, đi sâu nghiên cứu vấn đề Biển Đông, không ngừng tăng cường xây dựng năng lực chấp pháp duy trì quyền lợi biển; (iii) tăng cường phối hợp nhịp nhàng các khu vực biển; (iv) Tăng cường bảo vệ môi trường biển, thúc đẩy toàn lực sinh thái biển; (v) Tăng cường quản lý, toàn lực thúc đẩy sử dụng biển theo quy hoạch và chuyên sâu; (vi) Tăng cường chấp pháp hành chính biển, toàn lực thúc đẩy việc sử dụng biển theo pháp luật; (vii) Thúc đẩy khoa học kỹ thuật chấn hưng biển, phát huy đầy đủ vai trò trụ cột và dẫn dắt của khoa học kỹ thuật; (viii) Nâng cao năng lực dự báo giảm thiên tai, phục vụ kinh tế địa phương phát triển (ix) Làm tốt việc xây dựng cơ bản, tăng cường năng lực phát triển; (x) Tăng cường năng lực xây dựng, phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố “Tam Sa”, không ngừng làm sâu sắc hơn việc nghiên cứu chính sách phát triển khu vực “Tam Sa”, triển khai nghiêm túc việc giám sát chấp pháp, toàn lực bảo vệ quyền lợi biển, thúc đẩy khoa học công tác giám sát, quan trắc, dự báo môi trường biển, thâm nhập đa chiều vào việc xây dựng kinh tế địa phương, tích cực phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố “Tam Sa”.

Mạng Phượng Hoàng ngày 27/1 đưa tin, tại Hội nghị lần thứ nhất Nhân đại khóa 5 tỉnh Hải Nam, Tỉnh trưởng Hải Nam, Tưởng Định Chi đã cho biết, tỉnh sẽ đưa ra quy hoạch toàn diện về phát triển ngành nghề biển; dựa trên nguyên tắc “nâng cao ven biển, khai thác biển sâu, mở rộng biển xa”, trọng điểm thúc đẩy sự chuyển biến phương thức phát triển nghề cá; trợ giúp phát triển nuôi trồng ở biển sâu, tổ chức xây dựng đội tàu đánh bắt xa bờ “Nam Hải” (Biển Đông), đóng 200 tàu cá trọng tải lớn, v. v. Làm tốt việc xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố “Tam Sa”, đảm bảo trong năm nay hoàn thành các dự án như: công trình giai đoạn I bến cảng tổng hợp đảo “Vĩnh Hưng”, nhà máy lọc nước biển, xử lý nước ô nhiễm và thu thập vận chuyển rác; Khai công đóng tàu tiếp tế giao thông “Tam Sa 01”, nửa đầu năm 2014 đưa vào sử dụng.vv… Soạn thảo quy hoạch sử dụng khai thác tài nguyên biển, quy hoạch chuyên về phát triển ngành nghề; hoàn thành quy hoạch phát triển khu vực “Tây Sa”, quy hoạch xây dựng tổng thể thành thị, quy hoạch xây dựng đảo “Vĩnh Hưng” và đảo “Triệu Thuật”, khống chế chặt chẽ quy mô lấp biển, quy phạm hành vi lấp biển. Kiện toàn quy định pháp luật về quản lý biển, hoàn thiện thể chế quản lý hành chính biển, tìm tòi thực hiện việc thí điểm chấp pháp trên biển, nâng cao toàn diện năng lực quản lý biển theo pháp luật.

Mạng Bộ Quốc phòng TQ ngày 28/1 đưa tin, ngày 21/1, Ủy ban nghiệm thu kết quả đo đạc biển Hải quân đã đánh giá 35 bản đồ kết quả đo đạc do Đại đội tàu đo đạc biển X của Hạm đội Nam Hải đo đạc ở quần đảo “Tây Sa” (quần đảo Hoàng Sa), v. v. trong năm 2012, 22 bản đồ đã nhận được giải thành quả ưu tú. Đại đội nêu trên đã dựa trên việc sáng tạo tự chủ để nâng cao năng lực đo vẽ, bổ sung cho khoảng trống về đo đạc biển của TQ.

