Năm 2014 với vụ giàn khoan HD 981, thế giới quan ngại về khả năng xung đột có thể xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, phá vỡ thế ổn định nguyên trạng mong manh ở Biển Đông trong hơn một thập kỷ (tính từ ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC). Năm 2015 thế giới lo sợ về quy mô và tốc độ cải tạo các bãi cạn, biến chúng thành các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Năm 2014 là sự hoành hành của các vòi rồng trên những con thuyền bé nhỏ của Việt Nam. Năm 2015 là họng cát của tàu kéo và nạo vét của Trung Quốc phun vào môi trường biển, làm tổn hại các rạn san hô,môi trường sinh vật biển, đe dọa trực tiếp đếnlợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Cuộc đấu tranh trên Biển Đông đã có bước ngoặt mới, từ tranh chấp tài nguyên biển, quyền tự do hàng hải đến đấu tranh vì một môi trường biển trong lành. Xung đột lợi ích không chỉ còn giới hạn giữa các nước có tranh chấp trên Biển Đông mà giữa một bên là Trung Quốc và một bên là cả cộng đồng quốc tế. Đây là sự thay đổi nguyên trạng khu vực lớn nhất theo đúng nghĩa từ thay đổi tương quan lực lượng, ổn định khu vực tới thay đổi môi trường biển.

Ngày 9/4/2015, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố lý do đơn phương cải tạo bãi ngầm, xây dựng đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là để phục vụ nghiên cứu khoa học, quan sát khí tượng, bảo vệ môi trường và cung cấp dịch vụ nghề cá, cơ sở hỗ trợ điều hướng, trú ẩn, tìm kiếm và cứu hộ cũng như đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự. Các lý do trên chỉ nhằm che đậy mục đích cuối cùng là giành quyền kiểm soát và củng cố yêu sách đường 9 đoạn phi lý ở Biển Đông. Hoạt động này còn nhằm phá hoại các chứng cứ bãi ngầm trước Tòa trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc và ép buộc các nước chấp nhận “gác tranh chấp cùng khai thác”. Hoạt động này vi phạm Công ước Luật Biển 1982 và Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc về cách ứng xử ở Biển Đông 2002 (điểm 5: “Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự kiềm chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định, kiềm chế không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo hiện không có người sinh sống, trên các rặng đá ngầm, bãi cát ngầm, đảo nhỏ và những yếu tố khác và phải được xử lý những khác biệt của mình bằng phương pháp có tính xây dựng” và điểm 6 - “Trong khi chờ đợi một sự dàn xếp toàn diện và bền vững những tranh chấp, các bên liên quan có thể tìm kiếm hoặc tiến hành các hoạt động hợp tác. Những hoạt động này có thể bao gồm các điều sau đây:… Bảo vệ môi trường biển… Thể thức, quy mô và địa điểm, đặc biệt là sự hợp tác song phương và đa phương, cần phải được thỏa thuận bởi các bên có liên quan trước khi triển khai thực hiện trong thực tế”).

