31/01/2013
Tin tức Biển Đông, Trung - Nhật ngày 28 và 29 tháng 1 trên báo chí trong và ngoài nước.
BIỂN ĐÔNG
+Mạng Hải Nam ngày 28/1 đăng toàn văn Báo cáo công tác chính phủ của tỉnh Hải Nam, báo cáo có một số nội dung đáng chú ý liên quan đến “Tam Sa” như sau:
Trong mục điểm lại công tác 5 năm qua, báo cáo cho biết, việc thiết lập thành phố “Tam Sa” đã mang lại cơ hội lớn về khai thác, mở cửa. Các công tác chuẩn bị cho việc thành lập thành phố “Tam Sa” đã được làm tốt, chắc chắn, có trình tự; kịp thời khởi động công tác soạn thảo các quy hoạch như: quy hoạch tổng thể thành phố “Tam Sa”, v.v.
Nhiệm vụ chủ yếu trong năm 2013: Làm tốt việc xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố “Tam Sa”, đảm bảo xây dựng xong trong năm 2013 các công trình như: giai đoạn I bến tàu tổng hợp đảo “Vĩnh Hưng” (đảo Phú Lâm), nhà máy ngọt hóa nước biển, xử lý nước ô nhiễm và thu thập, vận chuyển rác thải. Khai công đóng tàu tiếp vận giao thông “Tam Sa 01”, nửa đầu năm 2014 đưa vào sử dụng. Làm tốt công tác chuẩn bị giai đoạn đầu của các dự án như: bến tàu chuyên dụng giao thông và tiếp vận hậu cần của thành phố “Tam Sa” ở cảng Thanh Lan, bến tàu giao thông giữa các đảo của quần đảo “Tây Sa”. Tìm kiếm xây dựng phạm vi chiến lược của thành phố “Tam Sa” để cung cấp chỗ dựa cho việc khai thác và xây dựng. Hoàn thành quy hoạch phát triển “Tam Sa”; quy hoạch xây dựng tổng thể thành thị; quy hoạch xây dựng đảo “Vĩnh Hưng” (đảo Phú Lâm), đảo “Triệu Thuật” (đảo Cây) và quy hoạch giao thông giữa các đảo.
Mạng Nhân dân ngày 28/1 cho biết, Báo cáo công tác Chính phủ của tỉnh Hải Nam đã chỉ ra: “tìm kiếm xây dựng phạm vi chiến lược của thành phố “Tam Sa” để cung cấp cơ sở cho việc khai thác xây dựng”. Đúng lúc đó, Đoàn đại biểu “Tam Sa” đã đưa ra Hội nghị lần thứ nhất, khóa 5 “Kiến nghị về việc xây dựng cơ sở hậu phương thành phố “Tam Sa” ở đảo Hải Nam”. Theo kiến nghị, diện tích đất liền của thành phố “Tam Sa” chỉ có 13 km2, tài nguyên đất đai khan hiếm, đất xây dựng không thể đáp ứng nhu cầu xây dựng quốc phòng và kinh tế xã hội của “Tam Sa”. Cư dân của “Tam Sa” đa số là ngư dân ở huyện thị ven biển tản cư đến. Do đó, đề nghị Chính quyền tỉnh ủng hộ và trợ giúp thành phố “Tam Sa” tìm kiếm vị trí thích hợp ở đảo “Hải Nam” để xây dựng căn cứ hậu phương của thành phố “Tam Sa”. Căn cứ hậu phương bao gồm đa công năng như: dịch vụ công chúng, bảo đảm hậu cần, văn phòng hành chính, phát triển ngành nghề.v.v.
