28/01/2013
Tin tức về tình hình Biển Đông, quan hệ Trung - Nhật từ ngày 25 đến 27 tháng 1 trên báo chí trong và ngoài nước.
BIỂN ĐÔNG
“Mạng Đông phương” TQ ngày 25/1, Trạm ngư chính Tây Sa (Hoàng Sa) thuộc tỉnh Hải Nam Trung Quốc chính thức đưa vào sử dụng tàu ngư chính 306. Tàu ngư chính này sẽ cùng với tàu ngư chính 308 và 309 là những tàu ngư chính đầu tiên chuyên tuần tra chấp pháp hàng ngày tại vùng biển Hoàng Sa.
Theo tin đưa để đáp ứng nhu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên biển ở Hoàng Sa, tàu ngư chính 306 không lớn, nhưng tốc độ tương đối nhanh, thiết bị khá tiên tiến và phạm vi chấp pháp rộng.
Tin từ Cục Ngư chính khu Nam Hải TQ cho biết trong thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ 12, TQ sẽ đưa vào sử dụng ở Biển Đông tàu ngư chính loại vạn tấn, kế hoạch này đang đợi Ủy ban Cải cách phát triển quốc gia TQ thông qua.
Trung Quốc đưa đội tàu ngầm ra Biển Đông. Truyền thông TQ ngày 25/1 đưa tin Bắc Kinh vừa đưa một đội tàu ngầm ra diễn tập ở Biển Đông nhưng không nêu rõ thời gian và địa điểm. Báo điện tử của quân đội TQ đăng tin kèm hình ảnh cho biết, đội tàu ngầm đã diễn tập thả ngư lôi với độ sâu 200 m. Theo thuyền trưởng đội tàu, độ sâu này có thể loại trừ nguy cơ bị vệ tinh phát hiện và có thể ở dưới biển sâu an toàn.
Trong những năm gần đây, đội tàu ngầm này của TQ đã hoàn thành các cuộc diễn tập bằng đạn thật, phóng thủy lôi, ngư lôi phong tỏa hàng hải, tên lửa tấn công dưới nước và tiến hành các cuộc diễn tập phối hợp trong các mục tiêu quan trọng như hợp lực tấn công, phong tỏa cùng với các tàu chiến trên mặt nước và lực lượng trên không.
Mạng Nhân dân ngày 24/1 đưa tin, Tạp chí Kanwa and Defense review của Ca-na-đa cho biết, về việc Trung Quốc gần đây công khai máy bay chiến đấu Jian 16, máy bay này chủ yếu được trang bị cho không quân của hải quân TQ. Sau khi TQ bố trí xong lực lượng ở Đông Hải, bước tiếp theo sẽ chuyển hướng sang “Nam Hải” (Biển Đông). Jian 16 có khả năng sẽ được bố trí ở tuyến đầu “Nam Hải”, khả năng tấn công đối hải xuất sắc của Jian 16 sẽ tạo ra sự uy hiếp đối với tàu chiến nước ngoài. Tạp chí này cho biết thêm, đây là loại máy bay chiến đấu trên biển có khả năng chiến đấu mạnh nhất đang phục vụ trong Quân giải phóng hiện tại, tình hình bố trí cụ thể của nó vẫn là bí mật. Dựa theo lớp sơn bên ngoài của Jian 16 khi được đưa vào thực chiến và tình hình xây dựng một số căn cứ trên biển của Quân giải phóng, có khả năng loại máy bay chiến đấu này sẽ được bố trí vào sư đoàn không quân X, hạm đội Nam Hải.