Các hoạt động lấn biển không phải mới trong thực tiễn quốc tế.Trong khu vực, Hồng Kông, Singapore, Malaysia đã từng cải tạo lấn biển bằng cát từ đất liền và nhập khẩu. Năm 2003 dự án lấn biển ở hai đầu eo biển Johor của Singapore đã phải đối mặt với cáo buộc của Malaysia trên cơ sở của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Dự án đã xâm phạm chủ quyền, làm tổn hại đến môi trường và đe dọa sinh kế của ngư dân. Khác với các nước lấn biển từ đất liền, công trình của Trung Quốc lấn biển cách đất liền Trung Quốc hàng ngàn km, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước khác và dựa trên cơ sở hút cát, san hô từ đáy biển và các thực thể nửa nổi nửa chìm để bồi đắp các bãi cạn đang chiếm đóng trái phép thành các đảo nhân tạo. Tranh chấp tài nguyên Biển Đông không chỉ còn giới hạn đối với dầu và cá mà đã chuyển sang cát và san hô. Các tàu cuốc, hút bùn chuyên dụng lớn nhất Châu Á như Tian Jing Hao, Nina Hai Tuo đã được sử dụng để cắt các mảng san hô. Các tàu này đưa máy ct có tc đ hút 4.500 mét khi một giờ, xuống đáy biển và bồi đắp đất thông qua một đường ống dẫn lên trên bờ hoặc thông qua sà lan phễu để xả đất ra biển. Hoạt động xây đắp này có lẽ đã bắt đầu vào tháng 5/2014 với sự đánh lạc hướng dư luận bằng hoạt động của giàn khoan HD 981. Tốc độ bồi đắp cực lớn. Chỉ riêng Bãi Chữ Thập, từ một hòn đá nhỏ cao khoảng 1 m, sau ba tháng Trung Quốc đã biến thành đảo nhân tạo với diện tích trên 2,65 km2, gấp 3 lần đảo Ba Bình (được coi là đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa). nh v tinh trong tháng 4/2015 cho thấy một đường băng cho máy bay quân sự với độ dài khoảng 3000m đang được hoàn thiện.Quy mô lấn biển chưa từng có này đã làm tn hi 300 ha rng san hô bin, gây tn tht ban đu hơn 100 triu USD mỗi năm cho các nước xung quanh Biển Đông. Còn những tổn thất không thể tính bằng tiền và không thể khôi phục khi biết rằng các rạn san hô ở Biển Đông đã hình thành từ ngàn triệu năm nay và là môi trường sống cho các tài nguyên sinh vật khác ở Biển Đông.

Hoạt động lấn biển của Trung Quốc đã vi phạm các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển. Các điều 123, 192-196, 207-298 của Công ước Luật Biển 1982 đã quy định rõ các quốc gia không làm gì tổn hại môi trường, có nghĩa vụ ngăn chặn, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ bất kỳ nguồn nào. Các hoạt động này cũng vi phạm Công ước về đa dạng sinh học 1992, Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp CITES cũng như các Nghị quyết của các Hội nghị môi trường thế giới.

Tiếp sau các phản đối của Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 5/3/2015, của Bộ Ngoại giao Philippines ngày 13/4/2015, của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 10/4/2015 về việc Washington đang lo ngại Trung Quốc sử dụng "quy mô và cơ bắp hơn hẳn" của mình để bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn xung quanh Biển Đông, ngày 15/4/2015 các nước G7 lên tiếng. Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao G7 về an ninh biển nêu rõ: “Chúng tôi cam kết duy trì một trật tự hàng hải dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt như được phản ánh trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Chúng tôi tiếp tục quan sát tình hình ở Biển Hoa Đông và Biển Đông và quan tâm tới bất kỳ hành động đơn phương, chẳng hạn như cải tạo đất có quy mô lớn, làm thay đổi nguyên trạng và tăng căng thẳng. Chúng tôi cực lực phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ và yêu sách biển thông qua việc sử dụng các đe dọa, ép buộc hoặc vũ lực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước tuân thủ quản lý hoặc giải quyết hòa bình các tranh chấp biển phù hợp luật pháp quốc tế, bao gồm cả thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp pháp lý quốc tế được quốc tế công nhận, và thực hiện đầy đủ mọi quyết định bắt buộc của các tòa án và trọng tài có liên quan. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của quốc gia ven biển kiềm chế các hành động đơn phương gây ra sự thay đổi về thể chất lâu dài đến môi trường biển trong khi chờ đợi phân định cuối cùng”.

Đây là lần đầu tiên các nước G7 (Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh, Mỹ và đại diện Cộng đồng châu Âu) ra một tuyên bố chung như vậy. Đây cũng đồng thời là tuyên bố của nhóm chủ chốt các cường quốc hải quân của thế giới. Các nước Nhật, Hàn, Nga, Ấn Độ cũng đã có những phát biểu quan ngại. Thế giới không thể khoanh tay. Câu châm ngôn “Nếu hôm nay bắn vào thiên nhiên bằng súng lục thì ngày mai thiên nhiên sẽ trả lời bằng đại bác” vẫn luôn hiện hữu.

Nguyễn Hồng Thao (Đại học Quốc gia Hà Nội)