Mạng Tân Hoa xã ngày 28/1 đưa tin cho biết, tại Lưỡng hội của tỉnh Hải Nam, vấn đề du lịch “Tây Sa”, khai thác “Tam Sa” đã được chú ý, các đại biểu lần lượt phát biểu kiến nghị, cụ thể như sau:
(i) Việc cấp bách trước mắt là mở rộng phạm vi đất liền của “Tam Sa”: đại biểu của Đoàn đại biểu “Tam Sa”, Ngô Sỹ Tồn cho biết, Báo cáo công tác chính phủ của tỉnh Hải Nam chỉ ra, năm nay sẽ hoàn thành quy hoạch phát triển của “Tam Sa”, quy hoạch xây dựng tổng thể thành phố, quy hoạch xây dựng đảo “Vĩnh Hưng” và đảo “Triệu Thuật”.v.v… Ngô Sỹ Tồn cho rằng, các quy hoạch về “Tam Sa” trong báo cáo có thể coi là chỗ dựa chiến lược để khai thác “Tam Sa”, việc khẩn cấp trước mắt là cần bắt đầu điều chỉnh quy hoạch khu hành chính thành phố “Tam Sa”, mở rộng phạm vi đất liền, đưa “Tam Sa” trở thành động lực tăng trưởng mới trong 5 năm tới của tỉnh Hải Nam.v.v…
(ii) Nửa đầu năm nay có hy vọng khai thông du lịch “Tam Sa”: Ngô Sỹ Tồn cho biết, đánh giá lạc quan thì nửa đầu năm nay có thể khai thông du lịch “Tam sa”, du lịch một khi mở cửa thì các công việc có thể làm sẽ rất nhiều, giai đoạn đầu có thể là khách du lịch thăm quan.v.v…, sau khi cơ sở hạ tầng xuất hiện thì sẽ có rất nhiều dự án có thể khai thác tại “Tây Sa” như: khảo sát khoa học biển, câu cá trên biển .v.v… Về mở cửa du lịch, việc tương đối cấp bách là phối hợp nhịp nhàng với quân đội quy hoạch tốt, xây dựng tốt đảo “Vĩnh Hưng”, chuẩn bị cho việc mở cửa du lịch “Tây Sa”. Ngô Sỹ Tồn chỉ ra, hiện nay rất nhiều người hy vọng mở cửa du lịch “Tây Sa”, nhưng hiện nay đến đảo “Vĩnh Hưng” là thấy có chút thất vọng, bởi vì đây là nơi đóng quân lâu dài. Bởi vậy, phải cùng phía quân đội tiến hành điều chỉnh quy hoạch, xây dựng tốt những nơi cần xây dựng, để cho du khách thấy được một “Tây Sa” hoàn toàn mới hiện lên trước mắt.
(iii) Bản sơ thảo quy định an toàn du lịch “Tam Sa” hình thành: Đại biểu Lục Chí Viễn cho biết, khai thác du lịch “Tam Sa” như thế nào, trong phạm vi bao nhiêu có thể bảo đảm đủ cho đại bộ phận du khách đến “Tam Sa” du lịch, đồng thời có thể bảo vệ tốt môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng môi trường sinh thái là những vấn đề cần suy nghĩ. Du lịch xa bờ và du lịch gần bờ không giống nhau do đó yêu cầu về an toàn được đặt ra rất cao, bản sơ thảo của quy định an toàn du lịch “Tam Sa” bước đầu đã làm xong. Công tác tiếp theo sẽ là dựa trên yêu cầu trong báo cáo công tác Chính phủ của Tỉnh trưởng Tưởng Định Chi, thiết thực dựa trên phương châm chính trị lớn đối ngoại của quốc gia để đẩy nhanh có tuần tự, đẩy mạnh mức độ thúc đẩy công tác du lịch “Tây Sa”, tin tưởng rằng công việc này sẽ sớm thực hiện.
