01/02/2013
Tin tức Biển Đông ngày 30 và 31 tháng 1 trên báo chí trong và ngoài nước.
BIỂN ĐÔNG
+ RFA, VOA - 30/1: Trung Quốc tập trận ở Thái Bình Dương. Ngày 30/1, 3 chiếc tàu chiến của TQ đã ra khơi để tham dự cuộc tập trận ở Thái Bình Dương mà BQP/TQ tiết lộ là có nhiều mục đích khác nhau, từ tác chiến ngoài khơi cho tới kiểm soát, bảo vệ an toàn đường biển. BQP/TQ cũng cho biết, đội tàu của hạm đội Bắc Hải này sẽ thực hiện hơn 20 loại hoạt động thao dượt trong hải phận quốc tế ở Hoàng Hải, Biển Đông, Hoa Đông, Eo biển Miyako, Kênh Bashi và vùng biển ở mạn Đông Đài Loan.
Reuters trích thuật bản tin của Tân Hoa Xã nói rằng cuộc diễn tập mang tính chất thường lệ.
Thông tin về cuộc tập trận mới của TQ được đưa ra, chỉ 2 ngày sau khi Bắc Kinh thông báo sẽ bắn thử nghiệm hệ thống phòng phủ tên lửa có khá năng phá hủy tên lửa của các nước khác ngay trên không.
+ Tỉnh Hải Nam đẩy nhanh triển khai quy mô lớn nuôi lồng thủy sản biển sâu ở vùng biển thành phố Tam Sa. Ủy viên Chính hiệp tỉnh Hải Nam Đoàn Di cho rằng Nam Hải (Biển Đông) là bình phong và con đường thương mại quan trọng của TQ, đẩy nhanh khai thác tài nguyên Biển Đông, phát triển mạnh kinh tế Biển Đông sẽ nâng cao năng lực quản lý và khống chế tổng hợp đối với Biển Đông… TQ quyết định thành lập thành phố Tam Sa là cơ hội ngàn năm có một cho tỉnh Hải Nam tiến hành khai thác thực chất Biển Đông.
Ông Đoàn Di cho biết thời gian tới tỉnh Hải Nam sẽ triển khai quy mô lớn nuôi lồng hải sản ở vùng biển sâu ở thành phố Tam Sa, đây là giải pháp quan trọng để tỉnh Hải Nam ưu việt hóa cơ cấu kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển, xây dựng tỉnh Hải Nam trở thành tỉnh mạnh về biển. Mấy năm gần đây, tỉnh Hải Nam phát triển nhanh nuôi lồng hải sản. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện tỉnh Hải Nam có trên 4.400 lồng nuôi hải sản ở biển sâu, nhưng chủ yếu nuôi ở biển gần, nuôi ở vùng biển thuộc thành phố Tam Sa còn rất ít. Nguyên nhân là do: (i) vẫn tồn tại tranh chấp chủ quyền ở vùng biển thành phố Tam Sa, do xa bờ, giá thành cao; (ii) mỗi lồng nuôi hải sản biển sâu có giá thành tới gần 40 vạn NDT, ngư dân lực bất tòng tâm. Để thúc đẩy phát triển ngành nuôi hải sản ở vùng biển sâu thuộc thành phố Tam Sa, cần tăng cường sự hiện diện thực tế của ngư dân Hải Nam tại Biển Đông, nâng cao năng lực quản lý kiểm soát đối với Biển Đông, kiến nghị chính quyền tỉnh Hải Nam đưa ra chính sách ưu đãi cho ngư dân, trợ cấp cho mỗi lồng 4 hộ 30 vạn NDT để nuôi hải sản biển sâu ở vùng biển thành phố Tam Sa.
+ RFA, VOA - 30/1: Trung Quốc - Philippines - Biển Đông. Gần đây, 2 chiếc tàu hộ vệ thuộc biên chế hạm đội Nam Hải của TQ đã kéo ra vùng biển phía Tây bãi cạn Scarborough để tập trận, thực hiện các bài huấn luyện tác chiến tấn công, phòng thủ, đảm bảo liên lạc, chi viện hỗ trợ trong tác chiến trên biển. Hoạt động diễn tập này kéo dài liên tục 36 giờ theo thế 2 tàu “dựa lưng nhau” cùng tác chiến.
Bình luận về quan hệ TQ - PLP nói chung và quyết định kiện TQ ra Tòa án Quốc tế của PLP nói riêng, trong bài viết của mình đăng trên blog cá nhân gần đây, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia nhận định: Đây không chỉ là một hành động mang tính tượng trưng mà còn đưa TQ vào thế khó, bởi vì TQ cũng thách thức cả NB, sử dụng công ước liên hiệp quốc về luật biển đối với quần đảo Senkaku.
PLP đối mặt với ít nhất hai khó khăn nếu không có hành động. Thứ nhất, TQ đã gần như sát nhập khu vực bãi cạn Scarborough và các bãi đá khác ở Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của PLP. TQ cũng đã tuyên bố là nước này sẽ duy trì tàu hải giám của mình mãi mãi tại bãi cạn Scarborough. TQ đã đặt barrier ở lối vào bãi, ngăn chặn các ngư dân PLP vào đây. TQ thường xuyên đuổi các tàu của PLP khỏi khu vực xung quanh các bãi mà TQ đang chiếm bao gồm Mischief Reef, McKennan Reef, Gaven Reef, và Subi Reef. Nếu PLP không hành động có nghĩa là sự hiện diện của TQ là cố định. TQ sẽ được tự do chiếm đóng và xây dựng trên các bãi đá trong khu vực. Thứ hai là bởi vì tiến trình đi đến một bộ quy tắc về ứng xử trên Biển Đông của ASEAN đang bế tắc, sẽ không có một kiềm chế nào đối với TQ. Nếu PLP tiếp tục đàm phán song phương với TQ, thì TQ sẽ tiếp tục hành động một cách tồi tệ.
