US_Navy_project_superlaser.jpg

Vượt qua ranh giới 12 hải lý: Chuyển từ biện pháp giảm rủi ro sang kiềm tỏa

Vài ngày sau, một cuộc đối đầu giữa quân đội hai nước đã diễn ra. Hải quân của Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAN) đã phát đi các cảnh báo khi một máy bay do thám trên biển P-8 Poseidon của Mỹ bay qua các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang kiểm soát. Vẫn chưa rõ liệu đây có trở thành một hình thức được duy trì liên tục hay không. Điều đặc biệt đáng chú ý là liệu các tàu chiến của Hải quân Mỹ có vượt qua ranh giới 12 hải lý hay không. Một tàu chiến tuần tra gần các đảo nhân tạo phát đi một tín hiệu mạnh mẽ và cũng là một mối đe dọa thực tế hơn, ít nhất là trong mắt của công chúng, so với một máy bay trinh sát hoặc chống ngầm bay ở độ cao 15.000 feet. Dù kết quả là thế nào chăng nữa, đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng Carter cho thấy rằng quân đội Mỹ đang xem xét một sự thay đổi quan trọng trong chiến lược thỏa hiệp về Biển Đông của mình, chuyển từ giảm bớt phí tổn sang viện đến việc bị kiềm chế ở trong nước.

Nhà khoa học chính trị người Mỹ James D.Fearon đã nghiên cứu hai chiến lược giảm rủi ro và kiềm tỏa, đóng vai trò tăng cường sức nặng của lời đe dọa. Chiến lược thứ nhất, giảm thiểu rủi ro, liên quan đến các hành động như huy động quân đội mà được dự đoán sẽ rất tốn kém về mặt tài chính. Mỹ đã dựa vào chiến lược này trong những năm gần đây, đầu tư nhiều hơn vào quân sự và ngoại giao để đánh bại Bắc Kinh. Chiến lược thứ hai, liên quan đến việc kiềm tỏa, tạo dư luận trong nước về những tổn thất sẽ phải gánh chịu sau đó nếu họ không thực hiện đến cùng một cam kết. Nếu Washington công khai cam kết triển khai các tàu của hải quân vượt qua ranh giới 12 hải lý, việc không thể thực hiện một hành động như vậy sẽ tạo ra những tổn thất chính trị ở trong nước. Ông Fearon lập luận rằng chiến lược kiềm tỏa nhìn chung tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà hoạch định. Đồng thời, hành động này cũng làm gia tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh.

Với một chính sách mới của Mỹ ở Biển Đông dựa trên chiến lược kiềm tảo và khả năng các tàu của Mỹ thường xuyên vượt qua ranh giới 12 hải lý, một câu hỏi quan trọng đặt ra là: Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào?

Đánh giá phản ứng của Trung Quốc: Chủ nghĩa dân tộc, cuộc chơi “thi gan” và mô phỏng xung đột

Để dự đoán khả năng xảy ra xung đột Trung-Mỹ, chúng ta cần xem xét một số nhân tố – tình hình chính trị trong nước, ngoại giao và chiến lược, cũng như đánh giá quân sự. Rất khó để xác định một cách chính xác các nhân tố này sẽ tác động đến nhau như thế nào. Nhìn chung, Fearon dường như đã đúng khi đánh giá rằng chiến lược kiềm tỏa sẽ làm gia tăng khả năng xảy ra chiến tranh.

Chính trị trong nước: “Tập hợp dưới cờ”?

Có nhiều vấn đề mà người ta có thể đề cập đến khi xem xét tình hình chính trị trong nước của Trung Quốc. Một nhân tố đang được thảo luận rộng rãi đó là: chủ nghĩa dân tộc. Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với chính sách an ninh của Bắc Kinh, cũng như những tác động qua lại giữa đảng-nhà nước và quần chúng thường được đúc kết thành một lập luận bị đơn giản quá mức. Lập luận này cho rằng sự thao túng của đảng-nhà nước thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc trong dân chúng dẫn đến chính sách đối ngoại hiếu chiến. Thực tế còn phức tạp hơn nhiều.