Mạng Nam Hải ngày 26/1 đưa tin, Chủ tịch Ủy ban du lịch tỉnh Hải Nam, Lục Chí Viễn cho biết, trước mắt vùng biển “Tây Sa” (quần đảo Hoàng Sa) còn chưa mở cửa, Chính phủ Trung Quốc không có bất cứ qui định nào nói có thể đi bất cứ tàu gì ra “Tây Sa” du lịch. Trước mắt, các cơ quan của tỉnh Hải Nam như: hải sự, ngư chính, hải giám đang tăng cường giám sát việc du khách tự ý đi bằng tàu cá, đồng thời yêu cầu các huyện thị ven biển không được phép để tàu cá mở dịch vụ du lịch “Tây Sa”. Du lịch “Tây Sa”, bao gồm du lịch “Tam Sa” trong tương lai sẽ trở thành trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế biển tỉnh Hải Nam, cũng là dự án quan trọng để xây dựng đảo du lịch quốc tế Hải Nam. Văn kiện số 44 của Quốc Vụ viện đã nói rõ, cần phải mở cửa, khai thác du lịch “Tam Sa” theo tuần tự, dựa vào mục tiêu này mà những năm gần đây tỉnh Hải Nam đang áp dụng các phương thức, tích cực thúc đẩy các công tác liên quan đến du lịch “Tam Sa”. Trước mắt các công việc liên quan đến mở cửa du lịch “Tam Sa” gồm có 3 vấn đề lớn: (i) Quy hoạch tổng thể về du lịch “Tam Sa” đã khởi động, cách đây không lâu, hội nghị luận chứng của các chuyên gia tổ chức tại Bắc Kinh đã tiến hành thảo luận giai đoạn đầu đối với công tác du lịch, tuyến du lịch, quy hoạch du lịch và phạm vi du lịch Tam Sa, trước mắt việc thảo luận vẫn đang tiếp tục. (ii) Vấn đề bảo vệ môi trường khi mở cửa du lịch “Tam Sa”, hiện nay các cơ quan có liên quan của Chính phủ đang nỗ lực đưa ra các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường sinh thái biển vùng biển “Tam Sa”; (iii) Yêu cầu an toàn du lịch biển rất cao, vì vậy vấn đề an toàn đối với con người khi du lịch “Tam Sa”, đặc biệt là các quy định về an toàn du lịch đang trong quá trình ban hành. Tóm lại, mọi mặt đang được tích cực chuẩn bị, khi thời cơ chín muồi, sẽ thúc đẩy mở cửa du lịch “Tây Sa” đối với bên ngoài. Việc mở cửa du lịch “Tam Sa” chưa có thời gian cụ thể, về hình thức du lịch “Tam Sa”, trong giai đoạn đầu sẽ dùng phương thức du lịch thuyền buồm.

+ BBC - 28/1: Philippines - Trung Quốc - Biển Đông. Ngày 28/1, trong phiên họp báo thường kỳ, NFN/BNG/TQ Hồng Lỗi cho biết: Trước việc PLP kiện TQ ra Trọng tài quốc tế sau sự việc tàu TQ 2 lần xua đuổi tàu cá PLP tránh bão ở đảo Hoàng Nham và khẳng định của TTh/PLP rằng PLP sẽ không cho phép TQ thông qua các hành động này để tuyên bố kiểm soát thực tế đảo Hoàng Nham, nếu không sẽ là khuyến khích TQ đi vào khu vực bãi Cỏ Rong của PLP, TQ khẳng định: Đảo Hoàng Nham là lãnh thổ không có tranh chấp của TQ, sự kiện đảo Hoàng Nham năm 2012 là do tàu quân sự PLP quấy nhiễu tàu cá và ngư dân TQ; hiện nay tình hình đảo Hoàng Nham có xu hướng ổn định, mong tình hình liên quan sẽ không tái diễn. Lập trường của TQ tại bãi Cỏ Rong là rõ ràng, bãi Cỏ Rong là một phần của quần đảo “Nam Sa”, TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo “Nam Sa” và các vùng biển phụ cận. TQ chủ trương thông qua đối thoại, đàm phán để giải quyết các tranh chấp liên quan, đây cũng là nhận thức chung của các bên.