Các chuyên gia quốc tế cho rằng, vụ kiện sẽ được thụ lý bởi Tòa Trọng tài theo quy định của Công ước về luật biển 1982. TQ và PLP phải chọn 5 thành viên trọng tài cho tòa. Sau khi thủ tục này được hoàn tất, TQ phải có nghĩa vụ trả lời những gì mà PLP đã nêu trong đơn kiện.
Tuy nhiên, với tuyên bố năm 2006 của TQ, Tòa trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc phân định biển hay liên quan đến vùng nước lịch sử và danh nghĩa lịch sử. Với tuyên bố năm 2006, TQ cũng có thể từ chối tham gia vào các thủ tục tòa trọng tài.
Theo nhận xét của Giáo sư Carl Thayer, dù TQ có quyết định tham gia hay không thì tòa trọng tài cũng có thể thụ lý vụ kiện và nếu phán quyết của tòa có lợi cho PLP thì điều này sẽ có tác động lên cơ sở pháp lý về cái gọi là chủ quyền không tranh cãi của TQ trên hầu hết toàn bộ Biển Đông. Điều này sẽ có sức nặng quan trọng về mặt quy tắc và tinh thần trong cộng đồng quốc tế, và cung cấp cơ sở pháp lý cho bất cứ hành động pháp lý nào mà PLP có thể sẽ phải thực hiện sau này để bảo vệ chủ quyền của mình. Và bất cứ quyết định nào của Tòa làm yếu đòi hỏi của TQ với đường đứt khúc 9 đoạn thì cũng đều có lợi cho VN.
+ Nhân dân nhật báo ngày 30/1 trích lại mạng Thời báo tài chính của Anh ngày 28/1 tiêu đề “Lý Quang Diệu: Trung Quốc có khuynh hướng dùng ngoại giao giải quyết tranh chấp đảo”.
Bài báo nhìn nhận quan hệ TQ với các nước láng giềng liên hệ dưới hai góc độ, thương mại và tranh chấp biên giới lãnh thổ. Số liệu thương mại gần đây cho thấy, năm ngoái xuất khẩu của PLP sang TQ giảm 20%. Xuất khẩu của NB sang TQ giảm 16%. Tuy nhiên, các nước khác trong khu vực lại luôn duy trì tăng trưởng đối với TQ. Cùng với thái độ của PLP trong vấn đề quần đảo Trường Sa và NB trong vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku đã trở nên kiên quyết, TQ đang dùng ảnh hưởng kinh tế để phát tín hiệu cho những nước này.
Về việc lãnh đạo TQ có thật sự tính tới thay thế Mỹ trở thành lực lượng chủ đạo tại châu Á? Lý Quang Diệu cho rằng “tại sao lại không? Sự thức tỉnh của họ là một lực lượng không thể chống đỡ nổi”. Đối với một số quốc gia chuyển trọng tâm sang châu Á, Lý Quang Diệu kiến nghị cần xem xét tới các nước láng giềng của TQ. Các nước láng giềng của TQ đã ý thức được tính tiêu cực của việc phụ thuộc vào kinh tế của một nước kinh tế trỗi dậy: TQ có thể thông qua các phương thức từ chối những nước này làm ăn ở một thị trường tiêu dùng 1,3 tỷ người, từ đó tạo ra những chế tài kinh tế đối với họ.
Cùng với việc tranh chấp lãnh thổ chủ quyền tăng lên, Bắc Kinh liệu có dùng đến vũ lực để đề cao yêu cầu chủ quyền của mình không? theo quan điểm của Lý Quang Diệu, câu trả lời là phủ định, trừ phi bị nước khác kích động TQ. Ông Lý cho rằng “TQ hiểu rằng tăng trưởng của họ do xuất khẩu quyết định, bao gồm cả nhập khẩu năng lượng. TQ cũng cần tuyến đường hàng hải trên biển thông thoáng. Họ quyết tâm muốn tránh những sai lầm mà Đức và Nhật đã từng phạm phải”. Theo quan điểm của cựu TTg Singapore, việc TQ lựa chọn hành động quân sự để đối kháng với Mỹ là điều không thể, vì TQ hiểu rằng họ vẫn ở trong thế yếu về kỹ thuật và quân sự. Điều này có nghĩa là trong thời gian ngắn, về mặt chính sách đối ngoại, TQ sẽ có khuynh hướng sử dụng phương thức ngoại giao chứ không phải là vũ lực.
Theo quan điểm của Lý Quang Diệu, TQ đang thực hiện kế hoạch lâu dài được khởi động với tầm nhìn mạnh mẽ. TQ dự định trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Thực hiện thành công mục tiêu này không chỉ cần duy trì tăng trưởng kinh tế cao từng thực hiện trong quá khứ, mà các hành động còn phải rất cẩn thận để tránh hiểu lầm, như vấn đề tranh chấp các đảo dẫn tới xung đột quân sự, như vậy đều không có lợi cho các nước.
Tổng hợp.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...