Các học giả Úc đã tiến hành một khảo sát vào năm 2014 về quan điểm dư luận Trung Quốc đối với biển Hoa Đông và Biển Đông. Họ thấy rằng “công chúng Trung Quốc dường như ít hiếu chiến đối với các tranh chấp này hơn người ta vẫn tưởng. Chỉ có hai chính sách không nhận được sự tán thành của đa số, một là chính sách tạm gác tranh chấp, chính sách còn lại là điều động quân đội”. Điều đáng chú ý là có ít người Trung Quốc ủng hộ việc sử dụng sức mạnh quân sự, trong khi đa số ủng hộ sự thỏa hiệp và sử dụng Tòa trọng tài của Liên Hợp Quốc trong các tranh chấp trên bộ và trên biển. Theo quan điểm về xử lý khủng hoảng, đây đều là những tín hiệu tích cực. Các nhà hoạch định quân sự của Mỹ có thể vui mừng khi thấy rằng dư luận đang ngăn chặn sự quyết đoán tiềm tàng của Bắc Kinh. Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ câu chuyện.

Đặt cuộc khảo sát này trong bối cảnh mối quan hệ của đảng-nhà nước với dư luận, chúng ta cần phải xem xét hai vấn đề khác. Thứ nhất, nghiên cứu này đã được tiến hành trong khoảng thời gian khi Trung Quốc là bên thách thức chủ yếu tính nguyên trạng ở Biển Đông. Có nhiều cách thức khác nhau khái niệm hóa và bối cảnh hóa nguyên trạng là gì. Tuy nhiên, gần như không thể nghi ngờ rằng sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc đã thách thức các quy tắc của cuộc chơi hay sự hiểu biết của các bên khác về những quy tắc này. Tuy nhiên, một sự khác biệt mang tính quyết định hiện nay là nguyên trạng sẽ tiếp tục bị Mỹ thách thức nếu quân đội của nước này xâm nhập ranh giới 12 hải lý. Do đó, không phải là nói quá khi cho rằng người dân sẽ đồng tình hơn với những sự lựa chọn quyết đoán của Trung Quốc nếu nghiên cứu này được tiến hành lại.

Thứ hai, một trong những phát hiện quan trọng khác của nghiên cứu này là truyền hình vẫn là phương tiện có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc. Như tác giả diễn giải một cách khá hợp lý: “Do truyền hình tiếp tục là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng bị kiểm soát chặt chẽ nhất ở Trung Quốc, điều này cho thấy rằng đảng-nhà nước vẫn duy trì những phương tiện quan trọng để định hình dư luận về các vấn đề đối ngoại, ngay cả trong thời đại Internet”. Một hiệu ứng “tập hợp dưới cờ” không phải là không thể có ngay cả nếu công chúng được dự đoán có chiều hướng chống chiến tranh. Điều này sẽ đặc biệt đúng nếu thông điệp mà đảng-nhà nước truyền tải minh họa những sự vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Nếu chúng ta nhìn vào chủ nghĩa dân tộc và mối quan hệ giữa đảng-nhà nước và quần chúng, khả năng xung đột dường như sẽ vẫn cao chừng nào mà đảng-nhà nước vững vàng đương đầu với lập trường quân sự mới đầy khiêu khích của Mỹ ở Biển Đông.

Những cân nhắc ngoại giao và chiến lược: Nhiều “trò thi gan”

Trung Quốc đang chơi nhiều “trò thi gan”. Trong một “trò thi gan” gồm hai bên tham gia, một vũ đài, chẳng hạn như vách đá tài chính tại Đồi Capitol của Mỹ, một trạng thái cân bằng được thực hiện khi một bên chơi lùi lại. Trò thi gan có hai trạng thái cân bằng, theo đó một trong hai bên phải “thua cuộc” để tránh một cuộc đối đầu trực diện. Một xung đột trực diện như vậy sẽ dẫn đến nhiều kết quả cay đắng cho cả hai bên. Do đó, việc thể hiện thành công quyết tâm là rất quan trọng để giành được ưu thế và đạt được trạng thái cân bằng có lợi trong một trò chơi như vậy.