(iv) Giai đoạn I bến tàu đảo “Vĩnh Hưng” hoàn thành trong năm nay, du lịch “Tam Sa” trong giai đoạn đầu là du lịch thuyền buồm: Hải Nam sẽ phát triển mạnh kinh tế biển, năm nay nổi lên việc xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố “Tam Sa”, đảm bảo các dự án như: Giai đoạn I bến tàu tổng hợp đảo “Vĩnh Hưng”, nhà máy ngọt hóa nước biển, xử lý nước ô nhiễm và thu thập, vận chuyển rác thải .v.v… hoàn thành trong năm nay. Khai công đóng tàu tiếp tế giao thông “Tam Sa 01” và đưa vào sử dụng trong năm 2014.v.v. Lục Chí Viễn tiết lộ, giai đoạn đầu của du lịch “Tam sa” là phương thức du lịch thuyền buồm, hiện nay mọi sự đã chuẩn bị đầy đủ, chỉ đợi thời gian, điều kiện chín muồi. Năm nay sẽ gắng sức thực hiện mục tiêu du lịch “Tam Sa”.
(v) Nên triển khai nuôi hải sản bằng lồng biển sâu ở vùng biển thành phố “Tam Sa”: Ủy viên Chính hiệp Hải Nam, Đoàn Di cho biết, “Nam Hải” là con đường mậu dịch và che chắn an ninh quan trọng của TQ, việc đẩy nhanh khai thác tài nguyên “Nam Hải”, phát triển mạnh kinh tế biển “Nam Hải” có ý nghĩa quan trọng đối với nâng cao năng lực khống chế tổng hợp của TQ đối với “Nam Hải”, thực hiện sự trỗi dậy màu xanh của “Nam Hải”. Việc TQ quyết định thành lập thành phố cấp địa phương “Tam Sa” đã tạo ra thời cơ nghìn năm khó gặp đối với việc khai thác có tính thực chất “Nam Hải” của tỉnh Hải Nam. Triển khai quy mô lớn việc nuôi hải sản bằng lồng biển sâu ở vùng biển thành phố “Tam Sa” là biện pháp quan trọng trong ưu hóa cơ cấu kinh tế, chuyển biến phương thức phát triển, xây dựng tỉnh mạnh về biển của tỉnh Hải Nam. Trước mắt, tỉnh Hải Nam có hơn 4400 lồng biển sâu nhưng chủ yếu nằm ở ven biển, vùng biển thành phố “Tam Sa” vẫn có rất ít do hai nguyên nhân: thứ nhất, vùng biển của thành phố “Tam Sa” có tranh chấp, khoảng cách xa, giá thành cao; thứ hai, giá của mỗi bộ lồng biển sâu là gần 40 vạn NDT. Để thúc đẩy việc phát triển nuôi hải sản bằng lồng biển sâu ở vùng biển thành phố “Tam Sa”, Đoàn Di kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh, Chính quyền tỉnh ban hành chính sách ưu đãi, trợ cấp 30 vạn NDT cho mỗi bộ lồng biển sâu của ngư dân tại vùng biển “Tam Sa”.
+ RFI, VOA - 29/1: Hạ viện Mỹ ủng hộ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế về Biển Đông. Ngày 29/1, tại Manila, trong cuộc tiếp xúc với NT Albert del Rosario, cùng các quan chức cao cấp PLP, phái đoàn Hạ viện Mỹ do dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện dẫn đầu, đang ghé thăm PLP, đã bày tỏ lập trường ủng hộ quyết định của chính phủ PLP đưa hồ sơ tranh chấp Biển Đông với TQ ra trước cơ quan trọng tài LHQ.
Phát biểu với báo giới sau cuộc tiếp xúc, Trợ lý NT/PLP Carlos Sorreta, cho biết phái đoàn Mỹ đã bày tỏ quan điểm hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực của Manila nhằm “giải quyết tranh chấp chủ quyền với TQ ngoài Biển Đông một cách hòa bình và phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển”. Ông Sorreta cho biết thêm là hai bên đã thảo luận một cách chi tiết về hành động của PLP và phía Mỹ “rất quan tâm đến giá trị các lập luận của PLP… và tỏ ý hết sức ủng hộ”.
Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cũng gián tiếp xác nhận quan điểm ủng hộ PLP, khi cho rằng TQ nên chấp nhận đề nghị của PLP cùng nhau ra trước Tòa án trọng tài LHQ để ngăn ngừa nguy cơ tranh chấp lãnh thổ dai dẳng giữa hai bên bùng lên thành xung đột.
Phát biểu với hãng tin Mỹ AP sau cuộc gặp với NT/PLP, ông Ed Royce đã khẳng định lại là Washington không bênh bên nào trong cuộc tranh chấp biển đảo trong khu vực, nhưng Mỹ ủng hộ một giải pháp ngoại giao được quốc tế công nhận. Theo ông: “Tốt nhất là TQ nên tham gia vào tiến trình (tranh tụng) để chúng ta có thể tiến bước trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”.
Như vậy, có thể nói là quyết định kiện TQ ra trước Tòa án LHQ của PLP đã nhận được một hậu thuẫn quốc tế đầu tiên và có trọng lượng. Sau PLP, phái đoàn Hạ viện Mỹ sẽ tiếp tục vòng công du qua TQ vào ngày 30/1. Tại Bắc Kinh, chắc chắc vấn đề Biển Đông sẽ lại được nêu lên trở lại.
Cũng liên quan đến tranh chấp với PLP tại Biển Đông, Chính quyền ĐL mới đây đã khẳng định lại chủ quyền tại đây, sau khi PLP tiết lộ kế hoạch sửa chữa một đường băng trên đảo mà ĐL gọi là Trung Nghiệp, còn PLP gọi là Pagasa, cũng như phát triển một số hòn đảo nhỏ ở Trường Sa để thúc đẩy hoạt động du lịch. Hãng thông tấn ĐL dẫn lời ông Hạ Quý Xương, NFN/BNG/ĐL nói rằng Trường Sa là lãnh thổ của ĐL từ thời xa xưa. NFN này còn nhấn mạnh là xét về lịch sử, địa lý và luật quốc tế đều cho thấy lãnh thổ ĐL bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Tây Sa (Hoàng Sa) cùng các vùng biển lân cận trên Biển Đông. ĐL sẽ không công nhận bất kỳ bên nào có hành động đơn phương gây tổn hại tới chủ quyền lãnh thổ của ĐL tại vùng Biển Đông. Ông Xương cũng kêu gọi các nước cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông kiềm chế, đừng gây ra các hành động đơn phương có thể ảnh hưởng tới hòa bình trong khu vực.
Trong khi đó, khi được hỏi về kế hoạch nâng cấp cầu cảng và đường băng trên đảo Thái Bình hiện do ĐL kiểm soát trên vùng Biển Đông với hơn 100 binh sĩ đồn trú trên đó, NFN/BNG/ĐL nói rằng việc xây dựng trên hòn đảo này là hoàn toàn hợp pháp vì đó là một phần lãnh thổ của ĐL.
+ RFI , RFA, BBC, VOA - 29/1: Trung - Nhật. Ngày 29/1, tại Bắc Kinh, phát biểu trong buổi tiếp Cựu TTg/NB Murayama, Chủ tịch Hội hữu nghị Trung - Nhật Đường Gia Triền đã lấy làm tiếc về việc NB hiện nay phủ định tinh thần bài phát biểu của ông Murayama trước đây, lo lắng về việc chính quyền Abe hữu khuynh hóa trên vấn đề lịch sử. Việc cần thiết hiện nay là thông qua đối thoại, hiệp thương, tìm kiếm biện pháp cho vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku
Chỉ trong vòng nửa tháng, đã có ba chính khách quan trọng của NB nối tiếp nhau thăm TQ là cựu TTg/NB Yokio Hatoyama, Chủ tịch Đảng Komeito Natsuo Yamaguchi và lần này là Cựu TTg Murayama. Giới chuyên gia cho rằng, Cựu TTg/NB Tomiichi Murayama có ảnh hưởng tương đối lớn trong diễn đàn chính trị của NB, đồng thời ông cũng là một trong những nhân vật quan trọng trong diễn đàn chính trị của NB thúc đẩy tích cực quan hệ Trung - Nhật. Chuyến thăm TQ của ông có giá trị và vai trò đặc biệt.