Bình luận về động thái mới của PLP, GS. Carl Thayer từ Canberra cho rằng, quyết định của PLP được cho là buộc TQ phải lên tiếng và theo luật quốc tế, TQ không được dùng vũ lực chừng nào tranh chấp bằng con đường khiếu kiện chưa được giải quyết hết. Về khả năng hợp tác cùng khai thác trên Biển Đông giữa PLP và TQ, GS. Carl Thayer nhận định, trước khi PLP đưa tranh chấp ra Tòa án quốc tế, đề nghị hợp tác cùng khai thác còn có hy vọng. Nhưng bây giờ vấn đề trọng tài LHQ cần ít nhất vài năm, kế hoạch hợp tác mà tính khả thi của nó tương đối nhỏ càng không thể xảy ra.

Trong một tin khác, mạng CRI ngày 25/1 đưa tin, Đại sứ Phái đoàn thường trực TQ tại Ge-ne-vơ, Lưu Chấn Dân cho biết, đối với việc tranh chấp chủ quyền một số đảo, đá và phân định một phần vùng biển trên Biển Đông, chủ trương nhất quán của TQ là các nước đương sự trực tiếp thông qua đàm phán để giải quyết ổn thỏa vấn đề. Trước khi tranh chấp được giải quyết, các bên phải nổ lực giữ cho “Nam Hải” (Biển Đông) ổn định. Trước mắt, các bên có liên quan phải thiết thực tuân thủ tinh thần của DOC, không có các hành động làm cho tranh chấp mở rộng hóa, phức tạp hóa và ảnh hưởng hòa bình và ổn định. TQ cho rằng, đàm phán hòa bình là con đường duy nhất để các bên giải quyết vấn đề tranh chấp.

Khi nói về sự tác động qua lại giữa Trung - Mỹ ở khu vực CÁ - TBD, Lưu Chấn Dân cho biết, quan hệ giữa TQ và Mỹ là một trong những quan hệ song phương quan trọng nhất và cũng phức tạp nhất, TQ và Mỹ phải có thái độ cởi mở, tôn trọng sự tồn tại và lợi ích hợp lý của mỗi bên tại khu vực, tiếp nhận sự cống hiến mang tính xây dựng trên bất cứ mặt nào. TQ tôn trọng lợi ích chính đáng của Mỹ ở khu vực CÁ - TBD; hoan nghênh Mỹ phát huy vai trò mang tính xây dựng tại khu vực CÁ - TBD. Mỹ cũng tôn trọng lợi ích và mối quan tâm của TQ ở khu vực này. Đối với những bất đồng và va chạm tồn tại giữa các quốc gia trong khu vực, hy vọng Mỹ giữ lập trường khách quan, đúng đắn, không nên gây cản trở, “làm phiền phức thêm”. TQ tin rằng, CÁ - TBD nên, nhất định có thể trở thành “ruộng thực nghiệm” quan hệ nước lớn kiểu mới, “vũ đài lớn” cho hợp tác Trung - Mỹ.

+ Ngày 25/1, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải, ông Ngô Sỹ Tồn trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã (đăng trên trang điện tử xinhua.netBáo hướng dẫn quốc tế - TQ), cho rằng năm 2013 tranh chấp Biển Đông vẫn chưa thể giải quyết, 5 đến 10 năm nữa Biển Đông vẫn chưa thể sóng yên biển lặng. Nội dung chính như sau:

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của TQ hiện nay trên Biển Đông là làm thế nào để tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về mặt chính trị, triển khai gác tranh chấp, cùng khai thác trên Biển Đông giữa Bắc Kinh và các bên có tuyên bố chủ quyền. Nếu không xây dựng được sự tin cậy về mặt chính trị, tình hình Biển Đông hoàn toàn có thể rơi vào trạng thái mất kiểm soát và dẫn tới xung đột.