Những gì mà Trung Quốc đang phải đối mặt là một tình huống còn phức tạp hơn. Lùi bước trong các cuộc đối đầu với một đối thủ có thể ảnh hướng tới vị thế của nước này khi thương lượng với các nước khác. Hơn nữa, các đối thủ của Trung Quốc hầu như đều đứng trên cùng một chiến tuyến. Điều này khiến cho Bắc Kinh thậm chí còn kém linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, nếu Mỹ nhất mực công khai phủ nhận và thường xuyên xâm nhập ranh giới 12 hải lý, Trung Quốc sẽ không thể chịu đựng được cái giá của việc không hành động.

Tương tự, khi đề cập đến lôgíc chiến lược, Trung Quốc sẽ không thể ngồi yên. Bắc Kinh đã rút ra được một bài học về sự sẵn sàng và quyết tâm sau một sự cố liên quan đến Mỹ. Không lâu sau khi thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, một máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay vào khu vực này và Trung Quốc đã không có phản ứng gì. Chiếc máy bay này của Mỹ không hướng về phía Trung Quốc. Do đó, nó không nhất thiết tạo ra một mối đe dọa xác thực đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, theo quan điểm của Bắc Kinh, việc không thể ngăn chặn chiếc máy bay ném bom này là một thất bại nhục nhã về mặt quân sự và chính trị.

Hiện nay, PLAN thường xuyên tiến hành tuần tra, trinh sát và hộ tống ở Biển Đông. Kể từ vụ va chạm EP-3 vào năm 2001, Mỹ và Trung Quốc đã bị vướng vào nhiều sự cố ở khu vực này. Đụng độ quân sự giữa hai nước này là đa chiều ở Biển Đông, diễn ra trên các mặt trận như trên không, trên mặt biển, dưới mặt biển và không gian mạng. Các vụ đối đầu đôi khi liên quan đến các phương tiện bán quân sự chẳng hạn như tàu đánh cá có vũ trang.

Về lý thuyết, các cuộc đụng độ nên khiến cho cả Washington lẫn Bắc Kinh có kinh nghiệm hơn trong việc làm thế nào để tương tác với nhau theo một cách thức hợp lý và có thể dự đoán được. Không may thay, một bộ quy tắc ứng xử hiệu quả vẫn chưa được thiết lập. Các hành động chẳng hạn như công khai tiết lộ các cảnh báo tuần tra hay khả năng điều động tàu chiến vượt qua ranh giới 12 hải lý sẽ không có lợi trong bối cảnh ngờ vực giữa hai nước.

Dự đoán về quân sự và chiến thuật: xung đột ngắn và gay gắt giữa các tàu chiến mặt nước

Các nhà hoạch định chính sách và các nhà xây dựng kế hoạch quân sự ở Bắc Kinh và Washington phải xem xét khía cạnh tác chiến của các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông. Do màn sương chiến tranh và bản chất mơ hồ của nó, người ta khó có thể chắc chắn chính xác về khả năng  xảy ra của một cuộc xung đột được quân sự hóa. Thế nhưng, chúng ta có thể sử dụng một số mô hình toán học cơ sở để thăm dò các kịch bản xung đột có khả năng xảy ra. Nhưng nếu Mỹ thường xuyên xâm nhập ranh giới 12 hải lý bằng cách điều động các tàu chiến mặt nước, kịch bản có khả năng xảy ra nhất sẽ là một cuộc giao tranh gay gắt và ngắn giữa các tàu mặt nước tương đối nhỏ.

