15/01/2014
Gần đây, dư âm về việc Trung Quốc thiết lập khu vực nhận dạng phòng không Đông Hải còn chưa dứt, làn sóng suy đoán về khu vực nhận dạng phòng không Biển Đông lại dậy lên.
Một số báo chí nước ngoài cho rằng Trung Quốc không lâu nữa sẽ lập khu vực nhận dạng phòng không mới, dường như việc này đã là chuyện tuần tự mà tiến, đạn đã lên nòng. Tuy nhiên, việc lập ra khu vực nhận dạng phòng không không thể làm qua loa, càng không thể giải quyết trong chốc lát. Việc thổi phồng chuyện không có căn cứ, gây ra bầu không khí căng thẳng ở Biển Đông.
Về việc thiết lập khu vực nhận dạng phòng không, Trung Quốc không phải là nước đầu tiên thiết lập, đây cũng không phải là “đặc quyền” của quốc gia nào đó. Hành động của Trung Quốc ở Đông Hải là hành động bắt buộc mà một nước lớn ngày càng mạnh lên nên có, nói thẳng thắn hơn, đó là kết quả của sự khiêu khích tùy tiện của Nhật Bản do việc thế lực cánh tả ngày càng hung hăng và chính sách đối ngoại cứng rắn hơn. Đặc biệt, các chính khách cánh tả Nhật Bản trước đó đã lên giọng bắn rơi máy bay không người lái của Trung Quốc bay qua bầu trời khu vực tranh chấp Đông Hải. Về mặt nào đó, việc đụng độ xoay quanh khu vực nhận dạng phòng không Đông Hải là khúc nhạc đệm của việc va chạm và điều chỉnh phù hợp về mặt lợi ích chiến lược giữa Trung - Nhật, Trung - Mỹ, hình tượng “không gây chuyện, không sợ có chuyện” trên phương diện bảo vệ chủ quyền biển của Trung Quốc cũng biểu hiện rõ ràng hơn, việc “đáp trả, bảo vệ chủ quyền” trước Nhật Bản chính là một trong những sự thể hiện rõ ràng.
Vấn đề Trung Quốc gặp ở Biển Đông và Đông Hải có chỗ tương đồng, nhưng cũng tồn tại sự khác biệt rõ rệt.
Vấn đề Biển Đông liên quan đến 5 quốc gia chủ quyền khác, số lượng đảo, đá tranh chấp nhiều và sự rộng lớn của diện tích mặt biển đứng hàng đầu thế giới, tình trạng phức tạp khó giải quyết của nó vượt xa vấn đề Đông Hải và đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc chưa xác định rõ địa vị pháp lý của “đường 9 đoạn”, cũng chưa công bố đường cơ sở lãnh hải của quần đảo Trường Sa, mà việc thiết lập khu vực nhận dạng phòng không Biển Đông liên quan đến việc chuẩn bị về pháp lý và kỹ thuật liên quan, điều này có nghĩa khu vực nhận dạng phòng không ở Biển Đông phức tạp hơn nhiều khu vực nhận dạng phòng không Đông Hải. Cho dù loại bỏ các chướng ngại liên quan cũng không có nghĩa Trung Quốc nhất định phải làm như vậy ở Biển Đông việc có điều kiện thiết lập hay không là một chuyện, cần thiết lập hay không lại là chuyện khác.
Ở Biển Đông, Trung Quốc có ý đồ chiến lược mang ý nghĩa toàn cục hơn nhiều so với việc thiết lập khu vực nhận dạng phòng không, từ việc thúc đẩy kết nối giao thông trên biển đến xây dựng con đường tơ lụa trên biển, lại đến việc tạo ra bản nâng cấp khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN, cùng nhau tạo ra “10 năm kim cương” về phát triển trong tương lai. Được coi là nước lớn “sẽ mạnh nhưng hiện tại chưa mạnh”, hơn bất cứ lúc nào Trung Quốc đều phải cần lập kế hoạch chu đáo rồi mới hành động.
Gần đây đối với những tạp âm về khu vực nhận dạng phòng không Biển Đông, thực chất là mong muốn sự “ấm ức” trong các quốc gia ASEAN, tạo ra cái cớ mới về cái gọi là “thuyết về sự uy hiếp của Trung Quốc”, âm mưu làm cho Trung Quốc rơi vào vòng xoáy dư luận lớn hơn và sự bị động về chiến lược tiềm tàng. Đối với việc hùa theo lợi ích của Mỹ, Nhật, việc Trung Quốc không “phối hợp” chính là sự đáp trả thông minh nhất.
Giống như việc “thử” của Trung Quốc ở Đông Hải, việc thiết lập khu vực nhận dạng phòng không Biển Đông cũng là quyền lợi của Trung Quốc. Còn việc thực hiện quyền lợi này vào lúc nào và như thế nào, lãnh đạo cấp cao tự có suy tính chiến lược lâu dài và trù tính chung quyết đoán, tất nhiên sẽ coi việc bảo vệ an ninh quốc gia và tối đa hóa lợi ích phát triển có ý nghĩa quan trọng. Nếu sau này Mỹ chủ đạo, Nhật phối hợp chặt chẽ, tiếp tục có các hành động uy hiếp an ninh quốc gia Trung Quốc nghiêm trọng hơn như trinh sát tầm gần ở Biển Đông, khi đó Trung Quốc có thể sẽ vì bị bức bách mà đáp trả, thiết lập khu vực nhận dạng phòng không Biển Đông, việc này không phải là ý muốn của Trung Quốc. Mỹ, Nhật đến lúc đó có lẽ không cần ngạc nhiên.
Bài viết của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải đăng trên Thời báo Hoàn cầu - 3/1.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...