Về các yếu tố bên ngoài, NB đang lợi dụng tranh chấp giữa một số quốc gia ĐNÁ với TQ trên Biển Đông để bao vây TQ. Tuy nhiên, TQ sẽ không vì duy trì ổn định trong quan hệ với PLP và VN mà chấp nhận lép vế trong vấn đề Biển Đông.

Báo chí dư luận các bên liên quan cứ “chuyện bé xé ra to” về việc lực lượng chức năng tỉnh Hải Nam được phép kiểm tra, bắt giữ tàu thuyền nước ngoài, muốn thực hiện được điều này thì cũng phải xem xét “điều kiện, tình hình thực tế, mức độ vi phạm ra sao” mới kiểm tra, bắt giữ. PLP và VN lợi dụng lúc sức mạnh quân sự của TQ trên Biển Đông chưa đủ lớn để “bảo vệ quyền và lợi ích trên biển của TQ” và hoạt động chấp pháp trên Biển Đông vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được cục diện để tranh thủ vơ vét tài nguyên ở Biển Đông và củng cố lợi ích của mình.

Trong năm 2013, sự can thiệp của Mỹ và NB vào Biển Đông không những không yếu đi mà còn mạnh hơn trước, Washington ủng hộ lập trường của Manila về vấn đề Biển Đông, trong khi NB, mong muốn Biển Đông nóng lên hơn nữa để giảm nhiệt trong tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông.

Năm 2013, Brunei giữ cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN, không còn là CPC 2012, vì vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Bắc Kinh là phải bằng mọi cách khác nhau giữ mối liên hệ mật thiết với Brunei, đặc biệt tập trung củng cố và phát triển mối quan hệ ràng buộc giữa TQ và ASEAN về mặt kinh tế để làm giảm sự tập trung và sức ảnh hưởng của vấn đề Biển Đông.

Bắc Kinh không hy vọng Brunei sẽ quan tâm tới lợi ích của TQ như CPC, chỉ cần Brunei trong vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN giữ quan điểm trung lập trong vấn đề Biển Đông, không để ảnh hưởng đến đại cục quan hệ TQ - ASEAN đã là một thành công đối với Bắc Kinh.

+ CRI, BBC, RFA - 28/1: Trung Quốc - Nhật Bản (Thời báo Hoàn cầu, CRI - 28/1): Ngày 28/1, Cựu TTg Murayama đã dẫn đầu một phái đoàn NB đi thăm TQ và sẽ trao đổi ý về vấn đề Điếu Ngư/Senkaku. Đây là lần thứ 3 trong vòng 1 tháng, phía NB cử đoàn do các cựu chính khách sang TQ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ ông Murayama sẽ gặp quan chức nào của phía TQ.

Trong khi đó, Tân Hoa xã - 28/1 cho biết: “TQ đã xuất bản và phát hành cuốn tổng hợp Sách trắng Chính phủ về đảo Điếu Ngư là lãnh thổ vốn có của TQ”. Đây là cuốn “Tổng hợp Sách trắng Chính phủ TQ năm 2012” bản tiếng Trung và tiếng Anh, tập hợp 5 cuốn Sách trắng của Chính phủ TQ do Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện công bố năm 2012, tức “Hiện trạng và chính sách đất hiếm của TQ”, “Đảo Điếu Ngư là lãnh thổ vốn có của TQ”, “Cải cách Tư pháp của TQ”, “Chính sách Năng lượng của TQ năm 2012” và “Sự nghiệp Y tế chăm sóc sức khoẻ của TQ”. Những cuốn Sách trắng này đã giới thiệu một cách toàn diện và chuẩn xác chủ trương chính sách, lập trường nguyên tắc của Chính phủ TQ trong các vấn đề quan trọng như tài nguyên đất hiếm, đảo Điếu Ngư, cải cách tư pháp, năng lượng, chăm sóc sức khoẻ công cũng như những tiến triển thu được trong một số lĩnh vực quan trọng.