Tàu lặn chở người Giao Long sẽ tiến hành kế hoạch khoa học ở vùng biển sâu tại Biển Đông (Báo Hải dương Trung Quốc - 24/1): Chủ nhiệm Trung tâm Quản lý căn cứ biển sâu quốc gia, Tổng chỉ huy hiện trường thử nghiệm độ sâu 7.000 m của tàu lặn chở người Giao Long, Lưu Phong cho biết, dự kiến tháng 6/2013, tàu lặn chở người Giao Long sẽ thi hành nhiệm vụ lần thứ 31 khảo sát khoa học tổng hợp về đại dương, tàu sẽ tiến hành kế hoạch khoa học ở vùng biển sâu “Nam Hải” (Biển Đông) để cung cấp sự trợ giúp về mặt kỹ thuật đối với việc nghiên cứu về sự hình thành, phát triển và xu thế tương lai của “Nam Hải”.
Trong khi đó, Mạng Nhân dân ngày 24/1 đưa tin và ảnh về việc đại đội an toàn kỹ thuật quân giới thuộc chi đội tàu ngầm X, hạm đội Nam Hải sử dụng phương thức sáng tạo, nhanh chóng và an toàn làm thời gian chuẩn bị kỹ thuật cho ngư lôi giảm 20%, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm vũ khí trong nhiều cuộc diễn tập lớn gần đây.
Quốc Vụ viện Trung Quốc đã công bố “Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 về phát triển năng lượng” (Báo Hải dương - 24/1): Quy hoạch này chỉ ra, TQ sẽ đẩy mạnh mức độ khai thác nguồn tài nguyên biển. Đối với vấn đề thăm dò khai thác dầu khí thông thường, Quy hoạch đẩy mạnh mức độ thăm dò khai thác vùng mặt trầm tích phía Nam, đột phá kỹ thuật thăm dò khai thác trọng yếu, kiên trì nguyên tắc trữ ngắn dùng dài, trọng điểm nâng cao năng lực thăm dò khai thác tài nguyên biển sâu. v. v.; Quy hoạch còn chỉ ra, việc phát triển nguồn năng lượng cần phải kết hợp giữa thu hút vốn, trí tuệ với phát triển ngành năng lượng, khích lệ nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào việc thăm dò có tính chất rủi ro ở các lô dầu khí biển sâu.
“Trung Quốc lên kế hoạch đóng 36 tàu chấp pháp biển trong 5 năm tới” (Nhân dân Nhật báo - 25/1):
Bảo về quyền và các nhiệm vụ chấp pháp tại TQ là vô cùng quan trọng bởi TQ có quyền tài phán đối với vùng nước lãnh thổ vô cùng rộng lớn. Theo báo cáo đã có thêm 11 tàu hải quân TQ không sử dụng được sửa chữa và đóng lại thành tàu tuần tra trên biển nhằm giảm sự thiếu hụt số lượng các tàu bảo vệ quyền trên biển của TQ.
Đây là hoạt động định kỳ tại TQ cũng như thông lệ chung trên toàn thế giới trong việc sửa chữa và đóng lại các tàu hải quân không sử dụng trước khi chuyển giao chúng cho lực lượng nghề cá và giám sát biển. Những tàu hải quân không sử dụng gồm tàu khu trục, tàu phá băng và tàu khảo sát. Quá trình sửa chữa chủ yếu là loại bỏ các tên lửa, pháo hạng nặng và các thiết bị nặng khác. Tàu hải quân có trọng tải lớn và mang theo nhiều trang thiết bị như máy bay trực thăng có thể thực hiện các nhiệm vụ trên biển và thực thi chấp pháp. Cabin của tàu cũng được sửa đổi để dự trữ được nhiều dầu, nước và các nhu yếu phẩm cần thiết để tàu chấp pháp có thể hoạt động trên biển trong thời gian dài hơn.
Đội hải giám TQ là đơn vị chấp pháp và quản lý biển thuộc Cục Hải dương TQ, chịu trách nhiệm chính về tuần tra và giám sát các vùng nước lãnh thổ thuộc quyền tài phán của TQ để nghiên cứu và ứng phó với việc vi phạm các quyền, lợi ích biển, việc khai thác bất hợp pháp, phá hủy môi trường biển, việc xây dựng và lắp đặt ngoài khơi, cũng như các hành vi phi pháp khác trên biển của TQ.