Cuộc xung đột này sẽ có giới hạn, bởi có thể nói một cách chắc chắn rằng sự cân bằng chiến lược nói chung giữa hai nước cuối cùng sẽ ngăn chặn một cuộc chiến tổng lực. Đó sẽ là một trận chiến trên biển chủ yếu gồm các phương tiện có giá trị tương đối thấp của hải quân, bởi vì sự tham gia của không quân sẽ bị hạn chế. Cả Mỹ và Trung Quốc đều không ở vị trí có lợi về mặt địa lý để sử dụng các máy bay chiến đấu hộ tống tầm xa, được bố trí trên đất liền. Mỹ có thể chọn cách bố trí một đội tàu sân bay tấn công (CSG) ở khu vực này, nhưng việc thường xuyên triển khai một tàu cỡ lớn ở Biển Đông đòi hỏi chi phí và rủi ro lớn hơn, do các khả năng chống can thiệp ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Có hay không một học thuyết chống tiếp cận/xâm nhập (A2/AD) ở Trung Quốc vẫn là một câu hỏi mở. Nhưng rõ ràng là Trung Quốc có các khả năng, bao gồm cả một hạm đội tàu ngầm ngày càng mạnh mẽ, không quân và các tên lửa tầm trung đến tầm xa, để đe dọa Mỹ triển khai sức mạnh không quân.

Chiến đấu trên mặt biển không thuộc “vùng sở trường” của Mỹ. Hải quân Mỹ đang phát triển các khả năng tấn công mới, chẳng hạn như súng điện từ, vũ khí laser và tên lửa chống hạm tầm xa mới. Có nhiều người ủng hộ việc củng cố học thuyết và khả năng tác chiến trên biển của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, Mỹ có thể sẽ không phải là bên chiến thắng trong một trận chiến trên biển giữa các tàu chiến cỡ nhỏ.

Những loại tàu chiến mặt nước nào sẽ tham gia một cuộc xung đột như vậy? Ngày 12/5/2015, một tàu khu trục cỡ nhỏ Mẫu 054A của Hải quân PLA đã theo sát tàu USS Fort Worth. Là tàu chiến tuần duyên (LCS) thứ hai thuộc lớp Freedom của Hải quân Mỹ và là tàu thứ ba trong hạm đội tàu LCS, tàu chiến USS Fort Worth và các tàu cùng loại của nó sẽ nằm trong số những tàu có khả năng tham gia nhiều nhất vào một cuộc chiến trên biển với Trung Quốc.

Trong bản liệt kê của Trung Quốc, tàu khu trục cỡ nhỏ Mẫu 054A và/hoặc tàu hộ tống cỡ nhỏ Mẫu 056 sẽ xuất hiện. Sẽ có 4 tàu LCS được triển khai ở Singapore vào năm 2018. Cho đến giờ, Hạm đội Nam Hải của PLAN có 8 tàu Mẫu 054A và 5 tàu Mẫu 056.

Hạm đội tàu LCS và phiên bản nâng cấp của nó, các tàu chiến mặt nước cỡ nhỏ (SSC), sẽ bị đẩy vào thế bất lợi trong một cuộc xung đột với các tàu tương ứng của Trung Quốc. Đánh giá này dựa trên các tính toán của tác giả sử dụng mô hình toán học là Phương trình Salvo. Mô hình này giúp tính toán và so sánh xem mỗi bên còn lại bao nhiêu tàu sau cuộc chiến trên biển của hải quân hiện đại. Phù hợp với cách Hải quân Mỹ mã hóa các biến số, tính toán của tác giả mở rộng các mô phỏng xung đột hiện nay chẳng hạn như một cuộc xung đột trong đó tàu LCS chiến đấu chống lại tàu trang bị tên lửa Mẫu 022 của Trung Quốc.

