Về Trách nhiệm chủ yếu:

(1) Chịu trách nhiệm dự thảo quy định pháp luật liên quan đến việc sử dụng vùng biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển, điều tra khoa học biển, bảo vệ hải đảo ở nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng biển khác; cùng các cơ quan liên quan tổ chức lập ra và giám sát thực hiện các quy hoạch như: chiến lược phát triển biển và phát triển sự nghiệp biển, khu công năng chủ thể biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ hải đảo và khai thác sử dụng hải đảo không có người ở.vv.., thúc đẩy hoàn thiện quy hoạch chung về vấn đề biển và cơ chế điều phối tổng hợp.

(2) Chịu trách nhiệm tổ chức lập ra chế độ và biện pháp chấp pháp bảo vệ chủ quyền biển, xây dựng quy tắc và quy trình chấp pháp. Thực hiện hoạt động chấp pháp bảo vệ chủ quyền ở vùng biển Trung Quốc quản hạt. Quản lý bảo vệ biên giới, phòng ngừa tấn công các hoạt động vi phạm, phạm tội như: buôn lậu trên biển, vượt biên, buôn bán ma túy, bảo vệ an ninh trên biển và trật tự trị an quốc gia, phụ trách bảo vệ an ninh cho các mục tiêu quan trọng trên biển, xử lý những sự kiện xảy ra bất ngờ trên biển, phụ trách kiểm tra chấp pháp nghề cá đối với các tàu cơ động kéo lưới rê ở phía ngoài ranh giới khu vực cấm đánh bắt cá và ở ngư trường tài nguyên nghề cá đặc biệt, đồng thời tổ chức điều tra xử lý tranh chấp sản xuất nghề cá. Chịu trách nhiệm kiểm tra chấp pháp việc sử dụng vùng biển, bảo vệ hải đảo và khai thác sử dụng hải đảo không có người ở, bảo vệ môi trường sinh thái biển, thăm dò khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản biển, lắp đặt cáp, đường ống dưới đáy biển, điều tra đo đạc biển và các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến biển nước ngoài. Chỉ đạo phối hợp công tác chấp pháp trên biển của địa phương. Tham gia việc tìm kiếm cứu nạn khẩn cấp trên biển, tổ chức và tham gia điều tra, xử lý các tai nạn an toàn nghề cá trên biển theo pháp luật, điều tra xử lý các sự cố ô nhiễm môi trường biển theo quyền hạn quy định.

(3) Chịu trách nhiệm tổ chức, xây dựng, đồng thời giám sát thực hiện quy hoạch khu vực công năng biển, tổ chức lập ra và giám sát thực hiện chế độ quản lý sử dụng vùng biển, tổ chức triển khai công tác phân định ranh giới vùng biển giữa các tỉnh ven biển và đường bờ biển, tổ chức dự thảo biện pháp xây dựng, quản lý sử dụng đồng thời thực thi giám sát đối với đảo nhân tạo, công trình và kết cấu ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

(4) Chịu trách nhiệm tổ chức lập ra chế độ bảo vệ hải đảo và khai thác sử dụng quản lý hải đảo không có người ở, phụ trách công tác quản lý địa danh, địa hình vùng biển phía ngoài đường bờ biển, hải đảo không có người ở và đáy biển của Trung Quốc theo quy định; xây dựng biện pháp quản lý bảo vệ hải đảo công dụng đặc thù như: điểm cơ sở lãnh hải.vv.. đồng thời giám sát thực hiện.

(5) Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai công tác bảo vệ môi trường sinh thái biển. Dựa theo yêu cầu thống nhất của quốc gia tổ chức lập ra tiêu chuẩn, quy tắc bảo vệ môi trường sinh thái biển và chế độ khống chế tổng lượng chất ô nhiễm thoát ra biển đồng thời giám sát thực hiện; lập ra, đồng thời tổ chức thực hiện quy tắc đo đạc giám sát và đánh giá môi trường biển, công bố thông tin môi trường biển, đảm nhận công tác đòi bồi thường của quốc gia về tổn hại sinh thái biển, tổ chức triển khai công tác liên quan đến ứng phỏ biến đổi khí hậu trong lĩnh vực biển.

(6) Chịu trách nhiệm lập ra chế độ dự báo quan trắc biển và cảnh báo thiên tai biển, đồng thời giám sát thực hiện; tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng quan trắc biển, phát dự báo biển, cảnh báo và thông báo thiên tai biển; xây dựng hệ thống bảo đảm an ninh môi trường biển, tham dự việc xử lý khẩn cấp thảm họa biển lớn.vv..