Trả lời về các chuyến thăm TQ của chính khách NB, NFN/BNG/TQ cho rằng hai bên luôn duy trì trao đổi bình thường giữa các đoàn thể hữu nghị và các đảng phái, việc này có lợi cho tăng cường trao đổi, xử lý thỏa đáng vấn đề, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lành mạnh; hiện nay hai nước đang đối mặt với cục diện khó khăn, TQ mong NB đi cùng hướng với TQ, kiểm soát và giải quyết thỏa đáng vấn đề, đưa quan hệ hai bên về trạng thái phát triển bình thường.
Theo hãng Kyodo của NB ngày 29/1, trong khi tham gia một chương trình của đài truyền hình, TTg/NB Abe đã đề nghị họp thượng đỉnh với TQ, cho rằng đây là điều cần làm để giải quyết những căng thẳng giữa đôi bên.
Hiện Bắc Kinh chưa lên tiếng về ý kiến này, dù lãnh đạo của TQ là ông Tập Cận Bình vẫn nói luôn đánh giá cao quan hệ với NB và hai quốc gia nên cùng nhau giải quyết những khó khăn đang có, gây ảnh hưởng xấu cho mối quan hệ song phương. Sau khi TTg/NB Abe gửi thư riêng cho TBT/TQ Tập Cận Bình tuần trước, dư luận hiện nay vẫn đang tò mò về nội dung bức thư này cũng như chờ đợi “dấu hiệu” phản ứng từ phía Tập Cận Bình. Tuy nhiên, trong cuộc họp của Bộ Chính trị ngày 28/1 ông Tập Cận Bình vẫn khẳng định rằng TQ không thay đổi lập trường trong vụ tranh chấp chủ quyền, nhắc lại quần đảo Điếu Ngư thuộc về Hoa Lục. Trước đó, ngày 22/1, TTg/NB Abe cũng bày tỏ duy trì quan hệ Trung - Nhật tốt phù hợp với lợi ích quốc gia của NB, mong hai bên triển khai đối thoại, tuy nhiên vẫn khẳng định Senkaku là lãnh thổ của NB, việc máy bay chiến đấu của NB có bay vào hay không là việc riêng của NB.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 29/1, sau cuộc họp của hội đồng chính phủ ở Tokyo, Chính phủ NB đã đề xuất cho năm tài khóa 2013 - 2014 một ngân sách chung lên đến 92,612 tỷ yên (khoảng hơn 1,000 tỷ USD). Trong ngân sách này, khoản chi tiêu cho quốc phòng sẽ tăng thêm 40 tỷ yên, tức tăng gần 1% so với ngân sách của tài khóa năm trước. Từ cuối tuần trước, ông BTQP/NB Itsunori Odonera đã nói rõ sẽ đề nghị tăng ngân sách quốc phòng để có thêm binh sĩ bảo vệ an ninh lãnh thổ ở vùng Tây Nam, là nơi có vùng đảo Senkaku mà Tokyo và Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền.
Dự kiến ngân sách nói trên đúng như cam kết của ông Abe được ông trình bày vào trong bài diễn văn về chương trình hành động của tân chính phủ, trong đó ông cam kết ưu tiên cho phục hồi kinh tế và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của NB trong tranh chấp với TQ. Dự kiến ngân sách trên còn phải được lưỡng viện quốc hội NB phê chuẩn.
Theo ghi nhận của các nhà quan sát, dù số tiền dành cho quốc phòng, tương đương với 480 triệu USD, chỉ tăng khoảng 0,8% mà thôi, nhưng đây là lần tăng ngân sách quốc phòng đầu tiên của NB trong 11 năm qua. Hãng tin AFP nhận định, số tiền tăng không đáng kể, nhưng đó là “một động thái mang tính biểu tượng” của tân chính phủ Shinzo Abe. Theo AFP, tân TTg Abe qua đó muốn thể hiện “quyết tâm mạnh mẽ” đối với các nước láng giềng và cũng để trấn an dư luận NB vốn đang lo ngại về tình trạng căng thẳng đang leo thang trong khu vực.