Đồng thời, ngày 28/1, TQ cũng bày tỏ lo ngại việc NB tăng chi phí quốc phòng. NFN/BNG/TQ Hồng Lỗi thúc giục NB nên giải quyết mọi vấn đề theo đường lối hòa bình. Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Hồng Lỗi cho rằng vì các lý do lịch sử, các quốc gia láng giềng của NB rất quan tâm tới sự phát triển quân đội của Tokyo, TQ hy vọng rằng NB theo đuổi con đường phát triển hòa bình, coi trọng những quan ngại của các nước trong khu vực.

Báo chí Hoa Lục đánh giá mức tăng ngân sách cho quốc phòng của NB là nhằm đối phó với tàu chiến và máy bay của TQ.

TQ cũng vừa thử nghiệm tên lửa đánh chặn ở tầm trung ngày 27/1, sau lần thử nghiệm đầu tiên năm 2010, động thái được cho là có thể gây quan ngại cho các nước láng giềng. Một bản tin ngắn đăng trên THX cho biết quân đội nước này đã “tiến hành bắn thử loại tên lửa đất liền đánh chặn tầm trung trong khu vực lãnh thổ của mình. Cuộc thử nghiệm đã đạt được những mục tiêu đề ra”. Tuy nhiên, bản thông cáo cũng dẫn lời một quan chức BQP/TQ nói. “Thử nghiệm lần này chỉ đơn thuần mang ý nghĩa phòng vệ và không nhắm vào bất kỳ nước nào khác”. Đáp lại, trong cùng ngày, NB cũng loan báo sẽ tăng quân số lên mức nhiều nhất trong hai thập niên qua. Trong thông báo ngày 27/1, BTQP/NB Itsunori Onodera cho biết quân số nước này hiện là 225.000 người và sẽ tăng thêm 287 người nữa từ 4/2014. Con số có vẻ nhỏ - chỉ 0.1% - nhưng vẫn là lần tăng quân cao nhất trong vòng 20 năm qua.

+ Mạng Tin tức Trung Quốc - 28/1 đưa tin, ngày 28/1, Thủ tướng Nhật Bản Abe có bài phát biểu tại Hạ nghị viện Nhật. TTg Abe chỉ nhấn mạnh “kiên quyết bảo vệ tính mạng và an toàn tài sản của người dân, bảo vệ an ninh lãnh thổ, lãnh không, lãnh hải của đất nước, nhấn mạnh bảo vệ các đảo nhỏ”. Đáng chú ý là bài viết cho rằng, phát biểu của ông Abe không đề cập cụ thể tới vấn đề đảo Điếu Ngư, cũng không đề cập tới quan hệ Trung - Nhật. Điều này cho thấy Abe có thái độ mềm dẻo trong vấn đề đảo Điếu Ngư và vấn đề quan hệ đối với TQ. Trước đó, kể từ sau khi lên cầm quyền, ông Abe đã nhiều lần nhấn mạnh “không có bất kỳ dư địa đàm phán nào’ trong vấn đề đảo Điếu Ngư. Nhưng bài phát biểu hôm nay, ông Abe không đề cập theo hướng như vậy, mà chỉ nói chung chung là “quyết tâm bảo vệ”. 

Gần đây, sau khi nghe Chủ tịch đảng New Komeito ông Natsuo Yamaguchi báo cáo chuyến thăm TQ, TTg Abe đã nói rằng “hy vọng sẽ mở cánh cửa đối thoại”. Giới phân tích cho rằng, trong vấn đề lãnh thổ, NB còn có tranh chấp đảo với HQ và Nga. Vì vậy, thái độ trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ lần này của ông Abe cũng được hiểu là thái độ của NB đối với các nước láng giềng và đối với vấn đề lãnh thổ. 

Tổng hợp.