Do việc đấu tranh ngày càng tăng liên quan tới bảo vệ quyền trên biển, TQ lên kế hoạch đóng thêm 36 tàu chấp pháp biển trong 5 năm tới để củng cố việc bảo vệ quyền trên biển và khả năng chấp pháp. Được tăng cường trang thiết bị bằng tàu chấp pháp biển thế hệ mới, khả năng chấp pháp của các tàu TQ sẽ được cải thiện nhanh chóng xét về trọng tải, chức năng và thời gian hoạt động trên biển dài hạn.
“Thành phố Tam Sa thực hiện đăng ký hoạt động cho 11 doanh nghiệp đầu tiên” (Mạng “Tân Hoa xã” - 24/1): Ngày 24/1, Cục Công thương thuộc chính quyền "thành phố Tam Sa" trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm) đã hoàn thành việc đăng ký công thương và cấp giấy phép kinh doanh cho 11 doanh nghiệp đầu tiên. Trong hơn 2 tháng kể từ khi thành lập tháng 11/2012, Cục Công thương Tam Sa đã hoàn thành thẩm định và cấp phép cho 11 doanh nghiệp, điều này cho thấy công tác chiêu thương của Tam Sa đang từng bước được đẩy nhanh.
Phó Bí thư, Phó Thị trưởng thường trực "Tam Sa" Trương Canh cho biết, 11 doanh nghiệp đầu tiên đăng ký hoạt động tại Cục Công thương Tam Sa chủ yếu là chi nhánh của các tập đoàn nhà nước như China Mobile, China Unicom, China Telecom và một số công ty thuộc lĩnh vực vận tải biển, lữ hành, ngư nghiệp, năng lượng; phạm vi kinh doanh bao gồm thông tin truyền thông, logistic, kho vận, khai thác tài nguyên, du lịch, hàng không, tàu biển… là những lĩnh vực mà "thành phố Tam Sa" đang có nhu cầu lớn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Philippines - Trung Quốc - Biển Đông. Ngày 24/1, Thượng viện PLP đã thông qua nghị quyết hậu thuẫn chính quyền trong quyết định kiện Bắc Kinh trước một tòa án trọng tài LHQ để thách thức các đòi hỏi chủ quyền của TQ tại Biển Đông. Trước đó, ngày 23/1, Hạ viện PLP cũng đã nhất trí thông qua một nghị quyết cùng nội dung. Như vậy, các đại biểu dân cử PLP đã ủng hộ mạnh mẽ lập trường của chính quyền vào lúc chính phủ tiếp tục tranh thủ thêm hậu thuẫn của các tầng lớp dân chúng.
Trong một tin khác, ngày 26/1, bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, TTh/PLP Benigno Aquino đã tố cáo TQ sách nhiễu hai tàu đánh cá của PLP trên Biển Đông. Theo lời ông Aquino, chính hai vụ này đã khiến Manila kiện TQ ra trước Tòa án Trọng tài LHQ để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa hai nước. TTh/PLP không nói rõ hai vụ nói trên xảy ra vào lúc nào, mà chỉ cho biết là các tàu của TQ đã tiến đến gần một tàu đánh cá PLP ở khoảng cách 9 hải lý tại khu vực gần bãi cạn Scarborough của PLP, khi tàu này đang tạm lánh thời tiết xấu.
Trung – Nhật
BBC, RFA - 27/1: Trung - Nhật. Ngày 25/1, Chủ tịch đảng Komeito Nhật Natsuo Yamaguchi được TBT/TW/ĐCS/TQ Tập Cận Bình tiếp tại Bắc Kinh. Tại buổi tiếp, TBT Tập Cận Bình cho biết, phương châm coi trọng phát triển quan hệ với NB của Chính phủ TQ không thay đổi. Thực tế chứng minh, 4 văn kiện chính trị giữa hai nước là hòn đá tảng trong quan hệ Trung - Nhật, cần phải kiên trì tuân thủ. TBT Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng muốn duy trì quan hệ Trung - Nhật phát triển lâu dài, lành mạnh và ổn định, thì cần phải nhìn vào đại cục, nắm bắt định hướng, giải quyết kịp thời và thoả đáng những vấn đề nhạy cảm tồn tại giữa hai nước. Lập trường của TQ trong vấn đề đảo Điếu Ngư là nhất quán và rõ ràng, NB cần phải nhìn thẳng vào lịch sử và thực tế, bằng hành động thực tế cùng nỗ lực với TQ, để tìm ra biện pháp hữu hiệu quản lý kiểm soát và giải quyết thoả đáng vấn đề thông qua đối thoại và thương lượng.
