09/01/2010
{jcomments off} Đối thoại với lãnh đạo TP.HCM ngày 8/1, các sinh viên dự Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam TP đề nghị TP cho biết quan điểm cũng như có chủ trương để sinh viên đóng góp sức trẻ và trí tuệ của mình giữ gìn biên giới, hải đảo của Tổ quốc.{jcomments on}
Trả lời các sinh viên, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua khẳng định: “Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bảo vệ chủ quyền đất nước là nghĩa vụ của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc phải đi đôi với giữ gìn ổn định mọi mặt từ chính trị, ngoại giao, kinh tế đến an sinh xã hội nhằm đảm bảo cho được sự phát triển của đất nước". "Chúng ta cần nhận thức rõ điều đó và thực hiện nó bằng sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Hơn ai hết và hơn lúc nào hết, tôi nghĩ đây chính là lúc các bạn trẻ thể hiện bản lĩnh và trí tuệ của chính mình...".
Sinh viên Nguyễn Đức Hoàng: "Tôi thấy trong các cơ quan nhà nước còn thiếu một điều, đó là chưa tạo được điều kiện để những người trẻ được đóng góp hết mình". Ảnh: Đ.Q |
Khá nhiều vấn đề liên quan đến chính sách thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan nhà nước tại TP.HCM cũng đã được sinh viên đặt ra cho lãnh đạo TP tại cuộc đối thoại.
Không có chuyện bạc đãi nhân tài
Dẫn chứng từ hàng loạt bài báo phản ánh tình trạng bạc đãi nhân tài ở một số địa phương trong cả nước, sinh viên Phạm Văn Linh (ĐH Công nghệ Sài Gòn) thắc mắc: “Không trọng dụng nhân tài đã xảy ra tại một số tỉnh thành, vậy có tình trạng ấy ở TP.HCM không? TP đã có chính sách cụ thể nào để thu hút nhân tài, đặc biệt là thu hút nguồn nhân lực trình độ đại học về làm việc tại các huyện ngoại thành?”.
Tương tự, sinh viên Nguyễn Đức Hoàng (ĐH Ngoại thương cơ sở 2) cho rằng, tất cả những người trẻ đều mang trong mình niềm tự hào dân tộc và họ rất tự hào khi được đóng góp vào sự phát triển của TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung.
“Nhưng các cơ quan nhà nước tại TP chưa tạo điều kiện cho những người trẻ được đóng góp hết mình, được thể hiện hết khả năng chuyên môn của họ”, bạn Hoàng băn khoăn.
Khẳng định tại TP.HCM không có chuyện bạc đãi nhân tài, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua khẳng định: “Việc tuyển dụng công chức tại TP hoàn toàn công khai, từ yêu cầu công việc đến điều kiện về trình độ chuyên môn, quy trình tuyển chọn v.v... Tuy nhiên, cũng phải nói rõ: nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các cơ quan nhà nước tại TP hiện nay chỉ có hạn”.
Trên thực tế, nhiều sở ngành tại TP (như Sở Tư pháp) đã rất nhiều lần ra thông báo tuyển dụng công chức mà không hề yêu cầu "hộ khẩu tại chỗ" song vẫn không tuyển đủ nhân sự cần thiết. Lý do của việc này, theo các vị lãnh đạo sở ngành, là do thu nhập từ công việc không đáp ứng được nhu cầu của các trí thức trẻ. |
Cũng theo ông Đua, không thể tránh được những tồn tại, bất cập nhất định trong chế độ chính sách nhưng môi trường lao động, chế độ lương bổng, chính sách xã hội dành cho người lao động trong cơ quan nhà nước nói chung và tại TP nói riêng đã có những cải thiện rất đáng kể.
Tuy nhiên, ông Đua cũng nhấn mạnh để đáp ứng được nhu cầu phát triển của TP, những đòi hỏi cao trong công tác quản lý cũng tạo ra sức ép không hề nhỏ đối với cán bộ, công chức. Vì thế, cũng sẽ khó tránh khỏi "sự so sánh" giữa quyền lợi và trách nhiệm trong một bộ phận các trí thức trẻ.
TP.HCM không phải nơi duy nhất để cống hiến
“Nhưng tôi muốn các bạn chia sẻ với tôi một cách nhìn khác".
Cách nhìn khác đó, theo người cựu Bí thư Thành Đoàn TP.HCM Nguyễn Văn Đua: "Rất nhiều nơi trên đất nước ta đang cần sự chung tay góp sức của đội ngũ trí thức trẻ như các bạn. Nhiều vùng quê còn đang rất thiếu nguồn trí thức được đào tạo có hệ thống. Vậy tại sao các bạn không suy nghĩ theo tinh thần "lên rừng, xuống biển", mang trí tuệ của mình xây dựng những vùng đất ấy? Theo tôi, các bạn cũng nên thử sức mình ở những nơi khó khăn, gian khổ đó chứ đừng nghĩ rằng chỉ có TP.HCM mới là nơi có điều kiện để cống hiến”
Ông Đua cũng bác bỏ những ý kiến cho rằng TP "làm khó các nhân tài" vì muốn "hạn chế gia tăng dân số".
“Việc nhập hộ khẩu vào TP theo các quy định hiện hành không có gì khó khăn nên vấn đề không phải nằm ở đó”, ông Đua nói.
Theo ông, không ít sinh viên theo học tại TP.HCM là người từ các tỉnh, thành phố khác đến. Việc trở về quê hương làm việc vừa giúp giải quyết việc làm ngay cho chính sinh viên khi ra trường, vừa là cách cống hiến thiết thực nhất cho đất nước.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...