Ngày 29/1, NFN Lực lượng Tuần duyên NB cho biết, NB sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm bao gồm 600 quân và 12 chiếc tàu để kiểm soát và bảo vệ vùng quần đảo Senkaku; đội chiến hạm này sẽ bao gồm hai chiếc tàu sân bay trực thăng hiện hữu, cùng với 10 chiếc tàu trọng tải 1,000 tấn. Hạm đội này sẽ được hoàn chỉnh trong vòng ba năm. Bốn trong số mười chiếc tàu bổ sung đang được đóng với nguồn kinh phí được cấp cho Lực lượng Tuần duyên năm 2012, sáu chiếc còn lại sẽ do ngân sách bổ sung phê duyệt vào giữa tháng 1 vừa qua tài trợ.
Quyết định trên của NB được loan báo đúng vào lúc Bắc Kinh cũng cho biết kế hoạch đưa tàu tuần tra cực lớn của họ đến khu vực mà TQ đòi chủ quyền. Báo chí TQ cho biết, TQ đang đóng tàu Ngư chính 88, sẽ được phái đến tuần tra tại khu vực gần quần đảo Điếu Ngư. Đây là chiếc tàu tuần tra ngư trường đầu tiên của TQ thuộc loại 10,000 tấn, dài 156m, rộng 17,8m, cao 13,85m, đủ khả năng chịu một hành trình 12,000 hải lý với một lượng giãn nước lên đến 15,000 tấn.
NAM Á - NAM THÁI BÌNH DƯƠNG
+ Tác giả Steven Ratiner, cựu cố vấn của BT Tài chính chính quyền Obama có bài viết “Ấn Độ đang thua trong cuộc chạy đua với Trung Quốc” nội dung chính như sau:
Năm 2006, khi thăm TQ và ẤĐ lúc cuộc chạy đua kinh tế giữa hai nước đang diễn ra, người ta cá với nhau nước nào sẽ thắng. Nhiều người phương Tây nóng lòng mong nước dân chủ sẽ thắng nước độc tài về kinh tế. Giờ đây cuộc đua đã kết thúc. Bằng chứng không chỉ là những cột dữ liệu khô khan mà ở nhịp độ và tính nhạy bén của mỗi nước. Trong khi TQ muốn tiệt trừ cái quá khứ là nhà kiến trúc tương lai chỉ suy nghĩ một chiều, thì ẤĐ lại thận trọng gặm nhấm lịch sử phức tạp của mình. Đi thăm các trung tâm thành phố đông đúc của ẤĐ đem lại cảm giác bị bủa vây trước lối ăn mặc sặc sỡ với những điệu nhạc du dương - nền cho mọi kiểu buôn bán, từ cửa hàng nhỏ đến người đi bộ, kẻ ăn xin. Ấy là để thu hút du lịch, nhưng đó không phải là sự phát triển nhanh về kinh tế. Trái ngược với một TQ đơn điệu một gam mầu biết nắm bắt việc sản xuất quy mô lớn, ẤĐ hầu như là một quốc gia của các chủ tiệm hàng. ẤĐ đã đạt được những thành tựu đáng ghen tị về dịch vụ, như các trung tâm điện thoại lộng lẫy ở Bangalore và nhiều nơi khác. Nhưng trong thế giới chạy đua sản xuất, ẤĐ không có được thị phần của mình. Giờ đây, sau những năm phát triển nhảy vọt, thu nhập quốc nội theo đầu người của TQ đạt 9,146 USD gấp hơn 2 lần ẤĐ. Năm 2012 kinh tế TQ tăng trưởng 7,7% trong khi ẤĐ chỉ đạt 5,3%. Tỉ lệ đầu tư của TQ bằng 48% GDP, cao hơn ẤĐ. Với tỉ lệ đầu tư 36% của ẤĐ là lớn so với các nước Phương Tây, nhưng rất khó nhận thấy tác động của đầu tư này. Trong chuyến thăm