Chủ tịch Đảng Komeito Nhật Natsuo Yamaguchi đã chuyển tận tay cho ông Tập bức thư của TTg/Abe. Theo NFN/BNG/TQ, trong thư, ông Abe cho rằng quan hệ Nhật - Trung là một trong những quan hệ song phương quan trọng nhất và hai nước cần chia sẻ trách nhiệm chung đối với hòa bình ở CÁ - TBD và thế giới.
Sau khi kết thúc chuyến thăm TQ, ngày 26/1, ông Natsuo Yamaguchi, đã báo cáo TTg/NB Abe kết quả chuyến thăm. Hãng Kyodo Nhật cho biết, sau khi nghe Chủ tịch Đảng Công Minh Yamaguchi báo cáo tình hình chuyến thăm TQ, TTg/NB Abe đã đánh giá buổi hội kiến giữa TBT/TW/ĐCS/TQ Tập Cận Bình và Chủ tịch Đảng Công Minh Yamaguchi là buổi hội kiến rất tốt, hai bên xuất phát từ đại cục và đạt được nhận thức chung cho thúc đẩy quan hệ ưu đãi lẫn nhau về chiến lược. Ông Abe còn bày tỏ, sẵn sàng mở kênh đối thoại, bày tỏ tích cực chuẩn bị tổ chức hội đàm cấp cao hai nước. Tuy nhiên, phát biểu khi trả lời phỏng vấn với báo Mainichi, TTg Abe nêu rõ quần đảo Senkaku thuộc lãnh thổ NB và không tồn tại cái gọi là bảo lưu hoặc trì hoãn vấn đề này cho thế hệ sau. Ông khẳng định không có ý định đàm phán ngoại giao về vấn đề này.
Trên lĩnh vực quân sự, Tân Hoa xã ngày 27/1 cho biết, Nhật đã điều động máy bay cảnh báo sớm trên toàn quốc để tránh việc máy bay TQ xâm phạm vùng trời Senkaku, đây là loại máy bay cảnh báo sớm AWACS của Không quân Mỹ. Lực lượng phòng vệ Nhật đã thừa nhận, ra đa của Nhật tại đảo Miyako ở Okinawa không phát hiện được máy bay hải giám TQ đã nhiều lần bay tới không phận đảo Điếu Ngư/Senkaku. Vì vậy, hai nước Mỹ - Nhật đều cho rằng, bố trí máy bay cảnh báo sớm là rất cần thiết, đồng thời hai nước sẽ có cơ chế thông qua tăng cường hợp tác chia sẻ công tác tình báo. Trước đó, Mỹ, Nhật đã bố trí các máy bay như máy bay chống tàu ngầm P-3C, máy bay cảnh báo sớm E2C và F-15 tham gia tuần tra trên khu vực phụ cận của đảo Điếu Ngư/Senkaku, để nắm chắc các hoạt động về không quân của TQ ở biển Hoa Đông.
Mạng “Tin tức Trung Quốc” ngày 25/1 đưa tin “Máy bay chiến đấu Nhật Bản trong 9 tháng qua đã ngăn chặn khẩn cấp 160 lượt máy bay Trung Quốc, đạt kỷ lục mới về số lượng”. Theo Cơ quan phòng vệ NB, từ năm 2009 đến nay, số lần cất cánh khẩn cấp để đối phó với máy bay TQ của không quân NB đã liên tục tăng lên. Số vụ việc trong năm 2011 tăng cao hơn năm 2009 là 60 vụ. Chỉ trong 2 tháng từ tháng 10 đến tháng 12/2012, đã có 91 lượt máy bay TQ xâm nhập bị chiến đấu cơ NB ngăn chặn, tăng 31 vụ so với cùng kỳ năm 2011. Điều này đã phản ánh tình trạng quan hệ căng thẳng giữa NB và TQ kể từ sau sự kiện NB mua đảo Điếu Ngư tháng 9/2012.
