Phần trình bày của Ông  Shahriman Lockman, Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Malaysia về Vai trò của các lực lượng trên biển ở Biển Đông

Tôi sẽ chia phần trình bày của mình thành 5 điểm chính. Đầu tiên, phân tích lập trường thái độ là nền tảng cho cách tiếp cận của Malaysia đối với vấn đề Biển Đông. Sau đó tôi sẽ trình bày về sự phát triển của lực lượng quân đội Malaysia, và nêu vắn tắt về lực lượng bảo vệ bờ biển và cơ quan chấp pháp biển của Malaysia.

Về lập luận đầu tiên, tôi cho rằng chính phủ Malaysia đang tiếp tục có sự tự tin/lòng tin nhất định đối với những tranh chấp gần đây trên Biển Đông và cách tiếp cận của Malaysia là chú trọng ngoại giao kín tiếng và sự mềm mỏng. Nhận định này sẽ được thể hiện theo 2 khía cạnh. Một là những vấn đề được quan tâm chung thì tất cả các quốc gia, tất cả mọi người đều có thể tham gia thảo luận, và thứ hai là những vấn đề có liên quan tới tranh chấp chủ quyền thì chỉ giới hạn ở các bên trực tiếp có tranh chấp.

Có một quan điểm khác cho rằng sự dính líu của Mỹ sẽ phản tác dụng và sẽ chỉ càng làm cho Trung Quốc phản ứng dữ dội hơn. Điều này không có nghĩa là Malaysia không muốn Mỹ hiện diện ở những phần còn lại của Châu Á – Thái Bình Dương, ngược lại Malaysia có mong muốn như vậy, như Thủ tướng Malaysia đã từng nói: “Malaysia chào đón sự tái cân bằng của Mỹ”. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng vai trò của Mỹ cần phải được điều chỉnh phù hợp, không nên căng quá, cũng không nên quá mềm mỏng. Cũng từ những nhận định này mà cách tiếp cận của Malaysia cũng có sự khác biệt một chút so với Việt Nam và Philippines. Có rất nhiều người bạn từ ASEAN hỏi chúng tôi rằng: “Tại sao Malaysia lại im lặng như vậy?”, và tôi cho là có 2 lí do căn bản: Thứ nhất là về mặt địa lý, Malaysia ở quá xa so với trung tâm của các tranh chấp tại Biển Đông. Thứ hai là do mối quan hệ tự nhiên với Trung Quốc. Malaysia nhìn chung tin rằng nước này có quan hệ với Trung Quốc cơ bản khác với các nước Đông Nam Á khác. Cụm từ “mối quan hệ đặc biệt” giữa hai nước đã được đề cập và phổ biến ở các cuộc thảo luận trong nước và cả các tuyên bố chính thức. Tôi cũng cho rằng Trung Quốc đang hành xử khá mềm mỏng đối với các hoạt động khai thác dầu và khí gas tại Biển Đông – hoạt động rất quan trọng với chúng ta bởi 40% ngân sách quốc gia đến từ ngành công nghiệp dầu khí. Cuộc sống của chúng ta nằm ở đó.

Trung Quốc sẽ luôn ghi nhớ những hành động của Malaysia trước kia. Năm 1974 Malaysia là nước đầu tiên trong ASEAN công nhận Trung Quốc trong thời gian nước này gặp khó khăn. Các bạn biết đây khi sự kiện Thiên An Môn nổ ra tháng 6/1989 thì một tháng sau tháng 7/1089 chúng tôi đã cử đại biểu trong khi chẳng nước nào muốn quan hệ với Trung Quốc vào thời điểm đó. Malaysia là nước đầu tiên đưa Trung Quốc tới khuôn khổ ASEAN khi mời Trung Quốc tới diễn đàn AMM.

Thứ ba, điều này không liên quan tới Trung Quốc mà tới tất cả các quốc gia Đông Nam Á. Khi tôi hỏi Indonesia tại sao nước này lại mua tàu ngầm, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia đã trả lời: “Chúng tôi phải bắt kịp với các quốc gia ASEAN khác”; người phát ngôn Bộ Quốc phòng của Thái được hàng tin Bangkok Post trích lại vài năm trước rằng nước này cần phải duy trì cân bằng sức mạnh giữa các nước ASEAN. Tôi nghĩ điều này rất đáng để suy ngẫm.

Điểm thứ tư và thứ năm tôi sẽ đề cập rất nhanh sau đây. Thứ tư, lực lượng hải quân Malaysia đang hết sức được chú trọng. Malaysia có khoảng 39 tàu trọng điểm, 2 tàu ngầm và đã có ngân sách đầu tư vào tàu chiến. Cuối cùng, có nhiều quan điểm cho rằng chúng tôi cần tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng năng lực phòng vệ bờ biển – lực lượng cốt yếu để đối phó với Trung Quốc. Có câu ngạn ngữ cho rằng: “Đừng có dại chỉ mang dao vào cuộc chiến sinh tử/lấy trứng chọi đá”, tôi thì cho là ngược lại: đừng đem tàu tên lửa đến cuộc chiến lãnh thổ.

Shahriman Lockman, Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Malaysia. Bài phát biểu được trình bày tại Hội thảo “Những diễn biến gần đây ở Biển Đông và chính sách của Mỹ” được tổ chức bởi CSIS vào ngày 10 và 11 tháng 7 năm 2014 tại Washington D.C, Mỹ. 

Người dịch: Hà My

Hiệu đính: Minh Ngọc