ẤĐ gần đây, không thấy có chi phí gì nhiều cho khu Victoria Terminus vinh quang của Mumbai kể từ khi nó được xây dựng năm 1880. Một phần của tổ hợp tài chính Bandra Kurla đã xuống cấp nhiều, có thể do xây dựng với giá rẻ hoặc do bảo trì tồi, hoặc có thể cả hai. Nên khó có thể là người cạnh tranh quan trọng với Pudong lộng lẫy ở Thượng Hải. TQ có 16 hệ thống tầu điện ngầm, trong khi ẤĐ chỉ có 5. Trong khi TQ xây dựng đường cao tốc đến Tibet, thì lái xe ẤĐ vẫn phải vật lộn với những con đường đá chen chúc với các loại xe và xe súc vật kéo. Hệ thống đường tải điện ẤĐ phần lớn vẫn do nhà nước kiểm soát, đã xảy ra vụ mất điện tai hại mùa hè vừa qua làm hơn 600 triệu người bị mất điện. Năm 2010, Morgan Stanley dự báo ẤĐ sẽ phát triển nhanh hơn TQ vào giữa thập kỷ này. Điều này không xảy ra, kể cả khi ẤĐ có dân số tốt. Vì một là, nhiều thanh niên ẤĐ không có tay nghề và làm việc như người bán rong hoặc chơi không. Và nữa là, mặc dù tất cả những cải cách do ẤĐ đưa ra từ khi họ từ bỏ CNXH năm 1991, vẫn còn nhiều thứ cần được thay đổi. Cần phải giải quyết nạn tham nhũng, tính không hiệu quả, những tập quán hạn chế thương mại và luật lao động. Có thể là dân chủ, nhưng khả năng điều hành của ẤĐ bị làm hỏng bởi sự quan liêu đến nghẹt thở, sự khoanh tay của nhà nước trước những đặc quyền về thuế và quyền sở hữu làm cho những dự án phát triển quy mô kiểu TQ là không thể thực hiện được. Không thể hiện đại hóa những thành phố đông đặc dân cư một cách kinh khủng, nên dân ẤĐ vẫn là nông thôn nhiều hơn TQ, điều đó càng làm giảm sự phát triển.
Với nhiều người “TQ”, “tham nhũng” có thể gần đồng nghĩa, nhưng ẤĐ còn tệ hơn về tham nhũng theo chỉ số hàng năm của Cơ quan Minh bạch Quốc tế. Hệ thống tư pháp của ẤĐ, di sản của Anh, hoạt động đặc biệt chậm chạp. Việc trừng phạt không xét xử không xảy ra ở ẤĐ và hệ thống pháp luật ở ẤĐ minh bạch và làm việc theo pháp luật hơn ở TQ. Song qua vụ xử lý biểu tình phản đối những kẻ hiếp dâm tập thể một phụ nữ ẤĐ vừa qua, ứng phó ban đầu của chính phủ là hết sức vụng về. Cơ cấu xã hội cứng nhắc của ẤĐ đã hạn chế tính cơ động về kinh tế giữa các thế hệ nhưng lại khuyến khích chấp nhận chênh lệch giàu nghèo lớn. Ở Mumbai, nơi có hơn một nửa số dân sống trong những lều ổ chuột không có điện, nước sạch, Mukesh Ambani đã chi hơn 1 tỉ USD xây dựng nhà ở 27 tầng.
Tác giả nói ông không biện hộ cho chính phủ chuyên quyền, nhưng mọi người phải thừa nhận rằng thành công của những nước đang phát triển không phải chỉ là những cuộc bầu cử tự do. ẤĐ chắc là về nhì trong cuộc chạy đua trong thế giới đang phát triển. ẤĐ không đánh bại được TQ.
Tổng hợp
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...