Cơ cấu bộ máy của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc gồm: Văn phòng, Vụ Quy hoạch Chiến lược và Kinh tế, Vụ Pháp chế chính sách và quyền, lợi ích đảo, Vụ Hải cảnh, Vụ Bảo vệ Môi trường sinh thái, Vụ Quản lý tổng hợp vùng biển, Vụ Dự báo và giảm thiểu thiên tai, Vụ Khoa học Kỹ thuật, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Trang thiết bị tài vụ.

Biên chế nhân viên: Nhân viên cơ quan Cục Hải dương Quốc gia gồm 372 người, gồm 1 Cục trưởng và 4 Cục phó, 1 Cục phó kiêm nhiệm Cục trưởng Cục Hải cảnh Trung Quốc, Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia kiêm nhiệm Chính ủy Cục Hải cảnh Trung Quốc.vv..

Hạng mục công việc khác: Thiết lập chi cục Bắc Hải, chi cục Đông hải, chi cục Nam Hải của Cục Hải dương Quốc gia, thực hiện chức năng quản lý giám sát và chấp pháp bảo vệ chủ quyền biển ở vùng biển quản hạt, lấy danh nghĩa Chi cục Bắc Hải, Chi cục Đông Hải, Chi cục Nam Hải triển khai việc chấp pháp bảo vệ chủ quyền trên biển. 3 chi cục thiết lập 11 tổng đội và chi đội hải cảnh. Cục Hải cảnh Trung Quốc có thể trực tiếp chỉ huy tổng đội hải cảnh triển khai chấp pháp bảo vệ chủ quyền trên biển. Biên chế của cơ cấu trên là 16296 người.

Phân công trách nhiệm với Bộ Công an. Cục Hải dương Quốc gia lấy danh nghĩa Cục Hải cảnh Trung Quốc triển khai chấp pháp bảo vệ chủ quyền trên biển, chịu sự chỉ huy nghiệp vụ của Bộ Công an.

Phân công trách nhiệm liên quan với Bộ Tài nguyên Đất đai: (i) Các quy định liên quan đến quản lý và cháp pháp biển do Cục Hải dương quốc gia dự thảo và sau khi đệ trình hội nghị công tác của Bộ Tài nguyên Đất đai phê duyệt thông qua, Bộ Tài nguyên Đất đai công bố; (ii) Bộ Tài nguyên Đất đai phụ trách việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên biển.vv.. Cục Hải dương Quốc gia phụ trách điều tra chấp pháp việc thăm dò khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản biển, tiến hành xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm.vv..

Phân công trách nhiệm liên quan với Bộ Nông nghiệp: (i) Bộ Nông nghiệp tổ chức lập chính sách, quy hoạch và tiêu chuẩn nghề cá, lập ra chế độ mùa nghỉ đánh bắt cá, công bố lệnh cấm đánh bắt cá. Cục Hải dương Quốc gia tham gia lập chính sách, quy hoạch và tiêu chuẩn nghề cá biển, triển khai kiểm tra chấp pháp nghề cá đối với tàu cơ động kéo lưới rê ở phía ngoài ranh giới khu vực cấm đánh bắt cá và ở ngư trường nguồn tài nguyên nghề cá đặc biệt, thực hiện xử phạt hành chính theo pháp luật đối với hành vi vi phạm.vv..; (ii) Bộ Nông nghiệp phụ trách công việc đàm phán, thực hiện thỏa thuận về hiệp định nghề cá song phương hoặc đa phương giữa các chính phủ và với các tổ chức nghề cá khu vực và quốc tế. Cục Hải dương Quốc gia tham gia công tác đàm phán và thực hiện thỏa thuận về nghề cá song phương, dựa trên hiệp định nghề cá song phương tổ chức thực hiện việc kiểm tra chấp pháp nghề cá đối với vùng nước quản lý chung. (iii) Bộ Nông nghiệp tổ chức Cục Hải dương Quốc gia.vv.. lập ra chế độ chính sách bảo vệ môi trường sinh thái vùng nước nghề cá biển, tổ chức triển khai việc điều tra nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã biển.vv.. Cục Hải dương Quốc gia phụ trách kiểm tra chấp pháp, xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm theo pháp luật, nếu thấy cần thiết phải thu hủy giấy phép, kiến nghị xin cơ quan cấp giấy phép thu hủy.

Mạng Tân Hoa xã ngày 9/7/2013

Mỹ Anh (gt)