Vào tháng 4 năm 2012, gần một bãi cạn khi đó tương đối ít người biết đến ở ngoài khơi đảo Luzon lớn nhất của Philippines, hải quân nước này đã bắt giữ một số tàu cá của Trung Quốc. Người ta không thể lường trước vụ việc tại bãi cạn Scarborough sẽ bùng phát thành một cuộc đối đầu lớn giữa Philippines và Trung Quốc nhiều tháng sau đó, cuối cùng châm ngòi cho giai đoạn căng thẳng và những toan tính địa chính trị hiện nay ở Biển Đông.

….

Phản ứng của các nước khu vực

Phản ứng chung của các nước Đông Nam Á với phán quyết chủ yếu là im lặng và phù hợp với chính sách tuyên bố gần đây của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Philippines đã ra một tuyên bố vào ngày 12 tháng 7 hoan nghênh quán quyếtkêu gọi “tất cả các bên liên quan hành động kiềm chế và bình tĩnh...Philippines cam kết tôn trọng phán quyết trọng đại này và nó góp phần quan trọng vào những nỗ lực giải quyết các tranh chấp hiện nay ở Biển Đông”.

Phản ứng của Việt Nam hôm 12 tháng 7 là hoan nghênh phán quyết nhưng trì hoãn đưa ra tuyên bố về nội dung của phán quyết. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, bao gồm các quy trình ngoại giaopháp lý.”

Ngược lại với Philippines và Việt Nam, tuyên bố của Malaysia và Indonesia dường như nhắc lại nội dung cơ bản được nêu trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 “kiềm chế tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. “

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Malaysia ngày 13 tháng 7 chỉ đơn thuần ghi nhận tòa trọng tài đã ra một phán quyếtkhẳng định Malaysia tin tưởng:

“...Tất cả các bên liên quan có thể giải quyết hòa bình tranh chấp bằng việc thực sự tôn trọng quá trình ngoại giao và pháp lý, luật pháp quốc tế liên quan và UNCLOS 1982. Malaysia tin rằng điều quan trọng là cần duy trì hòa bình và ổn định thông qua việc kiềm chế các hoạt động có thể làm phức tạp tranh chấp hoặc leo thang căng thẳng, tránh hăm dọa hoặc sử dụng vũ lực ở Biển Đông.

Indonesia có hai tuyên bố. Tuyên bố thứ nhất được đưa ra vào ngày 12 tháng 7 trước khi tòa ra phán quyết. Đây là tuyên bố với hai câu ngắn gọn kêu gọi “tất cả các bên kiềm chế và tránh các hành động có thể làm leo thang căng thẳng. Indonesia thúc giục các bên cùng duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.” Tuyên bố thứ hai của Indonesia, công bố sau khi phán quyết được đưa ra, không đề cập đến vụ kiện. Tuyên bố gồm bốn điểm ngắn gọn.

Indonesia kêu gọi tất cả các bên (1) “tự kiềm chế và tránh các hành động có thể làm leo thang căng thẳng, đặc biệt bảo vệ khu vực Đông Nam Á khỏi các hoạt động quân sự có thể đe dọa tới hòa bình và ổn định, và tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS;(2) hành động phù hợp với các nguyên tắc phổ quát đã được thừa nhận rộng rãi; (3) cam kết tiếp tục thúc đẩy việc thành lập một khu vực hòa bình, tự do và trung lập ở Đông Nam Á và củng cố Cộng đồng An ninh và Chính trị ASEAN”; và (4) “tiếp tục đàm phán hòa bình để giải quyết các tranh chấp chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thái Lan không đề cập đến tòa trọng tài hoặc phát quyết của tòa. Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của “khôi phục lòng tin và sự tin cậy giữa các nước trong khu vực (nguyên văn).” Tuyên bố sau đó nhắc lại nội dung cơ bản của ASEAN về thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC và “nhu cầu các bên cần nhanh chóng hợp tác để sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).” Tuy nhiên, tuyên bố kết thúc với một thay đổi mới, kêu gọi đưa Biển Đông trở thành một vùng biển Hòa bình, n định và Phát triển Bền vững.”

Trong số năm thành viên khác của ASEAN, chỉ có Myanmar và Singapore đã ra tuyên bố trong khi Brunei, Campuchia, và Lào vẫn im lặng.

Tuyên bố của Myanmar ghi nhận phán quyết của tòa Myanmar đang nghiên cứu các tác động của pháp quyếthệ quả có thể của phán quyết trong và ngoài khu vực.” Tuyên bố trên kêu gọi “giải quyết hòa bình các tranh chấp thông qua hiệp thương và tham vấn hữu nghị, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982. Tuyên bố này cũng kêu gọi các bên kiềm chế, thực hiện hiệu quả DOC, và sớm hoàn tất COC.

Bộ Ngoại giao Singapore cũng ra một tuyên bố bốn điểm và khẳng định nước này đang nghiên cứu Phán quyếttác động của nó đối với Singapore và khu vực rộng hơn.” Tuyên tái khẳng định Singapore ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS. Điểm thứ ba của tuyên bố nhấn mạnh Singapore trân trọng mối quan hệ với tất cả các bên “song phương và trong khuôn khổ ASEAN”, thúc giục các bên “tôn trọng đầy đủ quá trình ngoại giaopháp lý, tự kiềm chế và tránh các hành động có thể gây căng thẳng khu vực.” Cuối cùng, tuyên bố kêu gọi thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, sớm tiến tới COC.

Phản ứng của Cộng đồng Quốc tế

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 12 tháng 7 ra tuyên bố vào cho biết đang nghiên cứu phán quyết (của tòa trọng tài) và [đã] không đưa ra bình luận về giá trị của vụ kiện.” Tuyên bố này lưu ý năm nguyên tắc quan trọng cần được nhắc lại.

….

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Đinh Anh (dịch)

Tác giả Carl Thayer là Giáo sư Danh dự tại Đại học New South Wales, đồng thời là Giám đốc Hãng Tư vấn Thayer Consultancy. Bài viết được đăng trên “The Diplomat”.

Bài dịch thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.