21/06/2013
Tạp chí "Bình luận Quân sự Hán Hòa" số tháng 6 xuất bản ở Hồng Công đăng bài của Tổng biên tập Bình Khả Phu cho biết hải quân Trung Quốc đã chính thức khởi công xây dựng căn cứ tàu sân bay ở đảo Hải Nam.
Đây là căn cứ tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc bên cạnh căn cứ tàu sân bay ở Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông. Theo tạp chí "The Mirror" của Hồng Công, căn cứ tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc ở cảng Du Lâm thuộc thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, phía Đông giáp với căn cứ hải quân Vịnh Á Long. Tạp chí này cho biết nếu tính từ Bắc tới Nam, từ trong ra ngoài, cảng Du Lâm có thể chia thành ba khu cảng: bên trong, ở giữa và phía ngoài, giống như chiếc hồ lô, ở giữa thắt lại, hình thành ba khu vịnh sử dụng làm cảng độc lập, sát cạnh nhau. Mỗi khu vịnh đều được bao quanh bởi đồi núi, cho nên tàu đỗ trong vịnh không bị gió bão, sóng biển tấn công.
Cảng bên trong của cảng Du Lâm chủ yếu sử dụng cho mục đích dân dụng, trên thực tế là cửa của một con sông bắt nguồn từ núi cao, có nước sông bổ sung cho lúc thủy triều rút, nên mực nước tương đối ổn định. Cảng ở giữa thường được gọi là cảng Du Lâm, là quân cảng được phát triển với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô trước đây, có thể đỗ được mấy chục chiếc tàu cỡ lớn và cỡ vừa. Cảng phía ngoài có diện tích lớn nhất. Nhằm xây dựng căn cứ tàu sân bay tại đây, Trung Quốc đã xây dựng ở cảng phía ngoài một số con đê chắn sóng biển, quây thành một vùng có diện tích lớn gấp 7-8 lần so với quân cảng Du Lâm.
Một cầu tàu sân bay lớn đang được xây dựng ở bờ Đông của cảng phía ngoài, có hình dạng, chiều dài và kiến trúc giống với cầu tàu sân bay ở căn cứ tàu sân bay tại Cổ Trấn, Thanh Đảo, Sơn Đông. Điều này cho thấy cả hai căn cứ này đều có thể đỗ được 2 chiếc tàu sân bay cỡ lớn với tải trọng khoảng 100.000 tấn. Phía Đông cảng Du Lâm là căn cứ hải quân tổng hợp Vịnh Á Long. Đây là bến đỗ của những chiếc tàu chiến lớp Aegis hiện đại nhất cũng như tàu đổ bộ tải trọng 20.000 tấn loại tiên tiến nhất và tàu ngầm hạt nhân chiến lược, tàu ngầm hạt nhân kiểu tấn công của hải quân Trung Quốc.
Quân cảng Du Lâm, căn cứ tàu sân bay Du Lâm và căn cứ hải quân Vịnh Á Long hợp thành căn cứ hải quân Tam Á. Hiện nay, căn cứ hải quân Tam Á là căn cứ chiến lược lớn nhất của hải quân Trung Quốc. Trong vòng bán kính khoảng 50 km từ căn cứ này có rất nhiều sân bay như sân bay Tam Á, sân bay quân dụng Lăng Thủy và sân bay hải quân phục vụ máy bay đi kèm tàu sân bay trong tương lai… Hàng năm, mỗi khi tham dự Diễn đàn Bác Ngao, nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc đều đến thị sát căn cứ hải quân Tam Á. Điều đó đủ cho thấy tầm quan trọng của căn cứ này. Vậy căn cứ hải quân Tam Á có những ưu thế lớn gì?
Theo tạp chí "The Mirror", thứ nhất căn cứ hải quân Tam Á nằm ở cực Nam của Trung Quốc Đại lục, từ đây có thể đưa ra phản ứng nhanh chóng đối với các vụ việc xảy ra ở Biển Đông, eo biển Malắcca và Ấn Độ Dương. Cho nên, căn cứ này có ưu thế bố trí tiền tuyến phục vụ hành động phản ứng nhanh. Thứ hai, Trung Quốc bỏ xa các nước xung quanh Biển Đông về quân lực và quốc lực. Trong tương lai, ưu thế này của Trung Quốc sẽ càng lớn. So với căn cứ hải quân Thanh Đảo phải đối mặt trực tiếp với các cường quốc quân sự như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, căn cứ hải quân Tam Á rõ ràng có ưu thế về sự an toàn. Thứ ba, eo biển Đài Loan nằm giữa căn cứ hải quân Tam Á và căn cứ hải quân Thanh Đảo. Do đó, căn cứ hải quân Tam Á còn có ưu thế về địa lý, nằm ở nơi yếu địa, tạo thành “gọng kìm Nam-Bắc” và thế “trên hô dưới ứng” đối với eo biển Đài Loan, đặt vùng biển Đài Loan vào tầm kiểm soát nghiêm ngặt của hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, vùng biển Đài Loan và Biển Đông là tuyến vận tải trên biển quốc tế quan trọng nhất, cho nên, căn cứ này còn có ưu thế về cự ly trong việc kiểm soát hai tuyến hàng hải này.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, lợi ích quốc gia của Trung Quốc cũng được kéo dài và vươn khắp. Là tuyến vận tải kinh tế thương mại quan trọng đối với Trung Quốc, trong tương lai, Biển Đông và Ấn Độ Dương tiếp tục đóng vai trò tuyến đường chiến lược trọng yếu của Trung Quốc. Nhiệm vụ bảo vệ tuyến vận tải liên quan tới vận mệnh quốc gia này chủ yếu là do căn cứ hải quân Tam Á đảm nhiệm. Đây cũng là nhiệm vụ chiến lược trọng yếu của căn cứ này. Vì thế, dù ở Bắc Kinh, cách xa Tam Á, nhưng nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc vẫn luôn quan tâm chú ý tới việc xây dựng căn cứ hải quân Tam Á.
Lê Sơn (gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...