Lên tiếng với báo chí ngay sau cuộc họp về ngân sách, BTQP/NB Itsunori Onodera cho biết chính phủ Nhật quyết định tăng số binh sĩ từ 225,000 người lên thành 287,000 người. Ông Onodera nói rõ quyết định này sẽ được thi hành trong 12 tháng tới, với mục đích có đủ quân để đảm bảo an ninh lãnh thổ ở vùng Tây Nam, là nơi mà NB đang tranh chấp chủ quyền hải đảo với TQ. Ông Onodera cũng thông báo ngân sách quốc phòng dành cho năm 2013 sẽ tăng thêm 440 triệu USD, tức gần 1% so với ngân sách của năm 2012.
Bắc Kinh chưa lên tiếng nói gì về việc này.
RFA - 27/1: Nhật Bản (Mạng Phượng Hoàng, Tân Hoa xã - 27/1): Ngày 27/1, hãng tin Kyodo công bố kết quả điều tra dư luận về tín nhiệm đối với nội các mới của Nhật, trong đó tỷ lệ ủng hộ nội các của TTg Shinzo Abe đã tăng lên 66,7%, cao hơn so với 62% trong cuộc điều tra ngay sau khi đảng Dân chủ Tự do (LDP) trở lại nắm quyền. Trong cuộc điều tra qua điện thoại trên phạm vi toàn quốc được tiến hành ngày 26 và 27/1, 63,3% người dân cho biết họ hài lòng với những nỗ lực của chính phủ trong cuộc khủng hoảng con tin ở Algeria trong khi 31,1% cho biết họ không hài lòng. Trong khi đó, 71,3% số người được hỏi cho biết họ đồng ý với việc Tokyo sửa đổi Luật Lực lượng phòng vệ (SDFL) cho phép giải cứu công dân Nhật trong các cuộc xung đột ở nước ngoài. Tuy nhiên, 24,9% phản đối việc sửa đổi này.
Một thông tin khác từ NB, theo RFA, Hãng Hàng không All Nippon ANA của NB dự định hủy bỏ ít nhất 379 chuyến bay trong tháng 2 do một loạt trục trặc gần đây của máy bay hành khách tối tân Dreamliner thuộc hãng Boeing khiến Cơ quan Hàng không Mỹ báo động cấm bay trên khắp thế giới.
Hãng Jiji Press và Kyodo cho biết việc hủy bỏ này, bao gồm 245 chuyến bay nội địa và 134 chuyến bay quốc tế, có thể ảnh hưởng tới hơn 24.000 hành khách. Nếu tính từ vụ đáp máy bay khẩn cấp ngày 16/1 tại phía Tây NB, thì tổng số chuyến bay mà công ty ANA hủy bỏ hiện lên tới 838 chuyến, ảnh hưởng tới gần 83.000 du khách.
Nhật - Mỹ. Ngày 25/1, NT Fumio Kishida đã tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Ed Royce đang thăm NB. Hai bên đã nhất trí về tầm quan trọng của sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong vấn đề hạt nhân của TT và Iran. NT Kishida cũng đã nhất trí với ông Royce và 5 hạ nghị sĩ trong đoàn Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ về tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ đồng minh an ninh song phương. Các hạ nghị sĩ Mỹ tới Tokyo ngày 25/1 và NB là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Royce kể từ khi ông này trở thành Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ. Sau NB, đoàn hạ nghị sĩ Mỹ sẽ thăm vùng lãnh thổ ĐL, PLP, TQ và HQ.
Tổng hợp
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...