Theo như tính toán này, khi hạm đội tàu LCS/SSC gồm không quá 2 chiếc (một giả định hợp lý dựa trên kế hoạch triển khai hạm đội này), tàu khu trục cỡ nhỏ Mẫu 054A có thể sẽ không phải chịu thiệt hại nghiêm trọng. Hai tàu khu trục nhỏ Mẫu 054A có thể loại bỏ một tàu LCS/SSC. Một hạm đội gồm 3 tàu Mẫu 054A có thể đánh chìm một cặp tàu LCS/SSC. Khi Trung Quốc điều động các tàu hộ tống cỡ nhỏ Mẫu 056, một tàu LCS/SSC gần như sẽ bị đánh chìm bởi 2 tàu hộ tống Mẫu 056. Nếu hạm đội tàu LCS/SSC gồm 2 chiếc, sẽ chỉ có một tàu hộ tống 056 bị tiêu diệt, và cần phải có 4 hoặc 5 tàu Mẫu 056 để loại bỏ 2 tàu LCS/SSC này.

Cả các nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ lẫn Trung Quốc đều sử dụng Mô hình Salvo để thực hiện các mô phỏng xung đột. Mặc dù đó không phải là mô hình duy nhất giành cho kiểu nhiệm vụ này, kết quả nêu trên có thể đóng vai trò như một đánh giá cơ sở. Kết quả này cũng phù hợp với các đánh giá chung gần đây về công cuộc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, các khả năng ở vùng biển gần của nước này và những tác động đối với Hải quân Mỹ. Với một DDG (tàu khu trục) hoặc CG (tàu tuần dương) tham gia một cuộc chiến trên biển như vậy, cơ hội giành chiến thắng của Mỹ sẽ gia tăng đáng kể. Nhưng một lần nữa, Hải quân Mỹ không thể dựa vào các phương tiện giá trị cao đó để tiến hành tuần tra thường xuyên ở các khu vực như Biển Đông. Điều này trên thực tế chính là lý do LCS được phát triển.

Nếu các nhà hoạch định quân sự của Trung Quốc cũng có những kết quả mô phỏng tương tự, có thể nói một cách chắc chắn rằng trên khía cạnh quân sự, những người ra quyết định của Trung Quốc sẽ không bị nhụt chí bởi các hành động kiềm tỏa càng gia tăng của Mỹ.

Không còn sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”

Trong những năm gần đây, Mỹ đã củng cố uy tín bằng việc giảm rủi ro về quân sự và ngoại giao để thuyết phục Trung Quốc ngừng giành vị thế thống trị quân sự ở Biển Đông. Hiện nay, dường như Mỹ có thể đang chuyển chiến lược thuyết phục của mình từ giảm bớt rủi ro sang kiềm tỏa.

Bắc Kinh sẽ hành động nếu Washington điều các tàu chiến vượt qua ranh giới 12 hải lý. Bắc Kinh đã bị kiềm tỏa khi hoạt động cải tạo đất diễn ra. Tâm trạng thất vọng của Washington là điều có thể hiểu được. Nhưng chiến lược kiềm tỏa và khiêu khích Trung Quốc dường như không phải là lựa chọn hợp lý nhất. Tác giả sẽ không đi xa tới mức nói rằng một âm mưu leo thang tương tự như sự kiện Vịnh Bắc Bộ đang được thực hiện bên trong khu vực này. Tuy nhiên, có một nguy cơ leo thang tương tự có thực như ở Việt Nam vào tháng 8/1968.

Một số học giả Mỹ tin rằng những hành động kiên quyết hơn của các lực lượng Mỹ nên được thực hiện và tán dương. Họ thúc giục Chính phủ Mỹ phải hành động một cách dứt khoát để hỗ trợ các hành động như vậy, bởi vì Nhà Trắng càng chờ đợi lâu bao nhiêu, quan điểm của Trung Quốc ngày càng được củng cố. Toàn bộ cuộc thảo luận này được dựa trên giả định rằng một cuộc xung đột được quân sự hóa xảy ra một cách quyết liệt và chóng vánh sẽ không leo thang thành một cuộc chiến lớn của khu vực. Có rất nhiều lý do để chúng ta tin chắc về điều này, và đó gần như không phải là kịch bản tồi tệ nhất. Tuy nhiên, nếu một cuộc chiến nổ ra, không ai biết được những gì sẽ xảy ra sau đó.

Theo “National Interest

Mỹ Anh (gt)